Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 1/2/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.31
xxxix) Ba cử tội sự: Thấy, nghe và nghi (tīṇi codanāvatthūni — diṭṭhena, sutena, parisaṅkāya).
Ba cử tội sự -tīṇi codanāvatthūni – là ba cơ sở để buộc tội hay đặt vấn đề vi phạm giới luật theo Luật tạng đối với người xuất gia.
Do thấy - diṭṭhena - tức chứng kiến bằng mắt.
Do nghe- sutena - tức nhận biết bằng tai.
Do nghi - parisaṅkāya – hay xuyên qua sự suy luận với những luận cứ.
Trên phương diện khác, theo Phật học chính sự thấy, nghe, nghi là cơ sở để xác định sự liên đới của cá nhân đối với sự việc. Thí dụ một món đồ mình dùng mà “sự phát sanh không hợp đạo” dựa trên thấy, nghe, hay nghi thì không nên sử dụng.
Nguyên văn sớ giải:
codanāvatthūnīti codanākāraṇāni. diṭṭhenāti maṁsacakkhunā vā dibbacakkhunā vā vītikkamaṁ disvā codeti. sutenāti pakatisotena vā dibbasotena vā parassa saddaṁ sutvā codeti. parisaṅkāya vāti diṭṭhaparisaṅkitena vā sutaparisaṅkitena vā mutaparisaṅkitena vā codeti. ayamettha saṅkhepo, vitthāro pana samantapāsādikāyaṁ vuttanayeneva veditabbo.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xxxix) Ba cử tội sự: Thấy, nghe và nghi (tīṇi codanāvatthūni — diṭṭhena, sutena, parisaṅkāya).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Nếu một Phật tử nghi ngờ món ăn phát sanh từ “hành động sát sanh cho mình ăn” thì nên làm điều nào sau đây?
A. Nếu nghi ngờ thì đừng ăn /
B. Nên điều tra rõ ràng/
C. Nếu vì lịch sự xã giao thì cứ ăn/
D. Tụng kinh cầu siêu trước khi ăn
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1: A
Trắc nghiệm 2. Câu nào sau đây có thể xem là hợp lý theo Phật Pháp?
A. Còn luân hồi thì không thể nào tuyệt đối không tạo nghiệp bất thiện /
B. Nếu thọ dụng món gì đó phát sanh phi pháp mà mình thấy, nghe, nghi thì có thể cộng nghiệp /
C. Nói về nghiệp là phải nói về chủ tâm tạo tác thường thì chính đương sự mới biết rõ /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2: D
Trắc nghiệm 3: Nếu một người suy nghĩ “mình đi làm đóng thuế cho chính phủ; chính phủ dùng tiền thuế để mua sắm vũ khí; do có vũ khí nên tạo ra chiến tranh giết chóc; và do vậy, mình đóng thuế nghĩa là là gián tiếp tạo nghiệp sát”. Cách suy nghĩ đó có vấn đề nào sau đây?
A. Không đúng với sự thật /
B. Không hợp với luật pháp /
C. Suy nghĩ quá xa để tạo nên mặc cảm không cần thiết /
D. Không giống với phần đông
ĐĐ Pháp Tín cho trắc nghiệm 3: A
Trắc nghiệm 4. Đối với nghiệp quả, người Phật tử nên có thái độ nào sau đây?
A. Thường tu tập tâm từ để giảm thiểu ảnh hưởng của nghiệp gián tiếp /
B. Thường suy nghĩ tích cực hơn là phiền hà về người khác /
C. Thường tạo phước hơn là lo âu về tội/
D. Cả ba câu trên đều hợp lý
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4: D
Trắc nghiệm 5. Câu nào sau đây có thể được xem là hợp lý nếu suy luận bằng trí tuệ?
A. Một người chỉ ăn thuần lê hoát (rau quả) vẫn tiêu thụ côn trùng nên không thể ăn chay mà thân thể hoàn toàn thanh tịnh /
B. Cách ăn như tiết độ, phát sanh do chánh mạng, ăn có quán tưởng hợp đạo quan trọng hơn những gì mình ăn /
C. Sống dễ nuôi (dị dưỡng) và không đòi hỏi thứ nầy thứ kia đối với giới luật của người xuất gia là điểm rất quan trọng /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 5:
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2: D
Trắc nghiệm 3: Nếu một người suy nghĩ “mình đi làm đóng thuế cho chính phủ; chính phủ dùng tiền thuế để mua sắm vũ khí; do có vũ khí nên tạo ra chiến tranh giết chóc; và do vậy, mình đóng thuế nghĩa là là gián tiếp tạo nghiệp sát”. Cách suy nghĩ đó có vấn đề nào sau đây?
A. Không đúng với sự thật /
B. Không hợp với luật pháp /
C. Suy nghĩ quá xa để tạo nên mặc cảm không cần thiết /
D. Không giống với phần đông
ĐĐ Pháp Tín cho trắc nghiệm 3: A
Trắc nghiệm 4. Đối với nghiệp quả, người Phật tử nên có thái độ nào sau đây?
A. Thường tu tập tâm từ để giảm thiểu ảnh hưởng của nghiệp gián tiếp /
B. Thường suy nghĩ tích cực hơn là phiền hà về người khác /
C. Thường tạo phước hơn là lo âu về tội/
D. Cả ba câu trên đều hợp lý
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4: D
Trắc nghiệm 5. Câu nào sau đây có thể được xem là hợp lý nếu suy luận bằng trí tuệ?
A. Một người chỉ ăn thuần lê hoát (rau quả) vẫn tiêu thụ côn trùng nên không thể ăn chay mà thân thể hoàn toàn thanh tịnh /
B. Cách ăn như tiết độ, phát sanh do chánh mạng, ăn có quán tưởng hợp đạo quan trọng hơn những gì mình ăn /
C. Sống dễ nuôi (dị dưỡng) và không đòi hỏi thứ nầy thứ kia đối với giới luật của người xuất gia là điểm rất quan trọng /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 5:
No comments:
Post a Comment