Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 15/2/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.42
li) Lại ba định khác: Không định, vô tướng định, vô nguyện định (aparepi tayo samādhī — suññato samādhi, animitto samādhi, appaṇihito samādhi).
Định – samādhi – trong đề tài nầy thuộc tuệ quán, khác hẳn với bài học trước.
Chân không định - suññato samādhi – là tâm định tam muội thành tựu do quán chiếu thực tướng vô ngã nên không thấy bản ngã hằng hữu.
Vô tướng định - animitto samādhi -là tâm định tam muội thành tựu do quán chiếu thực tướng vô thường nên không chấp thủ định tướng.
Vô trước định - appaṇihito samādhi - là tâm định tam muội thành tựu do quán chiếu thực tướng bất toàn, bất toại nên không tham cầu.
Ba loại định nầy là cao điểm hoà quyện của tâm giải thoát và tuệ giải thoát chứ không thuộc cảnh giới của suy tư triết lý.
Nguyên văn sớ giải:
suññatādīsu tividhā kathā āgamanato, saguṇato, ārammaṇatoti. āgamanato nāma eko bhikkhu anattato abhinivisitvā anattato disvā anattato vuṭṭhāti, tassa vipassanā suññatā nāma hoti. kasmā? asuññatattakārakānaṁ kilesānaṁ abhāvā. vipassanāgamanena maggasamādhi suññato nāma hoti. maggāgamanena phalasamādhi suññato nāma. aparo aniccato abhinivisitvā aniccato disvā aniccato vuṭṭhāti. tassa vipassanā animittā nāma hoti. kasmā? nimittakārakakilesābhāvā. vipassanāgamanena maggasamādhi animitto nāma hoti. maggāgamanena phalaṁ animittaṁ nāma. aparo dukkhato abhinivisitvā dukkhato disvā dukkhato vuṭṭhāti, tassa vipassanā appaṇihitā nāma hoti. kasmā? paṇidhikārakakilesābhāvā. vipassanāgamanena maggasamādhi appaṇihito nāma. maggāgamanena phalaṁ appaṇihitaṁ nāmāti ayaṁ āgamanato kathā. maggasamādhi pana rāgādīhi suññatattā suññato, rāganimittādīnaṁ abhāvā animitto, rāgapaṇidhiādīnaṁ abhāvā appaṇihitoti ayaṁ saguṇato kathā. nibbānaṁ rāgādīhi suññatattā rāgādinimittapaṇidhīnañca abhāvā suññatañceva animittañca appaṇihitañca. tadārammaṇo maggasamādhi suññato animitto appaṇihito. ayaṁ ārammaṇato kathā.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
l) Ba định: Hữu tầm hữu tứ định, vô tầm hữu tứ định, vô tầm vô tứ định (tayo samādhī — savitakkasavicāro samādhi, avitakkavicāramatto samādhi, avitakkāvicāro samādhi).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Ở đây nói tới ba thứ định: không định, vô tướng định, vô nguyện định (aparepi tayo samādhī — suññato samādhi, animitto samādhi, appaṇihito samādhi). Trong Tam Tạng cũng đề cập tới niết bàn có ba là chân không niết bàn, vô tướng niết bàn, vô nguyện niết bàn như vậy sự khác biệt giữa hai đề tài là gì? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Thử lấy một thí dụ: Nếu một người thù ghét nước Mỹ vì nghĩ rằng nước Mỹ là thế nầy hay thế kia nhưng kỳ thật thì nước Mỹ mỗi giai đoạn, mỗi đời tổng thống, mỗi lãnh vực đều có nhiều yếu tố dị biệt. Điều nầy nói lên sự thật là không có một thực hữu toàn thời gian mà là tất cả chỉ là hiện tượng bao gồm nhiều thành tố. Đối với hành giả tu tập thì sự quán sát đô liên quan tới điều nào sau đây?
A. Không tánh /
B. Vô tướng /
C. Vô trước (hay vô nguyện) /
D. cả ba điều trên.
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 1 : D
Trắc nghiệm 2. Thử lấy một thí dụ: Một người đã sống quá nhiều với bao nhiêu thăng trầm khen chê, vui khổ, đặng mất, vinh nhục nến không tha thiết gì đối với truy cầu địa vị nào trong xã hội. Đối với hành giả tu tập thì sự quán sát đô liên quan tới điều nào sau đây?
A. Không tánh /
B. Vô tướng /
C. Vô trước (hay vô nguyện) /
D. cả ba điều trên.
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2:D
Trắc nghiệm 3. Thử lấy một thí dụ: Nhìn một tập ảnh về một mỹ nhân Hollywood từ lúc thiếu thời cho tới lúc già sắp mất với nhiều hình ảnh khác nhau nên không đặc biệt ái chấp “người ấy đẹp như thế nầy, thế kia”. Đối với hành giả tu tập thì sự quán sát đô liên quan tới điều nào sau đây?
A. Không tánh /
B. Vô tướng /
C. Vô trước (hay vô nguyện) /
D. cả ba điều trên.
Trắc nghiệm 2. Thử lấy một thí dụ: Một người đã sống quá nhiều với bao nhiêu thăng trầm khen chê, vui khổ, đặng mất, vinh nhục nến không tha thiết gì đối với truy cầu địa vị nào trong xã hội. Đối với hành giả tu tập thì sự quán sát đô liên quan tới điều nào sau đây?
A. Không tánh /
B. Vô tướng /
C. Vô trước (hay vô nguyện) /
D. cả ba điều trên.
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2:D
Trắc nghiệm 3. Thử lấy một thí dụ: Nhìn một tập ảnh về một mỹ nhân Hollywood từ lúc thiếu thời cho tới lúc già sắp mất với nhiều hình ảnh khác nhau nên không đặc biệt ái chấp “người ấy đẹp như thế nầy, thế kia”. Đối với hành giả tu tập thì sự quán sát đô liên quan tới điều nào sau đây?
A. Không tánh /
B. Vô tướng /
C. Vô trước (hay vô nguyện) /
D. cả ba điều trên.
No comments:
Post a Comment