Tuesday, April 24, 2018

Bài Học. Thứ Ba ngày 24-4-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương X - Mười Pháp

  III. Phẩm Lớn.

(I) (21) Con Sư Tử

1. - Này các Tỷ-kheo, con sư tử, vua các loài thú, vào buổi chiều, từ hang đi ra. Sau khi từ hang đi ra, nó duỗi chân; sau khi duỗi chân, nó nhìn xung quanh bốn phương, sau khi nhìn xung quanh bốn phương, nó rống lên ba lần tiếng rống con sư tử; sau khi rống ba lần tiếng rống con sư tử, nó ra đi tìm mồi. Vì sao? Nó rống với ý nghĩ: "Mong rằng ta không làm tàn hại các loài thú nhỏ đi lạc đường." Này các Tỷ-kheo, con sư tử là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. "Này các Tỷ-kheo, Như Lai thuyết pháp trong hội chúng, đây chỉ cho tiếng rống con sư tử. Này các Tỷ-kheo, có mười Như Lai lực này của Như Lai, thành tựu những lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử giữa các hội chúng và chuyển Pháp luân. Thế nào là mười?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Như vậy, chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống lên tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại. Này Các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Pháp luân.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết con đường đưa đến tất cả sanh thú. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Pháp luân.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết thế giới với nhiều giới, nhiều sai biệt. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Pháp luân.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết chí hướng sai biệt của các loài chúng sanh. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Pháp luân.

7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết những căn thượng hạ của các loại chúng sanh, loài Người. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Pháp luân.

8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền chứng về Thiền, về giải thoát, về định. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Pháp luân.

9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều thành hoại kiếp. Như Lai nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, Ta được sanh ra ở đây". Như vậy, Như Lai nhớ đến nhiều đời nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này các Tỷ-kheo, Như Lai như thật biết... (như trên)... và chuyển Pháp luân.

10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Như Lai biết rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Các chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Như Lai biết rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người hạ liệt, kẻ cao sang, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Này Các Tỷ-kheo, Như Lai như thật rõ biết... (như trên)... và chuyển Pháp luân.

11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt vá an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng và chuyển Pháp luân.

Này các Tỷ-kheo, đây là những Như Lai lực của Như Lai, chính nhờ thành tựu những lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử giữa các hội chúng và chuyển Pháp luân.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

TT Giác Đẳng đúc kết phần trắc nghiệm


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Túc mạng minh thuộc về trí lực nào của Như Lai? 
1. Biết những gì có thể và không có thể /
 2. Biết nhân nào cho quả nào và quả nào do nhân nào /
 3. Biết con đường đi lên và đi xuống các cảnh giới sanh tử /
 4. Biết rõ những sai biệt và nguyên tố tác thành /
 5. Biết rõ căn tính cá biệt của pháp giới hữu tình / 
6. Biết rõ trình độ cao thấp của chúng sanh / 
7. Biết rõ sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh và sự xuất ly các thiền chứng /
 8. Biết rõ những gì đã xẩy ra ở nhiều đời quá khứ /
 9. Biết rõ hạnh nghiệp tạo nên vui khổ /
 10. Biết rõ căn nguyên phiền não và phương cách chứng đạt vô lậu giải thoát.

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1: 8

Trắc nghiệm 2. Kisa Gotamì thỉnh cầu Đức Thế Tôn cứu sống đứa con yêu quý đã chết. Đức Phật dạy đi xin hạt cải ở người nào chưa từng có chuyện sanh ly tử biệt. Cuối cùng nàng hiểu là vô thường là định luật chung. Câu chuyện đó nói lên trí lực nổi bậc nào của Như Lai? 
1. Biết những gì có thể và không có thể /
 2. Biết nhân nào cho quả nào và quả nào do nhân nào / 
3. Biết con đường đi lên và đi xuống các cảnh giới sanh tử / 
4. Biết rõ những sai biệt và nguyên tố tác thành /  
 5. Biết rõ căn tính cá biệt của pháp giới hữu tình /
 6. Biết rõ trình độ cao thấp của chúng sanh / 
7. Biết rõ sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh và sự xuất ly các thiền chứng /
 8. Biết rõ những gì đã xẩy ra ở nhiều đời quá khứ /
 9. Biết rõ căn nguyên sanh tử / 
10. Biết rõ bản chất phiền não và phương cách chứng đạt vô lậu giải thoát.

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2: 1

Trắc nghiệm 3. Tôn giả Sunita xuất thân từ giai cấp hạ tiện. Thánh ni Ambapali nguyên là một kỷ nữ. Tất cả đều được Đức Phật khai thị trở thành bậc A la hán. Câu chuyện đó nói lên trí lực nổi bậc nào của Như Lai?
 1. Biết những gì có thể và không có thể /
 2. Biết nhân nào cho quả nào và quả nào do nhân nào / 
3. Biết con đường đi lên và đi xuống các cảnh giới sanh tử / 
4. Biết rõ những sai biệt và nguyên tố tác thành /  
5. Biết rõ căn tính cá biệt của pháp giới hữu tình / 
6. Biết rõ trình độ cao thấp của chúng sanh / 
7. Biết rõ sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh và sự xuất ly các thiền chứng /
 8. Biết rõ những gì đã xẩy ra ở nhiều đời quá khứ / 
9. Biết rõ căn nguyên sanh tử / 
10. Biết rõ bản chất phiền não và phương cách chứng đạt vô lậu giải thoát.


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3:6

Trắc nghiệm 4. Một thiện nam trọn tin Tam Bảo đi chùa nghe pháp tu tập cả đêm. Gần sáng trên đường về nhà ra bờ sông rửa mặt bị dân làng đánh chết vì lầm tưởng là ăn trộm. Câu chuyện trình lên Đức Phật. Ngài đã dạy về nghiệp quá khứ bất thiện đã tạo nên tai vạ hiện tại của con người hiền thiện. Câu chuyện đó nói lên trí lực nổi bậc nào của Như Lai? 
1. Biết những gì có thể và không có thể / 
2. Biết nhân nào cho quả nào và quả nào do nhân nào /
3. Biết con đường đi lên và đi xuống các cảnh giới s
  5. Biết rõ căn tính cá biệt của pháp giới hữu tình /
 6. Biết rõ trình độ cao thấp của chúng sanh /
 7. Biết rõ sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh và sự xuất ly các thiền chứng /
 8. Biết rõ những gì đã xẩy ra ở nhiều đời quá khứ / 
9. Biết rõ căn nguyên sanh tử /
 10. Biết rõ bản chất phiền não và phương cách chứng đạt vô lậu giải thoát.

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 4:

Trắc nghiệm 5. Tôn giả Sona nỗ lực thật nhiều nhưng không giác ngộ. Đức Thế Tôn dùng thí dụ về giây đàn căng quá khi đàn bị đứt mà dùn quá thì không tạo nên âm thanh mong muốn. Tôn giả lãnh hội quân bình ngũ lực và chứng đắc quả vô lậu giải thoát. Câu chuyện đó nói lên trí lực nổi bậc nào của Như Lai?
 1. Biết những gì có thể và không có thể / 
2. Biết nhân nào cho quả nào và quả nào do nhân nào / 
3. Biết con đường đi lên và đi xuống các cảnh giới sanh tử /
 4. Biết rõ những sai biệt và nguyên tố tác thành /
 5. Biết rõ căn tính cá biệt của pháp giới hữu tình /
 6. Biết rõ trình độ cao thấp của chúng sanh /
 7. Biết rõ sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh và sự xuất ly các thiền chứng /
 8. Biết rõ những gì đã xẩy ra ở nhiều đời quá khứ / 
9. Biết rõ căn nguyên sanh tử / 10. Biết rõ bản chất phiền não và phương cách chứng đạt vô lậu giải thoát.


TT Giác Đẳng cho đáp án trắc nghiệm 5: 10



No comments:

Post a Comment