Thursday, February 28, 2019

Bài học. Thứ Năm ngày 28 tháng 2, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm 
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 28/2/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BỐN CHI phần 4.1

i) Bốn niệm xứ: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo quán thân trên thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời; quán các cảm thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời; quán các tâm trên các tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời; quán các pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời (cattāro satipaṭṭhānā. idhāvuso, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. vedanāsu vedanānupassī ... pe ... citte cittānupassī ... pe ... dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ)

Niệm xứ - satipaṭṭhānā – khía cạnh, lãnh vực, phương diện để chánh niệm. Niệm -sati – là sự hướng tâm nhận biết rõ ràng những gì đang hoặc vừa xẩy ra.
Quán thân trên thân - kāye kāyānupassī -là sự quán sát thân đối với các hiện tượng sanh diệt ở nơi thân không phải qua suy luận hoặc dùng cái nầy hiểu cái kia. Nói cách khác là ghi nhận trực tiếp. Quán thân bao gồm chánh niệm hơi thở, cử chỉ, tư thế của thân, các thể trược, tứ đại, tử thi, hài cốt.
Vị ấy trụ tâm (ở đề mục niệm) với nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm - viharati ātāpī sampajāno satimā – nghĩa là không phải với thái độ ơ hờ, chập chờn hay lúc nhớ lúc quên. Nhiếp phục tham ưu ở đời -vineyya loke abhijjhādomanassaṃ - là không nhìn mọi sự vật với thái độ thích thú hay bực bội, nói cách khác là không bằng thái độ phê phán.  
Quán thọ trên thọ - vedanāsu vedanānupassī ... pe ... – ghi nhận cảm thọ khổ, lạc, phi khổ phi lạc một cách trực tiếp, Biết rõ cảm thọ thuộc thế tục (bản năng) hay không thuộc thế tục (do sự tu tập)
Quán tâm trên tâm - citte cittānupassī ... pe ... – ghi  nhận biết rõ trạng thái tâm dù tốt hay xấu, cao thượng hay tầm thường, có định hay không có định...(ghi nhận chứ không nhồi nặn)
Quán pháp trên pháp - dhammesu dhammānupassī – là quán sát các đề tài pháp như năm triền cái, bảy giác chi, tứ diệu đế, năm uẩn, mười hai xứ.. dựa trên thực tại chứ không qua sách vở hay nghe thuyết giảng. 

CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có bốn pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là bốn pháp?
i) Bốn niệm xứ: Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo quán thân trên thân, tinh cần, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời; quán các cảm thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời; quán các tâm trên các tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời; quán các pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để nhiếp phục tham sân trên đời (cattāro satipaṭṭhānā. idhāvuso, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. vedanāsu vedanānupassī ... pe ... citte cittānupassī ... pe ... dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ)



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Thuật ngữ niệm - sati - trong tứ niệm xứ nên định nghĩa là gì? - ĐĐ Pháp Tín & TT Pháp Đăng


Thảo luận 2. Thế nào là ý nghĩa của niệm xứ? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 3. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment