Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
Chương X - Mười Pháp
III. Phẩm Lớn.
(VII) (27) Những Câu Hỏi Lớn (1)
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ở khu vườn ông Anàthàpindika. Bấy giờ có rất nhiều Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào Sàvatthi để khất thực. Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau: "Thật là quá sớm để đi vào Sàvatthi khất thực. Chúng ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo". Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với những du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:
2.- Thưa các Hiền giả, Sa-môn Gotama thuyết pháp như sau cho các đệ tử: "Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy thắng tri tất cả pháp; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú." Thưa các Hiền giả, chúng tôi cũng thuyết pháp như sau cho các đệ tử: "Hãy thắng tri tất cả pháp; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú" .Ở đây, này chư Hiền, có sự đặc thù gì, có sự thù thắng gì, có sự thù thắng gì, có sự sai biệt gì giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi, về thuyết pháp và thuyết pháp, hay về giáo giới và giáo giới?
3. Rồi các Tỷ-kheo ấy, không hoan hỷ lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy, cũng không phỉ báng, không hoan hỷ, không phỉ báng, các vị ấy đứng dậy và ra đi, nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn". Rồi các Tỷ- kheo ấy, sau khi đi khất thực ở Sàvatthi xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
4.- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Sàvatthi để khất thực. Rồi chúng con suy nghĩ như sau: "Thật là quá sớm để vào Sàvatthi khất thực, vậy chúng ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo". Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến, chúng con nói với các du sĩ ngoại đạo những lời chào hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, chúng con ngồi xuống một bên. Bạch Thế Tôn, các du sĩ ngoại đạo ấy nói với chúng con đang ngồi xuống một bên: "Thưa các Hiền giả, Sa-môn Gotama thuyết pháp như sau cho các đệ tử: "Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy thắng tri tất cả pháp; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú". Thưa các Hiền giả, chúng tôi cũng thuyết pháp như sau cho các đệ tử: "Hãy đến, này chư Hiền, hãy thắng tri tất cả pháp; sau khi thắng tri, thắng tri tất cả pháp, hãy an trú". Ở đây, này chư Hiền, có sự đặc thù gì, có sự sai biệt gì giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi về thuyết pháp và thuyết pháp, hay về giáo giới và giáo giới? " Rồi bạch Thế Tôn, chúng con không hoan hỷ lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy, cũng không phỉ báng, không hoan hỷ, không phỉ báng, chúng con đứng dậy và ra đi, nghĩ rằng: "Chúng ta sẽ hiểu ý nghĩa của lời nói này của Thế Tôn".
5 - Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy cần phải được nói như sau: "Này chư Hiền, một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời; hai câu hỏi, hai câu tuyên bố, hai câu trả lời; ba câu hỏi, ba câu tuyên bố, ba câu trả lời; bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố; bốn câu trả lời; năm câu hỏi, năm câu tuyên bố, năm câu trả lời; sáu câu hỏi, sáu câu tuyên bố, sáu câu trả lời; bảy câu hỏi, bảy câu tuyên bố, bảy câu trả lời; tám câu hỏi, tám câu tuyên bố, tám câu trả lời; chín câu hỏi, chín câu tuyên bố, chín câu trả lời; mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời". Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo ấy, sẽ không thể trả lời, hơn nữa sẽ rơi vào bối rối. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì vấn đề ấy vượt ngoài địa hạt của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai trong thế giới chư Thiên, với chư Thiên, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn với chư Thiên và loài Người, với tâm thích thú trả lời những câu hỏi này, trừ Như Lai, hay những ai được từ hai vị này.
6. Một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong một pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong một pháp?
-- Tất cả chúng sanh đều tồn tại nhờ đồ ăn.
Trong một pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau.
Một câu hỏi, một câu tuyên bố, một câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
7. Hai câu hỏi, hai câu tuyên bố, hai câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong hai pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong hai pháp?
-- Trong danh và trong sắc.
Trong hai pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau.
Hai câu hỏi, hai câu tuyên bố, hai câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
8. Ba câu hỏi, ba tuyên bố, ba câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong ba pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong ba pháp?
-- Trong ba thọ.
Trong ba pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau.
Ba câu hỏi, ba câu tuyên bố, ba câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
9. Bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố, bốn câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong bốn pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong bốn pháp?
-- Trong bốn đồ ăn.
Trong bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau.
Bốn câu hỏi, bốn câu tuyên bố, bốn câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
10. Năm câu hỏi, năm câu tuyên bố, năm câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong năm pháp?
-- Trong năm thủ uẩn.
Trong năm pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau.
11. Sáu câu hỏi, sáu câu tuyên bố, sáu câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong sáu pháp?
-- Trong sáu nội xứ.
Trong sáu pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau.
Sáu câu hỏi, sáu câu tuyên bố, sáu câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
12. Bảy câu hỏi, bảy câu tuyên bố, bảy câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong bảy pháp?
-- Trong bảy thức trú.
Trong bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau.
Bảy câu hỏi, bảy câu tuyên bố, bảy câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
13. Tám câu hỏi, tám câu tuyên bố, tám câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong tám pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là trong tám pháp?
-- Trong tám thế gian pháp.
Trong tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau.
Tám câu hỏi, tám câu tuyên bố, tám câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên này được nói đến như vậy.
14. Chín câu hỏi, chín câu tuyên bố, chín câu trả lời, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong chín pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau... Thế nào là trong chín pháp?
-- Chín hữu tình cư.
Trong chín pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán... là người chấm dứt khổ đau.
15. Mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?
Trong mười pháp này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh, nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là mười pháp?
-- Trong mười thiện nghiệp đạo.
Trong mười pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo chơn chánh nhàm chán, chơn chánh ly tham, chơn chánh giải thoát, chơn chánh thấy được sự cứu cánh, sau khi chơn chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại, là người chấm dứt khổ đau.
Mười câu hỏi, mười câu tuyên bố, mười câu trả lời, được nói lên như vậy. Do duyên này, được nói đến như vậy.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
III Trắc Nghiệm
A. . Sự hiện hữu tồn tại của cuộc sống có điều kiện (không ngẫu nhiên, không bằng yếu tố đơn lẻ, phải có điều kiện để tồn tại) /
B. Bốn dưỡng tố (ahàra) là đoàn thực (thức ăn như cơm bánh..), xúc thực (hội tụ căn, cảnh, thức. Nói cách khác là cảnh nuôi tâm), thức thực (tâm tác động cuộc sống), tư niệm thực (chủ tâm tạo tác nuôi dưỡng luân hồi)
C. Vì có nhiều yếu tố cấu thành nên gọi là hữu vi, pháp hành (sankhara) /
D. Ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1: B
Trắc nghiệm 2. Phật ngôn “nāme ca rūpe ca - (sự hiện hữu của sự sống có hai) danh và sắc” mang ý nghĩa nào sao đây?
A. Sự hiện hữu không chỉ có vật chất (duy vật) /
B. Sự hiện hữu không chỉ có tâm thức (duy linh)/
C. Tâm thức và vật chất vốn tương tức, tương tác, tương quan /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 2: D
Trắc nghiệm 3. Phật ngôn “tīsu vedanāsu - cảm thọ có ba thứ (khổ, lạc, xả) cho thấy điều nào sau đây?
A. Không khổ không nhất thiết là lạc /
B. Thọ xả không nhất thiết là sự “trống vắng” trái lại trong một số trường hợp là sự thuần thụ, quen thuộc /
C. Quan niệm tốt xấu của cuộc sống dựa trong cảm thọ nhưng cảm thọ thường thụ động, giao động và biến động /
D. Ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 3: D
A. Năm thủ uẩn là hình ảnh toàn diện của sự đau khổ theo Phật Pháp /
B. Năm thủ uẩn nói lên cái nhìn sai lạc của chúng sanh, mà nói cụ thể là vô minh và ái/
C. Năm thủ uẩn bao gồm “cái tạo (năng)” và “cái bị tạo (sở)” /
D. Cả ba câu trên
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4: D
No comments:
Post a Comment