Saturday, February 9, 2019

Bài học. Thứ Bảy ngày 9 tháng 2, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 9/2/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.36

xlv) Ba căn: Vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.(tīṇāvudhāni —tīṇindriyāni — anaññātaññassāmītindriyaṁ, aññindriyaṁ, aññātāvindriyaṁ.).

Căn hay quyền dịch từ phạn ngữ Indriya có nghĩa là pháp có năng lực chủ đạo đối với các pháp đồng sanh. 
Vị tri quyền - anaññātaññassāmītindriyaṁ - là năng lực tuệ giác biết cái chưa từng biết chỉ cho tâm sơ đạo lần đầu chứng tri niết bàn. Tất cả cái biết đều đã từ trãi nghiệm nhưng riêng tâm sơ đạo chứng tri niết bàn thì là một điều chưa từn.
Dĩ tri quyền - aññindriyaṁ - là năng lực của tuệ giác biết cái đã từng biết tức các tâm sơ quả, nhị đạo, nhị quả, tam đạo, tam quả và tứ đạo. Cũng là chứng tri niết bàn nhưng sau tâm sơ đạo nên là kinh nghiệm đã có. Sự lập lại nầy có năng lực khác biệt.
Cụ tri quyền - aññātāvindriyaṁ - là năng lực của tuệ giác là cái biết toàn triệt đối với niết bàn tức tâm tứ quả. Đây là sự chứng tri hoàn toàn, kiết sử đoạn tận, không còn bất cứ chi phối nào của vô minh và ái.
A tỳ đàm dạy về 22 quyền. Ba quyền ở đây nói về ba loại trí tuệ. 
Chính ý nghĩa về ba quyền nào tạo nên sự khác biệt giữ đạo (magga) và quả (phala). 



Nguyên văn sớ giải:
 anaññātaññassāmītindriyanti ito pubbe anaññātaṁ aviditaṁ dhammaṁ jānissāmīti paṭipannassa uppannaṁ indriyaṁ. sotāpattimaggañāṇassetaṁ adhivacanaṁ. aññindriyanti aññābhūtaṁ ājānanabhūtaṁ indriyaṁ. sotāpattiphalato paṭṭhāya chasu ṭhānesu ñāṇassetaṁ adhivacanaṁ. aññātāvindriyanti aññātāvīsu jānanakiccapariyosānappattesu dhammesu indriyaṁ. arahattaphalañāṇassetaṁ adhivacanaṁ.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xlv) Ba căn: Vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.(tīṇāvudhāni —tīṇindriyāni — anaññātaññassāmītindriyaṁ, aññindriyaṁ, aññātāvindriyaṁ.).



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận  1 : Theo Phật Pháp thì những quyền năng của cuộc sống đến từ đâu? - ĐĐ Nguyên Thông

  Thảo luận 2. Đắc đạo theo Phật Pháp là thấy thực tướng của sanh tử (cái gì có sanh thì có diệt) hay thấy niết bàn (không sanh không diệt)? hay thấy cả hai? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Theo A Tỳ Đàm thì tất cả tâm đều có thuộc tánh tưởng (saññā cetasika) thường được định nghĩa là “nhận biết đối tượng hiện tại qua các kinh nghiệm của ký ức”. Vậy thì nên hiểu thế nào về tâm sơ đạo là tâm “biết cái chưa từng biết” là có thuộc tánh saññā? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Quyền (indriya) là năng lực chủ đạo đối với các pháp đồng sanh. Pháp đồng sanh ở đây là gì? Kinh tạng có dạy về các thuộc tánh (cetasika) của tâm chăng ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5. “Biết cái đã từng biết” có được xem là “thứ yếu” so với “biết cái chưa từng biết”? Và “biết một cách hoàn toàn” có phải hàm ý sự chứng tri niết bàn của bậc thánh hữu học “chỉ có một mảng nhỏ” thôi? - TT Tuệ Siêu



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment