Monday, September 7, 2020

Phạn ngữ Pàli - Bài 5 KHỔ DIỆU ĐẾ - Thứ Hai, ngày 7 tháng 9, 2020

 Phạn ngữ Pàli – Lễ Phật - cách phát âm

 Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Ngày 1.9.2020

 Bài 5

KHỔ DIỆU ĐẾ,

Chia danh từ theo chủ cách, đối cách

 Đau khổ là đề tài lớn trong Phật học. Đoạn kinh ngắn sau đây trích từ Trường bộ II nói về khổ đế. Đức Phật dạy một cách hàm xúc, cụ thể như cần được hiểu toàn bộ của kiếp nhân sinh.

“katamañca, bhikkhave, dukkhaṃ ariyasacca? jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, maraṇampi dukkhaṃ, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsāpi dukkhā, appiyehi sampayogopi dukkho, piyehi vippayogopi dukkho yampicchaṃ na labhati tampi dukkhaṃ, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā”.

 Nầy các Tỷ khưu, thế nào là diệu đế về khổ? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, ai là khổ, ghét phải gần là khổ, thương phải xa là khổ. Nói ngắn gọn năm thủ uẩn là khổ.


Katama = là gì

ca = và

bhikkhave = nầy có tỳ khưu

dukkha = khổ

ariya = cao thượng, thánh

sacca = sự thật

jāti =  sanh

pi = cũng, chính là

jarā = già

maraṇa = chết

sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā = sầu, bi, khổ, ưu, ai (soka = sầu, parideva = bi, dukkha = khổ, domanassa= ưu, upāyāsā = ai, não)

appiyehi sampayogo = không thích phải gần

piyehi vippayogo = thân thương lại xa

yampicchaṃ na labhati tam = mong cầu nhưng không được (yam +pi+iccha = điều mong muốn, na = không, labhati = đạt được; ta= đó)

saṅkhittena = nói ngắn gọn

pañcupādānakkhandhā = năm thủ uẩn

 

Thuật ngữ dukkha, thường dịch là khổ,  có một ý nghĩa đặc biệt trong lời dạy của Đức Phật. Thuật ngữ nầy bao gồm tất cả những gì bất toàn, không vừa ý, rỗng không, khó chịu. Chữ khổ như khổ sở chỉ là một trong những phần của dukkha. Thật ra rất khó tìm một chữ tương đương để dịch thuật ngữ nầy. Ngay trong kinh văn của bài học chữ dukkha trong cụm từ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā chỉ là một phần nhỏ trong ý nghĩ của khổ thánh đế.

Trong bài học nầy thử làm quen với hai cách chia danh từ Pàli là chủ cách và đối cách. Nhìn vào hai câu dưới đây:

 Naro nāriṃ passati / người đàn ông thấy người đàn bà

Nārī   passati / người đàn bà thấy người đàn ông

 Trong cả hai câu thì hai chữ đầu naro (đàn ông) và nārī (đàn bà) thuộc chủ cách là chủ từ của câu.

 Trong cả hai câu thì hai chữ đầu  nāriṃ (đàn bà) và naraṃ (đàn ông) thuộc đối cách là túc từ của câu.

 Tại sao có sự thay đổi dễ lẫn lộn như vậy? Bởi vì vốn có hai chữ khác nhau nara (đàn ông) và nārī (đàn bà) đó là hai danh từ chưa chia (nguyên ngữ) là những chữ mà chúng ta tìm thấy khi tra tự điển.

 nara là danh từ nam tánh khi chia theo chủ cách, số ít thì biến thành naro; khi chia theo đối cách (túc từ) là naraṃ

 nārī là danh từ nữ tánh khi chia theo chủ cách là  nārī; khi chia theo đối cách (túc từ) là nāriṃ.

 

Chữ cái được nằm trong nhóm “bán phụ âm” luôn đi đứng sau nguyên âm chứ không bao giờ đứng trước. Khi đọc một mình như chữ cái thì đọc là “ăng”. Nếu đứng sau các nguyên âm thì đọc giống như “ng” trong tiếng Việt. Thí dụ: taṃ (tăng), tiṃ (ting), tuṃ (tung)



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành




 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment