Monday, September 14, 2020

Phạn ngữ Pàli - Bài 6 TẬP ĐẾ - Thứ Hai, ngày 14 tháng 9, 2020

 Phạn ngữ Pàli – Lễ Phật - cách phát âm

 Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Ngày 14.9.2020

 Bài 6

Kinh văn: TẬP ĐẾ,

Học Phạn ngữ: Chia động từ theo ba ngôi. 

 Để trị bệnh cần biết căn nguyên sanh bệnh. Đau khổ là vấn đề lớn của kiếp nhân sinh. Nguyên nhân của đau khổ được Đức Phật dạy chính là khát ái - taṇhā tức sự ham muốn không bao giờ thoả mãn được.

KHỔ DIỆU ĐẾ

 “katamañca, bhikkhave, dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ? yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī. seyyathidaṃ — kāmataṇhā bhavataṇhā vibhavataṇhā.

 Này các Tỷ khưu, thế nào là diệu đế về căn nguyên sanh khổ? Chính là khát ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Chính là dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

Katama = là gì

ca = và

bhikkhave = này các tỳ khưu

dukkhasamudaya (dukkha+samudaya) = cội nguồn sanh khổ

ariya = cao thượng, thánh

sacca = sự thật

yāyaṃ = ya (cái gì, cái nào, cái mà) = ayaṃ (cái nầy, chính là)

taṇhā = khát ái, sự khao khát không bào giờ thoả mãn được

ponobbhavikā = dẫn đi tái sanh
nandīrāgasahagatā = nadi (hỷ, sự thích thú) +rāga (dục tham) + sahagata (đi chung, cộng với, đồng hành) = cùng với hỷ tham

tatratatra = chỗ nầy chỗ kia

abhinandin = tầm cầu dục lạc

seyyathidaṃ = gồm có

kāmataṇhā = dục ái, khao khác dục lạc

bhavataṇhā = hữu ái, khao khát được là (ai đó, gì đó)

vibhavataṇhā = phi hữu ái, khao khát không phải là (ai đó, gì đó)

 

Trong từ vựng Phật học thuật ngữ tham – lobha thường nói về sự dính mắc với cảnh một cách tổng quát. Thuật ngữ taṇhā cũng là trạng thái dính mắc như “đậm đặc” hơn chỉ cho sự khao khát không bào giờ thoả mãn được thí dụ một người nghĩ là mình có một triệu Mỹ kim sẽ hoàn toàn hạnh phúc nhưng khi có được vẫn tiếp tục mong mỏi mà không bao giờ mãn nguyện như câu “túi tham không đáy”.

Trong Phạn ngữ Pàli động từ được chi theo chủ từ. Nhìn vào ba câu sau đây:

 So passati / ông ấy thấy

tva passasi / anh thấy

ahaṃ passāmi   / tôi thấy

 Đây là cách chia động từ theo thời hiện tại. Sự khác biệt là thay đổi ở phần cuối như -ati, -asi, -āmi.

 Trong sự phân chia ngôi có sự khác biệt giữa Phạn ngữ và Anh ngữ ở điểm ngôi thứ nhất (tôi, chúng tôi) được xếp thành ngôi thứ ba trong tiếng Pàli.

 Ngoài ngôi thứ, động từ còn được chia theo số ít, số nhiều.

 

 

Số ít

Số nhiều

Ngôi thứ nhất

Passati (nó thấy)

Passanti (chúng nó thấy)

Ngôi thứ hai

Passasi (anh thấy)

Passatha (các anh thấy)

Ngôi thứ ba

Passāmi (tôi thấy)

Passāma (chúng tôi thấy)

 

Nguyên ngữ chưa chia của động từ trong từ điển luôn luôn viết với dạng ngôi thứ nhất số ít như động từ “thấy” được viết là passati.

 Bởi vì trong động từ đã nêu rõ chia theo chủ từ từ nên trong nhiều trường hợp chỉ viết động từ là đủ thí dụ: dhammaṃ  passati / vị ấy thấy pháp. Không cần phải viết là “so dhammaṃ  passati” ( Câu  “ dhammaṃ  passati so maṃ  passati / vị ấy thấy pháp tức là thấy Như lai” có thể viết không cần chủ từ “so” ở đầu câu)

Người mới học Phạn ngữ Pàli thường lúng túng với cách phát âm chữ N với nhiều dạng thức. Thật ra thì rất đơn giản chỉ cần một chút tập trung sẽ nhanh chóng làm quen.

 n đọc như N thường trong tiếng Việt

  phụ âm nầy không bao đứng trước nguyên âm mà chỉ đứng sau giống như chữ -ng trong tiếng Việt thí dụ Saṅgha

 ñ đọc như “nh” trong tiếng Việt ñāna, añña

 ṇ  đọc như n với lưỡi áp vào nóc giọng



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành




 III Trắc Nghiệm

 

 


No comments:

Post a Comment