Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Chương IX
Chín Pháp
VII. Phẩm Niệm Xứ
(IX) (71) Năm Tâm Hoang Vu
1. - Có năm tâm hoang vu này. Thế nào là năm?
Này các Tỷ-kheo, ở đây vị Tỷ-kheo nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào nghi ngờ, do dự, không quyết đoán, không có tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư, Tỷ-kheo ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn. Khi tâm của vị ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh tấn, như vậy gọi là tâm hoang vu thứ nhất.
2. Này các Tỷ-kheo, lại nữa, vị Tỷ-kheo nghi ngờ đối với Pháp.... (như trên...) đối với Tăng... (như trên..) đối với Học pháp... tức giận đối với các vị đồng Phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành hoang vu. Này các Tỷ-kheo, khi một vị Tỷ-kheo phẫn nộ đối với vị đồng Phạm hạnh, không hoan hỷ, tâm dao động, trở thành hoang vu, Tỷ-kheo ấy không hướng về nỗ lực, hăng hái, kiên trì và tinh thần. Như vậy gọi là tân hoang vu thứ năm.
3. Này các Tỷ-kheo, để đoạn tận năm tâm hoang vu này... Bốn niệm xứ cần phải tu tập.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 2. Từ vựng “tâm hoang vu” có thể hiểu là “tâm không tu tập” nhưng phải chăng ám chỉ cho trạng thái tệ hại hơn? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Buồn giận với những bạn đồng tu là chuyện rất thường xẩy ra. Chúng ta làm sao để vượt qua? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. Phải chăng trong hành trình tu tập thường khi trở ngại trong tâm tạo lực cản lớn hơn ngoại cảnh? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4: TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
A. Khi vấn đề đáng nghi ngờ thì đặt câu hỏi chứ không phải vì thói quen hay chấp theo chủ nghĩa hoài nghi /
B. Người hoài nghi trí tuệ dùng sự phân tích để kết luận vấn đề trong lúc ngườ nghi hoặc thì chỉ phân vân rồi ... dừng lại ở đó /
C. Sự thắc mắc với trí tuệ thuộc tâm đại thiện không có sự si ám của tâm si hoài nghi /
D. Cả ba câu trên đều đúng
_TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 1: D
Trắc nghiệm 2. Suy nghĩ nào sau đây có thể giúp chúng ta vượt qua sự buồn phiền với các bạn đồng tu?
A. Thấy được sự tại hại của tâm trạng buồn giận /
B. Thường nghĩ tới sự an lạc thanh thản của tâm từ ái /
C. Nghĩ về nhân quả của tâm sân hận /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2: D
No comments:
Post a Comment