Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 20/2/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.46
lvi) Ba tăng thượng: Ngã tăng thượng, thế tăng thượng, pháp tăng thượng (tīṇi ādhipateyyāni — attādhipateyyaṁ, lokādhipateyyaṁ, dhammādhipateyyaṁ).
Tăng thượng - ādhipateyya – là pháp khiến bản thân tốt hơn, tiến bộ hơn, tinh tấn hơn.
Ngã tăng thượng - attādhipateyyaṁ - tinh tấn dỏng mãnh vì nghĩ đến bản thân.
Thế gian tăng thượng - lokādhipateyyaṁ - tinh tiến nhờ nghĩ tới những tác động từ bên ngoài như sự khen ngợi hay khiển trách từ các bậc thiện tri thức.
Pháp tăng thượng - dhammādhipateyyaṁ - động lực hướng thượng từ nhận thức giá trị của chánh pháp vi diệu.
Đoạn kinh sau đây trích từ Tăng Chi Bộ Kinh giúp chúng ta thấy rõ hơn ý nghĩa của đề tài tăng thượng.
40.- Tăng Thượng
1-4
- Này các Tỷ-kheo, có ba tăng thượng này. Thế nào là ba? Ngã tăng thượng, thế giới tăng thượng, pháp tăng thượng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ngã tăng thượng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quan sát như sau: "Không phải vì y áo, ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Không phải vì món ăn khất thực, không phải vì sàng tọa, không phải vì nhân có mặt hay không có mặt ở đây mà ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, (nhưng với ý nghĩ như sau): "Nay ta bị rơi vào sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, rơi vào khổ, bị khổ chi phối. Có thể do làm như vậy, sự đoạn tận tất cả khổ uẩn này được hiện khởi lên (cho ta). Và ta đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đã đoạn tận tất cả các dục vọng như vậy, lại còn đeo đuổi các dục vọng như kia hay còn ác tệ hơn. Như vậy, thật không xứng đáng cho ta".
Vị ấy quan sát như sau: "Thắng tấn là tinh tấn của ta, không có thụ động; an trú là niệm của ta, không có thất niệm; khinh an là thân của ta, không có dao động; định tĩnh là tâm của ta, được nhứt tâm". Vị ấy làm cho tăng thượng tự ngã, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện, từ bỏ có tội, tu tập không tội, gìn giữ cho tự ngã được thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tự ngã tăng thượng.
2.- Như thế nào, này các Tỷ-kheo, là thế giới tăng thượng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, rồi thẩm sát như sau: "Không phải vì y áo, ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Không phải vì món ăn khất thực, không phải vì sàng tọa, không phải vì nhân có mặt hay không có mặt ở đây mà ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, (nhưng với ý nghĩ như sau): "Nay ta bị rơi vào sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, rơi vào khổ, bị khổ chi phối. Có thể làm như vậy, đoạn tận của tất cả khổ uẩn này được hiện khởi lên cho ta. Và ta đã xuất gia như vậy, lại có thể suy nghĩ về dục tầm hay có thể suy nghĩ về sân tầm, hay có thể suy nghi về hại tầm. To lớn là đại chúng này sống ở trong đời. Trong đại chúng sống ở đời, có các vị Sa-môn, Bà-la-môn có thần thông, có thiên nhãn, có tha tâm thông. Các vị này có thể thấy từ xa, tuy ở gần nhưng không thể thấy chúng được, và chúng có thể biết tâm ta với tâm của chúng. Chúng biết về ta như sau: "Hãy xem thiện nam tử này, tuy vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nhưng sống xen lẫn với các pháp ác, bất thiện". Lại có các chư Thiên có thần thông, có thiên nhãn, có tha tâm thông. Các vị này có thể thấy từ xa, tuy ở gần nhưng không thấy chúng được, và chúng có thể biết tâm ta với tâm của chúng. Các vị ấy có thể biết về ta như sau: "Hãy xem thiện nam tử này, tuy vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, nhưng sống xen lẫn với các pháp ác, bất thiện."
Vị ấy lại quan sát như sau: "Thắng tấn là tinh tấn của ta, không có thụ động; an trú là niệm của ta, không có thất niệm; khinh an là thân của ta, không có dao động; định tĩnh là tâm của ta, được nhứt tâm". Vị ấy làm cho tăng thượng thế giới, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện, từ bỏ có tội, tu tập không có tội, giữ gìn cho tự ngã được thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thế giới tăng thượng.
3.-Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp tăng thượng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, rồi thẩm sát như sau: "Không phải vì y áo, ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Không phải vì món ăn khất thực, không phải vì sàng tọa, không phải vì nhân có mặt hay không có mặt ở đây mà ta xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, (nhưng với ý nghĩ như sau): "Nay ta bị rơi vào sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, rơi vào khổ, bị khổ chi phối. Có thể do làm như vậy, đoạn tận tất cả các khổ uẩn này được hiện khởi lên cho ta. Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có kết quả ngay tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí tự mình giác hiểu. Nay ta có những người đồng Phạm hạnh, chúng sống biết và thấy. Ta đã được xuất gia trong pháp và Luật khéo giảng như vậy, không lẽ ta lại có thể sống biếng nhác phóng dật. Như vậy, thật không xứng đáng cho ta".
Vị ấy lại quán sát như sau: "Thắng tấn là tinh tấn của ta, không có thụ động; an trú là niệm của ta, không có thất niệm; khinh an là thân của ta, không có dao động; định tĩnh là tâm của ta, được nhứt tâm". Vị ấy làm cho tăng thượng pháp, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện, từ bỏ có tội, tu tập không tội, giữ gìn cho tự ngã được thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là pháp tăng thượng. Này các Tỷ-kheo, có ba pháp tăng thượng này.
4.
Trên đời không giấu được
Ác nghiệp tự mình làm
Ngã của ngươi ta biết
Là thật hay là giả
Ngươi thật khinh thiện ngã
Mặt giáp mặt chứng kiến
Muốn che giấu tự ngã
Ðiều ác tự ngã làm
Chư Thiên và Như Lai
Thấy rõ ở trong đời
Sở hành của kẻ ngu
Làm các hạng tà vạy
Vậy vị ngã tăng thượng
Sở hành phải chánh niệm
Vị thế giới tăng thượng
Hãy khôn khéo, Thiền tịnh
Với vị pháp tăng thượng
Hãy sống theo tùy pháp
Ðại sĩ không thối thất
Tinh cần theo chân lý
Nhiếp phục được ma quân
Chiến thắng được tử thần
Với tinh cần tinh tấn
Sanh đã được đoạn tận.
Bậc đạo sĩ như vậy,
Hiểu thế gian diệu chí
Ðối với tất cả pháp
Không có gì xúc phạm
Nguyên văn sớ giải:
lvi) Ba tăng thượng: Ngã tăng thượng, thế tăng thượng, pháp tăng thượng (tīṇi ādhipateyyāni — attādhipateyyaṁ, lokādhipateyyaṁ, dhammādhipateyyaṁ).
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
lv) Ba kiêu: Vô bệnh kiêu, niên tráng kiêu, hoạt mạng kiêu (tayo madā — ārogyamado, yobbanamado, jīvitamado).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Một người nặng khuynh hướng vị ngã có nên tạo phước hay tu tập thêm vì lợi ích bản thân như một lợi điểm hay nên lấy pháp làm trọng để quân bình? ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 3. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận và trắc nghiệm
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Một người thường tổ chức lễ trai tăng vì nghĩ rằng đó là cách tạo nhiều phước lành. Suy nghĩ đó thuộc về khuynh hướng nào sau đây?
A. Lấy bản thân làm trọng /
B. Lấy thế gian làm trọng /
C. Lấy pháp làm trọng /
D. Ba câu trên đều sai
_ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 1 : .A
Trắc nghiệm 2. Một người thường tổ chức lễ trai tăng vì nghĩ rằng bố thí là thiện pháp thù thắng có mặt trong tất cả danh sách thiện pháp. Suy nghĩ đó thuộc về khuynh hướng nào sau đây?
A. Lấy bản thân làm trọng /
B. Lấy thế gian làm trọng /
C. Lấy pháp làm trọng /
D. Ba câu trên đều sai
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm : .C.
Trắc nghiệm 3. Một người thường tổ chức lễ trai tăng vì nghĩ rằng những bạn đạo sẽ thân thương với mình vì phước hạnh nầy. Suy nghĩ đó thuộc về khuynh hướng nào sau đây?
A. Lấy bản thân làm trọng /
B. Lấy thế gian làm trọng /
C. Lấy pháp làm trọng /
D. Ba câu trên đều sai
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3: .B .
Trắc nghiệm 2. Một người thường tổ chức lễ trai tăng vì nghĩ rằng bố thí là thiện pháp thù thắng có mặt trong tất cả danh sách thiện pháp. Suy nghĩ đó thuộc về khuynh hướng nào sau đây?
A. Lấy bản thân làm trọng /
B. Lấy thế gian làm trọng /
C. Lấy pháp làm trọng /
D. Ba câu trên đều sai
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm : .C.
Trắc nghiệm 3. Một người thường tổ chức lễ trai tăng vì nghĩ rằng những bạn đạo sẽ thân thương với mình vì phước hạnh nầy. Suy nghĩ đó thuộc về khuynh hướng nào sau đây?
A. Lấy bản thân làm trọng /
B. Lấy thế gian làm trọng /
C. Lấy pháp làm trọng /
D. Ba câu trên đều sai
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3: .B .
No comments:
Post a Comment