Friday, February 8, 2019

Bài học. Thứ Sáu ngày 8 tháng 2, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 8/2/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.35

xliv) Ba loại binh khí: Nghe, xả ly và tuệ (tīṇāvudhāni — sutāvudhaṁ, pavivekāvudhaṁ, paññāvudhaṁ).

Khí giới  - āvudha – có nghĩa là trang bị của người chiến sĩ để đương đầu với quân địch. Nghĩa bóng chỉ cho công cụ của một người hành trình trên đường giải thoát.
Thính văn vũ khí – sutāvudhaṁ- là sức mạnh xuyên phá của sự hấp thụ qua thính pháp văn kinh.
Viễn ly vũ khí - pavivekāvudhaṁ- là sức mạnh xuyên phá của sự buông xả như thân viễn ly, tâm viễn ly..
Tuệ tri vũ khí -  paññāvudhaṁ - là sức mạnh xuyên phá của sự thấu hiểu.
Bản sớ giải kinh Kūṭadanta Sutta đưa ra một sự kiện bao gồm cả ba vũ khí tinh thần nầy: Kūṭadanta nghe được năm pháp tuần tự (bố thí, trì giới, sanh thiên, khiếm khuyết của năm dục lạc và con đường xuất gia) nên tâm xa lìa những nghi hoặc và chấp thủ; cuối cùng thành tựu chánh trí trở thành vị thánh đệ tử Phật. Ngay trong buổi diện kiến Đức Phật Kūṭadanta có được cả ba binh khí tinh thần. Tuy vậy ba thứ vũ khí nầy của có thể hiểu rộng rãi trong đời sống hằng ngày.

Nguyên văn sớ giải:
 sutāvudhanti sutameva āvudhaṁ. taṁ atthato tepiṭakaṁ buddhavacanaṁ. tañhi nissāya bhikkhu paññāvudhaṁ nissāya sūro yodho avikampamāno mahākantāraṁ viya saṁsārakantāraṁ atikkamati avihaññamāno. teneva vuttaṁ — “sutāvudho, bhikkhave, ariyasāvako akusalaṁ pajahati, kusalaṁ bhāveti, sāvajjaṁ pajahati, anavajjaṁ bhāveti, suddhamattānaṁ pariharatī”ti (a. ni. 7.67).

 pavivekāvudhanti “kāyaviveko cittaviveko upadhiviveko”ti ayaṁ tividhopi vivekova āvudhaṁ. tassa nānākaraṇaṁ kāyaviveko vivekaṭṭhakāyānaṁ nekkhammābhiratānaṁ. cittaviveko ca parisuddhacittānaṁ paramavodānappattānaṁ. upadhiviveko ca nirupadhīnaṁ puggalānaṁ. imasmiñhi tividhe viveke abhirato, na kutoci bhāyati. tasmā ayampi avassayaṭṭhena āvudhanti vutto. lokiyalokuttarapaññāva āvudhaṁ paññāvudhaṁ. yassa sā atthi, so na kutoci bhāyati, na cassa koci bhāyati. tasmā sāpi avassayaṭṭheneva āvudhanti vuttā.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xliv) Ba loại binh khí: Nghe, xả ly và tuệ (tīṇāvudhāni — sutāvudhaṁ, pavivekāvudhaṁ, paññāvudhaṁ).



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Tại sao có trường hợp người có binh khí mà không sử dụng được? (như một người giàu kiến thức kinh điển nhưng không áp dụng được trong trường hợp cần thiết) - TT Pháp Tân

Thảo luận 2. Bước đầu sống viễn ly thường là miễn cưỡng nhưng phải chăng đó là trạng thái tự nhiên của người tập tu? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 3. Kiến văn thường được hiểu là một phần của trí tuệ nhưng ở đây là hai pháp khác nhau. Chúng ta nên hiểu thế nào về sự khác biệt nầy? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Hiền nhân theo kinh điển Phật giáo mang ý nghĩa nào sau đây? 
A. là người “hiền như cục đất” /
 B. Là người có binh khí của kiến thức, viễn ly, trí tuệ để sống an lạc và mang lại lợi lạc cho tha nhân / 
C. Là người thật thà /
 D. Là người không bao giờ mích lòng ai

_ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1 : B.

Trắc nghiệm 2. Khả năng sống độc cư thanh tịnh nằm trong sức mạnh xuyên phá nào sau đây?
 A. Kiến văn /
 B. Viễn ly/ 
C. Minh mẫn /
 D. Không thuộc điều nào trong ba điều trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2 : B

No comments:

Post a Comment