Phạn ngữ Pàli – Lễ Phật - cách phát âm
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Ngày 21.9.2020
Bài 7
Kinh văn: DIỆT ĐẾ,
Học Phạn ngữ: Kết nối
từ ngữ hay Sandhi
Diệt khổ, trong ý nghĩa rốt
ráo, là cứu cánh của người tu Phật. Đây là điểm rất tế nhị thậm chí có phần vượt
ngoài sự diễn đạt của ngôn ngữ.
DIỆT
ĐẾ
“katamañca, bhikkhave, dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ? yo
tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo.
Này
các Tỷ kheo, và thế nào là khổ diệt thánh đế? Sự diệt tận không còn luyến tiếc
tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy) (Bản dịch
của HT Thích Minh Châu)
Katama
= là gì
ca
= và
bhikkhave
= này các tỳ khưu
dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ = khổ diệt thánh đế
yo
tassāyeva (tassa +eva) =vị ấy thật sự
taṇhāya
= khát ái
asesavirāganirodho (asesa+virāga+nirodho) = đoạn tận dục
tham
cāgo=
xả ly
paṭinissaggo
= từ bỏ
mutti=
giải thoát
anālayo
= vô nhiễm
Sự diệt khổ - dukkhanirodha- có
thể hiểu một trong hai cách: a. Đoạn trừ ái chấp đối với sắc, thinh, hương, vị,
xúc, pháp như được mô tả trong kinh Đại Niệm Xứ, Trường Bộ.
b. Níp bàn pháp vô vi siêu thế.
Cách
thứ nhất là nói theo pháp hành; cách thứ hai nói theo pháp thành.
Kết nối
từ ngữ trong Phạn ngữ Pàli là điều lạ lẫm với nhiều người Việt. Văn phạm Pàli gọi
là sandhi. Bài học nầy chỉ giới thiệu vài khái niệm sơ khởi.
Phạn
ngữ có nền văn học truyền khẩu lâu đời. Trong văn nói có nhiều kết nối để phù hợp
theo cách phát âm.
Katamañca = katama (thế nào, là gì) + ca (và). Phụ âm ñ được thêm vào để tương ứng với phụ
âm c
Có
khi kết nối tạo thành một danh từ ghép
paññā
+ indriyaṃ = paññ (ā) + indriyaṃ = paññindriyaṃ (tuệ quyền)
Đôi
khi kết hợp với chữ iti như một dấu chấm hết
lokassa
+ iti= lokass a→ā + i ti = lokassāti (của thế gian, ở thế gian)
Trên
đây là vài thí dụ tiêu biểu cho thấy sự kết nối được dùng trong rất nhiều trường
hợp cả văn nói lẫn văn viết. Phép kết nối – sandhi – có những quy luật nhất định
sẽ học sau nầy. Có thể nói đây là phần quan trọng mà người học cần lưu tâm.
Trong
tiếng Pàli có một số phụ âm cần học trực tiếp với người hướng dẫn để biết cách
phát âm đúng. Những phụ âm như dh, bh chỉ có người Tích Lan là đọc đúng giọng
thí dụ chữ sādhu (thiện thay, tốt lành thay) thường được người Việt, người Thái
đọc là “sa thú” người Tích Lan nghe giống như phát âm chữ satthu (kẻ thù). Nếu đọc
cho đúng là sa d-hú. Âm d đọc rất nhanh như “đờ”. Âm láy nầy ít có trong tiếng
Việt thí dụ chữ Khmer chúng ta thường đọc là Khờ me thực tế thì âm “kh” đọc rất
nhanh và rất nhẹ.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Trong văn học truyền khẩu, vốn là đặc điểm của Phạn ngữ, có phân biệt văn nói và văn viết chăng? Những kết nối các cụm từ, dấu phẩy, dấu chấm được xử lý thế nào? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Tại sao trong văn học Phạn ngữ khát ái (tanhà) được xem là khu rừng (vana)? - TT Pháp Đăng
3 Thảo luân 3. Trong kinh Đại Niệm Xứ Đức Phật dạy hành giả quán sát diệt đế qua sự đoạn trừ ái chấp đối với sắc, thinh, hương, vị...Sự đoạn trừ ái chấp đó có được xem là "niết bàn tại thế"? - TT Pháp Tân
Thảo luận 4. Nghĩ đến cứu cánh của sự tu hành chúng ta nên hướng cầu "thoát khổ" hay "được vui"? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment