Sunday, February 10, 2019

Bài học. Chủ Nhật ngày 10 tháng 2, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 10/2/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BA CHI phần 3.37

 xlvi) Ba nhãn: Nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn (tīṇi cakkhūni — maṁsacakkhu, dibbacakkhu, paññācakkhu).

Nhãn – cakkhu – nghĩa là con mắt cũng hàm nghĩa là khả năng thấy, biết. 
Nhục nhãn, maṁsacakkhu, là mắt thịt tức con mắt thấy cảnh sắc xanh, vàng, đỏ, vuông, tròn …
Thiên nhãn - dibbacakkhu, là khả năng siêu nhiên thấy được sắc tế và những gì ở rất xa như cảnh giới chư thiên, các loại hoá sanh …
Tuệ nhãn – paññācakkhu – là con mắt của trí tuệ. Bản sớ giải ghi là đây là trí tuệ siêu thế là trí tuệ của đạo quả. 
Nếu nói ngũ nhãn thì thêm pháp nhãn và Phật nhãn. 
Thị giác được xem là giác quan mở ra cái nhìn rộng lớn về thế giới. Chẳng những vậy mà khả năng “thấy” được hàm nghĩa với nhiều phương diện kể cả sự chứng đắc đạo quả. 


Nguyên văn sớ giải:
maṁsacakkhu cakkhupasādo. dibbacakkhu ālokanissitaṁ ñāṇaṁ. paññācakkhu lokiyalokuttarapaññā.

CHÁNH KINH
10. Này các Hiền giả, có ba pháp được Thế Tôn chơn chánh giảng dạy, vị đã biết, đã thấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Ở đây, mọi người cần phải cùng nhau tụng đọc, không có tranh luận, để phạm hạnh này được trường tồn, được duy trì lâu ngày, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là ba pháp?
……………………………..
xlv) xlvi) Ba nhãn: Nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn (tīṇi cakkhūni — maṁsacakkhu, dibbacakkhu, paññācakkhu).



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận  1 : Nghe nhiều so với thấy rộng cái nào khách quan hơn?- ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 2. Phải chăng trong hành trình giáo dục bản thân thì giai đoại đầu tốt hơn là lắng nghe hơn là bày tỏ quan kiến? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 3. Phải chăng sanh tử minh cũng thuộc thiên nhãn? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3b -.Thấy được chúng sanh chết cõi nầy sanh cõi kia có là cảnh sắc? - TT Tuệ  Siêu

Thảo luận  4. Tại sao tuệ nhãn không cần nhục nhãn mà thiên nhãn lại cần nhục nhãn? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 5. Khi tôn giả Anuruddha quan sát sự viên tịch liên thiền của Đức Phật thì ngài dùng tha tâm thông hay thiên nhãn thù diệu? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 6. Tại sao tuệ nhãn ở đây là thánh trí mà không kể luôn trí tuệ phàm phu? - TT Tuệ Siêu


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment