Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 16/2/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.43
lii) Ba thanh tịnh: Thân thanh tịnh, ngữ thanh tịnh, ý thanh tịnh (tīṇi soceyyāni — kāyasoceyyaṁ, vacīsoceyyaṁ, manosoceyyaṁ).
Thanh tịnh – soceyya - ở đây chỉ cho sự không uế nhiễm bởi ác nghiệp.
Thân thanh tịnh - kāyasoceyyaṁ - là thân không làm ác như sát sanh, trộm cắp …
Khẩu thanh tịnh - vacīsoceyyaṁ - là miệng không nói lời ác quấy như nói dối, nói đâm thọc ..
Ý thanh tịnh - manosoceyyaṁ - là ý không nghĩ ác như tham ác, sân ác…
Thân, khẩu, ý là ba cửa tạo tác của nghiệp.
Ba sự thanh tịnh nầy có thể thành tựu bằng sự thực hành giới hay thập thiện nghiệp.
Nguyên văn sớ giải:
soceyyānīti sucibhāvakarā soceyyappaṭipadā dhammā. vitthāro panettha “tattha katamaṁ kāyasoceyyaṁ? pāṇātipātā veramaṇī”tiādinā nayena vuttānaṁ tiṇṇaṁ sucaritānaṁ vasena veditabbo.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
lii) Ba thanh tịnh: Thân thanh tịnh, ngữ thanh tịnh, ý thanh tịnh (tīṇi soceyyāni — kāyasoceyyaṁ, vacīsoceyyaṁ, manosoceyyaṁ).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Ngoài ý nghĩa thân thanh tịnh là thân không tạo ác nghiệp thì trong Phật học còn mang ý nghĩa nào khác nữa chăng? (thí dụ một trong một số văn hoá có quan niệm là thân người nam thanh tịnh hơn thân người nữ, người ăn chay thân thanh tịnh hơn người không ăn chay …) - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Chữ “ngữ thanh tịnh” dùng để dịch chữ vacīsoceyyaṁ có chuẩn xác hơn “khẩu thanh tịnh”? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận và trắc nghiệm
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Thân thanh tịnh theo Phật học mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Thân sạch do ăn thực phẩm sạch /
B. Thân thanh tịnh do máu thịt trong thân thanh tịnh /
C. Thân thanh tịnh do thân không làm ác hạnh /
D. Thân thanh tịnh do sanh kế tốt đẹp
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: C
Trắc nghiệm 2. Ba nghiệp thanh tịnh liên quan tới điều nào sau đây?
A. Không làm tổn hại chúng sanh /
B. Không tạo nghiệp với tâm phiền não /
C. Tránh nghiệp cho quả khổ /
D. Cả ba câu trên
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2: D
Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây khiến chúng tránh được nhiều ác nghiệp do thân, khẩu, ý phát sanh ra?
A. Tích cực tạo nghiệp lành/
B. Giữ giới /
C. Tu tập từ tâm /
D. Cả ba câu A, B, C
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3: D
Trắc nghiệm 2. Ba nghiệp thanh tịnh liên quan tới điều nào sau đây?
A. Không làm tổn hại chúng sanh /
B. Không tạo nghiệp với tâm phiền não /
C. Tránh nghiệp cho quả khổ /
D. Cả ba câu trên
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2: D
Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây khiến chúng tránh được nhiều ác nghiệp do thân, khẩu, ý phát sanh ra?
A. Tích cực tạo nghiệp lành/
B. Giữ giới /
C. Tu tập từ tâm /
D. Cả ba câu A, B, C
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3: D
No comments:
Post a Comment