Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
39. Ðại Kinh Xóm Ngựa
(Mahā-Assapura Sutta)
Tên bài kinh được đặt theo địa danh có tên là Assapura (Mã
Thôn). Đây là nơi Đức Phật giảng kinh nầy. Có một bài kinh với tên tương
tự tiếp theo ngắn hơn nên bài nầy gọi là đại kinh.
Như
vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở giữa
dân chúng Anga (Ương- già), tại một xã ấp của dân chúng Aṅga, tên là
Assapura (xóm Ngựa). Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Sa-môn! Sa-môn! Này các Tỷ-kheo, dân chúng biết các Ông là vậy. Và nếu các Ông được hỏi: "Các Ông là ai!" Các Ông phải tự nhận: "Chúng tôi là Sa-môn". Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được danh xưng như vậy, đã tự nhận là như vậy, thì này, các Tỷ-kheo, các Ông phải tự tu tập như sau: "Chúng ta sẽ thọ trì và thực hành những pháp tác thành Sa-môn, những pháp tác thành Bà-la-môn. Như vậy, danh xưng này của chúng ta mới chân chánh và sự tự nhận này của chúng ta mới như thật. Và những đồ cúng dường mà chúng ta thọ hưởng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh mới có được kết quả lớn, lợi ích lớn cho chúng ta. Và chúng ta xuất gia không thành vô dụng, có kết quả, có thành tích".
176. Sống chánh hạnh
Đạo đức trong lời Phật dạy không y cứ theo quan niệm luân lý truyền thống mà là sở hành hiền thiện của mỗi cá nhân với những nguyên tắc cụ thể:
Này các
Tỷ-kheo, thế nào là các pháp tác thành Sa-môn, và các pháp tác
thành Bà-la-môn? "Chúng ta sẽ thành tựu tàm quý", như vậy,
này các Tỷ-kheo, các Ông phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có
thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý đến mức độ
này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong.
Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì
phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự
thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo,
Ta tuyên bố cho các Ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn
hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải
làm hơn nữa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? "Thân hành chúng ta phải được thanh tinh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì thân hành thanh tịnh ấy, khen mình, chê người". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? "Khẩu hành chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì khẩu hành thanh tịnh ấy, khen mình, chê người". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông.Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? "Ý hành chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì ý hành thanh tịnh ấy, khen mình, chê người". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, và ý hành thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông.Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là công việc đáng phải làm hơn nữa? "Sanh mạng chúng ta phải được thanh tịnh, minh chánh, cởi mở, không có tỳ vết, che giấu. Nhưng chúng ta không vì sanh mạng thanh tịnh ấy, khen mình, chê người". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông.Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
Sống chánh hạnh được dạy thế nào?
Là cuộc sống có năm pháp:
1. Biết ghê sợ và hỗ thẹn đối với tội lỗi
2. Thân hành hiền thiện
3. Khẩu hành hiền thiện
4. Ý hành hiện thiện
5. Nuôi mạng bằng cách chân chánh
177. Hộ trì các căn
Đời sống có phòng hộ, tự chế khi các căn tiếp xúc với các cảnh:
(Hộ trì các căn)
Này các
Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa?
"Chúng ta phải hộ trì các căn. Khi mắt thấy sắc, không nắm giữ
tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến
con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện
pháp khởi lên, chúng ta sẽ tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con
mắt, thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi
hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp,
không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên
nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu, bi,
các ác, bất thiện pháp khởi lên, chúng ta sẽ tự chế ngự nguyên
nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn". Như vậy,
này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Này các Tỷ-kheo, các Ông
có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm quý, thân
hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh,
sanh mạng thanh tịnh, và các căn đã được hộ trì, đến mức độ này,
như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta
đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm
hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn.
Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông.Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố
cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có
từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
Bài học ngày 19/9/2020
178. Tiết chế trong ẩm thực
Trái ngược với quan niệm của nhiều Phật tử ngày nay là người
tu nên ăn thức ăn gì, Đức Phật dạy cách ăn uống thế nào là thích hợp cho đời sống
sa môn:
(Tiết chế ăn uống)
Này các
Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa?
"Chúng ta phải biết tiết độ trong ăn uống, với chánh tư duy,
chúng ta thọ thực, không phải để vui đùa, không phải để đam mê,
không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để
thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để (thân này) khỏi
bị thương hại, để hổ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy
chúng ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên cảm thọ
mới, và chúng ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn". Như vậy,
này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập. Nhưng này các Tỷ-kheo,
các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng ta đã thành tựu tàm
quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành
thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh và các căn đã được hộ trì, ăn
uống có tiết độ, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ
này, như vậy đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn
hạnh. Chúng ta không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ
ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo
các Ông.Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông
hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi
đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
179. Cảnh
giác ngăn ngừa các phiền não
(Chú
tâm cảnh giác)
Này các
Tỷ-kheo, thế nào la các công việc đáng phải làm hơn nữa?
"Chúng ta phải chú tâm cảnh giác. Ban ngày đi kinh hành (hay)
trong lúc ngồi, chúng ta phải tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng
ngại. Ban đêm canh một đi kinh hành (hay) trong lúc ngồi, chúng ta phải
tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm canh giữa,
chúng ta phải nằm dáng nằm con sư tử, nghiêng bên hông tay phải, một
chân đặt trên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, tâm nghĩ đến lúc
thức dậy lại. Ban đêm canh đầu thức dậy, đi kinh hành (hay) trong lúc
ngồi, chúng ta phải tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng
ngại". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập.
Nhưng này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng
ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành
thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, các căn đã được
hộ trì, ăn uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, đến mức độ này,
như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy đã làm xong. Chúng ta
đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta không có gì phải làm
hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông có thể tự thỏa mãn.
Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông.Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố
cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục đích Sa-môn hạnh, chớ có
từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc đáng phải làm hơn nữa.
180. Thế nào là chánh niệm tỉnh giác?
Là sự liên tục quán sát tẩy sạch những chướng ngại nội tâm
như tham dục, sân hận, oán thù ngày cũng như đêm:
Này các
Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa?
"Chúng ta phải chánh niệm tỉnh giác, khi đi tới, khi đi lui đều
tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay,
khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, bình bát, thượng y đều
tỉnh giác, khi ăn uống, nhai, nuốt đều tỉnh giác, khi đi đại tiện,
tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi đứng, nằm, thức, nói, yên lặng đều
tỉnh giác". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu tập.
Nhưng này các Tỷ-kheo, các Ông có thể khởi lên ý kiến: "Chúng
ta đã thành tựu tàm quý, thân hành chúng ta thanh tịnh, khẩu hành
thanh tịnh, ý hành thanh tịnh, sanh mạng thanh tịnh, các căn đã được
hộ trì, ăn uống có tiết độ, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh
giác, đến mức độ này, như vậy là vừa đủ; đến mức độ này, như vậy
đã làm xong. Chúng ta đã đạt được mục đích Sa-môn hạnh. Chúng ta
không có gì phải làm hơn nữa". Và cho đến mức độ ấy, các Ông
có thể tự thỏa mãn. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến cáo các Ông.Này
các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố cho các ông: Khi các Ông hướng đến mục
đích Sa-môn hạnh, chớ có từ bỏ mục đích này, khi đang còn công việc
đáng phải làm hơn nữa.
Bài học ngày 22/9/2020
180. Thế nào là đoạn trừ các triền cái?
Là năm pháp chướng ngại của nội tâm. Đó là những phiền não
khiến định và niệm không thể phát triển:
(Ðoạn trừ các
triền cái)
Này các
Tỷ-kheo, thế nào là các công việc đáng phải làm hơn nữa? Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như khu
rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời,
đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết già,
lưng thẳng, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái
ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ
bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn
thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa tâm hết sân hận. Từ
bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm và thụy miên,
với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa
tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống
không trạo cử hối tiếc, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo
cử hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không
phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Này các
Tỷ-kheo, như một người mắc nợ liền làm các nghề nghiệp. Những
nghề này được phát đạt, người ấy không những trả được nợ cũ,
còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ. Người ấy nghĩ: "Ta trước
kia mắc nợ nên làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt,
ta không những trả được những nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi
dưỡng vợ". Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ. Này
các Tỷ-kheo, như một người bị bệnh, đau đớn, trầm trọng, ăn uống
không tiêu, thể lực suy yếu. Sau một thời gian, người ấy khỏi bệnh,
ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục. Người ấy nghĩ: "Ta
trước kia bị bệnh, đau đớn trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực
suy yếu. Nay ta khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi
phục". Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ. Này các
Tỷ-kheo, như một người bị nhốt trong ngục. Người ấy sau một thời
gian được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm
tổn. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị nhốt trong ngục, nay ta
được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn.
"Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ. Này các Tỷ-kheo,
như một người nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác,
không được tự do đi lại. Người ấy sau một thời gian thoát khỏi
cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người
thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một
người giải thoát, được tự do đi lại.
Người ấy nghĩ:
"Ta trước kia bị cảnh nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc
người khác , không được tự do đi lại. Nay ta thoát khỏi cảnh nô lệ,
được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người giải thoát,
được tự do đi lại". Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan
hỷ. Này các Tỷ-kheo, như một người giàu có, nhiều tài sản, đang đi
qua bãi sa mạc. Người ấy sau một thời gian đã đi khỏi bãi sa mạc
ấy, đến đầu làng, yên ổn, không có nguy hiểm, tài sản không bị
tổn giảm. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia giàu có, nhiều tài
sản, đi qua bãi sa mạc. Nay ta đã đi qua khỏi bãi sa mạc ấy, yên ổn,
không có nguy hiểm, tài sản không bị tổn giảm". Người ấy nhờ
vậy được sung sướng, hoan hỷ. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự
mình, quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn,
như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường qua sa mạc. Này các
Tỷ-kheo, cũng như không mắc nợ, không bị bệnh tật được khỏi tù tội,
được tự do, đến được đất lành yên ổn. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
quán năm triền cái khi chúng được diệt trừ.
181. Thế nào là thành tựu các thiền chứng?
Nhờ đoạn diệt được năm triền cái, hành giả thành tựu được
năm thiền chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, định. Từ sự thành tựu sơ thiền với đủ năm thiền
chi vị nầy có thế đi xa hơn bằng cách thuần thục hơn với các tầng thiền tiếp
theo của tâm giải thoát:
(Bốn
tầng thiền-na)
Sau khi đã đoạn
trừ năm triền cái này, những triền cái làm ô nhiễm tâm tư, làm
yếu ớt trí tuệ, vị ấy ly dục, ly ác, bất thiện pháp chứng và trú
Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có
tứ. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân
này với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân
không có hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, như
một người hầu tắm lão luyện, hay đệ tử người hầu tắm, sau khi rắc
bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột
tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, nhào trộn với nước ướt, thấm
ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho
sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do ly dục sanh, không một
chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.
Lại nữa, này
các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một
trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất
tâm. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân
này với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân
không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, ví
như một hồ nước, nước từ trong dâng lên, phương Ðông không có
lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương
Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy
ra, và thỉnh thoảng trời mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy
phun ra, thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy hồ nước
ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không
được nước mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy
thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ
lạc do định sanh không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ
lạc do định sanh thấm nhuần.
Lại nữa, này
các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm
sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "xả niệm lạc trú",
chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung
mãn, tràn đầy thân này với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ
nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.
Này các Tỷ-kheo, ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng,
có những sen xanh, sen hồng hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong
nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới
nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần, tẩm ướt, tràn
đầy thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn
thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy
thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm
ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với lạc thọ không có hỷ
ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có
hỷ ấy thấm nhuần.
Lại nữa, này
các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước,
chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh
tịnh. Vị ấy thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong
sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh
trong sáng ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, ví như một người ngồi,
dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân
không được vải trắng ấy che thấu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị
ấy ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng,
không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong
sáng ấy thấm nhuần.
182. Thế nào là chứng đắc tam minh?
Các thiền chứng nằm trong phần tâm giải thoát, vẫn còn một
lãnh vực khác quan trọng hơn đó là tuệ giải thoát. Trong bài kinh nầy Đức Thế
Tôn dạy về ba minh:
(Ba
Minh)
Với tâm định
tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu
nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm,
hướng tâm đến Túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời sống quá khứ,
như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai
mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm
đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành
kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia,
ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này,
thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi
chết tại chỗ kia, ta được sinh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có
tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ
khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mực như thế này. Sau khi chết
tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy, vị ấy nhớ đến
nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi
tiết. Này các Tỷ-kheo, ví như một người đi từ làng mình đến làng
khác, từ làng ấy đi đến một làng khác nữa, và từ làng này lại
trở về làng của mình, người ấy nghĩ: "Ta từ làng của mình đi
đến làng kia, nơi đây, ta đã đứng như thế này, đã ngồi như thế
này, đã nói như thế này, đã yên lặng như thế này. Từ nơi làng
nọ, ta đã trở về làng của ta". Như vậy, này các Tỷ-kheo, với
tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền
não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy
dẫn tâm, hướng tâm đến, Túc mạng minh. Vị ấy nhớ đến các đời
sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời,
mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi
đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời,
nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy
nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như
thế này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ
lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại
chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ này. Tại chỗ này, Ta có tên như
thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món ăn
như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế
này. Sau khi chết tại chỗ này, Ta được sanh ra ở đây". Như vậy,
vị ấy nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương
và các chi tiết.
Với tâm định
tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu
nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm,
hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Vị ấy với Thiên
nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh.
Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người
đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp
của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ
báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến.
Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ,
ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào làm những thiện
hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh
kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân
hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, cõi Trời, trên đời này.
Như vậy, vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống
chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt,
kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh,
đều do hạnh nghiệp của họ. Này các Tỷ-kheo, ví như có hai nhà có
cửa, và ở đây, một người có mắt đứng ở giữa, người này có thể
thấy các người (khác) đi vào nhà, đi ra, đi qua, đi lại. Cũng vậy,
này các Tỷ-kheo, vị ấy với Thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy
sự sống chết của chúng sanh. Vị ấy biết rõ rằng chúng sanh, người
hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ
bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác
hạnh về thân, ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc
Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này,
sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ,
địa ngục. Còn những chúng sanh nào thành tựu những thiện hạnh về
thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu những thiện
hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các
nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân hoại mạng
chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy
với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, vị ấy thấy sự sống chết của
chúng sanh. Vị ấy tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao
sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều
do hạnh nghiệp của họ.
Với tâm định
tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu
nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm,
hướng tâm, đến Lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: "Ðây là
khổ", biết như thật: "Ðây là Nguyên nhân của Khổ",
biết như thật: "Ðây là sự Diệt khổ", biết như thật:
"Ðây là con đường đưa đến diệt khổ", biết như thật:
"Ðây là những lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là
nguyên nhân của các lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là sự
đoạn trừ các lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là con đường
đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc".
Nhờ hiểu biết
như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu,
thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã
giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải
thoát". Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành,
những việc cần làm đã làm xong, sau đời hiện tại không có đời sống
nào khác nữa".
Này các
Tỷ-kheo, ví như tại dãy núi lớn có một hồ nước, thuần tịnh, trong
sáng, không cấu nhiễm, một người có mắt, đứng trên bờ sẽ thấy con
hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá bơi qua lại hay
đứng một chỗ. Vị ấy nghĩ: "Ðây là hồ nước thuần tịnh, trong
sáng, không cấu nhiễm. Ðây là những con hến, con sò, những hòn đá,
hòn sạn, những đàn cá đang bơi qua lại hay đứng yên một chỗ".
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết như thật: "Ðây là
khổ... biết như thật: "Ðây là Con đường đưa đến sự diệt trừ
các lậu hoặc!" Nhờ hiểu biết như vậy, nhờ nhận thức như vậy,
tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi
vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát, vị ấy tuệ tri:
"Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần phải làm đã
làm xong, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa".
183. Thế nào là một bậc viên mãn giải thoát?
(Bậc
A-la-hán)
Này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy được gọi là Sa-môn, là Bà-la-môn, là vị
đã tắm sạch sẽ, là vị đã biết và hiểu rõ, là bậc có học, là bậc
Thánh, là bậc A-la-hán.
Này các
Tỷ-kheo, như thế nào, Tỷ-kheo là Sa-môn? Vị này đã làm cho dừng
lại các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến
tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh, già, chết
trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là Sa-môn.
Và này các
Tỷ-kheo, như thế nào Tỷ-kheo là Bà-la-môn? Vị này đã tẩn xuất ra
ngoài các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến
tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong
tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là Bà-la-môn.
Và này các
Tỷ-kheo, như thế nào Tỷ-kheo đã tắm sạch sẽ? Vị này đã tắm gội
sạch sẽ các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa
đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết
trong tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã tắm sạch sẽ.
Và này các
Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo đã biết và hiểu rõ? Vị này đã
biết và hiểu rõ các ác, các pháp bất thiện,những pháp này ô
nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh
già, chết trong tương lai. đưa đến sanh, già, chết trong tương lai.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã biết rõ.
Và này các
Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo có học? Vị này đã tiêu diệt các
ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa đến tái sanh,
đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết trong tương
lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có học.
Và này các
Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo được gọi là bậc Thánh? Vị này đã
làm cho xa lìa các ác pháp bất thiện, những pháp này ô nhiễm, đưa
đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh già, chết
trong tương lai. đưa đến sanh, già, chết trong tương lai. Như vậy,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được gọi là bậc Thánh.
Và này các
Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo được gọi là bậc A-la-hán? Vị này
đã làm cho xa lìa các ác, các pháp bất thiện, những pháp này ô
nhiễm, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh
già, chết trong tương lai. đưa đến sanh, già, chết trong tương lai.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ- kheo là bậc A-la-hán.
Thế Tôn thuyết
giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Như thế nào là xứng
đáng với danh gọi sa môn?
Sa môn là người có đời sống chánh hạnh với năm điều:
1. Sống chánh hạnh
2. Nhiếp hộ các căn
3. Tiết độ trong ăn uống
4. Sống trong tỉnh thức
5. Nuôi dưỡng chánh niệm minh sát
Xa hơn nữa là thành tựu những trình độ cao trong tu tập nội
tại:
1. Từ bỏ năm triền cái
2. Đạt được các thiền chứng
3. Chứng ngộ tam minh
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 39 [tóm tắt]
Đại Kinh Xóm Ngựa
(Mahā-Assapura Sutta)
(M.i, 271)
Đức Phật khuyên
các Tỷ-kheo đã tự nhận mình là Sa- môn, cần phải thọ trì và thực
hành các hạnh tác thành vị Sa-môn, vị Bà-la-môn, như vậy mới xứng
danh xưng, sự cúng dường thọ hưởng mới có kết quả lớn, và sự xuất
gia như vậy không thành vô dụng.
Các pháp tác
thành vị Sa-môn gồm có:
1/ Tàm quý;
2/ Thân, khẩu, ý, sanh mạng, thanh
tịnh;
3/ Chế ngự các căn;
4/ Tiết độ trong ăn uống;
5/ Chú tâm cảnh giác;
6/ Chánh niệm tỉnh giác;
7/ Ngồi thiền, gột trừ năm triền
cái, chứng bốn thiền;
8/ Chứng ba minh.
Tỷ-kheo như vậy
được gọi là Sa-môn, Bà-la-môn, vị đã tắm sạch sẽ, đã biết và đã
hiểu rõ, là bậc có học, là bậc Thánh, bậc A-la-hán. Làm lắng dịu
(samitā) các ác, bất thiện pháp, liên hệ đến phiền não, đến tái
sanh, đáng sợ (sadarā), đưa đến quả dị thục, đưa đến sanh già chết
trong tương lai nên được gọi là Sa-môn. Làm tẩn xuất (bāhitā) các
ác bất thiện pháp ra ngoài... nên gọi là Bà-la-môn. Gột sạch
(mahatā) các ác bất thiện pháp... nên được gọi là vị đã tắm sạch
sẽ. Đã hiểu rõ (viditā) các ác bất thiện pháp... nên được gọi là
vị đã hiểu rõ. Đã làm cho mất đi, biến đi (nissatā) các ác bất thiện
pháp... nên được gọi là người có học (sotthiya). Làm cho cách xa
(ārakā) các ác bất thiện pháp... nên được gọi là bậc Thánh, bậc
A-la-hán.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 39 [dàn ý]
Đại Kinh Xóm Ngựa
(Mahā-Assapura Sutta)
(M.i, 271)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn tuyên bố,
các Tỷ-kheo tự xưng là Sa-môn, được tôn xưng là Sa-môn cần phải thực hành và thọ
trì các pháp tác thành vị Sa-môn.
B. Chánh kinh:
Thế Tôn trình bày
các pháp tác thành vị Sa-môn.
I. Các pháp
tác thành giới học, có 7 pháp:
1. Tàm quý.
2. Thân hành,
khẩu hành, ý hành thanh tịnh.
3. Mạng sống
thanh tịnh.
4. Hộ trì các
căn.
5. Tiết độ
trong ăn uống.
6. Chú tâm cảnh
giác.
7. Chánh niệm
tỉnh giác.
II. Các pháp
tác thành định học:
1. Đoạn trừ 5
triền cái, 5 ví dụ đoạn triền cái.
2. Chứng 4
thiền, 4 ví dụ chứng 4 thiền.
III. Các pháp tác thành tuệ học:
1. Túc mạng
minh.
2. Thiên nhãn minh.
3. Lậu tận minh.
IV. Giải thoát và giải thoát tri kiến, ví dụ.
V. Vị ấy xứng đáng được 7 danh xưng.
1. Sa-môn.
2. Bà-la-môn.
3. Vị đã tắm sạch sẽ.
4. Vị đã biết, đã hiểu rõ.
5. Vị có học.
6. Là bậc Thánh.
7. Là Bậc A-la-hán.
C. Kết luận:
Các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Kinh số 39 [toát yếu]
Đại Kinh Xóm Ngựa
(Mahā-Assapura Sutta)
(M.i, 271)
I. TOÁT YẾU
Mahā-assapura
Sutta - The greater discourse at Assapura.
The Buddha elucidates "the things that make one a recluse" with a discourse covering many aspects of the bhikkhu’s training.
Bản kinh dài giảng ở Xóm ngựa.
Phật kể ra những "pháp làm nên một sa môn ẩn sĩ" với một bài giảng bao quát nhiều phương diện tu tập của một tỳ kheo.
II. TÓM TẮT
Tại ấp có tên "Xóm ngựa" của dân Anga [Ương già], Phật dạy chúng tỳ kheo về các pháp làm nên Sa môn, Bà- la-môn. Ở đây hai danh từ này phải hiểu như định nghĩa của Phật ở cuối kinh: Sa môn là người đã "dừng lại các ô nhiễm đáng sợ, đem lại khổ quả tái sinh, già chết trong tương lai"; còn Bà-la-môn là người "đã tắm rửa sạch sẽ tất cả các ác bất thiện pháp, những ô nhiễm đưa đến tái sinh, già chết."
Khi đã tự xưng và được người ta gọi là sa môn, tỳ kheo phải tu tập và thành tựu các sa môn hạnh như sau:
1. Tàm và quý nhưng không khen mình chê người;
2. Thân hành thanh tịnh nhưng không khen mình chê người;
3. Khẩu hành thanh tịnh nhưng không khen mình chê người;
4. Ý hành thanh tịnh nhưng không khen mình chê người;
5. Mạng sống thanh tịnh nhưng không khen mình chê người;
6. Hộ trì các căn nhưng không lấy làm tự mãn;
7. Tiết độ trong ăn uống nhưng không tự mãn;
8. Chú tâm cảnh giác vào mọi lúc, tẩy sạch tâm tư khỏi các chướng ngại nhưng không tự mãn;
9. Chánh niệm tỉnh giác trong bốn uy nghi nhưng không tự mãn;
10. Thiền định, gột sạch 5 triền cái tham, sân, hôm trầm, trạo hối, nghi; nhờ vậy tuần tự chứng đắc bốn thiền, ba minh, liễu tri bốn chân lý, thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Vị ấy đã xa lìa các bất thiện đưa đến sinh, già, chết trong tương lai, tuệ tri "Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, sau đời hiện tại không còn đời nào khác."
III. CHÚ GIẢI
Tàm [hiri] và quý [otappa]: hai đức tính bổ túc cho nhau, trong kinh Tăng chi, được Phật gọi là những vị "hộ trì thế gian" vì đấy là nền tảng của Giới. Tàm có đặc tính là ghê tởm trước điều ác, do một ý thức về tính tự trọng. Tàm được thể hiện là sự tự trách mình. Quý có đặc tính là sợ hãi điều quấy, quan tâm đến dư luận.
Sa môn hạnh là con đường
bát chính. Cứu cánh của sa môn hạnh là diệt tận tham sân si.
Tắm rửa ở đây ám chỉ lễ tắm rửa của một người bà-la- môn khi thời gian làm đệ tử một vị thầy đã hoàn tất.
IV. PHÁP SỐ
Bốn vật dụng, bốn thiền, năm triền cái, năm thiền chi.
V. KỆ TỤNG
Phật dạy các tỳ kheo
Hãy tu tập các pháp
Làm nên bậc sa môn
Xứng với danh xưng ấy.
Pháp tác thành sa môn
Gồm có tàm và quý;
Thân hành phải thanh tịnh;
Khẩu, ý hành cũng vậy.
Cách sinh hoạt thanh tịnh;
Hộ trì các căn môn;
Tiết độ trong ăn uống;
Cảnh giác các chướng ngại
Vào tất cả các thời
Giữ chánh niệm tỉnh giác
Trong tất cả uy nghi
Gột trừ 5 triền cái.
Như hết nợ, khỏi bệnh
Ra tù, hết nô lệ
Đến đất lành an ổn
Hết triền cái cũng vậy:
Chứng bốn thiền ba minh;
Biết như thật bốn đế;
Tự thân được giải thoát
Sinh tận, phạm hạnh thành.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
39.
Mahāassapurasuttaṃ [Mūla]
415. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ
samayaṃ Bhagavā aṅgesu viharati assapuraṃ nāma aṅgānaṃ nigamo. Tatra kho
Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū
bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''samaṇā samaṇāti vo, bhikkhave,
jano sañjānāti. Tumhe ca pana 'ke tumheti puṭṭhā samānā 'samaṇāmhāti paṭijānātha
tesaṃ vo, bhikkhave, evaṃsamaññānaṃ sataṃ evaṃpaṭiññānaṃ sataṃ 'ye dhammā samaṇakaraṇā
ca brāhmaṇakaraṇā ca te dhamme samādāya vattissāma, evaṃ no ayaṃ amhākaṃ samaññā
ca saccā bhavissati paṭiññā ca bhūtā. Yesañca mayaṃ cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhāraṃ
paribhuñjāma, tesaṃ te kārā amhesu mahapphalā bhavissanti mahānisaṃsā,
amhākañcevāyaṃ pabbajjā avañjhā bhavissati saphalā saudrayāti. Evañhi vo,
bhikkhave, sikkhitabbaṃ.
416. ''Katame ca, bhikkhave, dhammā samaṇakaraṇā ca brāhmaṇakaraṇā
ca? 'hirottappena samannāgatā bhavissāmāti evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṃ.
Siyā kho pana, bhikkhave, tumhākaṃ evamassa : 'hirottappenamha samannāgatā ,
alamettāvatā katamettāvatā, anuppatto no sāmaññattho, natthi no kiñci uttariṃ
karaṇīyanti tāvatakeneva tuṭṭhiṃ āpajjeyyātha. Ārocayāmi vo, bhikkhave , paṭivedayāmi
vo, bhikkhave : 'mā vo sāmaññatthikānaṃ sataṃ sāmaññattho parihāyi, sati uttariṃ
karaṇīye.
417. ''Kiñca, bhikkhave, uttariṃ karaṇīyaṃ? 'parisuddho no
kāyasamācāro bhavissati uttāno vivaṭo na
ca chiddavā saṃvuto ca. Tāya ca pana parisuddhakāyasamācāratāya nevattānukkaṃsessāma
na paraṃ vambhessāmāti [nevattānukkaṃsissāma na paraṃ vambhissāmāti
(sabbattha)] evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṃ. Siyā kho pana, bhikkhave,
tumhākaṃ evamassa : 'hirottappenamha samannāgatā, parisuddho no kāyasamācāro
alamettāvatā katamettāvatā, anuppatto no sāmaññattho, natthi no kiñci uttariṃ karaṇīyanti tāvatakeneva tuṭṭhiṃ
āpajjeyyātha. Ārocayāmi vo, bhikkhave, paṭivedayāmi vo, bhikkhave : 'mā vo
sāmaññatthikānaṃ sataṃ sāmaññattho parihāyi, sati uttariṃ karaṇīye.
418. ''Kiñca, bhikkhave, uttariṃ karaṇīyaṃ? 'parisuddho no
vacīsamācāro bhavissati uttāno vivaṭo na ca chiddavā saṃvuto ca. Tāya ca pana
parisuddhavacīsamācāratāya nevattānukkaṃsessāma na paraṃ vambhessāmāti evañhi
vo, bhikkhave, sikkhitabbaṃ. Siyā kho pana, bhikkhave, tumhākaṃ evamassa :
'hirottappenamha samannāgatā, parisuddho no kāyasamācāro, parisuddho
vacīsamācāro alamettāvatā katamettāvatā, anuppatto no sāmaññattho, natthi no
kiñci uttariṃ karaṇīyanti tāvatakeneva tuṭṭhiṃ āpajjeyyātha. Ārocayāmi vo ,
bhikkhave, paṭivedayāmi vo, bhikkhave : 'mā vo sāmaññatthikānaṃ sataṃ
sāmaññattho parihāyi, sati uttariṃ karaṇīye.
419. ''Kiñca, bhikkhave, uttariṃ karaṇīyaṃ? 'parisuddho no
manosamācāro bhavissati uttāno vivaṭo na ca chiddavā saṃvuto ca. Tāya ca
pana parisuddhamanosamācāratāya
nevattānukkaṃsessāma na paraṃ vambhessāmāti evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṃ.
Siyā kho pana, bhikkhave, tumhākaṃ evamassa : 'hirottappenamha samannāgatā,
parisuddho no kāyasamācāro, parisuddho vacīsamācāro, parisuddho manosamācāro
alamettāvatā katamettāvatā, anuppatto no sāmaññattho, natthi no kiñci uttariṃ
karaṇīyanti tāvatakeneva tuṭṭhiṃ āpajjeyyātha. Ārocayāmi vo, bhikkhave, paṭivedayāmi
vo, bhikkhave : 'mā vo sāmaññatthikānaṃ sataṃ sāmaññattho parihāyi, sati uttariṃ
karaṇīye.
420. ''Kiñca, bhikkhave, uttariṃ karaṇīyaṃ? 'parisuddho no ājīvo
bhavissati uttāno vivaṭo na ca chiddavā saṃvuto ca. Tāya ca pana
parisuddhājīvatāya nevattānukkaṃsessāma na paraṃ vambhessāmāti evañhi vo,
bhikkhave, sikkhitabbaṃ. Siyā kho pana, bhikkhave, tumhākaṃ evamassa :
'hirottappenamha samannāgatā, parisuddho no kāyasamācāro, parisuddho
vacīsamācāro, parisuddho manosamācāro, parisuddho ājīvo alamettāvatā katamettāvatā, anuppatto no sāmaññattho ,
natthi no kiñci uttariṃ karaṇīyanti
tāvatakeneva tuṭṭhiṃ āpajjeyyātha. Ārocayāmi vo, bhikkhave, paṭivedayāmi
vo, bhikkhave : 'mā vo sāmaññatthikānaṃ sataṃ sāmaññattho parihāyi, sati uttariṃ
karaṇīye.
421. ''Kiñca, bhikkhave, uttariṃ karaṇīyaṃ? 'indriyesu guttadvārā
bhavissāma cakkhunā rūpaṃ disvā na nimittaggāhī nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṃ
cakkhundriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā
anvāssaveyyuṃ, tassa saṃvarāya paṭipajjissāma, rakkhissāma cakkhundriyaṃ,
cakkhundriye saṃvaraṃ āpajjissāma. Sotena saddaṃ sutvā - pe - ghānena gandhaṃ
ghāyitvā - pe - jivhāya rasaṃ sāyitvā - pe - kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā - pe -
manasā dhammaṃ viññāya na nimittaggāhī nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṃ
manindriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā
anvāssaveyyuṃ, tassa saṃvarāya paṭipajjissāma, rakkhissāma manindriyaṃ,
manindriye saṃvaraṃ āpajjissāmāti evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṃ. Siyā kho
pana, bhikkhave, tumhākaṃ evamassa : 'hirottappenamha samannāgatā, parisuddho no kāyasamācāro,
parisuddho vacīsamācāro, parisuddho manosamācāro, parisuddho ājīvo,
indriyesumha guttadvārā alamettāvatā katamettāvatā, anuppatto no sāmaññattho,
natthi no kiñci uttariṃ karaṇīyanti tāvatakeneva tuṭṭhiṃ āpajjeyyātha. Ārocayāmi vo, bhikkhave, paṭivedayāmi
vo, bhikkhave : 'mā vo sāmaññatthikānaṃ sataṃ sāmaññattho parihāyi, sati uttariṃ
karaṇīye.
422. ''Kiñca, bhikkhave, uttariṃ karaṇīyaṃ? 'bhojane mattaññuno
bhavissāma, paṭisaṅkhā yoniso āhāraṃ āharissāma, neva davāya na madāya na maṇḍanāya
na vibhūsanāya yāvadeva imassa kāyassa ṭhitiyā yāpanāya, vihiṃsūparatiyā,
brahmacariyānuggahāya, iti purāṇañca vedanaṃ paṭihaṅkhāma navañca vedanaṃ na
uppādessāma, yātrā ca no bhavissati, anavajjatā ca, phāsu vihāro cāti evañhi
vo, bhikkhave, sikkhitabbaṃ. Siyā kho pana, bhikkhave, tumhākaṃ evamassa :
'hirottappenamha samannāgatā, parisuddho no kāyasamācāro, parisuddho
vacīsamācāro, parisuddho manosamācāro, parisuddho ājīvo, indriyesumha
guttadvārā, bhojane mattaññuno alamettāvatā katamettāvatā, anuppatto no
sāmaññattho, natthi no kiñci uttariṃ karaṇīyanti tāvatakeneva tuṭṭhiṃ
āpajjeyyātha. Ārocayāmi vo, bhikkhave, paṭivedayāmi vo, bhikkhave : 'mā vo,
sāmaññatthikānaṃ sataṃ sāmaññattho parihāyi sati uttariṃ karaṇīye.
423. ''Kiñca , bhikkhave, uttariṃ karaṇīyaṃ? 'jāgariyaṃ anuyuttā
bhavissāma, divasaṃ caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi dhammehi cittaṃ
parisodhessāma. Rattiyā paṭhamaṃ yāmaṃ caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi dhammehi cittaṃ parisodhessāma. Rattiyā majjhimaṃ yāmaṃ
dakkhiṇena passena sīhaseyyaṃ kappessāma pāde pādaṃ accādhāya, sato sampajāno uṭṭhānasaññaṃ
manasi karitvā. Rattiyā pacchimaṃ yāmaṃ paccuṭṭhāya caṅkamena nisajjāya āvaraṇīyehi
dhammehi cittaṃ parisodhessāmāti, evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṃ. Siyā kho
pana, bhikkhave, tumhākaṃ evamassa : 'hirottappenamha samannāgatā, parisuddho
no kāyasamācāro, parisuddho vacīsamācāro, parisuddho manosamācāro, parisuddho ājīvo, indriyesumha
guttadvārā, bhojane mattaññuno, jāgariyaṃ anuyuttā alamettāvatā katamettāvatā,
anuppatto no sāmaññattho, natthi no kiñci uttariṃ karaṇīyanti, tāvatakeneva tuṭṭhiṃ
āpajjeyyātha. Ārocayāmi vo, bhikkhave, paṭivedayāmi vo, bhikkhave : 'mā vo,
sāmaññatthikānaṃ sataṃ sāmaññattho parihāyi sati uttariṃ karaṇīye.
424. ''Kiñca, bhikkhave, uttariṃ karaṇīyaṃ? 'satisampajaññena
samannāgatā bhavissāma, abhikkante paṭikkante sampajānakārī, ālokite vilokite
sampajānakārī, samiñjite pasārite sampajānakārī, saṅghāṭipattacīvaradhāraṇe
sampajānakārī, asite pīte khāyite sāyite sampajānakārī, uccārapassāvakamme
sampajānakārī, gate ṭhite nisinne sutte jāgarite bhāsite tuṇhībhāve
sampajānakārīti, evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṃ. Siyā kho pana, bhikkhave,
tumhākaṃ evamassa : 'hirottappenamha
samannāgatā, parisuddho no kāyasamācāro, parisuddho vacīsamācāro, parisuddho
manosamācāro, parisuddho ājīvo, indriyesumha guttadvārā, bhojane mattaññuno,
jāgariyaṃ anuyuttā, satisampajaññena samannāgatā alamettāvatā katamettāvatā,
anuppatto no sāmaññattho, natthi no kiñci uttariṃ karaṇīyanti tāvatakeneva tuṭṭhiṃ
āpajjeyyātha. Ārocayāmi vo, bhikkhave, paṭivedayāmi vo, bhikkhave : 'mā vo, sāmaññatthikānaṃ
sataṃ sāmaññattho parihāyi sati uttariṃ karaṇīye.
425. ''Kiñca, bhikkhave, uttariṃ karaṇīyaṃ? idha, bhikkhave,
bhikkhu vivittaṃ senāsanaṃ bhajati : araññaṃ rukkhamūlaṃ pabbataṃ kandaraṃ
giriguhaṃ susānaṃ vanappatthaṃ abbhokāsaṃ palālapuñjaṃ. So pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto
nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā, ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. So abhijjhaṃ
loke pahāya vigatābhijjhena cetasā viharati, abhijjhāya cittaṃ parisodheti
byāpādapadosaṃ pahāya abyāpannacitto viharati, sabbapāṇabhūtahitānukampī ,
byāpādapadosā cittaṃ parisodheti thīnamiddhaṃ pahāya vigatathīnamiddho
viharati, ālokasaññī sato sampajāno, thīnamiddhā cittaṃ parisodheti
uddhaccakukkuccaṃ pahāya anuddhato viharati , ajjhattaṃ vūpasantacitto,
uddhaccakukkuccā cittaṃ parisodheti vicikicchaṃ pahāya tiṇṇavicikiccho
viharati, akathaṃkathī kusalesu dhammesu, vicikicchāya cittaṃ parisodheti.
426. ''Seyyathāpi , bhikkhave, puriso iṇaṃ ādāya kammante
payojeyya. Tassa te kammantā samijjheyyuṃ [sampajjeyyuṃ (syā. kaṃ. ka.)]. So
yāni ca porāṇāni iṇamūlāni tāni ca byantī [byantiṃ (ka.), byanti (pī.)]
kareyya, siyā cassa uttariṃ avasiṭṭhaṃ dārabharaṇāya. Tassa evamassa : 'ahaṃ
kho pubbe iṇaṃ ādāya kammante payojesiṃ, tassa me te kammantā samijjhiṃsu. Sohaṃ
yāni ca porāṇāni iṇamūlāni tāni ca byantī akāsiṃ, atthi ca me uttariṃ avasiṭṭhaṃ
dārabharaṇāyāti. So tatonidānaṃ labhetha pāmojjaṃ, adhigaccheyya somanassaṃ.
''Seyyathāpi, bhikkhave, puriso ābādhiko assa dukkhito bāḷhagilāno,
bhattañcassa nacchādeyya, na cassa kāye balamattā. So aparena samayena tamhā
ābādhā mucceyya, bhattañcassa chādeyya, siyā cassa kāye balamattā. Tassa
evamassa : 'ahaṃ kho pubbe ābādhiko ahosiṃ dukkhito bāḷhagilāno, bhattañca me
nacchādesi, na ca me āsi kāye balamattā, somhi etarahi tamhā ābādhā mutto,
bhattañca me chādeti, atthi ca me kāye balamattāti. So tatonidānaṃ labhetha
pāmojjaṃ, adhigaccheyya somanassaṃ. ''Seyyathāpi, bhikkhave, puriso
bandhanāgāre baddho assa. So aparena samayena tamhā bandhanā mucceyya sotthinā
abbhayena [abyayena (sī. pī.)], na cassa kiñci bhogānaṃ vayo. Tassa evamassa :
'ahaṃ kho pubbe bandhanāgāre baddho ahosiṃ, somhi etarahi tamhā bandhanā mutto, sotthinā abbhayena,
natthi ca me kiñci bhogānaṃ vayoti. So tatonidānaṃ labhetha pāmojjaṃ,
adhigaccheyya somanassaṃ. ''Seyyathāpi , bhikkhave, puriso dāso assa
anattādhīno parādhīno na yenakāmaṃgamo. So aparena samayena tamhā dāsabyā
mucceyya attādhīno aparādhīno bhujisso yenakāmaṃgamo. Tassa evamassa : 'ahaṃ
kho pubbe dāso ahosiṃ anattādhīno
parādhīno na yenakāmaṃgamo, somhi etarahi tamhā dāsabyā mutto attādhīno
aparādhīno bhujisso yenakāmaṃgamoti. So
tatonidānaṃ labhetha pāmojjaṃ, adhigaccheyya somanassaṃ. ''Seyyathāpi,
bhikkhave, puriso sadhano sabhogo kantāraddhānamaggaṃ paṭipajjeyya
[sīlakkhandhavaggapāḷiyā kiñci visadisaṃ]. So aparena samayena tamhā kantārā
nitthareyya sotthinā abbhayena, na cassa kiñci bhogānaṃ vayo. Tassa evamassa :
'ahaṃ kho pubbe sadhano sabhogo kantāraddhānamaggaṃ paṭipajjiṃ. Somhi etarahi
tamhā kantārā nitthiṇṇo sotthinā abbhayena, natthi ca me kiñci bhogānaṃ vayoti.
So tatonidānaṃ labhetha pāmojjaṃ, adhigaccheyya somanassaṃ. ''Evameva kho,
bhikkhave, bhikkhu yathā iṇaṃ yathā rogaṃ yathā bandhanāgāraṃ yathā dāsabyaṃ
yathā kantāraddhānamaggaṃ, ime pañca nīvaraṇe appahīne attani samanupassati.
Seyyathāpi, bhikkhave, āṇaṇyaṃ yathā ārogyaṃ yathā bandhanāmokkhaṃ yathā
bhujissaṃ yathā khemantabhūmiṃ evameva bhikkhu ime pañca nīvaraṇe pahīne attani samanupassati.
427. ''So ime pañca nīvaraṇe pahāya cetaso upakkilese paññāya
dubbalīkaraṇe, vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi, savitakkaṃ savicāraṃ
vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. So imameva kāyaṃ
vivekajena pītisukhena abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati, nāssa
kiñci sabbāvato kāyassa vivekajena pītisukhena apphuṭaṃ hoti. Seyyathāpi,
bhikkhave, dakkho nhāpako [nahāpako (sī. syā. kaṃ. pī.)] vā nhāpakantevāsī vā
kaṃsathāle nhānīyacuṇṇāni [nahānīyacuṇṇāni (sī. syā. kaṃ. pī.)] ākiritvā
udakena paripphosakaṃ paripphosakaṃ sanneyya. Sāyaṃ nhānīyapiṇḍi snehānugatā
snehaparetā santarabāhirā, phuṭā snehena na ca pagghariṇī. Evameva kho,
bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ vivekajena pītisukhena abhisandeti parisandeti
paripūreti parippharati, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa vivekajena pītisukhena
apphuṭaṃ hoti.
428. ''Puna caparaṃ,
bhikkhave, bhikkhu vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ
samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. So imameva kāyaṃ
samādhijena pītisukhena abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati, nāssa
kiñci sabbāvato kāyassa samādhijena pītisukhena apphuṭaṃ hoti. Seyyathāpi,
bhikkhave, udakarahado ubbhidodako
[ubbhitodako (ka.)]. Tassa
nevassa puratthimāya disāya udakassa āyamukhaṃ, na pacchimāya disāya
udakassa āyamukhaṃ, na uttarāya disāya udakassa āyamukhaṃ, na dakkhiṇāya disāya
udakassa āyamukhaṃ, devo ca na kālena kālaṃ sammādhāraṃ anuppaveccheyya. Atha
kho tamhāva udakarahadā sītā vāridhārā ubbhijjitvā tameva udakarahadaṃ sītena
vārinā abhisandeyya parisandeyya paripūreyya paripphareyya, nāssa kiñci
sabbāvato udakarahadassa sītena vārinā apphuṭaṃ assa. Evameva kho, bhikkhave,
bhikkhu imameva kāyaṃ samādhijena pītisukhena abhisandeti parisandeti
paripūreti parippharati, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa samādhijena pītisukhena
apphuṭaṃ hoti.
429. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu pītiyā ca virāgā
upekkhako ca viharati, sato ca sampajāno, sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti, yaṃ taṃ
ariyā ācikkhanti : 'upekkhako satimā sukhavihārīti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja
viharati. So imameva kāyaṃ nippītikena sukhena abhisandeti parisandeti
paripūreti parippharati, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa nippītikena sukhena
apphuṭaṃ hoti. Seyyathāpi, bhikkhave, uppaliniyaṃ vā paduminiyaṃ vā puṇḍarīkiniyaṃ
vā appekaccāni uppalāni vā padumāni vā puṇḍarīkāni vā udake jātāni udake saṃvaḍḍhāni
udakānuggatāni antonimuggaposīni, tāni yāva caggā yāva ca mūlā sītena vārinā abhisannāni parisannāni
paripūrāni paripphuṭāni, nāssa [na nesaṃ (sī.)] kiñci sabbāvataṃ uppalānaṃ vā
padumānaṃ vā puṇḍarīkānaṃ vā sītena vārinā apphuṭaṃ assa. Evameva kho,
bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ nippītikena sukhena abhisandeti parisandeti
paripūreti parippharati, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa nippītikena sukhena
apphuṭaṃ hoti.
430. ''Puna caparaṃ,
bhikkhave, bhikkhu sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā, pubbeva
somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā, adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ
catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. So imameva kāyaṃ parisuddhena cetasā
pariyodātena pharitvā nisinno hoti , nāssa kiñci sabbāvato kāyassa parisuddhena
cetasā pariyodātena apphuṭaṃ hoti. Seyyathāpi, bhikkhave, puriso odātena
vatthena sasīsaṃ pārupetvā nisinno assa, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa odātena vatthena apphuṭaṃ assa.
Evameva kho, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ parisuddhena cetasā pariyodātena
pharitvā nisinno hoti, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa parisuddhena cetasā
pariyodātena apphuṭaṃ hoti.
431. ''So evaṃ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe
vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte pubbenivāsānussatiñāṇāya
cittaṃ abhininnāmeti. So anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati, seyyathidaṃ : ekampi jātiṃ, dvepi
jātiyo - pe - iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati.
Seyyathāpi, bhikkhave, puriso sakamhā gāmā aññaṃ gāmaṃ gaccheyya, tamhāpi gāmā
aññaṃ gāmaṃ gaccheyya, so tamhā gāmā sakaṃyeva gāmaṃ paccāgaccheyya. Tassa
evamassa : 'ahaṃ kho sakamhā gāmā amuṃ gāmaṃ agacchiṃ [agacchiṃ (sī. syā. kaṃ.
pī.)], tatrapi evaṃ aṭṭhāsiṃ evaṃ nisīdiṃ evaṃ abhāsiṃ evaṃ tuṇhī ahosiṃ
tamhāpi gāmā amuṃ gāmaṃ agacchiṃ, tatrapi evaṃ aṭṭhāsiṃ evaṃ nisīdiṃ evaṃ
abhāsiṃ evaṃ tuṇhī ahosiṃ somhi tamhā gāmā sakaṃyeva gāmaṃ paccāgatoti. Evameva
kho, bhikkhave, bhikkhu anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarati, seyyathidaṃ :
ekampi jātiṃ dvepi jātiyo - pe - iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ
anussarati.
432. ''So evaṃ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe
vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte sattānaṃ cutūpapātañāṇāya
cittaṃ abhininnāmeti. So dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte
passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte
suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate duggate, yathākammūpage satte pajānāti - pe
- seyyathāpi, bhikkhave, dve agārā
sadvārā [sannadvārā (ka.)]. Tattha cakkhumā puriso majjhe ṭhito passeyya
manusse gehaṃ pavisantepi nikkhamantepi, anucaṅkamantepi anuvicarantepi .
Evameva kho, bhikkhave, bhikkhu dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena
satte passati cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe, sugate
duggate yathākammūpage satte pajānāti - pe - .
433. ''So evaṃ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āneñjappatte āsavānaṃ khayañāṇāya cittaṃ abhininnāmeti. So 'idaṃ dukkhanti yathābhūtaṃ pajānāti, 'ayaṃ dukkhasamudayoti yathābhūtaṃ pajānāti, 'ayaṃ dukkhanirodhoti yathābhūtaṃ pajānāti, 'ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadāti yathābhūtaṃ pajānāti. 'Ime āsavāti yathābhūtaṃ pajānāti, 'ayaṃ āsavasamudayoti yathābhūtaṃ pajānāti, 'ayaṃ āsavanirodhoti yathābhūtaṃ pajānāti, 'ayaṃ āsavanirodhagāminī paṭipadāti yathābhūtaṃ pajānāti. Tassa evaṃ jānato evaṃ passato kāmāsavāpi cittaṃ vimuccati, bhavāsavāpi cittaṃ vimuccati, avijjāsavāpi cittaṃ vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti : 'khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyāti pajānāti. ''Seyyathāpi, bhikkhave, pabbatasaṅkhepe udakarahado accho vippasanno anāvilo. Tattha cakkhumā puriso tīre ṭhito passeyya sippisambukampi [sippikasambukampi (syā. kaṃ. ka.)] sakkharakathalampi macchagumbampi, carantampi tiṭṭhantampi. Tassa evamassa : 'ayaṃ kho udakarahado accho vippasanno anāvilo. Tatrime sippisambukāpi sakkharakathalāpi macchagumbāpi carantipi tiṭṭhantipīti . Evameva kho, bhikkhave, bhikkhu 'idaṃ dukkhanti yathābhūtaṃ pajānāti - pe - nāparaṃ itthattāyāti pajānāti.
434. ''Ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu 'samaṇo itipi 'brāhmaṇoitipi 'nhātakoitipi 'vedagūitipi 'sottiyoitipi 'ariyoitipi 'arahaṃitipi. Kathañca, bhikkhave, bhikkhu samaṇo hoti? samitāssa honti pāpakā akusalā dhammā, saṃkilesikā, ponobbhavikā, sadarā, dukkhavipākā , āyatiṃ, jātijarāmaraṇiyā. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu samaṇo hoti. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu brāhmaṇo hoti? bāhitāssa honti pāpakā akusalā dhammā , saṃkilesikā, ponobbhavikā, sadarā, dukkhavipākā, āyatiṃ, jātijarāmaraṇiyā. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu brāhmaṇo hoti. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu nhātako [nahātako (sī. syā. kaṃ. pī.)] hoti? nhātāssa honti pāpakā akusalā dhammā, saṃkilesikā, ponobbhavikā, sadarā, dukkhavipākā, āyatiṃ, jātijarāmaraṇiyā. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu nhātako hoti. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu vedagū hoti? viditāssa honti pāpakā akusalā dhammā, saṃkilesikā, ponobbhavikā, sadarā, dukkhavipākā, āyatiṃ, jātijarāmaraṇiyā. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu vedagū hoti. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu sottiyo hoti? nissutāssa honti pāpakā akusalā dhammā, saṃkilesikā, ponobbhavikā, sadarā, dukkhavipākā, āyatiṃ, jātijarāmaraṇiyā. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu sottiyo hoti. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu ariyo hoti ? ārakāssa honti pāpakā akusalā dhammā, saṃkilesikā, ponobbhavikā, sadarā, dukkhavipākā, āyatiṃ, jātijarāmaraṇiyā. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu ariyo hoti. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu arahaṃ hoti? ārakāssa honti pāpakā akusalā dhammā, saṃkilesikā, ponobbhavikā, sadarā, dukkhavipākā, āyatiṃ, jātijarāmaraṇiyā. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu arahaṃ hotīti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.
Mahāassapurasuttaṃ niṭṭhitaṃ navamaṃ.
39.
Mahāassapurasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
415. Evaṃ me sutanti mahāassapurasuttaṃ. Tattha aṅgesūti aṅgā nāma jānapadino rājakumārā, tesaṃ nivāso ekopi janapado ruḷhīsaddena ‘‘aṅgā’’ti vuccati, tasmiṃ aṅgesu janapade. Assapuraṃ nāma aṅgānaṃ nigamoti assapuranti nagaranāmena laddhavohāro aṅgānaṃ janapadassa eko nigamo, taṃ gocaragāmaṃ katvā viharatīti attho. Bhagavā etadavocāti etaṃ ‘‘samaṇā samaṇāti vo, bhikkhave, jano sañjānātī’’tiādivacanamavoca.
Kasmā pana evaṃ avocāti. Tasmiṃ kira nigame manussā saddhā pasannā buddhamāmakā dhammamāmakā saṅghamāmakā, tadahupabbajitasāmaṇerampi vassasatikattherasadisaṃ katvā pasaṃsanti; pubbaṇhasamayaṃ bhikkhusaṅghaṃ piṇḍāya pavisantaṃ disvā bījanaṅgalādīni gahetvā khettaṃ gacchantāpi, pharasuādīni gahetvā araññaṃ pavisantāpi tāni upakaraṇāni nikkhipitvā bhikkhusaṅghassa nisīdanaṭṭhānaṃ āsanasālaṃ vā maṇḍapaṃ vā rukkhamūlaṃ vā sammajjitvā āsanāni paññapetvā arajapānīyaṃ paccupaṭṭhāpetvā bhikkhusaṅghaṃ nisīdāpetvā yāgukhajjakādīni datvā katabhattakiccaṃ bhikkhusaṅghaṃ uyyojetvā tato tāni upakaraṇāni ādāya khettaṃ vā araññaṃ vā gantvā attano kammāni karonti, kammantaṭṭhānepi nesaṃ aññā kathā nāma natthi. Cattāro maggaṭṭhā cattāro phalaṭṭhāti aṭṭha puggalā ariyasaṅgho nāma; te ‘‘evarūpena sīlena, evarūpena ācārena, evarūpāya paṭipattiyā samannāgatā lajjino pesalā uḷāraguṇā’’ti bhikkhusaṅghasseva vaṇṇaṃ kathenti. Kammantaṭṭhānato āgantvā bhuttasāyamāsā gharadvāre nisinnāpi, sayanigharaṃ pavisitvā nisinnāpi bhikkhusaṅghasseva vaṇṇaṃ kathenti. Bhagavā tesaṃ manussānaṃ nipaccakāraṃ disvā bhikkhusaṅghaṃ piṇḍapātāpacāyane niyojetvā etadavoca.
Ye dhammā samaṇakaraṇā ca brāhmaṇakaraṇā cāti ye dhammā samādāya paripūritā samitapāpasamaṇañca bāhitapāpabrāhmaṇañca karontīti attho. ‘‘Tīṇimāni, bhikkhave, samaṇassa samaṇiyāni samaṇakaraṇīyāni. Katamāni tīṇi? Adhisīlasikkhāsamādānaṃ, adhicittasikkhāsamādānaṃ, adhipaññāsikkhāsamādāna’’nti (a. ni. 3.82) ettha pana samaṇena kattabbadhammā vuttā. Tepi ca samaṇakaraṇā hontiyeva. Idha pana hirottappādivasena desanā vitthāritā. Evaṃ no ayaṃ amhākanti ettha noti nipātamattaṃ. Evaṃ ayaṃ amhākanti attho. Mahapphalā mahānisaṃsāti ubhayampi atthato ekameva. Avañjhāti amoghā. Saphalāti ayaṃ tasseva attho. Yassā hi phalaṃ natthi, sā vañjhā nāma hoti. Saudrayāti savaḍḍhi, idaṃ saphalatāya vevacanaṃ. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbanti, bhikkhave, evaṃ tumhehi sikkhitabbaṃ. Iti bhagavā iminā ettakena ṭhānena hirottappādīnaṃ dhammānaṃ vaṇṇaṃ kathesi. Kasmā? Vacanapathapacchindanatthaṃ. Sace hi koci acirapabbajito bālabhikkhu evaṃ vadeyya – ‘‘bhagavā hirottappādidhamme samādāya vattathāti vadati, ko nu kho tesaṃ samādāya vattane ānisaṃso’’ti? Tassa vacanapathapacchindanatthaṃ. Ayañca ānisaṃso, ime hi dhammā samādāya paripūritā samitapāpasamaṇaṃ nāma bāhitapāpabrāhmaṇaṃ nāma karonti, catupaccayalābhaṃ uppādenti, paccayadāyakānaṃ mahapphalataṃ sampādenti, pabbajjaṃ avañjhaṃ saphalaṃ saudrayaṃ karontīti vaṇṇaṃ abhāsi. Ayamettha saṅkhepo. Vitthārato pana vaṇṇakathā satipaṭṭhāne (dī. ni. aṭṭha. 2.373; ma. ni. aṭṭha. 2.373) vuttanayeneva veditabbā.
416. Hirottappenāti ‘‘yaṃ hirīyati hirīyitabbena, ottappati ottappitabbenā’’ti (dha. sa. 1331) evaṃ vitthāritāya hiriyā ceva ottappena ca. Apicettha ajjhattasamuṭṭhānā hirī, bahiddhāsamuṭṭhānaṃ ottappaṃ. Attādhipateyyā hirī, lokādhipateyyaṃ ottappaṃ. Lajjāsabhāvasaṇṭhitā hirī, bhayasabhāvasaṇṭhitaṃ ottappaṃ, vitthārakathā panettha sabbākārena visuddhimagge vuttā. Apica ime dve dhammā lokaṃ pālanato lokapāladhammā nāmāti kathitā. Yathāha – ‘‘dveme, bhikkhave, sukkā dhammā lokaṃ pālenti. Katame dve? Hirī ca ottappañca. Ime kho, bhikkhave, dve sukkā dhammā lokaṃ pālenti. Ime ca kho, bhikkhave, dve sukkā dhammā lokaṃ na pāleyyuṃ, nayidha paññāyetha, ‘mātā’ti vā, ‘mātucchā’ti vā, ‘mātulānī’ti vā, ‘ācariyabhariyā’ti vā, ‘garūnaṃ dārā’ti vā, sambhedaṃ loko agamissa, yathā ajeḷakā kukkuṭasūkarā soṇasiṅgālā’’ti (a. ni. 2.9). Imeyeva jātake ‘‘devadhammā’’ti kathitā. Yathāha –
‘‘Hiriottappasampannā, sukkadhammasamāhitā;
Santo sappurisā loke, devadhammāti vuccare’’ti. (jā. 1.1.6);
Mahācundattherassa pana kilesasallekhanapaṭipadāti katvā dassitā.
Yathāha – ‘‘pare ahirikā bhavissanti, mayamettha hirimanā bhavissāmāti sallekho
karaṇīyo. Pare anottāpī bhavissanti, mayamettha ottāpī bhavissāmāti sallekho
karaṇīyo’’ti (ma. ni. 1.83). Imeva mahākassapattherassa ovādūpasampadāti katvā
dassitā. Vuttañhetaṃ – ‘‘tasmā tiha te, kassapa, evaṃ sikkhitabbaṃ, tibbaṃ me
hirottappaṃ paccupaṭṭhitaṃ bhavissati theresu navesu majjhimesūti. Evañhi te,
kassapa, sikkhitabba’’nti (saṃ. ni. 2.154). Idha panete samaṇadhammā nāmāti
dassitā.
Yasmā pana ettāvatā sāmaññattho matthakaṃ patto nāma hoti, tasmā aparepi
samaṇakaraṇadhamme dassetuṃ siyā kho pana, bhikkhave, tumhākantiādimāha. Tattha
sāmaññatthoti saṃyuttake tāva, ‘‘katamañca, bhikkhave, sāmaññaṃ? Ayameva ariyo
aṭṭhaṅgiko maggo. Seyyathidaṃ, sammādiṭṭhi…pe… sammāsamādhi, idaṃ vuccati,
bhikkhave, sāmaññaṃ. Katamo ca, bhikkhave, sāmaññattho? Yo, bhikkhave,
rāgakkhayo dosakkhayo mohakkhayo, ayaṃ vuccati, bhikkhave, sāmaññattho’’ti (saṃ.
ni. 5.36) maggo ‘‘sāmañña’’nti, phalanibbānāni ‘‘sāmaññattho’’ti vuttāni.
Imasmiṃ pana ṭhāne maggampi phalampi ekato katvā sāmaññattho kathitoti
veditabbo. Ārocayāmīti kathemi. Paṭivedayāmīti jānāpemi.
417. Parisuddho no kāyasamācāroti ettha kāyasamācāro parisuddho aparisuddhoti duvidho. Yo hi bhikkhu pāṇaṃ hanati adinnaṃ ādiyati, kāmesu micchā carati, tassa kāyasamācāro aparisuddho nāma, ayaṃ pana kammapathavaseneva vārito. Yo pana pāṇinā vā leḍḍunā vā daṇḍena vā satthena vā paraṃ potheti viheṭheti, tassa kāyasamācāro aparisuddho nāma, ayampi sikkhāpadabaddheneva paṭikkhitto. Imasmiṃ sutte ubhayampetaṃ akathetvā paramasallekho nāma kathito. Yo hi bhikkhu pānīyaghaṭe vā pānīyaṃ pivantānaṃ, patte vā bhattaṃ bhuñjantānaṃ kākānaṃ nivāraṇavasena hatthaṃ vā daṇḍaṃ vā leḍḍuṃ vā uggirati, tassa kāyasamācāro aparisuddho. Viparīto parisuddho nāma. Uttānoti uggato pākaṭo. Vivaṭoti anāvaṭo asañchanno. Ubhayenāpi parisuddhataṃyeva dīpeti. Na ca chiddavāti sadā ekasadiso antarantare chiddarahito. Saṃvutoti kilesānaṃ dvāra pidahanena pidahito, na vajjapaṭicchādanatthāya.
418. Vacīsamācārepi yo bhikkhu musā vadati, pisuṇaṃ katheti, pharusaṃ bhāsati, samphaṃ palapati, tassa vacīsamācāro aparisuddho nāma. Ayaṃ pana kammapathavasena vārito. Yo pana gahapatikāti vā dāsāti vā pessāti vā ādīhi khuṃsento vadati, tassa vacīsamācāro aparisuddho nāma. Ayaṃ pana sikkhāpadabaddheneva paṭikkhitto. Imasmiṃ sutte ubhayampetaṃ akathetvā paramasallekho nāma kathito. Yo hi bhikkhu daharena vā sāmaṇerena vā, ‘‘kacci, bhante, amhākaṃ upajjhāyaṃ passathā’’ti vutte, sambahulā, āvuso, bhikkhubhikkhuniyo ekasmiṃ padese vicadiṃsu, upajjhāyo te vikkāyikasākabhaṇḍikaṃ ukkhipitvā gato bhavissatī’’tiādinā nayena hasādhippāyopi evarūpaṃ kathaṃ katheti, tassa vacīsamācāro aparisuddho. Viparīto parisuddho nāma.
419. Manosamācāre yo bhikkhu abhijjhālu byāpannacitto micchādiṭṭhiko hoti, tassa manosamācāro aparisuddho nāma. Ayaṃ pana kammapathavaseneva vārito. Yo pana upanikkhittaṃ jātarūparajataṃ sādiyati, tassa manosamācāro aparisuddho nāma. Ayampi sikkhāpadabaddheneva paṭikkhitto. Imasmiṃ sutte ubhayampetaṃ akathetvā paramasallekho nāma kathito. Yo pana bhikkhu kāmavitakkaṃ vā byāpādavitakkaṃ vā vihiṃsāvitakkaṃ vā vitakketi, tassa manosamācāro aparisuddho. Viparīto parisuddho nāma.
420. Ājīvasmiṃ yo bhikkhu ājīvahetu vejjakammaṃ pahiṇagamanaṃ gaṇḍaphālanaṃ karoti, arumakkhanaṃ deti, telaṃ pacatīti ekavīsatianesanāvasena jīvikaṃ kappeti. Yo vā pana viññāpetvā bhuñjati, tassa ājīvo aparisuddho nāma. Ayaṃ pana sikkhāpadabaddheneva paṭikkhitto. Imasmiṃ sutte ubhayampetaṃ akathetvā paramasallekho nāma kathito. Yo hi bhikkhu sappinavanītatelamadhuphāṇitādīni labhitvā, ‘‘sve vā punadivase vā bhavissatī’’ti sannidhikārakaṃ paribhuñjati, yo vā pana nimbaṅkurādīni disvā sāmaṇere vadati – ‘‘aṃṅkure khādathā’’ti, sāmaṇerā thero khāditukāmoti kappiyaṃ katvā denti, dahare pana sāmaṇere vā pānīyaṃ pivatha, āvusoti vadati, te thero pānīyaṃ pivitukāmoti pānīyasaṅkhaṃ dhovitvā denti, tampi paribhuñjantassa ājīvo aparisuddho nāma hoti. Viparīto parisuddho nāma.
422. Mattaññūti pariyesanapaṭiggahaṇaparibhogesu mattaññū, yuttaññū, pamāṇaññū.
423. Jāgariyamanuyuttāti rattindivaṃ cha koṭṭhāse katvā ekasmiṃ koṭṭhāse niddāya okāsaṃ datvā pañca koṭṭhāse jāgariyamhi yuttā payuttā. Sīhaseyyanti ettha kāmabhogiseyyā, petaseyyā, sīhaseyyā, tathāgataseyyāti catasso seyyā. Tattha ‘‘yebhuyyena, bhikkhave, kāmabhogī sattā vāmena passena sentī’’ti (a. ni. 4.246) ayaṃ kāmabhogiseyyā, tesu hi yebhuyyena dakkhiṇapassena sayāno nāma natthi.
‘‘Yebhuyyena, bhikkhave, petā uttānā sentī’’ti (a. ni. 4.246) ayaṃ
petaseyyā, petā hi appamaṃsalohitattā aṭṭhisaṅghātajaṭitā ekena passena sayituṃ
na sakkonti, uttānāva senti.
‘‘Yebhuyyena, bhikkhave, sīho migarājā naṅguṭṭhaṃ antarasatthimhi
anupakkhipitvā dakkhiṇena passena setī’’ti (a. ni. 4.246) ayaṃ sīhaseyyā.
Tejussadattā hi sīho migarājā dve purimapāde ekasmiṃ ṭhāne pacchimapāde ekasmiṃ
ṭhapetvā naṅguṭṭhaṃ antarasatthimhi pakkhipitvā purimapādapacchimapādanaṅguṭṭhānaṃ
ṭhitokāsaṃ sallakkhetvā dvinnaṃ purimapādānaṃ matthake sīsaṃ ṭhapetvā sayati.
Divasampi sayitvā pabujjhamāno na utrāsanto pabujjhati. Sīsaṃ pana ukkhipitvā
purimapādānaṃ ṭhitokāsaṃ sallakkheti. Sace kiñci ṭhānaṃ vijahitvā ṭhitaṃ hoti,
‘‘nayidaṃ tuyhaṃ jātiyā, na sūrabhāvassa ca anurūpa’’nti anattamano hutvā
tattheva sayati, na gocarāya pakkamati. Avijahitvā ṭhite pana ‘‘tuyhaṃ jātiyā
sūrabhāvassa ca anurūpamida’’nti haṭṭhatuṭṭho uṭṭhāya sīhavijambhitaṃ
vijambhitvā kesarabhāraṃ vidhunitvā tikkhattuṃ sīhanādaṃ naditvā gocarāya
pakkamati. Catutthajjhānaseyyā pana tathāgataseyyāti vuccati. Tāsu idha
sīhaseyyā āgatā. Ayañhi tejussadairiyāpathattā uttamaseyyā nāma. Pāde pādanti
dakkhiṇapāde vāmapādaṃ. Accādhāyāti atiādhāya īsakaṃ atikkamma ṭhapetvā,
gopphakena hi gopphake, jāṇunā vā jāṇumhi saṅghaṭṭiyamāne abhiṇhaṃ vedanā
uppajjati, cittaṃ ekaggaṃ na hoti, seyyā aphāsukā hoti. Yathā pana na saṅghaṭṭeti,
evaṃ atikkamma ṭhapite vedanā nuppajjati, cittaṃ ekaggaṃ hoti, seyyā phāsukā
hoti, tasmā evamāha.
425. Abhijjhaṃ loketiādi cūḷahatthipade vitthāritaṃ.
426. Yā panāyaṃ seyyathāpi, bhikkhaveti upamā vuttā. Tattha iṇaṃ ādāyāti vaḍḍhiyā dhanaṃ gahetvā. Byantī kareyyāti vigatantāni kareyya. Yathā tesaṃ kākaṇikamattopi pariyanto nāma nāvasissati, evaṃ kareyya, sabbaso paṭiniyyāteyyāti attho. Tatonidānanti āṇaṇyanidānaṃ. So hi aṇaṇomhīti āvajjanto balavapāmojjaṃ labhati, balavasomanassamadhigacchati. Tena vuttaṃ – ‘‘labhetha pāmojjaṃ, adhigaccheyya somanassa’’nti.
Visabhāgavedanuppattiyā kakaceneva catuiriyāpathaṃ chindanto ābādhatīti ābādho, svāssa atthīti ābādhiko. Taṃsamuṭṭhānena dukkhena dukkhito. Adhimattagilānoti bāḷhagilāno. Nacchādeyyāti adhimattabyādhiparetatāya na rucceyya. Balamattāti balameva, balañcassa kāye na bhaveyyāti attho. Tatonidānanti ārogyanidānaṃ, tassa hi arogomhīti āvajjayato tadubhayaṃ hoti. Tena vuttaṃ – ‘‘labhetha pāmojjaṃ, adhigaccheyya somanassa’’nti. Na cassa kiñci bhogānaṃ vayoti kākaṇikamattampi bhogānaṃ vayo na bhaveyya. Tatonidānanti bandhanāmokkhanidānaṃ, sesaṃ vuttanayeneva sabbapadesu yojetabbaṃ. Anattādhīnoti na attani adhīno, attano ruciyā kiñci kātuṃ na labhati. Parādhīnoti paresu adhīno, parasseva ruciyā pavattati. Na yena kāmaṃ gamoti yena disābhāgenassa kāmo hoti. Icchā uppajjati gamanāya, tena gantuṃ na labhati. Dāsabyāti dāsabhāvā. Bhujissoti attano santako. Tatonidānanti bhujissanidānaṃ. Kantāraddhānamagganti kantāraṃ addhānamaggaṃ, nirudakaṃ dīghamagganti attho. Tatonidānanti khemantabhūminidānaṃ.
Ime pañca nīvaraṇe appahīneti ettha bhagavā appahīnaṃ kāmacchandanīvaraṇaṃ iṇasadisaṃ, sesāni rogādisadisāni katvā dasseti. Tatrāyaṃ sadisatā – yo hi paresaṃ iṇaṃ gahetvā vināseti. So tehi iṇaṃ dehīti vuccamānopi pharusaṃ vuccamānopi bajjhamānopi pahariyamānopi kiñci paṭibāhituṃ na sakkoti, sabbaṃ titikkhati, titikkhakāraṇañhissa taṃ iṇaṃ hoti. Evamevaṃ yo yamhi kāmacchandena rajjati, taṇhāgaṇena taṃ vatthuṃ gaṇhāti, so tena pharusaṃ vuccamānopi bajjhamānopi pahariyamānopi sabbaṃ titikkhati. Titikkhakāraṇañhissa so kāmacchando hoti gharasāmikehi vadhīyamānānaṃ itthīnaṃ viyāti. Evaṃ iṇaṃ viya kāmacchando daṭṭhabbo.
Yathā pana pittarogāturo madhusakkarādīsupi dinnesu pittarogāturatāya tesaṃ rasaṃ na vindati, tittakaṃ tittakanti uggiratiyeva. Evamevaṃ byāpannacitto hitakāmehi ācariyupajjhāyehi appamattakampi ovadīyamāno ovādaṃ na gaṇhāti, ‘‘ati viya me tumhe upaddavethā’’tiādīni vatvā vibbhamati. Pittarogāturatāya so puriso madhusakkarādirasaṃ viya, kodhāturatāya jhānasukhādibhedaṃ sāsanarasaṃ na vindatīti. Evaṃ rogo viya byāpādo daṭṭhabbo.
Yathā pana nakkhattadivase bandhanāgāre baddho puriso nakkhattassa neva ādiṃ, na majjhaṃ, na pariyosānaṃ passati. So dutiyadivase mutto, ‘‘aho hiyyo nakkhattaṃ manāpaṃ, aho naccaṃ, aho gīta’’ntiādīni sutvāpi paṭivacanaṃ na deti. Kiṃ kāraṇā? Nakkhattassa ananubhūtattā. Evamevaṃ thinamiddhābhibhūto bhikkhu vicittanayepi dhammassavane pavattamāne neva tassa ādiṃ, na majjhaṃ, na pariyosānaṃ jānāti. So uṭṭhite dhammassavane, ‘‘aho dhammassavanaṃ, aho kāraṇaṃ, aho upamā’’ti dhammassavanassa vaṇṇaṃ bhaṇamānānaṃ sutvāpi paṭivacanaṃ na deti. Kiṃ kāraṇā? Thinamiddhavasena dhammakathāya ananubhūtattāti. Evaṃ bandhanāgāraṃ viya thinamiddhaṃ daṭṭhabbaṃ.
Yathā pana nakkhattaṃ kīḷantopi dāso, ‘‘idaṃ nāma accāyikaṃ karaṇīyaṃ atthi, sīghaṃ, tattha gaccha, no ce gacchasi, hatthapādaṃ vā te chindāmi kaṇṇanāsaṃ vā’’ti vutto sīghaṃ gacchatiyeva, nakkhattassa ādimajjhapariyosānaṃ anubhavituṃ na labhati. Kasmā? Parādhīnatāya. Evamevaṃ vinaye appakataññunā vivekatthāya araññaṃ paviṭṭhenāpi kismiñcideva antamaso kappiyamaṃsepi akappiyamaṃsasaññāya uppannāya vivekaṃ pahāya sīlavisodhanatthaṃ vinayadharassa santike gantabbaṃ hoti. Vivekasukhaṃ anubhavituṃ na labhati. Kasmā? Uddhaccakukkuccābhibhūtatāyāti, evaṃ dāsabyaṃ viya uddhaccakukkuccaṃ daṭṭabbaṃ.
Yathā pana kantāraddhānamaggapaṭipanno puriso corehi manussānaṃ viluttokāsaṃ pahatokāsañca disvā daṇḍakasaddenapi sakuṇasaddenapi corā āgatāti ussaṅkitaparisaṅkito hoti, gacchatipi, tiṭṭhatipi, nivattatipi, gataṭṭhānato āgataṭṭhānameva bahutaraṃ hoti. So kicchena kasirena khemantabhūmiṃ pāpuṇāti vā, na vā pāpuṇāti. Evamevaṃ yassa aṭṭhasu ṭhānesu vicikicchā uppannā hoti. So ‘‘buddho nu kho, na nu kho buddho’’tiādinā nayena vicikicchanto adhimuccitvā saddhāya gaṇhituṃ na sakkoti. Asakkonto maggaṃ vā phalaṃ vā na pāpuṇātīti yathā kantāraddhānamagge ‘‘corā atthi natthī’’ti punappunaṃ āsappanaparisappanaṃ apariyogāhanaṃ chambhitatta cittassa uppādento khemantapattiyā antarāyaṃ karoti, evaṃ vicikicchāpi ‘‘buddho nu kho na buddho’’tiādinā nayena punappunaṃ āsappanaparisappanaṃ apariyogāhanaṃ chambhitattaṃ cittassa uppādayamānā ariyabhūmippattiyā antarāyaṃ karotīti kantāraddhānamaggo viya daṭṭhabbā.
Idāni seyyathāpi, bhikkhave, āṇaṇyanti ettha bhagavā pahīnakāmacchandanīvaraṇaṃ āṇaṇyasadisaṃ, sesāni ārogyādisadisāni katvā dasseti. Tatrāyaṃ sadisatā – yathā hi puriso iṇaṃ ādāya kammante payojetvā samiddhakammanto, ‘‘idaṃ iṇaṃ nāma palibodhamūla’’nti cintetvā savaḍḍhikaṃ iṇaṃ niyyātetvā paṇṇaṃ phālāpeyya. Athassa tato paṭṭhāya neva koci dūtaṃ peseti, na paṇṇaṃ, so iṇasāmike disvāpi sace icchati, āsanā uṭṭhahati, no ce, na uṭṭhahati. Kasmā? Tehi saddhiṃ nillepatāya alaggatāya. Evameva bhikkhu, ‘‘ayaṃ kāmacchando nāma palibodhamūla’’nti satipaṭṭhāne vuttanayeneva cha dhamme bhāvetvā kāmacchandanīvaraṇaṃ pajahati. Tassevaṃ pahīnakāmacchandassa yathā iṇamuttassa purisassa iṇasāmike disvā neva bhayaṃ na chambhitattaṃ hoti. Evameva paravatthumhi neva saṅgo na bandho hoti. Dibbānipi rūpāni passato kileso na samudācarati. Tasmā bhagavā āṇaṇyamiva kāmacchandappahānamāha.
Yathā pana so pittarogāturo puriso bhesajjakiriyāya taṃ rogaṃ vūpasametvā tato paṭṭhāya madhusakkarādīnaṃ rasaṃ vindati. Evamevaṃ bhikkhu, ‘‘ayaṃ byāpādo nāma anatthakārako’’ti cha dhamme bhāvetvā byāpādanīvaraṇaṃ pajahati. So evaṃ pahīnabyāpādo yathā pittarogavimutto puriso madhusakkarādīni madhurāni sampiyāyamāno paṭisevati. Evamevaṃ ācārapaṇṇattiādīni sikkhāpiyamāno sirasā sampaṭicchitvā sampiyāyamāno sikkhati. Tasmā bhagavā ārogyamiva byāpādappahānamāha.
Yathā so nakkhattadivase bandhanāgāraṃ pavesito puriso aparasmiṃ nakkhattadivase, ‘‘pubbepi ahaṃ pamādadosena baddho taṃ nakkhattaṃ nānubhavāmi, idāni appamatto bhavissāmī’’ti yathāssa paccatthikā okāsaṃ na labhanti. Evaṃ appamatto hutvā nakkhattaṃ anubhavitvā – ‘‘aho nakkhattaṃ aho nakkhatta’’nti udānaṃ udānesi. Evameva bhikkhu, ‘‘idaṃ thinamiddhaṃ nāma mahāanatthakara’’nti cha dhamme bhāvetvā thinamiddhanīvaraṇaṃ pajahati. So evaṃ pahīnathinamiddho yathā bandhanā mutto puriso sattāhampi nakkhattassa ādimajjhapariyosānaṃ anubhavati. Evamevaṃ bhikkhu dhammanakkhattassa ādimajjhapariyosānaṃ anubhavanto saha paṭisambhidāhi arahattaṃ pāpuṇāti. Tasmā bhagavā bandhanā mokkhamiva thinamiddhappahānamāha.
Yathā pana dāso kañcideva mittaṃ upanissāya sāmikānaṃ dhanaṃ datvā attānaṃ bhujissaṃ katvā tato paṭṭhāya yaṃ icchati, taṃ kareyya. Evameva bhikkhu, ‘‘idaṃ uddhaccakukkuccaṃ nāma mahāanatthakara’’nti cha dhamme bhāvetvā uddhaccakukkuccaṃ pajahati. So evaṃ pahīnuddhaccakukkucco yathā bhujisso puriso yaṃ icchati, taṃ karoti. Na taṃ koci balakkārena tato nivatteti. Evamevaṃ bhikkhu yathāsukhaṃ nekkhammapaṭipadaṃ paṭipajjati, na naṃ uddhaccakukkuccaṃ balakkārena tato nivatteti. Tasmā bhagavā bhujissaṃ viya uddhaccakukkuccappahānamāha.
Yathā balavā puriso hatthasāraṃ gahetvā sajjāvudho saparivāro kantāraṃ paṭipajjeyya. Taṃ corā dūratova disvā palāyeyyuṃ. So sotthinā taṃ kantāraṃ nittharitvā khemantaṃ patto haṭṭhatuṭṭho assa. Evamevaṃ bhikkhu, ‘‘ayaṃ vicikicchā nāma anatthakārikā’’ti cha dhamme bhāvetvā vicikicchaṃ pajahati. So evaṃ pahīnavicikiccho yathā balavā sajjāvudho saparivāro puriso nibbhayo core tiṇaṃ viya agaṇetvā sotthinā nikkhamitvā khemantabhūmiṃ pāpuṇāti. Evamevaṃ duccaritakantāraṃ nittharitvā paramakhemantabhūmiṃ amataṃ nibbānaṃ pāpuṇāti. Tasmā bhagavā khemantabhūmiṃ viya vicikicchāpahānamāha.
427. Imameva kāyanti imaṃ karajakāyaṃ. Abhisandetīti temeti sneheti, sabbattha pavattapītisukhaṃ karoti. Parisandetīti samantato sandeti. Paripūretīti vāyunā bhastaṃ viya pūreti. Parippharatīti samantato phusati. Sabbāvato kāyassāti assa bhikkhuno sabbakoṭṭhāsavato kāyassa. Kiñci upādinnakasantatipavattiṭṭhāne chavimaṃsalohitānugataṃ aṇumattampi ṭhānaṃ paṭhamajjhānasukhena aphuṭṭhaṃ nāma na hoti. Dakkhoti cheko paṭibalo nhānīyacuṇṇāni kātuñceva yojetuñca sannetuñca. Kaṃsathāleti yena kenaci lohena katabhājane. Mattikabhājanaṃ pana thiraṃ na hoti, sannentassa bhijjati, tasmā taṃ na dasseti. Paripphosakaṃ paripphosakanti siñcitvā siñcitvā. Sanneyyāti vāmahatthena kaṃsathālaṃ gahetvā dakkhiṇena hatthena pamāṇayuttaṃ udakaṃ siñcitvā siñcitvā parimaddanto piṇḍaṃ kareyya. Snehānugatāti udakasinehena anugatā. Snehaparetāti udakasinehena parigatā. Santarabāhirāti saddhiṃ antopadesena ceva bahipadesena ca, sabbatthakameva udakasinehena phuṭāti attho. Na ca pagghariṇīti na bindu bindu udakaṃ paggharati, sakkā hoti hatthenapi dvīhipi tīhipi aṅgulīhi gahetuṃ ovaṭṭikampi kātunti attho.
428. Dutiyajjhānasukhaupamāyaṃ ubbhitodakoti ubbhinnaudako, na heṭṭhā ubbhijjitvā uggacchanaudako, antoyeva pana ubbhijjanaudakoti attho. Āyamukhanti āgamanamaggo. Devoti megho. Kālenakālanti kāle kāle, anvaddhamāsaṃ vā anudasāhaṃ vāti attho. Dhāranti vuṭṭhiṃ. Nānuppaveccheyyāti na paveseyya, na vasseyyāti attho. Sītā vāridhārā ubbhijjitvāti sītaṃ vāri taṃ udakarahadaṃ pūrayamānaṃ ubbhijjitvā. Heṭṭhā uggacchanaudakañhi uggantvā uggantvā bhijjantaṃ udakaṃ khobheti. Catūhi disāhi pavisanaudakaṃ purāṇapaṇṇatiṇakaṭṭhadaṇḍakādīhi udakaṃ khobheti. Vuṭṭhiudakaṃ dhārānipātapupphuḷakehi udakaṃ khobheti. Sannisinnameva pana hutvā iddhinimmitamiva uppajjamānaṃ udakaṃ imaṃ padesaṃ pharati, imaṃ padesaṃ na pharatīti natthi. Tena aphuṭokāso nāma na hotīti. Tattha rahado viya karajakāyo, udakaṃ viya dutiyajjhānasukhaṃ. Sesaṃ purimanayeneva veditabbaṃ.
429. Tatiyajjhānasukhaupamāyaṃ uppalāni ettha santīti uppalinī. Sesapadadvayesupi eseva nayo. Ettha ca setarattanīlesu yaṃkiñci uppalaṃ uppalameva, ūnakasatapattaṃ puṇḍarīkaṃ, satapattaṃ padumaṃ. Pattaniyamaṃ vā vināpi setaṃ padumaṃ, rattaṃ puṇḍarīkanti ayamettha vinicchayo. Udakānuggatānīti udakato na uggatāni. Antonimuggaposīnīti udakatalassa anto nimuggāniyeva hutvā posīni, vaḍḍhīnīti attho. Sesaṃ purimanayeneva veditabbaṃ.
430. Catutthajjhānasukhaupamāyaṃ parisuddhena cetasā pariyodātenāti ettha nirupakkilesaṭṭhena parisuddhaṃ. Pabhassaraṭṭhena pariyodātaṃ veditabbaṃ. Odātena vatthenāti idaṃ utupharaṇatthaṃ vuttaṃ. Kiliṭṭhavatthena hi utupharaṇaṃ na hoti, taṅkhaṇadhotaparisuddhena utupharaṇaṃ balavaṃ hoti. Imissā hi upamāya vatthaṃ viya karajakāyo. Utupharaṇaṃ viya catutthajjhānasukhaṃ. Tasmā yathā sunhātassa purisassa parisuddhaṃ vatthaṃ sasīsaṃ pārupitvā nisinnassa sarīrato utu sabbameva vatthaṃ pharati, na koci vatthassa aphuṭokāso hoti. Evaṃ catutthajjhānasukhena bhikkhuno karajakāyassa na koci okāso aphuṭo hotīti evamettha attho daṭṭhabbo. Catutthajjhānacittameva vā vatthaṃ viya, taṃsamuṭṭhānarūpaṃ utupharaṇaṃ viya. Yathā hi katthaci odātavatthe kāyaṃ apphusantepi taṃsamuṭṭhānena utunā sabbatthakameva kāyo phuṭṭho hoti. Evaṃ catutthajjhānasamuṭṭhitena sukhumarūpena sabbatthakameva bhikkhuno karajakāyo phuṭo hotīti evamettha attho daṭṭhabbo.
431. Pubbenivāsañāṇaupamāyaṃ taṃdivasaṃ katakiriyā pākaṭā hotīti taṃdivasaṃ gatagāmattayameva gahitaṃ. Tattha gāmattayaṃ gatapuriso viya pubbenivāsañāṇalābhī daṭṭhabbo. Tayo gāmā viya tayo bhavā daṭṭhabbā. Tassa purisassa tīsu gāmesu taṃdivasaṃ katakiriyāya āvibhāvo viya pubbenivāsāya cittaṃ abhinīharitvā nisinnassa bhikkhuno tīsu bhavesu katakiriyāya āvibhāvo daṭṭhabbo.
432. Dibbacakkhuupamāyaṃ dve agārāti dve gharā. Sadvārāti sammukhadvārā. Anucaṅkamanteti aparāparaṃ sañcarante. Anuvicaranteti ito cito ca vicarante, ito pana gehā nikkhamitvā etaṃ gehaṃ, etasmā vā nikkhamitvā imaṃ gehaṃ pavisanavasenapi daṭṭhabbā. Tattha dve agārā sadvārā viya cutipaṭisandhiyo, cakkhumā puriso viya dibbacakkhuñāṇalābhī, cakkhumato purisassa dvinnaṃ gehānaṃ antare ṭhatvā passato dve agāre pavisanakanikkhamanakapurisānaṃ pākaṭakālo viya dibbacakkhulābhino ālokaṃ vaḍḍhetvā olokentassa cavanakaupapajjanakasattānaṃ pākaṭakālo. Kiṃ pana te ñāṇassa pākaṭā, puggalassāti? Ñāṇassa. Tassa pākaṭattā pana puggalassa pākaṭāyevāti.
433. Āsavakkhayañāṇaupamāyaṃ pabbatasaṅkhepeti pabbatamatthake. Anāviloti nikkaddamo. Sippiyo ca sambukā ca sippisambukaṃ. Sakkharā ca kathalā ca sakkharakathalaṃ. Macchānaṃ gumbā ghaṭāti macchagumbaṃ. Tiṭṭhantampi carantampīti ettha sakkharakathalaṃ tiṭṭhatiyeva, itarāni carantipi tiṭṭhantipi. Yathā pana antarantarā ṭhitāsupi nisinnāsupi vijjamānāsupi, ‘‘etā gāvo carantī’’ti carantiyo upādāya itarāpi carantīti vuccanti. Evaṃ tiṭṭhantameva sakkharakathalaṃ upādāya itarampi dvayaṃ tiṭṭhantanti vuttaṃ. Itarañca dvayaṃ carantaṃ upādāya sakkharakathalampi carantanti vuttaṃ. Tattha cakkhumato purisassa tīre ṭhatvā passato sippisambukādīnaṃ vibhūtakālo viya āsavānaṃ khayāya cittaṃ nīharitvā nisinnassa bhikkhuno catunnaṃ saccānaṃ vibhūtakālo daṭṭhabbo.
434. Idāni sattahākārehi saliṅgato saguṇato khīṇāsavassa nāmaṃ gaṇhanto, ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu samaṇo itipītiādimāha. Tattha evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu samaṇo hotītiādīsu, bhikkhave, evaṃ bhikkhu samitapāpattā samaṇo hoti. Bāhitapāpattā brāhmaṇo hoti. Nhātakilesattā nhātako hoti, dhotakilesattāti attho. Catumaggañāṇasaṅkhātehi vedehi akusaladhammānaṃ gatattā vedagū hoti, viditattāti attho. Teneva viditāssa hontītiādimāha. Kilesānaṃ sutattā sottiyo hoti, nissutattā apahatattāti attho. Kilesānaṃ ārakattā ariyo hoti, hatattāti attho. Tehi ārakattā arahaṃ hoti, dūrībhūtattāti attho. Sesaṃ sabattha pākaṭamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Mahāassapurasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
No comments:
Post a Comment