Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
41. Kinh Sāleyyaka
(Sāleyyaka Sutta)
42. Kinh Verañjaka
(Verañjaka Sutta)
Sāleyyakā có nghĩa là người xứ Sālā, một huyện nằm trong nước Kosala. Dân làng nầy toàn người thuộc giai cấp Bà la môn.
Verañjaka có nghĩa là người xứ Verañja một trấn gần Kosambi.
Hai bài kinh nầy được đặt tên theo danh gọi nhóm thính chúng nghe pháp thoại.
Tuy hai duyên sự ở hai địa điểm và thời điểm khác nhau như nội dung bài pháp giống nhau nên gom chung thành một bài giảng.
188. Câu hỏi về siêu đạo của chúng chúng sanh
Những người bà la môn có tâm thành cầu học đạo lý đến gặp Đức Thế Tôn xin được giảng dạy về sự tái sanh của chúng sanh sau khi chết:
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn đang du hành trong nước Kosala (Kiều tất la) cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo đi đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Sālā.
Các gia chủ Bà-la-môn ở Sala nghe rằng: "Người ta nói Sa-môn Gotama, là Thích Tử, xuất gia từ gia tộc Sakya, đang du hành trong nước Kosala với Ðại chúng Tỷ-kheo, và đã đến Sa-la. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa. Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Lành thay nếu được yết kiến một A-la-hán như vậy!"
Rồi các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, một số đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên những lời chào đón, thân hữu xã giao với Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số chấp tay vái Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên tên họ của mình trước mặt Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số giữ im lặng rồi ngồi xuống một bên.
Sau khi ngồi xuống một bên, các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la bạch Thế Tôn:
-- Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục? Này Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này?
-- Này các Gia chủ, do nhân hành phi pháp, hành phi pháp chánh đạo, này các Gia chủ, mà như vậy, ở đây có một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các gia chủ, mà như vậy, ở đây có một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh thiện thú, Thiên giới, đời này.
-- Chúng con không thể hiểu đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết một cách vắn tắt nếu không được giải thích rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng con để chúng con có thể hiểu đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết một cách vắn tắt!
-- Như vậy, này các Gia chủ, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, Tôn giả.
189. Những gì được gọi là phi pháp hành, phi chánh đạo
Gồm có ba thân ác hành, khẩu ác hành và ý ác hành.
Các vị gia chủ Bà-la-môn, ở Sa-la vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Này các gia chủ, có ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo, có ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo. Này các gia chủ, thế nào là ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình. Người này lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh đối với các dục lạc, giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa.
Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo. Này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì Ông biết"; dầu cho người ấy không biết, người ấy nói: "Tôi biết"; dầu cho người ấy biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay dầu cho người ấy không thấy, người ấy nói: "Tôi thấy"; hay dầu cho người ấy thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy". Như vậy, lời nói của người ấy trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia, nói dễ sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp hay xúi dục những kẻ ly gián, ưa thích phá hoại, vui thích phá hoại, thích thú phá hoại, nói những lời đưa đến phá hoại. Và người ấy là người nói lời thô ác. Bất cứ lời gì thô ác, tàn ác, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo.
Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!" Lại có người có tâm sân, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: "Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại!" Lại có người có tà kiến, có tưởng điên đảo như: "Không có bố thí, không có kết quả của bố thí, không có tế lễ, không có cúng dường, các hành vi thiện ác, không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chính hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau". Như vậy, này các Gia chủ, là ba ý hành phi pháp, phi chánh đạo. Như vậy do nhân hành phi pháp, hành phi chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Thân ác hành được giảng rõ: sát sanh, trộm cướp, tà dâm.
Khẩu ác hành được giảng rõ: nói dối, nói chia rẽ, nói độc ác, nói phù phiếm.
Ý ác hành được giảng rõ: tham ác, sân ác, tà kiến ác.
190. Những gì được gọi là hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, đưa đến tái sanh vào cõi an lạc
Gồm có ba thân thiện hành, bốn khẩu thiện hành và ba ý thiện hành. Tổng cộng là mười thiện hạnh đối ngược với mười ác hạnh nói trên:
Này các Gia chủ, có ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
(Ba thân thiện hành) - Này các Gia chủ, thế nào là ba loại thân hành đúng pháp, đúng thánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loại hữu tình; từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy; từ bỏ sống theo tà hạnh đối với các dục, không giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
(Bốn khẩu thiện hành) - Và này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ vọng ngữ, tránh xa vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giũa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì Ông biết", nếu biết người ấy nói "Tôi biết"; nếu không biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy"; nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy, lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia; như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, ưa thích hòa hợp, vui thích hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, những lời nói nhu hòa, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, người ấy nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có ích lợi. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
(Ba ý thiện hành) - Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người không có tham ái, không tham lam tài vật của kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!" Lại có người không có tâm sân, không có khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: "Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân!" Người ấy có chánh kiến, không có tưởng điên đảo: "Có bố thí, có kết quả của bố thí, có tế lễ, có cúng dường, các hành vi thiện ác có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời, có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và đời sau". Như vậy, này các Gia chủ, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Như vậy, do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này.
Thân thiện hành được giảng rõ: từ bỏ sát sanh, từ bỏ trộm cướp, từ bỏ tà dâm.
Khẩu thiện hành được giảng rõ: từ bỏ nói dối, từ bỏ nói chia rẽ, từ bỏ nói độc ác, từ bỏ nói phù phiếm.
Ý thiện hành được giảng rõ: từ bỏ tham ác, từ bỏ sân ác, từ bỏ tà kiến ác.
191. Từ bỏ thập ác và tu thập thiện cũng cần thiết để sanh vào những cõi vui dục giới, cõi phạm thiên sắc giới, cõi phạm thiên vô sắc giới và chứng quả giải thoát niết bàn
Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: "Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh vào đại phú gia, vương tộc Sát-đế-lị!" Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào đại phú gia, vương tộc Sát-đế-lị. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: "Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh vào đại phú gia Bà-la-môn... đại phú gia gia chủ!" Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào đại phú gia gia chủ. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo mong ước: "Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh thân hữu với chư thiên Tứ thiên vương... với chư thiên cõi trời Ba mươi ba... với chư thiên Dạ ma với chư thiên Ðâu-suất-đà... với chư thiên Hóa lạc... với chư thiên Tha hóa tự tại... với chư thiên Phạm chúng... với chư thiên Quang thiên... với chư thiên Thiểu Quang thiên... với chư thiên Vô lượng quang thiên... với chư thiên Quang âm thiên... với chư thiên Tịnh thiên... với chư thiên Thiểu tịnh thiên... với chư thiên Vô lượng tịnh thiên... với chư thiên Biến tịnh thiên... với chư thiên Quảng quả thiên... với chư thiên Vô phiền thiên... với chư thiên Vô nhiệt thiên... với chư thiên Thiện hiện thiên... với chư thiên Thiện kiến thiên... với chư thiên Sắc cứu kính thiên... với chư thiên Hư không vô biên xứ thiên... với chư thiên Thức Vô biên xứ thiên... với chư thiên Vô sở hữu xứ thiên... với chư thiên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên"! Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh thân hữu với chư thiên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: "Ôi, mong rằng, với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu !" Sự kiện này xảy ra, vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Khi nghe nói vậy, các gia chủ Bà-la-môn ở Sa-la bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vị diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện để trình bày. Và nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng, mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng!
Nên hiểu như vầy: không có bất cứ ai được sanh vào những cõi vui dục giới, cõi phạm thiên sắc giới, cõi phạm thiên vô sắc giới và chứng quả giải thoát niết bàn mà có thân nghiệp ác, khẩu nghiệp ác, ý nghiệp ác.
Cũng nên hiểu thêm khi ba nghiệp hiền thiện giống như mảnh đất đã dược dọn sạch sẳn sàng để gieo hạt giống lành.
Một hành trình viên mãn để sanh vào cõi an lạc hay chứng quả giải thoát cần cả ba yếu tố: Không làm TẤT CẢ điều ác, huân tu thiện nghiệp, thanh lọc tâm ý.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
42. Kinh Verañjaka
(Verañjaka Sutta)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tịnh xá ông Anathapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ các gia chủ Bà-la-môn Veranjaka đến trú tại Sāvatthī vì một vài công việc. Các gia chủ Bà-la-môn được nghe: "Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ giòng họ Sakya (Thích-ca), nay ở Sāvatthī, tại Jetavana, tịnh xá ông Anathapiṇḍika. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và loài Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa. Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Lành thay, nếu được yết kiến một vị A-la-hán như vậy!"
Rồi các gia chủ Bà-la-môn ở Veranja đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, một số đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên những lời thân hữu chào đón xã giao với Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số chấp tay vái Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số nói lên tên họ của mình trước mặt Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số giữ im lặng rồi ngồi xuống một bên.
Sau khi ngồi xuống một bên, các gia chủ Bà-la-môn ở Veranja bạch Thế Tôn:
-- Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục? Này Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây, một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, Thiên giới đời này?
-- Này các Gia chủ, do nhân hành phi pháp, hành phi chánh đạo, này các Gia chủ, mà như vậy ở đây, có một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cói dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các Gia chủ, mà như vậy ở đây, có một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này.
-- Chúng con không thể hiểu một cách đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết giảng một cách vắn tắt nếu không được giải thích rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng con, để chúng con có thể hiểu một cách đầy đủ những gì Tôn giả Gotama thuyết giảng một cách vắn tắt!
-- Như vậy, này các Gia chủ, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, Tôn giả.
Các vị Gia chủ Bà-la-môn ở Veranja vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Này các gia chủ, có ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo, có ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo. Này các gia chủ, thế nào là ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người sát sanh, tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loài hữu tình. Người này lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác hoặc tại thôn làng hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh đối với các dục lạc, giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo.
Này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì Ông biết"; dầu cho người ấy không biết, người ấy nói: "Tôi biết"; dầu cho người ấy biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay dầu cho người ấy không thấy, người ấy nói: "Tôi thấy"; hay dầu cho người ấy thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy". Như vậy, lời nói của người ấy trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia, nói dễ sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp hay xúi dục những kẻ ly gián, ưa thích phá hoại, vui thích phá hoại, thích thú phá hoại, nói những lời đưa đến phá hoại. Và người ấy là người nói lời thô ác. Bất cứ lời gì thô ác, tàn ác, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo.
Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!" Lại có người có tâm sân, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: "Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại!" Lại có người có tà kiến, có tưởng điên đảo như: "Không có bố thí, không có kết quả của bố thí, không có tế lễ, không có cúng dường, các hành vi thiện ác, không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chính hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau". Như vậy, này các Gia chủ, là ba ý hành phi pháp, phi chánh đạo. Như vậy do nhân hành phi pháp, hành phi chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Này các Gia chủ, có ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Này các Gia chủ, thế nào là ba loại thân hành đúng pháp, đúng thánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loại hữu tình; từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy; từ bỏ sống theo tà hạnh đối với các dục, không giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại thân hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Và này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người từ bỏ vọng ngữ, tránh xa vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giũa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì Ông biết", nếu biết người ấy nói "Tôi biết"; nếu không biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy"; nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy, lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia không đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia; như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, ưa thích hòa hợp, vui thích hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Từ bỏ lời nói độc ác, tránh xa lời nói độc ác, những lời nói nhu hòa, đẹp tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời, người ấy nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về Chánh pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có ích lợi. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người không có tham ái, không tham lam tài vật của kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!" Lại có người không có tâm sân, không có khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: "Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân!" Người ấy có chánh kiến, không có tưởng điên đảo: "Có bố thí, có kết quả của bố thí, có tế lễ, có cúng dường, các hành vi thiện ác có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời, có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và đời sau". Như vậy, này các Gia chủ, có ba loại ý hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Như vậy, do nhân hành đúng pháp, hành đúng chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, đời này.
Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: "Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh vào đại phú gia, vương tộc Sát-đế-lị!" Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào đại phú gia, vương tộc Sát-đế-lị. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: "Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh vào đại phú gia Bà-la-môn... đại phú gia gia chủ!" Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào đại phú gia gia chủ. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo. Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo mong ước: "Ôi, mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, tôi được sanh thân hữu với chư thiên Tứ thiên vương... với chư thiên cõi trời Ba mươi ba... với chư thiên Dạ ma với chư thiên Ðâu-suất-đà... với chư thiên Hóa lạc... với chư thiên Tha hóa tự tại... với chư thiên Phạm chúng... với chư thiên Quang thiên... với chư thiên Thiểu Quang thiên... với chư thiên Vô lượng quang thiên... với chư thiên Quang âm thiên... với chư thiên Tịnh thiên... với chư thiên Thiểu tịnh thiên... với chư thiên Vô lượng tịnh thiên... với chư thiên Biến tịnh thiên... với chư thiên Quảng quả thiên... với chư thiên Vô phiền thiên... với chư thiên Vô nhiệt thiên... với chư thiên Thiện hiện thiên... với chư thiên Thiện kiến thiên... với chư thiên Sắc cứu kính thiên... với chư thiên Hư không vô biên xứ thiên... với chư thiên Thức Vô biên xứ thiên... với chư thiên Vô sở hữu xứ thiên... với chư thiên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên"! Sự kiện này xảy ra, vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh thân hữu với chư thiên Phi tưởng Phi phi tưởng xứ thiên. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Này các Gia chủ, nếu một vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo, mong ước: "Ôi, mong rằng, với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu !" Sự kiện này xảy ra, vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu. Vì sao vậy? Vì vị ấy là vị hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
Khi nghe nói vậy, các gia chủ Bà-la-môn ở Veranjaka bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vị diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện để trình bày. Và nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo Tăng, mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng!
-ooOoo-
Kinh số 41 [tóm tắt]
Kinh Sāleyya
(Sāleyyaka Sutta)
(M.i, 285)
Các Bà-la-môn ở Sālā nghe danh đức Phật nên đến yết kiến Ngài và hỏi do nhân duyên gì một số loài hữu tình khi chết đọa vào ác thú, một số người được sanh vào cõi lành. Đức Phật dạy là do nhân hành phi pháp, hành không thăng bằng (visamacariyā) nên có người sanh vào ác thú; do hành đúng pháp, hành thăng bằng nên có người sanh vào cõi lành.
Rồi đức Phật giải thích phi pháp hành, hành không thăng bằng, là mười ác nghiệp; hành đúng pháp, hành thăng bằng, là mười thiện nghiệp. Một vị hành đúng pháp, hành thăng bằng, nếu có mong ước được sanh vào gia tộc Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn, Đại phú gia chủ, Bốn thiên vương, Tam thập tam thiên, Dạ-ma thiên, Đâu-suất-đà thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên, Phạm chúng thiên, Quang thiên, Thiểu quang thiên, Vô lượng quang thiên, Cực quang thiên, Quan âm thiên, Chư tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên, Biến tịnh thiên, Quảng quả thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Sắc cứu kính thiên, Không vô biên xứ thiên, Thức vô biên xứ thiên, Vô sở hữu xứ thiên, Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên, thời sẽ thành tựu được mong ước sanh vào những cảnh giới trên.
(Kinh này có giải thích về mười ác nghiệp và mười thiện nghiệp rất rõ ràng).
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 41 [toát yếu]
Kinh Sāleyya
(Sāleyyaka Sutta)
(M.i, 285)
A. Duyên khởi:
Các gia chủ Bà-la-môn ở làng Sa-la đến hỏi Thế Tôn về nguyên nhân bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục và nguyên nhân được sanh vào thiện thú, Thiên giới. Rồi Thế Tôn thuyết giảng kinh này với mười nghiệp đạo.
B. Chánh kinh:
I. Thế Tôn nói vắn tắt về nguyên nhân sanh vào thiện thú và ác thú.
II. Thế Tôn giải thích rộng rãi lời dạy này với mười hạnh nghiệp
1. Mười ác nghiệp đưa đến cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục:
a. Ba loại thuộc thân hành là sát sanh, trộm cắp, và tà hạnh đối với các dục.
b. Bốn loại thuộc khẩu hành là vọng ngữ, nói hai lưỡi, nói thô ác, và nói phù phiếm.
c. Ba loại thuộc ý hành là tham, sân, và điên đảo tưởng.
2. Mười thiện nghiệp đưa đến thiện thú, Thiên giới, đời này:
a. Ba loại thuộc thân hành là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, và từ bỏ tà hạnh đối với các dục.
b. Bốn loại thuộc khẩu hành là từ bỏ vọng ngữ, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói thô ác, và từ bỏ nói phù phiếm.
c. Ba loại thuộc ý hành là không tham, không sân, và có chánh kiến.
III. Kết quả như ý do hành đúng pháp, đúng chánh đạo.
C. Kết luận:
Các Gia chủ Bà-la-môn ở Sala tán thán Thế Tôn và xin quy y Tam Bảo.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
41. Kinh Sāleyyaka (Sāleyyaka Sutta)
42. Kinh Verañjaka (Verañjaka Sutta)
I. TOÁT YẾU
The brahmins of Sāla and of Veranja.
In these two nearly identical suttas, the Buddha explains to the groups of brahmin householders the courses of conduct leading to rebirth in lower realms and the courses leading to higher rebirth and deliverance.
Các bà-la-môn ở Sāla và ở Veranja.
Trong hai kinh gần giống nhau này, Phật giảng cho các nhóm gia chủ Bà-la-môn về các nghiệp đạo đưa đến tái sinh ở các cõi thấp, và các nghiệp đạo đưa đến tái sinh cao cấp và đưa đến giải thoát.
II. TÓM TẮT
Phật giảng tại thôn Sāla cho dân chúng nước Kosala, và tại Xá vệ cho dân Veranja đến viếng, về mười ác nghiệp và 10 thiện nghiệp, khi được hỏi do nhân gì sau khi chết có hữu tình sinh vào đọa xứ, có hữu tình vào cõi lành. Sinh vào đọa xứ là do ba ác nghiệp về thân: sát sinh, trộm cắp, tà dâm; bốn ác nghiệp về khẩu: nói láo, nói hai lưỡi, nói thô ác, nói lời vô ích; và ba ác nghiệp về ý: tham, sân, tà kiến. Ai từ bỏ mười ác nghiệp này, hành đúng chánh đạo, thì tùy ý muốn, có thể sinh vào các dòng họ cao quý trong loài người, hoặc sinh vào các cõi trời dục giới hay sắc giới, vô sắc giới.
III. CHÚ GIẢI
Có tà kiến "Không có bố thí" nghĩa là tà kiến phủ nhận quả báo của bố thí. "Không đời này, đời sau" phủ nhận tái sinh. "Không mẹ, không cha" phủ nhận quả báo của sự bất hiếu hay có hiếu với cha mẹ. "Không có sa môn..." phủ nhận hiện hữu của Phật và các bậc A-la-hán. Đây toàn là những loại chấp "không tưởng" của chủ nghĩa duy vật.
"Hành đúng pháp, đúng chánh đạo" được nói trong Kinh, là điều kiện cần để tái sinh vào các cõi trời và diệt tận lậu hoặc, nhưng chưa phải là đủ. Ví dụ, muốn tái sinh vào cõi Phạm thiện trở lên, cần phải đắc các thiền chứng. Muốn tái sinh vào các cõi Tịnh cư [ngũ tịnh cư thiên] thì phải đắc quả Bất hoàn. Muốn tái sinh vào các cõi vô sắc, phải đắc các thiền chứng vô sắc tương ứng, như Không vô biên, Thức vô biên, vv. Muốn đạt đến Diệt tận lậu hoặc, cần phải thực hành trọn vẹn thánh đạo tám ngành cho đến A-la-hán đạo.
IV. PHÁP SỐ
Ba thân hành, ba ý hành, bốn khẩu hành, mười ác nghiệp, mười thiện nghiệp, 28 cõi trời.
V. KỆ TỤNG
Phật đến làng Sa-la
Trong xứ Ko-sa-la
Dân chúng nghe tin đồn
Đi đến yết kiến Phật
- Bạch tôn giả, nhân gì
Hữu tình sinh cõi dữ
Lại do nhân duyên gì
Được sinh cõi tốt lành?
-Do nhân hành phi pháp
Hữu tình sinh cõi ác
Do nhân hành đúng pháp
Một số sinh cõi lành.
Ba thân hành phi pháp
Là sát sinh, trộm cắp
Tà hạnh trong dâm dục.
Bốn khẩu hành phi pháp
Nói láo và hai lưỡi
Lời thô, lời vô ích.
Ba ý hành phi pháp
Là tham, sân, tà kiến.
Từ bỏ mười ác pháp
Sống đúng theo chánh đạo
Biết thương xót hữu tình
Không trộm cắp tài vật
Không tà hạnh dâm dục:
Ba thân hành đúng pháp.
Tránh nói dối, hai lưỡi,
Tránh lời ác, phù phiếm:
Bốn ngữ hành đúng pháp.
Không tham lam sân hận
Và lại có chánh kiến:
Ba ý hành đúng pháp.
Ai loại trừ mười ác
Và thực hành mười thiện
Có thể tùy ý muốn
Sinh vào các cõi lành.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
41. Sāleyyakasuttaṃ [Mūla]
439. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā kosalesu cārikaṃ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṃ yena sālā nāma kosalānaṃ brāhmaṇagāmo tadavasari. Assosuṃ kho sāleyyakā brāhmaṇagahapatikā : ''samaṇo khalu, bho, gotamo sakyaputto sakyakulā pabbajito kosalesu cārikaṃ caramāno mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṃ sālaṃ anuppatto. Taṃ kho pana bhavantaṃ gotamaṃ evaṃ kalyāṇo kittisaddo abbhuggato : 'itipi so Bhagavā arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho Bhagavā. So imaṃ lokaṃ sadevakaṃ samārakaṃ sabrahmakaṃ sassamaṇabrāhmaṇiṃ pajaṃ sadevamanussaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedeti. So dhammaṃ deseti ādikalyāṇaṃ majjhekalyāṇaṃ pariyosānakalyāṇaṃ sātthaṃ sabyañjanaṃ kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ pakāseti. Sādhu kho pana tathārūpānaṃ arahataṃ dassanaṃ hotīti. Atha kho sāleyyakā brāhmaṇagahapatikā yena Bhagavā tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā appekacce bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu appekacce bhagavatā saddhiṃ sammodiṃsu, sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu appekacce yena Bhagavā tenañjaliṃ paṇāmetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu appekacce bhagavato santike nāmagottaṃ sāvetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu appekacce tuṇhībhūtā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho sāleyyakā brāhmaṇagahapatikā bhagavantaṃ etadavocuṃ : ''ko nu kho, bho gotama, hetu, ko paccayo, yena midhekacce sattā kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjanti ? ko pana, bho gotama, hetu, ko paccayo, yena midhekacce sattā kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjantīti? ''adhammacariyāvisamacariyāhetu kho, gahapatayo, evamidhekacce sattā kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjanti. Dhammacariyāsamacariyāhetu kho, gahapatayo, evamidhekacce sattā kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjantīti . ''Na kho mayaṃ imassa bhoto gotamassa saṃkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṃ avibhattassa, vitthārena atthaṃ ājānāma. Sādhu no bhavaṃ gotamo tathā dhammaṃ desetu, yathā mayaṃ imassa bhoto gotamassa saṃkhittena bhāsitassa, vitthārena atthaṃ avibhattassa, vitthārena atthaṃ ājāneyyāmāti. ''Tena hi, gahapatayo, suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha, bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhoti kho sāleyyakā brāhmaṇagahapatikā bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca :
440. ''Tividhaṃ kho, gahapatayo, kāyena adhammacariyāvisamacariyā hoti, catubbidhaṃ vācāya adhammacariyāvisamacariyā hoti, tividhaṃ manasā adhammacariyāvisamacariyā hoti.
''Kathañca, gahapatayo, tividhaṃ kāyena adhammacariyāvisamacariyā hoti? idha, gahapatayo, ekacco pāṇātipātī hoti, luddo [luddo dāruṇo (ka.) ṭīkā oloketabbā] lohitapāṇi hatappahate niviṭṭho adayāpanno pāṇabhūtesu [sabbapāṇabhūtesu (syā. kaṃ. ka.)]. ''Adinnādāyī kho pana hoti. Yaṃ taṃ parassa paravittūpakaraṇaṃ, gāmagataṃ vā araññagataṃ vā, taṃ adinnaṃ theyyasaṅkhātaṃ ādātā hoti. ''Kāmesumicchācārī kho pana hoti. Yā tā māturakkhitā piturakkhitā mātāpiturakkhitā bhāturakkhitā bhaginirakkhitā ñātirakkhitā gottarakkhitā dhammarakkhitā sassāmikā saparidaṇḍā antamaso mālāguḷaparikkhittāpi, tathārūpāsu cārittaṃ āpajjitā hoti. Evaṃ kho, gahapatayo, tividhaṃ kāyena adhammacariyāvisamacariyā hoti. ''Kathañca , gahapatayo, catubbidhaṃ vācāya adhammacariyāvisamacariyā hoti? idha, gahapatayo, ekacco musāvādī hoti. Sabhāgato vā parisāgato vā, ñātimajjhagato vā pūgamajjhagato vā rājakulamajjhagato vā, abhinīto sakkhipuṭṭho : 'ehambho purisa, yaṃ jānāsi taṃ vadehīti , so ajānaṃ vā āha : 'jānāmīti, jānaṃ vā āha : 'na jānāmīti, apassaṃ vā āha : 'passāmīti, passaṃ vā āha : 'na passāmīti [so āha ajānaṃ vā ahaṃ jānāmīti jānaṃ vā ahaṃ na jānāmīti apassaṃ vā ahaṃ passāmīti passaṃ vā ahaṃ na passāmīti (ka.)]. Iti attahetu vā parahetu vā āmisakiñcikkhahetu vā sampajānamusā bhāsitā hoti. ''Pisuṇavāco kho pana hoti. Ito sutvā amutra akkhātā imesaṃ bhedāya, amutra vā sutvā imesaṃ akkhātā amūsaṃ bhedāya. Iti samaggānaṃ vā bhettā [bhedakā (ka.), bhedetā (syā. kaṃ.), tadaṭṭhakathāyaṃ pana bhettāti dissati], bhinnānaṃ vā anuppadātā, vaggārāmo vaggarato vagganandī vaggakaraṇiṃ vācaṃ bhāsitā hoti. ''Pharusavāco kho pana hoti. Yā sā vācā aṇḍakā [kaṇḍakā (ka.)] kakkasā parakaṭukā parābhisajjanī kodhasāmantā asamādhisaṃvattanikā , tathārūpiṃ vācaṃ bhāsitā hoti. ''Samphappalāpī kho pana hoti. Akālavādī abhūtavādī anatthavādī adhammavādī avinayavādī. Anidhānavatiṃ vācaṃ bhāsitā hoti akālena anapadesaṃ apariyantavatiṃ anatthasaṃhitaṃ. Evaṃ kho, gahapatayo, catubbidhaṃ vācāya adhammacariyāvisamacariyā hoti. ''Kathañca, gahapatayo, tividhaṃ manasā adhammacariyāvisamacariyā hoti? idha, gahapatayo, ekacco abhijjhālu hoti, yaṃ taṃ parassa paravittūpakaraṇaṃ taṃ abhijjhātā hoti : 'aho vata yaṃ parassa taṃ mamassāti! ''byāpannacitto kho pana hoti paduṭṭhamanasaṅkappo : 'ime sattā haññantu vā vajjhantu vā ucchijjantu vā vinassantu vā mā vā ahesunti [mā vā ahesuṃ iti vāti (sī. pī. ka.)]. ''Micchādiṭṭhiko kho pana hoti viparītadassano : 'natthi dinnaṃ natthi yiṭṭhaṃ natthi hutaṃ, natthi sukatadukkaṭānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko, natthi ayaṃ loko natthi paro loko, natthi mātā natthi pitā, natthi sattā opapātikā , natthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedentīti. Evaṃ kho, gahapatayo, tividhaṃ manasā adhammacariyāvisamacariyā hoti. ''Evaṃ adhammacariyāvisamacariyāhetu kho, gahapatayo, evamidhekacce sattā kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjanti.
441. ''Tividhaṃ kho, gahapatayo, kāyena dhammacariyāsamacariyā hoti, catubbidhaṃ vācāya dhammacariyāsamacariyā hoti, tividhaṃ manasā dhammacariyāsamacariyā hoti. ''Kathañca, gahapatayo, tividhaṃ kāyena dhammacariyāsamacariyā hoti? idha, gahapatayo, ekacco pāṇātipātaṃ pahāya pāṇātipātā paṭivirato hoti, nihitadaṇḍo nihitasattho lajjī dayāpanno sabbapāṇabhūtahitānukampī viharati. ''Adinnādānaṃ pahāya adinnādānā paṭivirato hoti. Yaṃ taṃ parassa paravittūpakaraṇaṃ, gāmagataṃ vā araññagataṃ vā, taṃ nādinnaṃ theyyasaṅkhātaṃ ādātā hoti.
''Kāmesumicchācāraṃ pahāya kāmesumicchācārā paṭivirato hoti. Yā tā māturakkhitā piturakkhitā mātāpiturakkhitā bhāturakkhitā bhaginirakkhitā ñātirakkhitā gottarakkhitā dhammarakkhitā sassāmikā saparidaṇḍā antamaso mālāguḷaparikkhittāpi, tathārūpāsu na cārittaṃ āpajjitā hoti. Evaṃ kho, gahapatayo, tividhaṃ kāyena dhammacariyāsamacariyā hoti.
''Kathañca, gahapatayo, catubbidhaṃ vācāya dhammacariyāsamacariyā hoti? idha, gahapatayo, ekacco musāvādaṃ pahāya musāvādā paṭivirato hoti. Sabhāgato vā parisāgato vā, ñātimajjhagato vā pūgamajjhagato vā rājakulamajjhagato vā, abhinīto sakkhipuṭṭho : 'ehambho purisa, yaṃ jānāsi taṃ vadehīti, so ajānaṃ vā āha : 'na jānāmīti, jānaṃ vā āha : 'jānāmīti, apassaṃ vā āha : 'na passāmīti, passaṃ vā āha : 'passāmīti. Iti attahetu vā parahetu vā āmisakiñcikkhahetu vā na sampajānamusā bhāsitā hoti. ''Pisuṇaṃ vācaṃ pahāya pisuṇāya vācāya paṭivirato hoti, ito sutvā na amutra akkhātā imesaṃ bhedāya, amutra vā sutvā na imesaṃ akkhātā amūsaṃ bhedāya. Iti bhinnānaṃ vā sandhātā, sahitānaṃ vā anuppadātā, samaggārāmo samaggarato samagganandī samaggakaraṇiṃ vācaṃ bhāsitā hoti.
''Pharusaṃ vācaṃ pahāya pharusāya vācāya paṭivirato hoti. Yā sā vācā nelā kaṇṇasukhā pemanīyā hadayaṅgamā porī bahujanakantā bahujanamanāpā : tathārūpiṃ vācaṃ bhāsitā hoti. ''Samphappalāpaṃ pahāya samphappalāpā paṭivirato hoti. Kālavādī bhūtavādī atthavādī dhammavādī vinayavādī nidhānavatiṃ vācaṃ bhāsitā hoti kālena sāpadesaṃ pariyantavatiṃ atthasaṃhitaṃ. Evaṃ kho, gahapatayo, catubbidhaṃ vācāya dhammacariyāsamacariyā hoti. ''Kathañca, gahapatayo, tividhaṃ manasā dhammacariyāsamacariyā hoti? idha, gahapatayo, ekacco anabhijjhālu hoti, yaṃ taṃ parassa paravittūpakaraṇaṃ taṃ nābhijjhātā hoti : 'aho vata yaṃ parassa taṃ mamassāti! ''abyāpannacitto kho pana hoti appaduṭṭhamanasaṅkappo : 'ime sattā averā abyābajjhā anīghā sukhī attānaṃ pariharantūti. ''Sammādiṭṭhiko kho pana hoti aviparītadassano : 'atthi dinnaṃ atthi yiṭṭhaṃ atthi hutaṃ, atthi sukatadukkaṭānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko, atthi ayaṃ loko atthi paro loko, atthi mātā atthi pitā, atthi sattā opapātikā, atthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedentīti. Evaṃ kho, gahapatayo, tividhaṃ manasā dhammacariyāsamacariyā hoti. ''Evaṃ dhammacariyāsamacariyāhetu kho, gahapatayo, evamidhekacce sattā kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapajjanti.
442. ''Ākaṅkheyya ce, gahapatayo, dhammacārī samacārī : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā khattiyamahāsālānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyanti ṭhānaṃ kho panetaṃ vijjati, yaṃ so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā khattiyamahāsālānaṃ sahabyataṃ upapajjeyya. Taṃ kissa hetu? tathā hi so dhammacārī samacārī. ''Ākaṅkheyya ce, gahapatayo, dhammacārī samacārī : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā brāhmaṇamahāsālānaṃ - pe - gahapatimahāsālānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyanti ṭhānaṃ kho panetaṃ vijjati, yaṃ so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā gahapatimahāsālānaṃ sahabyataṃ upapajjeyya. Taṃ kissa hetu? tathā hi so dhammacārī samacārī. ''Ākaṅkheyya ce, gahapatayo, dhammacārī samacārī : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā cātumahārājikānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyanti ṭhānaṃ kho panetaṃ vijjati, yaṃ so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā cātumahārājikānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyya. Taṃ kissa hetu? tathā hi so dhammacārī samacārī.
''Ākaṅkheyya ce, gahapatayo, dhammacārī samacārī : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā tāvatiṃsānaṃ devānaṃ - pe - yāmānaṃ devānaṃ... tusitānaṃ devānaṃ... nimmānaratīnaṃ devānaṃ... paranimmitavasavattīnaṃ devānaṃ... brahmakāyikānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyanti ṭhānaṃ kho panetaṃ vijjati, yaṃ so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā brahmakāyikānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyya. Taṃ kissa hetu? tathā hi so dhammacārī samacārī. ''Ākaṅkheyya ce, gahapatayo, dhammacārī samacārī : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā ābhānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyanti ṭhānaṃ kho panetaṃ vijjati, yaṃ so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā ābhānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyya. Taṃ kissa hetu? tathā hi so dhammacārī samacārī.
''Ākaṅkheyya ce, gahapatayo, dhammacārī samacārī : 'aho vatāhaṃ kāyassa bhedā paraṃ maraṇā parittābhānaṃ devānaṃ - pe - appamāṇābhānaṃ devānaṃ... ābhassarānaṃ devānaṃ... parittasubhānaṃ devānaṃ... appamāṇasubhānaṃ devānaṃ... subhakiṇhānaṃ devānaṃ... vehapphalānaṃ devānaṃ... avihānaṃ devānaṃ... atappānaṃ devānaṃ... sudassānaṃ devānaṃ... sudassīnaṃ devānaṃ... akaniṭṭhānaṃ devānaṃ... ākāsānañcāyatanūpagānaṃ devānaṃ... viññāṇañcāyatanūpagānaṃ devānaṃ ... ākiñcaññāyatanūpagānaṃ devānaṃ... nevasaññānāsaññāyatanūpagānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyyanti ṭhānaṃ kho panetaṃ vijjati, yaṃ so kāyassa bhedā paraṃ maraṇā nevasaññānāsaññāyatanūpagānaṃ devānaṃ sahabyataṃ upapajjeyya. Taṃ kissa hetu? tathā hi so dhammacārī samacārī. ''Ākaṅkheyya ce, gahapatayo, dhammacārī samacārī : 'aho vatāhaṃ āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyyanti ṭhānaṃ kho panetaṃ vijjati, yaṃ so āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyya. Taṃ kissa hetu? tathā hi so dhammacārī samacārīti.
443. Evaṃ vutte, sāleyyakā brāhmaṇagahapatikā bhagavantaṃ etadavocuṃ : ''abhikkantaṃ, bho gotama, abhikkantaṃ, bho gotama! seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya, cakkhumanto rūpāni dakkhantīti. Evamevaṃ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Ete mayaṃ bhavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāma dhammañca bhikkhusaṅghañca. Upāsake no bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupete [pāṇupetaṃ (ka.)] saraṇaṃ gateti.
Sāleyyakasuttaṃ niṭṭhitaṃ paṭhamaṃ.
41. Sāleyyakasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
439. Evaṃ me sutanti sāleyyakasuttaṃ. Tattha kosalesūti kosalā nāma jānapadino rājakumārā. Tesaṃ nivāso ekopi janapado ruḷhīsaddena kosalāti vuccati, tasmiṃ kosalesu janapade. Porāṇā panāhu – yasmā pubbe mahāpanādaṃ rājakumāraṃ nānānāṭakāni disvā sitamattampi akarontaṃ sutvā rājā āha – ‘‘yo mama puttaṃ hasāpeti, sabbālaṅkārena naṃ alaṅkaromī’’ti. Tato naṅgalānipi chaḍḍetvā mahājanakāye sannipatite manussā sātirekāni sattavassāni nānākīḷikāyo dassetvā naṃ hasāpetuṃ nāsakkhiṃsu. Tato sakko devanaṭaṃ pesesi. So dibbanāṭakaṃ dassetvā hasāpesi. Atha te manussā attano attano vasanokāsābhimukhā pakkamiṃsu. Te paṭipathe mittasuhajjādayo disvā paṭisanthāraṃ karontā, ‘‘kacci, bho, kusalaṃ, kacci, bho, kusala’’nti āhaṃsu. Tasmā taṃ ‘‘kusalaṃ kusala’’nti vacanaṃ upādāya so padeso kosalāti vuccatīti.
Cārikaṃ caramānoti aturitacārikaṃ caramāno. Mahatā bhikkhusaṅghena saddhinti sataṃ vā sahassaṃ vā satasahassaṃ vāti evaṃ aparicchinnena mahatā bhikkhusaṅghena saddhiṃ. Brāhmaṇagāmoti brāhmaṇānaṃ samosaraṇagāmopi brāhmaṇagāmoti vuccati brāhmaṇānaṃ bhogagāmopi. Idha samosaraṇagāmo adhippeto. Tadavasarīti taṃ avasari, sampattoti attho. Vihāro panettha aniyāmito; tasmā tassa avidūre buddhānaṃ anucchaviko eko vanasaṇḍo bhavissati, satthā taṃ vanasaṇḍaṃ gatoti veditabbo. Assosunti suṇiṃsu upalabhiṃsu. Sotadvārasampattavacananigghosānusārena jāniṃsu. Khoti avadhāraṇatthe padapūraṇamatte vā nipāto. Tattha avadhāraṇatthena assosuṃyeva, na nesaṃ koci savanantarāyo ahosīti ayamattho veditabbo. Padapūraṇena byañjanasiliṭṭhatāmattameva.
Idāni yamatthaṃ assosuṃ, taṃ pakāsetuṃ samaṇo khalu, bho, gotamotiādi vuttaṃ. Tattha samitapāpattā samaṇoti veditabbo. Khalūti anussavanatthe nipāto. Bhoti tesaṃ aññamaññaṃ ālapanamattaṃ. Gotamoti bhagavato gottavasena paridīpanaṃ. Tasmā samaṇo khalu, bho, gotamoti ettha samaṇo kira, bho, gotamagottoti evamattho daṭṭhabbo. Sakyaputtoti idaṃ pana bhagavato uccākulaparidīpanaṃ. Sakyakulā pabbajitoti saddhāpabbajitabhāvadīpanaṃ. Kenaci pārijuññena anabhibhūto aparikkhīṇaṃyeva taṃ kulaṃ pahāya saddhāpabbajitoti vuttaṃ hoti. Tato paraṃ vuttatthameva. Taṃ kho panāti itthambhūtākhyānatthe upayogavacanaṃ, tassa kho pana bhoto gotamassāti attho. Kalyāṇoti kalyāṇaguṇasamannāgato, seṭṭhoti vuttaṃ hoti. Kittisaddoti kittiyeva, thutighoso vā. Abbhuggatoti sadevakaṃ lokaṃ ajjhottharitvā uggato. Kinti? ‘‘Itipi so bhagavā…pe… buddho bhagavā’’ti.
Tatrāyaṃ padasambandho – so bhagavā itipi arahaṃ, itipi sammāsambuddho…pe… itipi bhagavāti. Iminā ca iminā ca kāraṇenāti vuttaṃ hoti. Tattha ārakattā, arīnaṃ arānañca hatattā, paccayādīnaṃ arahattā, pāpakaraṇe rahābhāvāti imehi tāva kāraṇehi so bhagavā arahanti veditabbotiādinā nayena mātikaṃ nikkhipitvā sabbāneva etāni padāni visuddhimagge buddhānussatiniddese vitthāritānīti tato tesaṃ vitthāro gahetabbo.
Sādhu kho panāti sundaraṃ kho pana; atthāvahaṃ sukhāvahanti vuttaṃ hoti. Tathārūpānaṃ arahatanti yathārūpo so bhavaṃ gotamo, evarūpānaṃ anekehipi kappakoṭisatasahassehi dullabhadassanānaṃ byāmappabhāparikkhittehi asītianubyañjanaratanapaṭimaṇḍitehi dvattiṃsmahāpurisalakkhaṇavarehi samākiṇṇamanoramasarīrānaṃ atappakadassanānaṃ atimadhuradhammanigghosānaṃ, yathābhūtaguṇādhigamena loke arahantoti laddhasaddānaṃ arahataṃ. Dassanaṃ hotīti pasādasommāni akkhīni ummīletvā dassanamattampi sādhu hoti. Sace pana aṭṭhaṅgasamannāgatena brahmassarena dhammaṃ desentassa ekaṃ padampi sotuṃ labhissāma, sādhutaraṃyeva bhavissatīti evaṃ ajjhāsayaṃ katvā.
Yena bhagavā tenupasaṅkamiṃsūti sabbakiccāni pahāya tuṭṭhamānasā āgamaṃsu. Etadavocunti duvidhā hi pucchā agārikapucchā anagārikapucchā ca. Tattha ‘‘kiṃ, bhante, kusalaṃ, kiṃ akusala’’nti iminā nayena agārikapucchā āgatā. ‘‘Ime kho, bhante, pañcupādānakkhandhā’’ti iminā nayena anagārikapucchā. Ime pana attano anurūpaṃ agārikapucchaṃ pucchantā etaṃ, ‘‘ko nu kho, bho gotama, hetu ko paccayo’’tiādivacanaṃ avocuṃ. Tesaṃ bhagavā yathā na sakkonti sallakkhetuṃ, evaṃ saṃkhitteneva tāva pañhaṃ vissajjento, adhammacariyāvisamacariyāhetu kho gahapatayotiādimāha. Kasmā pana bhagavā yathā na sallakkhenti, evaṃ vissajjesīti? Paṇḍitamānikā hi te; āditova mātikaṃ aṭṭhapetvā yathā sallakkhenti, evaṃ atthe vitthārite, desanaṃ uttānikāti maññantā avajānanti, mayampi kathentā evameva katheyyāmāti vattāro bhavanti. Tena nesaṃ bhagavā yathā na sakkonti sallakkhetuṃ, evaṃ saṃkhitteneva tāva pañhaṃ vissajjesi. Tato sallakkhetuṃ asakkontehi vitthāradesanaṃ yācito vitthārena desetuṃ, tena hi gahapatayotiādimāha. Tattha tena hīti kāraṇatthe nipāto. Yasmā maṃ tumhe yācatha, tasmāti attho.
440. Tividhanti tīhi koṭṭhāsehi. Kāyenāti kāyadvārena. Adhammacariyāvisamacariyāti adhammacariyasaṅkhātā visamacariyā. Ayaṃ panettha padattho, adhammassa cariyā adhammacariyā, adhammakaraṇanti attho. Visamā cariyā, visamassa vā kammassa cariyāti visamacariyā. Adhammacariyā ca sā visamacariyā cāti adhammacariyāvisamacariyā. Etenupāyena sabbesu kaṇhasukkapadesu attho veditabbo. Luddoti kakkhaḷo. Dāruṇoti sāhasiko. Lohitapāṇīti paraṃ jīvitā voropentassa pāṇī lohitena lippanti. Sacepi na lippanti, tathāvidho lohitapāṇītveva vuccati. Hatappahate niviṭṭhoti hate ca parassa pahāradāne, pahate ca paramāraṇe niviṭṭho. Adayāpannoti nikkaruṇataṃ āpanno.
Yaṃ taṃ parassāti yaṃ taṃ parassa santakaṃ. Paravittūpakaraṇanti tasseva parassa vittūpakaraṇaṃ tuṭṭhijananaṃ parikkhārabhaṇḍakaṃ. Gāmagataṃ vāti antogāme vā ṭhapitaṃ. Araññagataṃ vāti araññe rukkhaggapabbatamatthakādīsu vā ṭhapitaṃ. Adinnanti tehi parehi kāyena vā vācāya vā adinnaṃ. Theyyasaṅkhātanti ettha thenoti coro. Thenassa bhāvo theyyaṃ, avaharaṇacittassetaṃ adhivacanaṃ. Saṅkhā saṅkhātanti atthato ekaṃ, koṭṭhāsassetaṃ adhivacanaṃ, ‘‘saññānidānā hi papañcasaṅkhā’’tiādīsu viya. Theyyañca taṃ saṅkhātañcāti theyyasaṅkhātaṃ, theyyacittasaṅkhāto eko cittakoṭṭhāsoti attho. Karaṇatthe cetaṃ paccattavacanaṃ, tasmā theyyasaṅkhātenāti atthato daṭṭhabbaṃ.
Māturakkhitātiādīsu yaṃ pitari naṭṭhe vā mate vā ghāsacchādanādīhi paṭijaggamānā, vayapattaṃ kulaghare dassāmīti mātā rakkhati, ayaṃ māturakkhitā nāma. Etenupāyena piturakkhitādayopi veditabbā. Sabhāgakulāni pana kucchigatesupi gabbhesu katikaṃ karonti – ‘‘sace mayhaṃ putto hoti, tuyhaṃ dhītā, aññattha gantuṃ na labhissati, mayhaṃ puttasseva hotū’’ti. Evaṃ gabbhepi pariggahitā sassāmikā nāma. ‘‘Yo itthannāmaṃ itthiṃ gacchati, tassa ettako daṇḍo’’ti evaṃ gāmaṃ vā gehaṃ vā vīthiṃ vā uddissa ṭhapitadaṇḍā, pana saparidaṇḍā nāma. Antamaso mālāguṇaparikkhittāpīti yā sabbantimena paricchedena, ‘‘esā me bhariyā bhavissatī’’ti saññāya tassā upari kenaci mālāguṇaṃ khipantena mālāguṇamattenāpi parikkhittā hoti. Tathārūpāsu cārittaṃ āpajjitā hotīti evarūpāsu itthīsu sammādiṭṭhisutte vuttamicchācāralakkhaṇavasena vītikkamaṃ kattā hoti.
Sabhāgatoti sabhāyaṃ ṭhito. Parisāgatoti parisāyaṃ ṭhito. Ñātimajjhagatoti dāyādānaṃ majjhe ṭhito. Pūgamajjhagatoti senīnaṃ majjhe ṭhito. Rājakulamajjhagatoti rājakulassa majjhe mahāvinicchaye ṭhito. Abhinītoti pucchanatthāya nīto. Sakkhipuṭṭhoti sakkhiṃ katvā pucchito. Ehambho purisāti ālapanametaṃ. Attahetu vā parahetu vāti attano vā parassa vā hatthapādādihetu vā dhanahetu vā. Āmisakiñcikkhahetu vāti ettha āmisanti lābho adhippeto. Kiñcikkhanti yaṃ vā taṃ vā appamattakaṃ. Antamaso tittiravaṭṭakasappipiṇḍanavanītapiṇḍādimattakassapi lañjassa hetūti attho. Sampajānamusā bhāsitā hotīti jānantoyeva musāvādaṃ kattā hoti.
Imesaṃ bhedāyāti yesaṃ itoti vuttānaṃ santike sutaṃ hoti, tesaṃ bhedāya. Amūsaṃ bhedāyāti yesaṃ amutrāti vuttānaṃ santike sutaṃ hoti, tesaṃ bhedāya. Iti samaggānaṃ vā bhedakāti evaṃ samaggānaṃ vā dvinnaṃ sahāyakānaṃ bhedaṃ kattā. Bhinnānaṃ vā anuppadātāti suṭṭhu kataṃ tayā, taṃ pajahantena katipāheneva te mahantaṃ anatthaṃ kareyyāti evaṃ bhinnānaṃ puna asaṃsandanāya anuppadātā upatthambhetā kāraṇaṃ dassetāti attho. Vaggo ārāmo abhiratiṭṭhānamassāti vaggārāmo. Vaggaratoti vaggesu rato. Vagge disvā vā sutvā vā nandatīti vagganandī. Vaggakaraṇiṃ vācanti yā vācā samaggepi satte vagge karoti bhindati, taṃ kalahakāraṇaṃ vācaṃ bhāsitā hoti.
Aṇḍakāti yathā sadose rukkhe aṇḍakāni uṭṭhahanti, evaṃ sadosatāya khuṃsanāvambhanādivacanehi aṇḍakā jātā. Kakkasāti pūtikā. Yathā nāma pūtikarukkho kakkaso hoti paggharitacuṇṇo, evaṃ kakkasā hoti, sotaṃ ghaṃsamānā viya pavisati. Tena vuttaṃ ‘‘kakkasā’’ti. Parakaṭukāti paresaṃ kaṭukā amanāpā dosajananī. Parābhisajjanīti kuṭilakaṇṭakasākhā viya mammesu vijjhitvā paresaṃ abhisajjanī gantukāmānampi gantuṃ adatvā lagganakārī. Kodhasāmantāti kodhassa āsannā. Asamādhisaṃvattanikāti appanāsamādhissa vā upacārasamādhissa vā asaṃvattanikā. Iti sabbāneva tāni sadosavācāya vevacanāni.
Akālavādīti akālena vattā. Abhūtavādīti yaṃ natthi, tassa vattā. Anatthavādīti akāraṇanissitaṃ vattā. Adhammavādīti asabhāvaṃ vattā. Avinayavādīti asaṃvaravinayapaṭisaṃyuttassa vattā. Anidhānavati vācanti hadayamañjūsāyaṃ nidhetuṃ ayuttaṃ vācaṃ bhāsitā hoti. Akālenāti vattabbakālassa pubbe vā pacchā vā ayuttakāle vattā hoti. Anapadesanti suttāpadesavirahitaṃ. Apariyantavatinti aparicchedaṃ, suttaṃ vā jātakaṃ vā nikkhipitvā tassa upalabbhaṃ vā upamaṃ vā vatthuṃ vā āharitvā bāhirakathaṃyeva katheti. Nikkhittaṃ nikkhittameva hoti. ‘‘Suttaṃ nu kho katheti jātakaṃ nu kho, nassa antaṃ vā koṭiṃ vā passāmā’’ti vattabbataṃ āpajjati. Yathā vaṭarukkhasākhānaṃ gatagataṭṭhāne pārohā otaranti, otiṇṇotiṇṇaṭṭhāne sampajjitvā puna vaḍḍhantiyeva. Evaṃ aḍḍhayojanampi yojanampi gacchantiyeva, gacchante gacchante pana mūlarukkho vinassati, paveṇijātakāva tiṭṭhanti. Evamayampi nigrodhadhammakathiko nāma hoti; nikkhittaṃ nikkhittamattameva katvā passeneva pariharanto gacchati. Yo pana bahumpi bhaṇanto etadatthamidaṃ vuttanti āharitvā jānāpetuṃ sakkoti, tassa kathetuṃ vaṭṭati. Anatthasaṃhitanti na atthanissitaṃ.
Abhijjhātā hotīti abhijjhāya oloketā hoti. Aho vatāti patthanatthe nipāto. Abhijjhāya olokitamattakena cettha kammapathabhedo na hoti. Yadā pana, ‘‘aho vatidaṃ mama santakaṃ assa, ahamettha vasaṃ vatteyya’’nti attano pariṇāmeti, tadā kammapathabhedo hoti, ayamidha adhippeto.
Byāpannacittoti vipannacitto pūtibhūtacitto. Paduṭṭhamanasaṅkappoti dosena duṭṭhacittasaṅkappo. Haññantūti ghātiyantū. Vajjhantūti vadhaṃ pāpuṇantu. Mā vā ahesunti kiñcipi mā ahesuṃ. Idhāpi kopamattakena kammapathabhedo na hoti. Haññantūtiādicintaneneva hoti, tasmā evaṃ vuttaṃ.
Micchādiṭṭhikoti akusaladassano. Viparītadassanoti vipallatthadassano. Natthi dinnanti dinnassa phalābhāvaṃ sandhāya vadati. Yiṭṭhaṃ vuccati mahāyāgo. Hutanti paheṇakasakkāro adhippeto, tampi ubhayaṃ phalābhāvameva sandhāya paṭikkhipati. Sukatadukkaṭānanti sukatadukkaṭānaṃ, kusalākusalānanti attho. Phalaṃ vipākoti yaṃ phalanti vā vipākoti vā vuccati, taṃ natthīti vadati. Natthi ayaṃ lokoti paraloke ṭhitassa ayaṃ loko natthi. Natthi paro lokoti idha loke ṭhitassapi paraloko natthi, sabbe tattha tattheva ucchijjantīti dasseti. Natthi mātā natthi pitāti tesu sammāpaṭipattimicchāpaṭipattīnaṃ phalābhāvavasena vadati. Natthi sattā opapātikāti cavitvā upapajjanakasattā nāma natthīti vadati. Sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedentīti ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ abhivisiṭṭhāya paññāya sayaṃ paccakkhaṃ katvā pavedenti, te natthīti sabbaññubuddhānaṃ abhāvaṃ dīpeti, ettāvatā dasavatthukā micchādiṭṭhi kathitā hoti.
441. Pāṇātipātaṃ pahāyātiādayo satta kammapathā cūḷahatthipade vitthāritā. Anabhijjhādayo uttānatthāyeva.
442. Sahabyataṃ upapajjeyyanti sahabhāvaṃ upagaccheyyaṃ. Brahmakāyikānaṃ devānanti paṭhamajjhānabhūmidevānaṃ. Ābhānaṃ devānanti ābhā nāma visuṃ natthi, parittābhaappamāṇābhaābhassarānametaṃ adhivacanaṃ. Parittābhānantiādi pana ekato aggahetvā tesaṃyeva bhedato gahaṇaṃ. Parittasubhānantiādīsupi eseva nayo. Iti bhagavā āsavakkhayaṃ dass
etvā arahattanikūṭena desanaṃ niṭṭhapesi.
Idha ṭhatvā pana devalokā samānetabbā. Tissannaṃ tāva jhānabhūmīnaṃ vasena nava brahmalokā, pañca suddhāvāsā catūhi ārūpehi saddhiṃ navāti aṭṭhārasa, vehapphalehi saddhiṃ ekūnavīsati, te asaññaṃ pakkhipitvā vīsati brahmalokā honti, evaṃ chahi kāmāvacarehi saddhiṃ chabbīsati devalokā nāma. Tesaṃ sabbesampi bhagavatā dasakusalakammapathehi nibbatti dassitā.
Tattha chasu tāva kāmāvacaresu tiṇṇaṃ sucaritānaṃ vipākeneva nibbatti hoti. Uparidevalokānaṃ pana ime kammapathā upanissayavasena kathitā. Dasa kusalakammapathā hi sīlaṃ, sīlavato ca kasiṇaparikammaṃ ijjhatīti. Sīle patiṭṭhāya kasiṇaparikammaṃ katvā paṭhamajjhānaṃ nibbattetvā paṭhamajjhānabhūmiyaṃ nibbattati; dutiyādīni bhāvetvā dutiyajjhānabhūmiādīsu nibbattati; rūpāvacarajjhānaṃ pādakaṃ katvā vipassanaṃ vaḍḍhetvā anāgāmiphale patiṭṭhito pañcasu suddhāvāsesu nibbattati; rūpāvacarajjhānaṃ pādakaṃ katvā arūpāvacarasamāpattiṃ nibbattetvā catūsu arūpesu nibbattati; rūpārūpajjhānaṃ pādakaṃ katvā vipassanaṃ vaḍḍhetvā arahattaṃ pāpuṇāti. Asaññabhavo pana bāhirakānaṃ tāpasaparibbājakānaṃ āciṇṇoti idha na niddiṭṭho. Sesaṃ sabbattha uttānatthamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Sāleyyakasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
No comments:
Post a Comment