Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 19/2/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.46
lv) Ba kiêu: Vô bệnh kiêu, niên tráng kiêu, hoạt mạng kiêu (tayo madā — ārogyamado, yobbanamado, jīvitamado).
Kiêu – mada- là sự tự phụ, say sưa (như trong cách nói “say men chiến thắng)
Kiêu mạn của vô bệnh – ārogyamado – là sự tự phụ quên mình do khoẻ mạnh nên không thấy mình có lúc bị bệnh như bao người khác.
Kiêu mạn của tuổi trẻ - yobbanamado -– là sự tự phụ quên mình do trẻ trung nên không thấy mình có lúc bị già như bao người khác.
Kiêu mạn của sự sống – jīvitamado - là sự tự phụ quên mình do không thấy rồi mình sẽ chết như bao người khác.
Đoạn kinh sau đây trích từ Tăng Chi Bộ Kinh ghi lại sự suy tư của Đức Bồ Tát khi còn trong cung đình. Qua đoạn nầy chúng ta có thể thấy rõ thêm ý nghĩa của đề tài kiêu mạn
38.- Ðược Nuôi Dưỡng Tế Nhị
1. - Này các Tỷ-kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, tối thắng nuôi dưỡng tế nhị, cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị. Này các Tỷ-kheo, trong nhà Phụ vương ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả phục vụ cho ta. Không một hương chiên đàn nào ta dùng, này các Tỷ-kheo, là không từ Kàsi đến. Bằng vải Kàsi là khăn của ta, này các Tỷ-kheo. Bằng vải kàsi là áo cánh, bằng vải kàsi là nội y, bằng vải kàsi là thượng y. Ðêm và ngày, một lọng trắng được che cho ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay xương. Này các Tỷ-kheo, ba lâu đài được xây dựng cho Ta, một cái cho mùa đông, một cái cho mùa hạ, một cái cho mùa mưa. Và Ta, này các Tỷ-kheo, tại lâu đài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công đoanh vây, Ta không có xuống dưới lầu. Trong các nhà của người khác, các người đầy tớ, làm công được cho ăn cơm tấm, cháo chua. Trong nhà phụ vương Ta, các người đầy tớ, làm công được cho ăn gạo, thịt gà và cơm nấu.
2.- Với Ta, này các Tỷ-kheo, được đầy đủ với sự giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị như vậy, ta suy nghĩ rằng: "Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị già, không vượt qua khỏi già, sau khi thấy người khác già, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ trong tuổi trẻ được đoạn trừ hoàn toàn.
"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị bệnh, không vượt khỏi bệnh, thấy người khác bị bệnh, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị bệnh, không vượt qua khỏi bệnh, sau khi thấy người khác bị bệnh, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh được đoạn trừ hoàn toàn.
"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị chết, không vượt khỏi chết, thấy người khác bị chết, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị chết, không vượt qua khỏi chết, sau khi thấy người khác chết, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của sự sống trong sự sống được đoạn trừ hoàn toàn.
Nguyên văn sớ giải:
madāti majjanākāravasena pavattamānā. tesu “ahaṁ nirogo saṭṭhi vā sattati vā vassāni atikkantāni, na me harītakīkhaṇḍampi khāditapubbaṁ, ime panaññe asukaṁ nāma ṭhānaṁ rujjati, bhesajjaṁ khādāmāti vicaranti, ko añño mādiso nirogo nāmā”ti evaṁ mānakaraṇaṁ ārogyamado. “mahallakakāle puññaṁ karissāma, daharamha tāvā”ti yobbane ṭhatvā mānakaraṇaṁ yobbanamado. “ciraṁ jīviṁ, ciraṁ jīvāmi, ciraṁ jīvissāmi; sukhaṁ jīviṁ, sukhaṁ jīvāmi, sukhaṁ jīvissāmī”ti evaṁ mānakaraṇaṁ jīvitamado.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
lv) Ba kiêu: Vô bệnh kiêu, niên tráng kiêu, hoạt mạng kiêu (tayo madā — ārogyamado, yobbanamado, jīvitamado).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thao luan 2. Người trẻ, khõe thấy người già , người bệnh “ tưởng mình ngon “ ý nghĩ đó có phãi là kiêu mạn ? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 3. Già, bệnh, chết là những hiện tượng có tác động mạnh mẽ đối với chư vị bồ tát nhưng tại sao đối với phần đông chúng ta thì không có gì đáng bận tâm? chúng ta không biết hay không muốn nghĩ tới? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Tại sao có lúc chúng ta cũng ý thức về thân phận bị già, bệnh, chết chi phối nhưng ý thức đó nhanh chóng vụt tắt không tồn tại lâu? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment