Bài 25
Tâm Vô Sắc Giới (Arūpāvacara Citta)
Tâm Vô Sắc Giới (Arūpāvacara Citta), cũng
như tâm sắc giới, là tâm chứng thiền (jhāna). Khác với tâm sắc giới, tâm thiền
vô sắc định tâm ở đối tượng hoàn toàn trừu tượng vượt khỏi vật chất. Bốn án xứ
trừu tượng của thiền vô sắc là:
- Không vô biên xứ (ākāsānañcāyatanabhūmi)
- Thức vô biên xứ (viññāṇañcāyatanabhūmi)
- Vô sở hữu xứ (ākiñcaññāyatanabhūmi)
- Phi tưởng phi phi tưởng (nevasaññānāsaññāyatanabhūmi)
Chú tâm vào đề mục bằng định lực của ngũ thiền
Không phải là chìm vào thế giới tư duy trừu tượng là nhập thiền vô
sắc mà phải tập chú bằng năng lực tam muội định của ngũ thiền sắc giới là tâm có
hai thiền chi xả và định. Thiền vô sắc cần sự biến mãn vô hạn định nêu không thể
đạt được với tâm thiền thấp hơn. Thí dụ có những định luật vật lý không thể đo đạt
bằng dụng cụ mà chỉ thuần dựa trên những phương trình toán học. Để thấu hiểu và
chứng minh những phương trình đó cần trình độ cao.
Dùng ý niệm vô hạn vượt lên trên cái hữu hạn
Sự khác biệt giữa vật chất và phi vật chất đối với thiền giả là vật
chất hữu hạn còn phi vật chất là vô hạn. Tất cả đơn vị vật chất cực vi đều được
tách rời bởi “chân không”. Như vậy vật chất luôn hữu hạn và chỉ có “hư không là
vô biên”. Ý niệm đó giúp vượt khỏi tất cả những quan niệm liên hệ tới vật chất
dù là hình tướng hay màu sắc.
Khi sự phủ nhận là lực đẩy
Trong sự tu luyện tam muội định bằng án xứ vô sắc điểm nổi bật là
sự phủ nhận ý niệm hiện có để làm điểm tựa vươn lên. Từ sự phủ nhân tánh biến mãn
vô lượng của sắc, hành giả khai triển tâm định trên ý niệm chỉ có chân không là
vô biên; đi xa hơn, hành giả khẳng định là chân không còn bị tâm biết nên không
gọi thể là vô biên mà chỉ có cái biết hay thức là vô biên; tiếp sau đó là ý niệm
phủ nhận tánh vô biên của cả hai tâm và cảnh vì nếu cảnh là hữu hạn thì tâm biết
cảnh không thể là vô hạn từ đó hành giả an trú vào ý niệm tất cả đều không thực;
ở bước sau cùng gần giống như sự quay đầu (uturn): đành rằng tất cả đều không
nhưng còn có cái biết tất cả đều không nên “chẳng phải là nhận thức, chẳng phải
là không nhận thức”
Khi hư là thực, thực là hư
Trong bốn án xứ của tâm thiền vô sắc thì hai án xứ không vô biên xứ
và vô sở hữu xứ thuần là khái niệm thi thiết không phải là cảnh chân đế trong lúc
hai án xứ thức vô biên xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ biết cảnh chân đế vì quán
chiếu đối với nhận thức (tâm) chứ không phải dựa trên đối tượng của tư duy (cảnh).
Sự áp đảo của luật tương đối
Mặc dù trong thiền vô sắc tầng cao hơn phủ nhận tầng thấp hơn nhưng
không có giá trị tuyệt đối. Ý niệm chân không là vô biên đúng với so với vật chất
nhưng không đúng theo thiền án thức vô biên. Đi xa hơn cũng vậy. Không có giá
trị tuyệt đối tại đây. Thí dụ như chúng ta nói: càng học càng thấy mình dốt. Người
ta có thể phản bác nến càng học càng thấy mình dốt thì học để là gì? Vì học là để
hết dốt. Thực tế thấy được cái dốt của mình cũng là sự hiểu biết nên có.
Chỉ là phương tiện để nâng cao định lực
Bốn án xứ của thiền vô sắc là chân không vô biên, thức vô biên, vô
sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng không phải là những định luật mà là phương tiện
để khai triển tam muội định thí dụ như văn phạm là những quy ước không mang giá
trị vĩnh cữu nhưng nói sai văn phạm thì ngôn ngữ bất thông. Tất cả án xứ đều
mang tánh thuần về “kỹ thuật” không có chuyện đúng sai, phải quấy. Khi Đức Phật
nhập vào không vô biên xứ không có nghĩa là Ngài nhận thức sai để rồi khi thể
nhập thức vô biên xứ thì phủ nhận ý niệm trước kia.
Không có sự chồng lấn trong cảnh giới thuần tư duy bằng định lực
Trong thiền sắc giới cũng án xứ đó càng tu tập càng thuần thục, càng giảm bớt các thiền chi (tầm, tứ, hỷ, lạc, định). Điều nầy tạo nên các tầng thiền sắc giới như sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, ngũ thiền. Trong thiền vô sắc mỗi tầng thiền là một án xứ riêng biệt thậm chí tầng cao hơn phủ nhận tầng thấp hơn. Chính vì điểm nầy cả bốn tầng thiền vô sắc đều có bốn án xứ hoàn toàn khác nhau.
Chữ rūpā trong Phạn ngữ thường được dịch trong Hán ngữ
là sắc. Cả hai đều được dùng trong nhiều ý nghĩa tuỳ ngữ cảnh có thể là đối tượng
của thị giác tức cảnh sắc; hoặc là hình tưởng như tượng Phật. Chữ sắc và vô sắc
trong thiền chỉ cho án xứ liên hệ vật chất hay phi vật chất.
Thiền sắc và thiền vô sắc được dạy bởi Đức Phật và cũng có trong bà
la môn giáo. Khi Phật giáo phát triển sau nầy thì những án xứ của thiền vô sắc được
khai triển thành những hệ tư tưởng quan trọng nhưng từ “chân không vô biên” tạo
thành “thế giới hoa tạng” của Kinh Hoa Nghiêm; “thức vô biên” tạo thành “duy thức”
trong Pháp tướng tông; “vô sở hữu” tạo thành “giáo lý Tánh Không” và “phi tưởng
phi phi tưởng” là nền tảng của “giáo lý Bát nhã”. Điều nên nhớ là theo Tam tạng
Pàli bốn khái niệm trên hoàn toàn là án xứ để khai triển tam muội định của thiền
vô sắc không phải là nền tảng chủ đạo của giáo điển. Một điểm quen thuộc của Phật
giáo Đại Thừa là ý niệm “phương tiện mà nói” của Phật là điều xa lạ với Tạng Pàli.
Ngày
nay khi người ta phóng phi thuyền vũ trụ thám hiểm các hành tinh xa xôi như hoả
tinh (Mar) thì ngoài hoả tiển còn dùng tới
lực đẩy của các hành tinh để đưa phi thuyền đến đích điểm mong muốn. Điều
nầy có thể dùng làm thí dụ cho “lực đẩy” của các tầng thiền vô sắc: mượn thế mà
đi tới. Đơn giản chỉ có vậy: không hơn không kém.
Tâm
vô sắc giới là những thiền chứng đạt bằng những án xứ trừu tượng.
Bốn
án xứ Không vô biên xứ (ākāsānañcāyatanabhūmi), Thức vô biên xứ (viññāṇañcāyatanabhūmi),
Vô sở hữu xứ (ākiñcaññāyatanabhūmi), Phi tưởng phi phi tưởng
(nevasaññānāsaññāyatanabhūmi) là ý niệm nâng cao tâm định chú không là những định
luật cố nhiên.
Ý
niệm vượt thoát khỏi những hạn cuộc luôn chủ đạo trong bốn án xứ vô sắc.
Tâm
vô sắc giới trong biểu đồ chư pháp:
Bài
học trước là: Các Loại Tâm Sắc Giới
Bài
học tiếp theo sẽ là: Các Loại Tâm Vô Sắc Giới
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
T
Thảo luận 1. Tất cả tâm vô sắc đều là trạng thái ngũ thiền (xả và định) thì như vậy có cao hay thấp chăng hay chỉ có trước sau thôi? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Tại sao một vị đã chứng tầng cao hơn như thức vô biên lại có thể nhập vào không vô biên mới nghe như sự bất nhất? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment