Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 2/2/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP BA CHI phần 3.32
xl) Ba dục sanh: Này các Hiền giả, có những loại hữu tình do dục an trú. Ðối với các dục, họ chịu sự an trú, họ bị chi phối phụ thuộc, như loài Người, một số chư Thiên, một số tái sanh trong đọa xứ. Ðó là loại dục sanh thứ nhất. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình có lòng dục đối với những sự vật do họ tạo ra. Họ tạo hóa ra các sự vật và họ sống bị chi phối phụ thuộc hóa ra các sự vật và họ sống bị chi phối phụ thuộc trong những dục vọng ấy, như các loài chư Thiên Nimmàna-Rati (Hóa Lạc thiên). Ðó là loại dục sanh thứ hai. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình có lòng dục đối sự vật do các loài khác tạo ra. Họ sống bị chi phối phụ thuộc trong những dục vọng đối với sự vật do các loại khác tạo ra. Như các loài chư Thiên Para-nimmitava-savatti (Tha Hóa Tự tại thiên). Ðó là hạng dục sanh thứ ba (tisso kāmūpapattiyo {kāmuppattiyo (sī.), kāmupapattiyo (syā. pī. ka.)} — santāvuso sattā paccupaṭṭhitakāmā, te paccupaṭṭhitesu kāmesu vasaṁ vattenti, seyyathāpi manussā ekacce ca devā ekacce ca vinipātikā. ayaṁ paṭhamā kāmūpapatti. santāvuso, sattā nimmitakāmā, te nimminitvā nimminitvā kāmesu vasaṁ vattenti, seyyathāpi devā nimmānaratī. ayaṁ dutiyā kāmūpapatti. santāvuso sattā paranimmitakāmā, te paranimmitesu kāmesu vasaṁ vattenti, seyyathāpi devā paranimmitavasavattī. ayaṁ tatiyā kāmūpapatti).
xli) Ba loại lạc sanh: Này các Hiền giả, có những loài hữu tình (trong quá khứ) luôn luôn tạo ra (thiền định lạc) hay sống trong sự an lạc, như các vị Brahma - Kàyikà (Phạm Chúng thiên). Ðó là hạng lạc sanh thứ nhất. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình thấm nhuần, biến mãn, sung mãn, hưng thịnh với an lạc. Thỉnh thoảng họ thốt ra những câu cảm hứng: "Ôi an lạc thay! Ôi an lạc thay!", như chư Thiên Abhassarà (Quang Âm thiên). Ðó là hạng lạc sanh thứ hai. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình thấm nhuần, biến mãn, sung mãn, hưng thịnh với an lạc. Họ sống mãn túc với an lạc ấy, cảm thọ an lạc, như chư Thiên Subhakinnà (Biến Tịnh thiên). Ðó là loại lạc sanh thứ ba (tisso sukhūpapattiyo {sukhupapattiyo (syā. pī. ka.)} — santāvuso sattā {sattā sukhaṁ (syā. kaṁ.)} uppādetvā uppādetvā sukhaṁ viharanti, seyyathāpi devā brahmakāyikā. ayaṁ paṭhamā sukhūpapatti. santāvuso, sattā sukhena abhisannā parisannā paripūrā paripphuṭā. te kadāci karahaci udānaṁ udānenti — ‘aho sukhaṁ, aho sukhan’ti V.3.175, seyyathāpi devā ābhassarā. ayaṁ dutiyā sukhūpapatti. santāvuso, sattā sukhena abhisannā parisannā paripūrā paripphuṭā. te santaṁyeva tusitā {santusitā (syā. kaṁ.)} sukhaṁ P.3.219 {cittasukhaṁ (syā. ka.)} paṭisaṁvedenti, seyyathāpi devā subhakiṇhā. ayaṁ tatiyā sukhūpapatti ).
(Loài hữu tình) sanh ra liên hệ tới dục (Kāmūpapattiyo) là chúng sanh trong cõi dục giới. Chữ dục chỉ cho cảnh dục thuộc ngoại giới như sắc, thinh, khí, vị, xúc.
Loài hữu tình sống với dục vọng khao khát - sattā paccupaṭṭhitakāmā, te paccupaṭṭhitesu kāmesu vasaṁ vattenti, seyyathāpi manussā ekacce ca devā ekacce ca vinipātikā. – như chúng sanh trong khổ cảnh, loài người, cõi tứ thiên vương, đạo lợi, dạ ma, đâu suất.
Loài hữu tình tự biến hiện dục lạc cho mình - sattā nimmitakāmā, te nimminitvā nimminitvā kāmesu vasaṁ vattenti, seyyathāpi devā nimmānaratī. - chỉ cho chúng sanh cõi hoá lạc thiên.
Loài hữu tình được chúng sanh khác làm thoả mãn lạc thú - sattā paranimmitakāmā, te paranimmitesu kāmesu vasaṁ vattenti, seyyathāpi devā paranimmitavasavattī. - tức loài hữu tình cõi tha hoá tự tại.
(Loài hữu tình) sanh ra liên hệ tới lạc (tisso sukhūpapattiyo) là chúng sanh trong cõi sắc giới sanh sống với pháp hỷ thiền định thuộc nội giới.
Loài hữu tình sanh ra với hỷ lạc thiền định trong tâm hộ kiếp (như người đời thường nói là tiềm thức) sattā uppādetvā uppādetvā sukhaṁ viharanti, seyyathāpi devā brahmakāyikā. ayaṁ paṭhamā sukhūpapatti – đây là trạng thái hỷ lạc muội lược nhất như chư vị phạm chúng thiên.
Loài hữu tình sanh ra với hỷ lạc thiền định rõ nét nên thường thốt lời cảm thán về hạnh phúc tự thân - sattā sukhena abhisannā parisannā paripūrā paripphuṭā. te kadāci karahaci udānaṁ udānenti — ‘aho sukhaṁ, aho sukhan’ti , seyyathāpi devā ābhassarā – chỉ cho phạm thiên cõi quang âm thiên.
Loài hữu tình sanh ra với hỷ lạc thiền định biến mãn thuần thục tự tại - sattā sukhena abhisannā parisannā paripūrā paripphuṭā. te santaṁyeva tusitā sukhaṁ paṭisaṁvedenti, seyyathāpi devā subhakiṇhā - chỉ cho phạm thiên cõi biến tịnh thiên.
Hạnh phúc cõi dục gắn liền với ngoại giới nên liên hệ tới chúng sanh khác. Hạnh phúc cõi phạm thiên sắc giới liên hệ tới hỷ lạc thiền định nên nghiêng về nội tại. Trong mỗi cảnh giới lại có những những dị biệt về khả năng sống hạnh phúc. Bài học về các cõi cũng có thể là đề tài suy nghiệm trong cuộc sống hằng ngày về bản chất của hạnh phúc và khuynh hướng hướng ngoại hay hướng nội.
Nguyên văn sớ giải:
♦ kāmūpapattiyoti kāmūpasevanā kāmappaṭilābhā vā. paccupaṭṭhitakāmāti nibaddhakāmā nibaddhārammaṇā. seyyathāpi manussāti yathā manussā. manussā hi nibaddheyeva vatthusmiṁ vasaṁ vattenti V.3.166. yattha paṭibaddhacittā honti, satampi sahassampi datvā mātugāmaṁ ānetvā nibaddhabhogaṁ bhuñjanti. ekacce devā nāma catudevalokavāsino. tepi nibaddhavatthusmiṁyeva vasaṁ vattenti. ekacce vinipātikā nāma nerayike ṭhapetvā avasesā macchakacchapādayopi hi nibaddhavatthusmiṁyeva vasaṁ vattenti. maccho attano macchiyā kacchapo kacchapiyāti M.3.183. nimminitvā nimminitvāti nīlapītādivasena yādisaṁ yādisaṁ attano P.3.1001 rūpaṁ icchanti, tādisaṁ tādisaṁ nimminitvā āyasmato anuruddhassa purato manāpakāyikā devatā viya. nimmānaratīti evaṁ sayaṁ nimmite nimmite nimmāne rati etesanti nimmānaratī. paranimmitakāmāti parehi nimmitakāmā. tesañhi manaṁ ñatvā pare yathārucitaṁ kāmabhogaṁ nimminanti, te tattha vasaṁ vattenti. kathaṁ parassa manaṁ jānantīti? pakatisevanavasena. yathā hi kusalo sūdo rañño bhuñjantassa yaṁ yaṁ so bahuṁ gaṇhāti, taṁ taṁ tassa ruccatīti jānāti, evaṁ pakatiyā abhirucitārammaṇaṁ ñatvā tādisakaṁyeva nimminanti. te tattha vasaṁ vattenti, methunaṁ sevanti. keci pana therā “hasitamattena olokitamattena āliṅgitamattena ca tesaṁ kāmakiccaṁ ijjhatī”ti vadanti, taṁ aṭṭhakathāyaṁ “etaṁ pana natthī”ti paṭikkhittaṁ. na hi kāyena aphusantassa phoṭṭhabbaṁ kāmakiccaṁ sādheti. channampi hi kāmāvacarānaṁ kāmā pākatikā eva. vuttampi cetaṁ —
“cha ete kāmāvacarā, sabbakāmasamiddhino.
sabbesaṁ ekasaṅkhātaṁ, āyu bhavati kittakan”ti.
♦ sukhūpapattiyoti sukhappaṭilābhā. uppādetvā uppādetvā sukhaṁ viharantīti te heṭṭhā paṭhamajjhānasukhaṁ nibbattetvā upari vipākajjhānasukhaṁ anubhavantīti attho. sukhena abhisannāti dutiyajjhānasukhena tintā. parisannāti samantato tintā. paripūrāti paripuṇṇā. paripphuṭāti tasseva vevacanaṁ. idampi vipākajjhānasukhameva sandhāya vuttaṁ. ahosukhaṁ ahosukhanti tesaṁ kira bhavalobho mahā uppajjati. tasmā kadāci karahaci evaṁ udānaṁ udānenti. santamevāti paṇītameva. tusitāti tato uttariṁ sukhassa apatthanato santuṭṭhā hutvā. sukhaṁ paṭivedentīti tatiyajjhānasukhaṁ anubhavanti.
CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xl) Ba dục sanh: Này các Hiền giả, có những loại hữu tình do dục an trú. Ðối với các dục, họ chịu sự an trú, họ bị chi phối phụ thuộc, như loài Người, một số chư Thiên, một số tái sanh trong đọa xứ. Ðó là loại dục sanh thứ nhất. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình có lòng dục đối với những sự vật do họ tạo ra. Họ tạo hóa ra các sự vật và họ sống bị chi phối phụ thuộc hóa ra các sự vật và họ sống bị chi phối phụ thuộc trong những dục vọng ấy, như các loài chư Thiên Nimmàna-Rati (Hóa Lạc thiên). Ðó là loại dục sanh thứ hai. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình có lòng dục đối sự vật do các loài khác tạo ra. Họ sống bị chi phối phụ thuộc trong những dục vọng đối với sự vật do các loại khác tạo ra. Như các loài chư Thiên Para-nimmitava-savatti (Tha Hóa Tự tại thiên). Ðó là hạng dục sanh thứ ba (tisso kāmūpapattiyo {kāmuppattiyo (sī.), kāmupapattiyo (syā. pī. ka.)} — santāvuso sattā paccupaṭṭhitakāmā, te paccupaṭṭhitesu kāmesu vasaṁ vattenti, seyyathāpi manussā ekacce ca devā ekacce ca vinipātikā. ayaṁ paṭhamā kāmūpapatti. santāvuso, sattā nimmitakāmā, te nimminitvā nimminitvā kāmesu vasaṁ vattenti, seyyathāpi devā nimmānaratī. ayaṁ dutiyā kāmūpapatti. santāvuso sattā paranimmitakāmā, te paranimmitesu kāmesu vasaṁ vattenti, seyyathāpi devā paranimmitavasavattī. ayaṁ tatiyā kāmūpapatti).
xli) Ba loại lạc sanh: Này các Hiền giả, có những loài hữu tình (trong quá khứ) luôn luôn tạo ra (thiền định lạc) hay sống trong sự an lạc, như các vị Brahma - Kàyikà (Phạm Chúng thiên). Ðó là hạng lạc sanh thứ nhất. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình thấm nhuần, biến mãn, sung mãn, hưng thịnh với an lạc. Thỉnh thoảng họ thốt ra những câu cảm hứng: "Ôi an lạc thay! Ôi an lạc thay!", như chư Thiên Abhassarà (Quang Âm thiên). Ðó là hạng lạc sanh thứ hai. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình thấm nhuần, biến mãn, sung mãn, hưng thịnh với an lạc. Họ sống mãn túc với an lạc ấy, cảm thọ an lạc, như chư Thiên Subhakinnà (Biến Tịnh thiên). Ðó là loại lạc sanh thứ ba (tisso sukhūpapattiyo {sukhupapattiyo (syā. pī. ka.)} — santāvuso sattā {sattā sukhaṁ (syā. kaṁ.)} uppādetvā uppādetvā sukhaṁ viharanti, seyyathāpi devā brahmakāyikā. ayaṁ paṭhamā sukhūpapatti. santāvuso, sattā sukhena abhisannā parisannā paripūrā paripphuṭā. te kadāci karahaci udānaṁ udānenti — ‘aho sukhaṁ, aho sukhan’ti V.3.175, seyyathāpi devā ābhassarā. ayaṁ dutiyā sukhūpapatti. santāvuso, sattā sukhena abhisannā parisannā paripūrā paripphuṭā. te santaṁyeva tusitā {santusitā (syā. kaṁ.)} sukhaṁ P.3.219 {cittasukhaṁ (syā. ka.)} paṭisaṁvedenti, seyyathāpi devā subhakiṇhā. ayaṁ tatiyā sukhūpapatti ).
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Phước nghiệp thù thắng nào khiến chúng sanh sanh vào hai cõi hoá lạc thiên và tha hoá tự tại? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Tại sao vị thiên ở cõi tha hoá tự tại lại vốn là chúng sanh nhiều phước, nhiều năng lực lại là thiên ma ba tuần (māra pāpiya)? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Sự hào hứng thường được xem là đặc trưng của hạnh phúc nhưng tại sao trong thiền định thì hỷ (hân hoan) lại thô hơn lạc, xả? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment