Tuesday, April 17, 2018

Bài học. Thứ Ba ngày 17-4-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương X

Mười Pháp

  II. Phẩm Hộ Trì.

(II) (12) Các Chi Phần

1. - Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu năm chi phần, được gọi trong Pháp và Luật này, là vị toàn hảo, đã thành tựu viên mãn, là bậc tối thượng.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận dục tham, đoạn tận sân, đoạn tận hôn trầm thụy miên, đoạn tận trạo hối, đoạn tận nghi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần?

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu năm chi phần.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận năm chi phần, thành tựu năm chi phần, được gọi trong Pháp và Luật này, là vị toàn hảo, đã thành tựu viên mãn, là bậc tối thượng.

Không dục tham, không sân, 
Không hôn trầm thụy miên
Không trạo cử, không nghi, 
Tỷ-kheo hoàn toàn không
Với vô học giới uẩn, 
Với vô học định uẩn, 
Ðầy đủ với giải thoát, 
Với tri kiến như vậy.
Vị Tỷ-kheo như vậy, 
Ðầy đủ năm chi phần, 
Ðoạn tận năm chi phần, 
Trong Pháp và Luật này, 
Ðược gọi vị đầy đủ
Hoàn toàn mọi phương diện.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Chữ vô học (asekha) trong bài kinh nầy chỉ cho pháp dẫn đến quả vị hoàn toàn giải thoát hay là pháp thuộc về các bậc hoàn toàn giải thoát? (asekhena sīlakkhandhena samannāgato hoti, asekhena samādhikkhandhena samannāgato hoti, asekhena paññākkhandhena samannāgato hoti, asekhena vimuttikkhandhena samannāgato hoti, asekhena vimuttiñāṇadassanakkhandhena samannāgato hoti) (Và những bậc vô lậu giải thoát có còn sống với giới, định, tuệ?) - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 2. Chữ uẩn (khandha) được hiểu là nhóm, khối .. phải chăng ngoài ý nghĩa tổng hợp còn có sự liên quan tới pháp khác như giới uẩn liên hệ với định uẩn, tuệ uẩn..? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Tuệ tăng thượng khác biệt thế nào với giải thoát tri kiến tăng thượng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Nếu giảm thiểu ngủ nghỉ khiến cho giờ thiền tập có nhiều hôn trầm thuỵ miên thì có nên ngủ đầy đủ để tỉnh táo hơn? - TT Pháp Đăng


Thảo luận 5. Sự bực bội đối với bất thiện pháp như thấy một người làm quấy mình nổi giận thì đó có xem là sân độc cái (byāpādo)? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 6. Hành giả tu tập để khắc chế năm triền cái có đủ để gọi là "tu tâm"? - ĐĐ Nguyên Thông




 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment