Thursday, February 28, 2019

Bài học. Thứ Năm ngày 28 tháng 2, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm 
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 28/2/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BỐN CHI phần 4.1

i) Bốn niệm xứ: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo quán thân trên thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời; quán các cảm thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời; quán các tâm trên các tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời; quán các pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời (cattāro satipaṭṭhānā. idhāvuso, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. vedanāsu vedanānupassī ... pe ... citte cittānupassī ... pe ... dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ)

Niệm xứ - satipaṭṭhānā – khía cạnh, lãnh vực, phương diện để chánh niệm. Niệm -sati – là sự hướng tâm nhận biết rõ ràng những gì đang hoặc vừa xẩy ra.
Quán thân trên thân - kāye kāyānupassī -là sự quán sát thân đối với các hiện tượng sanh diệt ở nơi thân không phải qua suy luận hoặc dùng cái nầy hiểu cái kia. Nói cách khác là ghi nhận trực tiếp. Quán thân bao gồm chánh niệm hơi thở, cử chỉ, tư thế của thân, các thể trược, tứ đại, tử thi, hài cốt.
Vị ấy trụ tâm (ở đề mục niệm) với nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm - viharati ātāpī sampajāno satimā – nghĩa là không phải với thái độ ơ hờ, chập chờn hay lúc nhớ lúc quên. Nhiếp phục tham ưu ở đời -vineyya loke abhijjhādomanassaṃ - là không nhìn mọi sự vật với thái độ thích thú hay bực bội, nói cách khác là không bằng thái độ phê phán.  
Quán thọ trên thọ - vedanāsu vedanānupassī ... pe ... – ghi nhận cảm thọ khổ, lạc, phi khổ phi lạc một cách trực tiếp, Biết rõ cảm thọ thuộc thế tục (bản năng) hay không thuộc thế tục (do sự tu tập)
Quán tâm trên tâm - citte cittānupassī ... pe ... – ghi  nhận biết rõ trạng thái tâm dù tốt hay xấu, cao thượng hay tầm thường, có định hay không có định...(ghi nhận chứ không nhồi nặn)
Quán pháp trên pháp - dhammesu dhammānupassī – là quán sát các đề tài pháp như năm triền cái, bảy giác chi, tứ diệu đế, năm uẩn, mười hai xứ.. dựa trên thực tại chứ không qua sách vở hay nghe thuyết giảng. 

CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có bốn pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là bốn pháp?
i) Bốn niệm xứ: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo quán thân trên thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời; quán các cảm thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời; quán các tâm trên các tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời; quán các pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời (cattāro satipaṭṭhānā. idhāvuso, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. vedanāsu vedanānupassī ... pe ... citte cittānupassī ... pe ... dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ)



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Thuật ngữ niệm - sati - trong tứ niệm xứ nên định nghĩa là gì? - ĐĐ Pháp Tín & TT Pháp Đăng


Thảo luận 2. Thế nào là ý nghĩa của niệm xứ? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 3. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

Wednesday, February 27, 2019

Bài học. Thứ Tư ngày 27 tháng 2, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng 
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 27/2/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.51

lx) Ba thần thông: Thần túc thần thông, tri tha tâm thần thông, giáo giới thần thông(tīṇi pāṭihāriyāni — iddhipāṭihāriyaṁ, ādesanāpāṭihāriyaṁ, anusāsanīpāṭihāriyaṁ).

Thần thông - pāṭihāriyāni – hay phép mầu chỉ cho năng lực siêu nhiên.
Thần túc thần thông - iddhipāṭihāriyaṁ - là thần lực biến hoá siêu nhiên. Đây là cách hiểu theo thường thức.
Tha tâm thần thông - ādesanāpāṭihāriyaṁ - là khả năng đọc được tư tưởng của chúng sanh khác. Đây là một năng lực có sức thuyết phục rất lớn để người khác thuận ý làm theo. 
Giáo hoá thần thông - anusāsanīpāṭihāriyaṁ - là năng lực cảm hoá chúng sanh qua sự giáo dục. Đối với phần đông thì không xem đây là pháp mầu nhưng trên thực tế chính khả năng chuyển hoá chúng sanh từ mê tối sang sáng suốt, từ ác hướng thiện, từ mê sang giác là năng lực nhiệm mầu theo Phật pháp.
Đoạn kinh sau đây trích từ Kinh Tăng Chi Bộ giúp chúng ta  thấy rõ hơn  ý nghĩa của ba thứ phép mầu.
60.- Sangàrava
1-7
……………………………………………
4. - Này Bà-la-môn, có ba loại thần thông. Thế nào là ba? Thần thông biến hóa, thần thông ký thuyết, thần thông giáo hóa, và Bà-la-môn, thế nào là thần thông biến hóa?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách qua tường, qua núi như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước, không nứt rẽ ra như trên đất liền, ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên.
5. Và này Bà-la-môn, thế nào là thần thông ký thuyết?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên nhờ tướng: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên không nhờ tướng, nhưng nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên không nhờ tướng, cũng không nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, nhưng sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư; sau khi suy tầm và suy tư liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người không nói lên nhờ tướng, không nói lên nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, không nói lên sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư, sau khi suy tầm và suy tư. Những thành tựu định không tầm không tứ, với tâm của mình biết rõ tâm của người khác tùy theo hành ý của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông ký thuyết.
6. Và như thế nào, này Bà-la-môn, là thần thông giáo hóa?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như thế này, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú!". Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông giáo hóa. Này Bà-la-môn, có ba loại thần thông này.
Trong ba loại thần thông này, Ông có thể chấp nhận loại thần thông nào là hy hữu hơn, thù diệu hơn?
- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, loại thần thông này: Ở đây có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách qua tường, qua núi như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước, không nứt rẽ ra như trên đất liền, ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh chất như là huyễn hóa.
Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama: Ở đây có người nói lên nhờ tướng: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người nói lên không nhờ tướng, nhưng nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người nói lên không nhờ tướng, cũng không nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, nhưng sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư; sau khi suy tầm và suy tư liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người không nói lên nhờ tướng, không nói lên nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, không nói lên sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư, sau khi suy tầm và suy tư. Những thành tựu định không tầm không tứ, với tâm của mình biết rõ tâm của người khác tùy theo hành ý của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh chất như là huyễn hóa.
Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama: Ở đây có người giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như thế này, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú". Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, tôi có thể chấp nhận là hy hữu hơn và thù diệu hơn trong ba loại thần thông.
Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama! Thật là hy hữu, thưa Tôn giả Gotama! Vấn đề này được Tôn giả Gotama khéo nói như vậy, Chúng tôi thọ trì rằng Tôn giả Gotama có thành tựu cả ba loại thần thông này. Thật vậy, Tôn giả Gotama có thể chứng được nhiều loại thần thông ... Thật vậy, Tôn giả Gotama thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tùy theo ý hành của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Thật vậy, Tôn giả Gotama giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt đến cái này và an trú!".

7. -Thật vậy, này Bà-la-môn, lời nói của Ông trước như là chống ta, sau xích lại gần ta. Và Ta sẽ trả lời cho Ông. Này Bà-la-môn, Ta chứng được nhiều loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, ... Này Bà-la-môn, ta thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tùy theo ý hành của Ta hướng đến chỗ nào, thời tâm của Ta lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Này Bà-la-môn, Ta có thể giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy. Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt được cái này và an trú!".
- Thưa Tôn giả Gotama, có một Tỷ-kheo nào khác, cũng thành tựu được ba loại thần thông này, ngoài Tôn giả Gotama?
- Này Bà-la-môn, không phải chỉ có một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn nữa các Tỷ-kheo thành tựu được ba loại thần thông này.
- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, nay các Tỳ kheo ấy hiện ở đâu?
- Này Bà-la-môn, trong chúng Tỷ-kheo này.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.Nguyên văn sớ giải:
vihāresu aṭṭha samāpattiyo dibbo vihāro. catasso appamaññā brahmā vihāro. phalasamāpatti ariyo vihāro.

CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
lx) Ba thần thông: Thần túc thần thông, tri tha tâm thần thông, giáo giới thần thông(tīṇi pāṭihāriyāni — iddhipāṭihāriyaṁ, ādesanāpāṭihāriyaṁ, anusāsanīpāṭihāriyaṁ).



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Cách Đức Phật khai thị Angulimàla hay hoàng phi Khemà thuộc biến hoá thần thông hay giáo hoá thần thông? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Giáo hoá thần thông phải chăng nhấn mạnh vai trò giáo dục trong Phật pháp? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 3. Chúng sanh ưa chuộng thần túc thần thông hơn là giáo hoá thần thông. Cái nhìn của Đức Phật thì ngược lại. Sự khác biệt đó cho chúng ta ý nghĩa gì? - TT Pháp Đăng


Thảo luận 4 . Theo kinh nghiệm thực tế thì những huyền thuật phép mầu giúp phát triển các tôn giáo hay khiến tôn giáo bị lợi dụng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5. Đức Phật tán thán giáo hoá thần thông nhưng Ngài có phủ nhận năng lực và giá trị của hai thứ thần thông kia? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

Tuesday, February 26, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 26 tháng 2, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: Không có Giảng Sư - Đạo tràng để băng giảng 
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 26/2/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.51

lx) Ba thần thông: Thần túc thần thông, tri tha tâm thần thông, giáo giới thần thông(tīṇi pāṭihāriyāni — iddhipāṭihāriyaṁ, ādesanāpāṭihāriyaṁ, anusāsanīpāṭihāriyaṁ).

Thần thông - pāṭihāriyāni – hay phép mầu chỉ cho năng lực siêu nhiên.
Thần túc thần thông - iddhipāṭihāriyaṁ - là thần lực biến hoá siêu nhiên. Đây là cách hiểu theo thường thức.
Tha tâm thần thông - ādesanāpāṭihāriyaṁ - là khả năng đọc được tư tưởng của chúng sanh khác. Đây là một năng lực có sức thuyết phục rất lớn để người khác thuận ý làm theo. 
Giáo hoá thần thông - anusāsanīpāṭihāriyaṁ - là năng lực cảm hoá chúng sanh qua sự giáo dục. Đối với phần đông thì không xem đây là pháp mầu nhưng trên thực tế chính khả năng chuyển hoá chúng sanh từ mê tối sang sáng suốt, từ ác hướng thiện, từ mê sang giác là năng lực nhiệm mầu theo Phật pháp.
Đoạn kinh sau đây trích từ Kinh Tăng Chi Bộ giúp chúng ta  thấy rõ hơn  ý nghĩa của ba thứ phép mầu.
60.- Sangàrava
1-7
……………………………………………
4. - Này Bà-la-môn, có ba loại thần thông. Thế nào là ba? Thần thông biến hóa, thần thông ký thuyết, thần thông giáo hóa, và Bà-la-môn, thế nào là thần thông biến hóa?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách qua tường, qua núi như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước, không nứt rẽ ra như trên đất liền, ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên.
5. Và này Bà-la-môn, thế nào là thần thông ký thuyết?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên nhờ tướng: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên không nhờ tướng, nhưng nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên không nhờ tướng, cũng không nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, nhưng sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư; sau khi suy tầm và suy tư liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người không nói lên nhờ tướng, không nói lên nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, không nói lên sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư, sau khi suy tầm và suy tư. Những thành tựu định không tầm không tứ, với tâm của mình biết rõ tâm của người khác tùy theo hành ý của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông ký thuyết.
6. Và như thế nào, này Bà-la-môn, là thần thông giáo hóa?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như thế này, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú!". Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông giáo hóa. Này Bà-la-môn, có ba loại thần thông này.
Trong ba loại thần thông này, Ông có thể chấp nhận loại thần thông nào là hy hữu hơn, thù diệu hơn?
- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, loại thần thông này: Ở đây có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách qua tường, qua núi như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước, không nứt rẽ ra như trên đất liền, ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh chất như là huyễn hóa.
Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama: Ở đây có người nói lên nhờ tướng: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người nói lên không nhờ tướng, nhưng nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người nói lên không nhờ tướng, cũng không nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, nhưng sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư; sau khi suy tầm và suy tư liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người không nói lên nhờ tướng, không nói lên nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, không nói lên sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư, sau khi suy tầm và suy tư. Những thành tựu định không tầm không tứ, với tâm của mình biết rõ tâm của người khác tùy theo hành ý của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh chất như là huyễn hóa.
Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama: Ở đây có người giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như thế này, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú". Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, tôi có thể chấp nhận là hy hữu hơn và thù diệu hơn trong ba loại thần thông.
Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama! Thật là hy hữu, thưa Tôn giả Gotama! Vấn đề này được Tôn giả Gotama khéo nói như vậy, Chúng tôi thọ trì rằng Tôn giả Gotama có thành tựu cả ba loại thần thông này. Thật vậy, Tôn giả Gotama có thể chứng được nhiều loại thần thông ... Thật vậy, Tôn giả Gotama thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tùy theo ý hành của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Thật vậy, Tôn giả Gotama giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt đến cái này và an trú!".

7. -Thật vậy, này Bà-la-môn, lời nói của Ông trước như là chống ta, sau xích lại gần ta. Và Ta sẽ trả lời cho Ông. Này Bà-la-môn, Ta chứng được nhiều loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, ... Này Bà-la-môn, ta thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tùy theo ý hành của Ta hướng đến chỗ nào, thời tâm của Ta lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Này Bà-la-môn, Ta có thể giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy. Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt được cái này và an trú!".
- Thưa Tôn giả Gotama, có một Tỷ-kheo nào khác, cũng thành tựu được ba loại thần thông này, ngoài Tôn giả Gotama?
- Này Bà-la-môn, không phải chỉ có một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn nữa các Tỷ-kheo thành tựu được ba loại thần thông này.
- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, nay các Tỳ kheo ấy hiện ở đâu?
- Này Bà-la-môn, trong chúng Tỷ-kheo này.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.Nguyên văn sớ giải:
vihāresu aṭṭha samāpattiyo dibbo vihāro. catasso appamaññā brahmā vihāro. phalasamāpatti ariyo vihāro.

CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
lx) Ba thần thông: Thần túc thần thông, tri tha tâm thần thông, giáo giới thần thông(tīṇi pāṭihāriyāni — iddhipāṭihāriyaṁ, ādesanāpāṭihāriyaṁ, anusāsanīpāṭihāriyaṁ).



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành


 III Trắc Nghiệm

Monday, February 25, 2019

Thứ Hai ngày 25 tháng 2, 2019

Sinh Hoạt Đặc Biệt nhân dịp Chư Tăng Lớp Phật Pháp Buddhadhamma Hội Tụ - TT Giác Đẳng điều hành

Saturday, February 23, 2019

Bài học. Chủ Nhật ngà 24 tháng 2, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 24/2/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.51

lx) Ba thần thông: Thần túc thần thông, tri tha tâm thần thông, giáo giới thần thông(tīṇi pāṭihāriyāni — iddhipāṭihāriyaṁ, ādesanāpāṭihāriyaṁ, anusāsanīpāṭihāriyaṁ).

Thần thông - pāṭihāriyāni – hay phép mầu chỉ cho năng lực siêu nhiên.
Thần túc thần thông - iddhipāṭihāriyaṁ - là thần lực biến hoá siêu nhiên. Đây là cách hiểu theo thường thức.
Tha tâm thần thông - ādesanāpāṭihāriyaṁ - là khả năng đọc được tư tưởng của chúng sanh khác. Đây là một năng lực có sức thuyết phục rất lớn để người khác thuận ý làm theo. 
Giáo hoá thần thông - anusāsanīpāṭihāriyaṁ - là năng lực cảm hoá chúng sanh qua sự giáo dục. Đối với phần đông thì không xem đây là pháp mầu nhưng trên thực tế chính khả năng chuyển hoá chúng sanh từ mê tối sang sáng suốt, từ ác hướng thiện, từ mê sang giác là năng lực nhiệm mầu theo Phật pháp.
Đoạn kinh sau đây trích từ Kinh Tăng Chi Bộ giúp chúng ta  thấy rõ hơn  ý nghĩa của ba thứ phép mầu.
60.- Sangàrava
1-7
……………………………………………
4. - Này Bà-la-môn, có ba loại thần thông. Thế nào là ba? Thần thông biến hóa, thần thông ký thuyết, thần thông giáo hóa, và Bà-la-môn, thế nào là thần thông biến hóa?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách qua tường, qua núi như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước, không nứt rẽ ra như trên đất liền, ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên.
5. Và này Bà-la-môn, thế nào là thần thông ký thuyết?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên nhờ tướng: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên không nhờ tướng, nhưng nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tà tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người nói lên không nhờ tướng, cũng không nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, nhưng sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư; sau khi suy tầm và suy tư liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người không nói lên nhờ tướng, không nói lên nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, không nói lên sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư, sau khi suy tầm và suy tư. Những thành tựu định không tầm không tứ, với tâm của mình biết rõ tâm của người khác tùy theo hành ý của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông ký thuyết.
6. Và như thế nào, này Bà-la-môn, là thần thông giáo hóa?
Ở đây, này Bà-la-môn, có người giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như thế này, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú!". Này Bà-la-môn, đây gọi là thần thông giáo hóa. Này Bà-la-môn, có ba loại thần thông này.
Trong ba loại thần thông này, Ông có thể chấp nhận loại thần thông nào là hy hữu hơn, thù diệu hơn?
- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, loại thần thông này: Ở đây có người chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách qua tường, qua núi như đi ngang qua hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước, không nứt rẽ ra như trên đất liền, ngồi kiết già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm Thiên. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh chất như là huyễn hóa.
Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama: Ở đây có người nói lên nhờ tướng: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người nói lên không nhờ tướng, nhưng nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người nói lên không nhờ tướng, cũng không nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, nhưng sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư; sau khi suy tầm và suy tư liền nói lên: "Như vầy là ý của Ông, như thế này là ý của Ông, như thế này là tâm của Ông". Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Có người không nói lên nhờ tướng, không nói lên nhờ nghe tiếng của loài người hay của phi nhân, hay của Chư Thiên, không nói lên sau khi nghe được tiếng trình bày rõ ràng và có suy tư, sau khi suy tầm và suy tư. Những thành tựu định không tầm không tứ, với tâm của mình biết rõ tâm của người khác tùy theo hành ý của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Nếu vị ấy nói lên có nhiều, cũng chỉ là như vậy, không có gì khác. Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, ai làm loại thần thông ấy, người ấy tự kinh nghiệm lấy. Ai làm thần thông ấy, tự mình có được thần thông ấy. Loại thần thông này, đối với tôi, được xem tánh chất như là huyễn hóa.
Còn loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama: Ở đây có người giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như thế này, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú". Loại thần thông này, thưa Tôn giả Gotama, tôi có thể chấp nhận là hy hữu hơn và thù diệu hơn trong ba loại thần thông.
Thật là vi diệu, thưa Tôn giả Gotama! Thật là hy hữu, thưa Tôn giả Gotama! Vấn đề này được Tôn giả Gotama khéo nói như vậy, Chúng tôi thọ trì rằng Tôn giả Gotama có thành tựu cả ba loại thần thông này. Thật vậy, Tôn giả Gotama có thể chứng được nhiều loại thần thông ... Thật vậy, Tôn giả Gotama thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tùy theo ý hành của vị Tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Thật vậy, Tôn giả Gotama giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt đến cái này và an trú!".

7. -Thật vậy, này Bà-la-môn, lời nói của Ông trước như là chống ta, sau xích lại gần ta. Và Ta sẽ trả lời cho Ông. Này Bà-la-môn, Ta chứng được nhiều loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, ... Này Bà-la-môn, ta thành tựu được định không tầm không tứ, với tâm của mình rõ biết tâm của người khác, tùy theo ý hành của Ta hướng đến chỗ nào, thời tâm của Ta lập tức suy tầm đến chỗ ấy. Này Bà-la-môn, Ta có thể giáo giới như sau: "Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy. Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này, hãy đạt được cái này và an trú!".
- Thưa Tôn giả Gotama, có một Tỷ-kheo nào khác, cũng thành tựu được ba loại thần thông này, ngoài Tôn giả Gotama?
- Này Bà-la-môn, không phải chỉ có một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm mà còn nhiều hơn nữa các Tỷ-kheo thành tựu được ba loại thần thông này.
- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, nay các Tỳ kheo ấy hiện ở đâu?
- Này Bà-la-môn, trong chúng Tỷ-kheo này.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.Nguyên văn sớ giải:
vihāresu aṭṭha samāpattiyo dibbo vihāro. catasso appamaññā brahmā vihāro. phalasamāpatti ariyo vihāro.

CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
lx) Ba thần thông: Thần túc thần thông, tri tha tâm thần thông, giáo giới thần thông(tīṇi pāṭihāriyāni — iddhipāṭihāriyaṁ, ādesanāpāṭihāriyaṁ, anusāsanīpāṭihāriyaṁ).



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành


 III Trắc Nghiệm

Bài học. Thứ Bảy ngày 23 tháng 2, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 23/2/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.50

lix) Ba trú: Thiên trú, Phạm trú, Thánh trú.(tayo vihārā — dibbo vihāro, brahmā vihāro, ariyo vihāro).

Trú - vihārā - ở đây chỉ cho cảnh trụ tâm, trong cách nói ví von, là cảnh giới an định của một bậc có trình độ tu tập nội tại cao. Ý nghĩa của đoạn kinh nầy khá thú vị theo ý nghĩa của một bài kinh trong Tăng Chi Bộ.
Thiên trú - dibbo vihāro- chỉ cho sự an định trong các thiền chứng như sơ, nhị, tam, tứ thiền..
Phạm trú - brahmā vihāro - chỉ cho sự an trú trong bốn trạng thái vô lượng tâm từ, bi, hỷ, xả.
Thánh trú - ariyo vihāro – là an trú trong trong trạng thái hồi quán sự giải thoát của tâm quả siêu thế. 
Đoạn kinh sau đây trích từ Kinh Tăng Chi Bộ giúp chúng ta  thấy rõ hơn  ý nghĩa của ba trú.
63.- Venaga
1-7
1. Một thời, Thế Tôn đang đi du hành giữa dân chúng Kosala cùng với đại chúng Tỷ-kheo, đi đến một làng Bà-la-môn Kosala, tên là Venàgapura. Các gia chủ Bà-la-môn ở Venàgapura được nghe: "Sa-môn Gotama, dòng họ Thích-ca, xuất gia từ gia tộc Thích-ca đến Venàgapura. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Thế Tôn Gotama: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân sư, Phật, Thế Tôn. Ngài với thắng trí, tự thân chứng ngộ và tuyên bố về thế giới này, cùng với Thiên Giới, Ma Giới, Phạm Thiên Giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời, loài Người. Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, và giới thiệu đời sống Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch". Tốt đẹp thay được chiêm ngưỡng một vị A-la-hán như vậy".
2. Rồi các Bà-la-môn gia chủ ở Venàgapura đi đến Thế Tôn, sau khi đến, có người đảnh lễ Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên với Sa-môn Gotama những lời chào đón hỏi thăm rồi ngồi xuống một bên; có người chắp tay vái chào Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên; có người im lặng rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Vacchagotta, người xứ Venàgapura bạch Thế Tôn:
3- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da thật thanh tịnh chói sáng. Ví như, thưa Tôn giả Gotama, trái táo vàng vào mùa thu, được thanh tịnh chói sáng; cũng vậy, các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da thật thanh tịnh chói sáng. Ví như, thưa Tôn giả Gotama, trái cây tala chín vừa rời khỏi cành, thanh tịnh, chói sáng; cũng vậy, các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da thật thanh tịnh, chói sáng. Ví như, thưa Tôn giả Gotama, một đồ trang sức bằng vàng đỏ, được người thợ vàng thiện xảo khéo luyện trong lò, khéo đạp và đặt trên tấm vải vàng, được chiếu sáng, chói sáng, rực sáng; cũng vậy, các căn của Tôn giả Gotama thật trong sáng, màu da thật thanh tịnh chói sáng.

Thưa Tôn giả Gotama, còn các giường cao và lớn như ghế bành, nệm trải giường bằng lông cừu, vải trải giường nhiều tấm, nhiều màu, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bông, nệm thêu hình các con thú, mền bằng lông thú cả hai phía, mền bằng lông thú một phía, mền có đính ngọc, mền bằng lụa, tấm thảm lớn có thể chứa mười sáu người múa, nệm voi, nệm ngựa, nệm xe, nệm bằng da sơn dương khâu lại với nhau, nệm bằng da con sơn dương gọi là Kadali, tấm thảm có lầu che phía trên, ghế dài có hai đầu gối chân màu đỏ. Các loại giường cao và giường lớn như vậy, chắc Tôn giả Gotama có được không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức?
4. - Này Bà-la-môn, các giường cao và lớn ấy, như ghế bành ... có hai đầu gối chân màu đỏ, thật rất khó được các vật ấy. Và nếu có được, cũng không thích hợp với những người xuất gia.
Này Bà-la-môn, có ba loại giường cao và giường lớn này, nay Ta được chúng không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức. Thế nào là ba?
Giường cao, giường lớn chư Thiên, giường cao, giường lớn Phạm thiên, giường cao, giường lớn Bậc thánh. Ba giường cao, giường lớn này, này Bà-la-môn, Ta được chúng không khó khăn, có được không mệt nhọc, có được không phí sức.
5- Và thưa Tôn giả Gotama, thế nào là giường cao, giường lớn chư Thiên, mà Tôn giả Gotama được không có khó khăn ... được chúng không có phí sức?
Ở đây, này Bà-la-môn, Ta sống gần một làng hay một thị trấn. Buổi sáng, Ta đắp y, cầm y bát, đi vào làng ấy hay vào thị trấn ấy để khất thực. Sau khi ăn xong, trên con đường đi khất thực trở về, Ta đi đến góc cuối của ngôi rừng. Ở tại đấy, Ta lượm cỏ hay lá chất thành một đống, rồi ta ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt, ly dục, ly pháp bất thiện, Ta chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Làm cho chỉ tịnh tầm và tứ, Ta chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Ðoạn lạc và đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ lạc, xả niệm thanh tịnh.
Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành, thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành của Ta thuộc chư Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đứng, thời trong lúc ấy, chỗ đứng của Ta thuộc chư Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta ngồi, thời trong lúc ấy, chỗ ngồi của ta thuộc Chư Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta nằm, thời trong lúc ấy giường cao và giường lớn của Ta thuộc chư Thiên. Này Bà-la-môn, đây là giường cao, giường lớn thuộc chư Thiên, mà Ta có được không khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không phí sức.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Ai khác, ngoài Tôn giả Gotama, có thể có được giường cao, giường lớn chư Thiên như vậy, được chúng không có khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không có phí sức!
6. -Thế nào, thưa Tôn giả Gotama, thế nào là giường cao, giường lớn Phạm thiên, mà Tôn giả Gotama được chúng không khó khăn, được chúng không mệt nhọc, được chúng không phí sức?
Ở đây, này Bà-la-môn, Ta sống gần một làng hay một thị trấn. Buổi sáng, Ta đắp y, cầm y bát, đi vào làng ấy hay thị trấn ấy để khất thực. Sau khi ăn xong, trên con đường đi khất thực trở về, Ta đi đến góc cuối của ngôi rừng. Ở tại đấy, Ta lượm cỏ hay lá chất thành một đống, rồi ta ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Ta an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ cùng khắp vô biên giới.Ta an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi, ... Với tâm câu hữu với hỷ, ... Với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai ... quảng đại, đại hành, vô biên, không hận, không sân.
Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành, thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành của Ta thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đứng, thời trong lúc ấy, chỗ đứng của Ta thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta ngồi, thời trong lúc ấy, chỗ Ta ngồi thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu Ta nằm, thời trong lúc ấy, các giường cao giường lớn của Ta thuộc Phạm Thiên. Này Bà-la-môn, đây là giường cao, giường lớn thuộc Phạm Thiên, mà Ta có được không khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không phí sức.
Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Ai khác, ngoài Tôn giả Gotama, có thể có được giường cao, giường lớn Phạm Thiên như vậy, được chúng không có khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không có phí sức!
7. Thế nào, thưa Tôn giả Gotama, thế nào là giường cao, giường lớn bậc Thánh, mà Tôn giả Gotama được chúng không khó khăn, được chúng không mệt nhọc, được chúng không phí sức?
Ở đây, này Bà-la-môn, Ta sống gần một làng hay một thị trấn. Buổi sáng, Ta đắp y, cầm y bát, đi vào làng ấy hay thị trấn ấy để khất thực. Sau khi ăn xong, trên con đường đi khất thực trở về, Ta đi đến góc cuối của ngôi rừng. Ở tại đấy, Ta lượm cỏ hay lá chất thành một đống, rồi ta ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Ta biết rõ như sau: "Tham ái đã được Ta đoạn tận, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Sân đã được ta đoạn tận, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Si đã được Ta đoạn tận, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể hiện hữu, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai".
Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đi kinh hành, thời trong lúc ấy, chỗ kinh hành của Ta thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta đứng, thời trong lúc ấy, chỗ đứng của Ta thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta ngồi, thời trong lúc ấy, chỗ Ta ngồi thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, trong trạng thái như vậy, nếu ta nằm, thời trong lúc ấy, các giường cao, giường lớn, của Ta thuộc bậc Thánh. Này Bà-la-môn, đây là giường cao, giường lớn thuộc bậc Thánh, mà Ta có được, không có khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không phí sức.
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Ai khác, ngoài Tôn giả Gotama, có thể có được giường cao, giường lớn bậc Thánh như vậy, được chúng không có khó khăn, được chúng không có mệt nhọc, được chúng không có phí sức!
Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thưa Tôn giả, như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái gì bị che kín, hay chỉ đường cho người bị lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.Nguyên văn sớ giải:
vihāresu aṭṭha samāpattiyo dibbo vihāro. catasso appamaññā brahmā vihāro. phalasamāpatti ariyo vihāro.

CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
lix) Ba trú: Thiên trú, Phạm trú, Thánh trú.(tayo vihārā — dibbo vihāro, brahmā vihāro, ariyo vihāro).



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Phải chăng đã gọi là "trú" thì hàm nghĩa là tâm có thể an định vào thời gian dài? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 2. Phải chăng cả ba trú ở đây cho thấy “tâm trú” quan trọng hơn “thân trú” ? - ĐĐ Pháp Tín


Thảo luận 3. Có những người miên man trong một trạng thái như thương nhớ, hận thù.. sự tập chú nhiều ngày đó có là một trạng thái định? - TT Pháp Đăng

Thảo luận  4. Tại sao bình thường chúng ta không thể an trú trong một trạng thái tâm liên tục nhiều giờ? - ĐĐ Pháp Tín


Thảo luận 5. Làm thế nào có thể đạt được thiên trú, phạm trú và thánh trú? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 6. Bài học hôm nay có thể ứng dụng thế nào trong đời sống hằng ngày? - ĐĐ Pháp Tín



 III Trắc Nghiệm