Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 13/2/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.40
xlix) Ba vô thượng: Kiến vô thượng, hành vô thượng, giải thoát vô thượng. (tīṇi anuttariyāni — dassanānuttariyaṁ, paṭipadānuttariyaṁ, vimuttānuttariyaṁ).
Pháp vô thượng - anuttariyāni – nghĩa là trạng thái cao tột, không gì có thể hơn.
Kiến vô thượng - dassanānuttariyaṁ - là sự thấy biết qua pháp minh sát hay thiền quán (vipassana). Là khả năng nhận chân các pháp với tính cách trung thực nhất không qua lăng kính của định kiến, thành kiến như lời Phật dạy cho Bahìya “Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau”. (Khuddhaka Nikàya- Kinh Phật Tự Thuyết (Udàna) - Chương 01-03 Chương 1: Phẩm Bồ Đề - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt )
Hành vô thượng - paṭipadānuttariyaṁ- chỉ cho đỉnh điểm của sự tu tập trong thời khắc chứng tri niết bàn đoạn trừ kiết sử tứ bốn tâm đạo (magga).
Giải thoát vô thượng - vimuttānuttariyaṁ - là sự giải thoát khỏi kiết sử của tâm quả (phala) và kể luôn cả niết bàn, trạng thái vượt ngoài cương toả của vô minh, ái và pháp hữu vi.
Ý niệm về vô thượng ở đây được nói đến trong mức độ đơn giản hoá tối đa trong lúc ở bài kinh Tự Hoan Hỷ (Sampasādanīya Sutta - Trường Bộ Kinh – Kinh số 28) khi nói về những pháp vô thượng tôn giả Sàriputta đã trình bày một danh sách dài với nhiều điểm khác nhau. Chính vì thế ý niệm vô thượng cần hiểu là trình bày dựa trên ngữ cảnh nhất định.
Nguyên văn sớ giải:
anuttariyesu vipassanā dassanānuttariyaṁ maggo paṭipadānussariyaṁ. phalaṁ vimuttānuttariyaṁ. phalaṁ vā dassanānuttariyaṁ. maggo paṭipadānuttariyaṁ. nibbānaṁ vimuttānuttariyaṁ. nibbānaṁ vā dassanānuttariyaṁ, tato uttariñhi daṭṭhabbaṁ nāma natthi. maggo paṭipadānuttariyaṁ. phalaṁ vimuttānuttariyaṁ. anuttariyanti uttamaṁ jeṭṭhakaṁ.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xlix) Ba vô thượng: Kiến vô thượng, hành vô thượng, giải thoát vô thượng. (tīṇi anuttariyāni — dassanānuttariyaṁ, paṭipadānuttariyaṁ, vimuttānuttariyaṁ).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Đối với với hiện tượng sanh diệt thì cái nhìn theo vipassana khác với cái nhìn thông thường như thế nào? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Giác ngộ giải thoát thường được xem là cứu cánh của người tu Phật. Giác ngộ có tương đương với magga và giải thoát có tương đương với phala? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận và trắc nghiệm
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Cái nhìn đối với mọi hiện tượng theo pháp minh sát (vipassanà) tương ứng với câu nào sau đây?
A. Nhận biết không đi với ngã chấp (đây là ta, là của ta, là tự ngã của ta) /
B. Nhận biết không đi với chấp thủ tướng chung hay tướng riêng /
C. Nhận biết không ảnh hưởng bởi thành kiến, định kiến (hiện tượng thế nào ghi nhận như vậy) /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 1 : .D
Trắc nghiệm 2. Theo kinh điển thì điều nào sau đây là đặc thù của thánh đạo (magga)?
A. Là kết tinh viên mãn của tám chi đạo (chánh kiến, chánh tư duy…) /
B. Chứng tri niết bàn /
C. Có sức mạnh đoạn trừ hay giảm thiểu kiết sử /
D. Cả ba câu a, b và c.
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 2 : .D.
Trắc nghiệm 4. Điều nào sau đây hoàn toàn đúng với những gì được đề cập trong kinh điển Pàli về thánh quả?
A. Các bậc chứng thánh quả không bao giờ thối chuyển (trở lại trạng thái cũ) /
B. Các bậc chứng thánh quả sau khi chết sẽ được sanh về Cực Lạc và phân theo cữu phẩm liên hoa /
C. Các bậc chứng thánh quả từ A la hán trở xuống cần phát nguyện thành chánh đẳng chánh giác mới đạt đến cứu cánh /
D. Các bậc thánh sau khi sanh vào cõi Phật sẽ hồi quy cữu trụ ta bà.
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3: .A.
Trắc nghiệm 2. Theo kinh điển thì điều nào sau đây là đặc thù của thánh đạo (magga)?
A. Là kết tinh viên mãn của tám chi đạo (chánh kiến, chánh tư duy…) /
B. Chứng tri niết bàn /
C. Có sức mạnh đoạn trừ hay giảm thiểu kiết sử /
D. Cả ba câu a, b và c.
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 2 : .D.
Trắc nghiệm 4. Điều nào sau đây hoàn toàn đúng với những gì được đề cập trong kinh điển Pàli về thánh quả?
A. Các bậc chứng thánh quả không bao giờ thối chuyển (trở lại trạng thái cũ) /
B. Các bậc chứng thánh quả sau khi chết sẽ được sanh về Cực Lạc và phân theo cữu phẩm liên hoa /
C. Các bậc chứng thánh quả từ A la hán trở xuống cần phát nguyện thành chánh đẳng chánh giác mới đạt đến cứu cánh /
D. Các bậc thánh sau khi sanh vào cõi Phật sẽ hồi quy cữu trụ ta bà.
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3: .A.
No comments:
Post a Comment