Tuesday, February 12, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 12 tháng 2, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 12/2/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.39

 xlviii) Ba sự tu tập: Thân tu, tâm tu, tuệ tu (tisso bhāvanā — kāyabhāvanā, cittabhāvanā, paññābhāvanā).

Tu tập – bhāvanā - chỉ cho sự tôi luyện, thực hành.
Thân tu tập – kāyabhāvanā – là thuật ngữ với nhiều lý giải sai biệt. Thứ nhất, thân tu tập chỉ cho thiền quán (vipassana) trong khi tâm tu tập chỉ cho thiền chỉ (samatha). Thứ hai, thân tu tập chỉ cho khả năng kham nhẫn với cảnh khách quan trong lúc tâm tu tập chỉ cho sự kham nhẫn chủ quan (như thí dụ người bị hai mũi tên). Thứ ba, thân tu tập chỉ cho sự thu thúc đối với năm ngoại cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc) trong lúc tâm tu tập chỉ cho sự thu nhiếp tâm ý ngoài ngũ quan.
Tâm tu tập – cittabhāvanā - được hiểu theo ba cách trình bày trên.
Tuệ tu tập – paññābhāvanā - được hiểu là sự dồi mài chánh trí như khả năng tỉnh thức (sampajjañña) và như lý tác ý (yoniso manasikàra) mà đôi khi chỉ cho tuệ quả của bậc A la hán.
Ba pháp tu nầy thường được giảng trong cách phản biện đối với ngoại giáo như quan niệm của Ba la môn giáo thì thân tu tập – kāyabhāvanā- chỉ cho khổ hạnh ép xác và tâm tu tập – cittabhāvanā - chỉ cho niềm tin kiên định ở Brahma. Chính sự tương phản giữa ngoại giáo và Phật giáo nên khái niệm về sự tu tập cần đặc biệt lưu ý.
Nguyên văn sớ giải:
bhāvanāsu khīṇāsavassa pañcadvārikakāyo kāyabhāvanā nāma. aṭṭha samāpattiyo cittabhāvanā nāma. arahattaphalapaññā paññābhāvanā nāma. khīṇāsavassa hi ekanteneva pañcadvārikakāyo subhāvito hoti. aṭṭha samāpattiyo cassa na aññesaṁ viya dubbalā, tasseva ca paññā bhāvitā nāma hoti paññāvepullapattiyā. tasmā evaṁ vuttaṁ. 
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xlvii) Ba học: Tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng tuệ học (tisso sikkhā — adhisīlasikkhā, adhicittasikkhā, adhipaññāsikkhā).


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Phải chăng một vị thành tựu tuệ giải thoát thì có tâm giải thoát hay ngược lại? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Những trau dồi về uy nghi tế hạnh của một tỳ kheo có nằm trong thân tu tập chăng (kāyabhāvanā)? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 3. Tại sao ngay cả một người thông minh nhưng có lúc “không hiểu sao trí tuệ vắng mặt”? - ĐĐ Pháp Tín


Thảo luận 4. Nếu một người tu tập tốt một thời gian nhưng sau đó thối chuyển thì phải chăng phúc quả của sự tu tập hoàn toàn tan biến? - ĐĐ Nguyên Thông



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Chữ thân tu tập trong đề tài hôm nay nói về điều nào sau đây?
 A. Khổ hạnh / 
B. Thể dục /
 C. Thực tại liên quan tới năm giác quan / 
D. Như trong ý nghĩa tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ

TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1 :C

Trắc nghiệm 2. Tâm tu tập trong đề tài hôm nay liên hệ tới ý nghĩa nào sau đây?
 A. Thái độ phản ứng đối với khổ đau /
 B. Các thiền chứng /
 C. Chánh định / 
D. Cả ba câu trên

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2: D

Trắc nghiệm 3. Pháp nào sau đây là biểu hiện của của trí tuệ? 
A. Tỉnh giác sáng suốt (sampajanna) / 
B. Như lý tác ý (yoniso manasikara) / 
C. Nhân chân thực tướng vô thường, khổ não, vô ngã /
 D. Cả ba câu trên đều đúng


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3 : D





No comments:

Post a Comment