Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 14/2/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.41
l) Ba định: Hữu tầm hữu tứ định, vô tầm hữu tứ định, vô tầm vô tứ định (tayo samādhī — savitakkasavicāro samādhi, avitakkavicāramatto samādhi, avitakkāvicāro samādhi).
Định – samādhi – còn được âm là tam-muội có nghĩa là tâm lực tạo nên từ sự tập trung. Ở đây nói đến thiền định (jhàna) có khả năng áp chế phiền não (không phải là cách chế ngự bằng tư duy mà bằng định lực). Cũng gọi là thiề chỉ (samatha) (chỉ có nghĩa là đình trụ đối nghĩa với quán). Người học cần cẩn thận thuật ngữ nầy với chữ ekaggata (nhất tâm) mang ý nghĩa vĩ mô hơn. Tầm và tứ nói trong đề tài nầy thuộc phạm vi định (samàdhi) hay chi thiền chứ không phải thuộc phạm vi pháp (dhamma) như theo Đầu Đề Tam trong tạng Diệu Pháp.
Tầm – vitakka – là sự hướng tâm đến đề mục niệm. Tứ - vicàra - là sự gắn bó, áp sát đề mục niệm. Đây là hai trong năm chi thiền.
Hữu tầm hữu tứ định - savitakkasavicāro samādhi – là tầng thiền có năm chi thiền, trong đó có tầm và tứ, tức sơ thiền.
Vô tầm hữu tứ định - avitakkavicāramatto samādhi – theo Kinh Tạng cũng là sơ thiền nhưng theo A Tỳ Đàm là nhị thiền, một trạng thái có tứ không tầm.
Vô tầm vô tứ định - avitakkāvicāro samādhi – là trạng thái cao hơn hai tầng thiền trên không còn tầm và tứ. Theo Kinh Tạng thì đây chỉ cho nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Theo A Tỳ Đàm thì chỉ cho tam thiền, tứ thiền và ngũ thiền.
Rất ít khi trong Kinh Tạng đề cập tới pháp vô tầm hữu tứ định nhưng vẫn có như trong kinh Trung Bộ bài 128. Kinh Tùy phiền não: Nay Ta tu tập ba loại định”.
Rồi này các Anuruddha, Ta tu tập định có tầm, có tứ; Ta tu tập định không có tầm, chỉ có tứ; Ta tu tập định không tầm, không tứ; Ta tu tập định có hỷ; Ta tu tập định không có hỷ; Ta tu tập định câu hữu với lạc; Ta tu tập định câu hữu với xả.
Này các Anuruddha, khi nào Ta tu tập định có tầm, có tứ; khi nào Ta tu tập định không tầm, chỉ có tứ; khi nào Ta tu tập định không có tầm, không có tứ; khi nào Ta tu tập định có hỷ; khi nào Ta tu tập định không có hỷ; khi nào Ta tu tập định câu hữu với xả, thời tri kiến khởi lên nơi Ta: “Giải thoát của Ta là bất động, đây là đời sống cuối cùng của Ta, nay không còn hiện hữu”.
Nguyên văn sớ giải:
samādhīsu paṭhamajjhānasamādhi savitakkasavicāro. pañcakanayena dutiyajjhānasamādhi avitakkavicāramatto. seso avitakkāvicāro.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
l) Ba định: Hữu tầm hữu tứ định, vô tầm hữu tứ định, vô tầm vô tứ định (tayo samādhī — savitakkasavicāro samādhi, avitakkavicāramatto samādhi, avitakkāvicāro samādhi).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Cách phân chia thiền sắc giới với bốn tầng thiền trong Kinh Tạng và năm tầng thiền trong A Tỳ Đảm nói lên điểu gì về A Tỳ Đàm?- TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Khả năng hướng tâm vào án xứ (tầm) và khắng khít với đề mục (tứ) một cách tự tại giúp hành giả áp đảo được hôn trầm thuỵ miên và nghi hoặc vậy thì phải chăng tầm và tứ giúp tâm hành giả bén nhạy và dứt khoát? - ĐĐ Huy Niệm
Thảo luận 4. Tại sao chỉ có tuệ giác của thiền quán mới tận diệt phiền não? - TT Pháp Tân
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment