Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
32. Ðại Kinh Rừng
Sừng Bò
(Mahāgosiṅga Sutta)
Cũng như bài kinh trước, kinh số 31, bài
kinh nầy được đặt do liên hệ tới địa danh. Gosiṅga (Sừng Bò) là tên một công
viên có nhiều cây sao hay cây sāla (gosiṅgasālavana).
Có hai khu vườn cùng tên một ở Nādika, một ở Vesāli.
Trong một đêm rằm trăng sáng tại rừng Gosiṅga có sự hiện diện đông đảo những đệ tử Phật trong đó có một số bậc thánh thinh văn ưu tú như Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahā Moggallāna (Ðại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahā Kassapa (Ðại Ca-diếp), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa), Tôn giả Ananda (A-nan). Thoạt đầu Tôn giả Mahā Moggallāna rủ Tôn giả Mahā Kassapa (Ðại Ca-diếp) đến chỗ Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) nghe pháp. Tiếp đến một những vị khác cũng cùng đi. Trong lần họp mặt đông đảo nầy Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) đã đưa ra một câu hỏi mang tánh cách suy nghĩ cá nhân: Khả ái thay khu rừng Gosiṅga! Ðêm rằm sáng trăng, cây Ta-la trổ hoa cùng khắp, hương trời như được tỏa rộng khắp nơi. Hạng Tỷ-kheo nào có thể làm chói sáng khu rừng Gosiṅga?
Các bậc cao đệ của Đức Thế Tôn lần lượt bày tỏ ý nghĩ dựa trên sở trường, sở đắc bản thân. Sau đó câu chuyện được trình lên Đức Phật. Đấng Thiên Nhơn Sư khen tất cả câu trả lời và cũng có câu trả lời của riêng ngài.
149. khác biệt nhưng không bất đồng
Cùng là một câu hỏi, cùng là bậc thánh cao đồ của Đức Phật nhưng câu trả lời mỗi người mỗi khác:
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại khu vườn trong rừng Gosiṅga có nhiều cây ta-la cùng với một số đông Thượng Tọa đệ tử nổi tiếng như Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) Tôn giả Mahā Moggallāna (Ðại Mục-kiền-liên), Tôn giả Mahā Kassapa (Ðại Ca-diếp), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Revata (Ly-bà-đa), Tôn giả Ananda (A-nan) cùng với một số Thượng Tọa đệ tử nổi tiếng khác.
Rồi Tôn giả Mahā Moggallāna vào buổi chiều, sau khi tham thiền đứng dậy, đi đến chỗ Tôn giả Maha Kassapa ở, sau khi đến bèn nói với Tôn giả Maha Kassapa:
-- Hiền giả Kassapa, chúng ta hãy đến chỗ Tôn giả Sāriputta để nghe pháp.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Mahā Kassapa vâng đáp Tôn giả Mahā Moggallāna. Rồi Tôn giả Mahā Moggallāna, Tôn giả Mahā Kassapa và Tôn giả Anuruddha đi đến chỗ Tôn giả Sariputta để nghe pháp. Tôn giả Ānanda thấy Tôn giả Mahā Moggallāna, Tôn giả Mahā Kassapa và Tôn giả Anuruddha đi đến chỗ Tôn giả Sāriputta để nghe pháp, sau khi thấy vậy liền đi đến chỗ Tôn giả Revata và nói với Tôn giả Revata:
-- Này Hiền giả Revata, các bậc Thượng nhân như vậy đã đến chỗ Tôn giả Sāriputta để nghe pháp. Này Hiền giả Revata, chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Sāriputta để nghe pháp.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Revata vâng đáp Tôn giả Ānanda. Rồi Tôn giả Revata và Tôn giả Ānanda đi đến chỗ Tôn giả Sāriputta để nghe pháp. Tôn giả Sāriputta thấy Tôn giả Revata, Tôn giả Ānanda từ xa đi đến, sau khi thấy bèn nói với Tôn giả Ānanda:
-- Tôn giả Ānanda hãy đến đây, thiện lai, Tôn giả Ānanda, vị thị giả Thế Tôn, vị hầu cận Thế Tôn. Này Hiền giả Ānanda, khả ái thay khu rừng Gosiṅga! Ðêm rằm sáng trăng, cây Ta la trổ hoa cùng khắp, hương trời như được tỏa rộng khắp nơi. Này Hiền giả Ānanda, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm chói sáng khu rừng Gosiṅga?
-- Ở đây, này Hiền giả Sāriputta, Tỷ-kheo nghe nhiều, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa cụ túc, nói lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, những pháp ấy được vị ấy nghe nhiều và gìn giữ kỹ, được lập lại lớn tiếng, được ý tư duy, được tri kiến khéo quán sát; vị ấy thuyết pháp cho bốn hội chúng với văn cú viên dung, lưu loát, với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên. Này Hiền giả Sāriputta, hạng Tỷ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Sāriputta nói với Tôn giả Revata:
-- Này Hiền giả Revata, Tôn giả Ānanda đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Revata: Này Hiền giả Revata, khả ái thay ngôi rừng Gosiṅga... (như trên)... Này Hiền giả Revata, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng chói khu rừng Gosiṅga?
-- Ở đây, này Hiền giả Sāriputta, Tỷ-kheo ưa thích đời sống tịnh cư, vui thú đời sống tịnh cư, nội tâm tu pháp, tịnh chỉ, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, luôn luôn lui tới các chỗ không tịch.
Này Hiền giả Sāriputta, hạng Tỷ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Sāriputta nói với Tôn giả Anuruddha:
-- Này Hiền giả Anuruddha, Tôn giả Revata đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Anuruddha: Này Hiền giả Anuruddha, khả ái thay ngôi rừng Gosiṅga... (như trên)... Này Hiền giả Anuruddha, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng chói khu rừng Gosiṅga?
-- Ở đây, này Hiền giả Sāriputta, Tỷ-kheo, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhiên, quán sát ngàn thế giới. Này Hiền giả Sāriputta, ví như một người có mắt lên trên đỉnh một ngôi lầu tốt đẹp, quán sát một ngàn đường vòng xung quanh. Cũng vậy, này Hiền giả Sāriputta, Tỷ-kheo, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhiên, quán sát ngàn thế giới. Này Hiền giả Sāriputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Sāriputta nói với Tôn giả Mahā Kassapa:
-- Này Hiền giả Kassapa, Tôn giả Anuruddha đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Kassapa: Này Hiền giả Kassapa, khả ái thay ngôi rừng Gosiṅga... (như trên)... Này Hiền giả Kassapa, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng chói khu rừng Gosiṅga?
-- Ở đây, này Hiền giả Sāriputta, Tỷ-kheo, tự mình sống ở rừng núi và tán thán đời sống ở rừng núi, tự mình sống khất thực, và tán thán đời sống khất thực, tự mình mặc y phấn tảo và tán thán hạnh mặc y phấn tảo, tự mình sống với ba y và tán thán hạn ba y, tự mình sống thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục, tự mình sống biết đủ và tán thán hạnh biết đủ, tự mình sống độc cư và tán thán hạnh sống độc cư, tự mình sống không nhiễm thế tục và tán thán hạnh không nhiễm thế tục, tự mình tinh cần, tinh tấn và tán thán hạn tinh cần, tinh tấn, tự mình thành tựu giới hạnh và tán thán sự thành tựu giới hạnh, tự mình thành tựu Thiền định và tán thán sự thành tựu thiền định, tự mình thành tựu trí tuệ và tán thán sự thành tựu trí tuệ, tự mình thành tựu giải thoát và tán thán sự thành tựu giải thoát, tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và tán thán sự thành tựu giải thoát tri kiến. Này Hiền giả Sāriputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga.
Khi nghe nói vậy, Tôn giả Sariputta nói Tôn giả Mahā Moggallāna:
-- Hiền giả Moggallāna, Tôn giả Maha Kassapa đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Mahāmoggallāna: Này Hiền giả Moggallāna, khả ái thay khu rừng Gosiṅga!... Này Hiền giả Moggallāna, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga?
-- Ở đây, này Hiền giả Sāriputta, hai Tỷ-kheo đàm luận về Abhidhamma (A-tỳ-đàm). Các vị ấy hỏi nhau câu hỏi, và khi được hỏi, các vị trả lời được với nhau chớ không dừng lại (không trả lời được), và cuộc đàm luận về pháp được tiếp tục. Này Hiền giả Sāriputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga.
Rồi Tôn giả Mahāmoggallāna nói với Tôn giả Sāriputta:
-- Hiền giả Sāriputta, chúng tôi đã trả lời theo sự giải thích của chúng tôi. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Sāriputta: Này Hiền giả Sāriputta, khả ái thay, khu rừng Gosiṅga! Ðêm rằm sáng trăng, cây Ta-la trổ hoa cùng khắp, hương trời như được tỏa rộng khắp nơi. Này Hiền giả Sāriputta, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga?
-- Ở đây, này Hiền giả Moggallāna, Tỷ-kheo điều phục được tâm, không phải Tỷ-kheo không điều phục được tâm. An trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi sáng, vị ấy an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi trưa, vị ấy an trú quả ấy buổi trưa; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều. Hiền giả Moggallāna, ví như một vị vua hay vị đại thần của vua có một tủ áo đựng đầy những áo có nhiều màu sắc khác nhau. Cặp áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi sáng, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi sáng; cặp áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi trưa, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi trưa; cặp áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi chiều, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi chiều. Cũng vậy, này Hiền giả Moggallāna, Tỷ-kheo điều phục được tâm, không phải Tỷ-kheo không điều phục được tâm. An trú quả nào Tỷ-kheo ấy muốn an trú vào buổi sáng, vị ấy an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào Tỷ-kheo ấy muốn an trú vào buổi trưa, vị ấy an trú quả ấy vào buổi trưa; an trú quả nào vị Tỷ-kheo ấy muốn an trú vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều. Này Hiền giả Moggallāna, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga.
Rồi Tôn giả Sāriputta nói với các Tôn giả ấy:
-- Này chư Hiền, chúng ta đã trả lời theo sự giải thích của chúng ta. Chư Hiền, chúng ta hãy đi đến chỗ Thế Tôn ở và thuật lại vấn đề này cho Thế Tôn rõ. Thế Tôn trả lời chúng ta như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) là một
trong hai thượng thủ thinh văn được Đức Phật xác chứng là đệ nhất trí tuệ.
Tôn giả Mahā Moggallāna (Ðại Mục-kiền-liên) là một trong hai thượng thủ thinh văn được Đức Phật xác chứng là đệ nhất trí thần thông.
Tôn giả Mahā Kassapa (Ðại Ca-diếp) là đại đệ tử Phật được Đức Phật xác chứng là đệ nhất hạnh đầu đà.
Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà) là đại đệ tử Phật được Đức Phật xác chứng là đệ nhất thiên nhãn.
Tôn giả Revata (Ly-bà-đa) là đại đệ tử Phật được Đức Phật xác chứng là đệ nhất thiền định.
Tôn giả Ānanda (A-nan) là đại đệ tử Phật được Đức Phật xác chứng là đệ nhất đa văn.
150. Đức Phật cũng có nhận định riêng và chia sẻ chung
Đức Phật lắng nghe từng câu trả lời của chư vị đệ tử từ tôn giả Sāriputta. Mỗi câu trả lời Ngài đều tán thán và cho thấy chư tôn giả đã trả lời một cách đúng đắn như sở trường và suy nghĩ của chính mình:
Các
Tôn giả ấy vâng đáp Tôn giả Sāriputta. Rồi những Tôn giả ấy đi đến
chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một
bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Sāriputta bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, Tôn giả Revata và Tôn giả Ānanda đến tại chỗ con ở để nghe pháp. Bạch Thế Tôn, con thấy Tôn giả Revata và Tôn giả Ānanda từ xa đi đến; thấy vậy, con nói với Tôn giả Ānanda:
"-- Tôn giả Ānanda, hãy đến đây, thiện lai Tôn giả Ānanda, vị thị giả Thế Tôn, vị hầu cận Thế Tôn. Này Hiền giả Ānanda, khả ái thay khu rừng Gosiṅga! Ðếm rằm sáng trăng, cây ta-la trổ hoa cùng khắp, hương trời như được tỏa rộng khắp nơi. Này Hiền giả Ānanda, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga? ’’
Bạch Thế Tôn, được hỏi vậy, Tôn giả Ānanda trả lời với con như sau:
"-- Ở đây, Hiền giả Sāriputta, Tỷ-kheo nghe nhiều, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa cụ túc, nói lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, những pháp ấy được vị ấy nghe nhiều và giữ gìn kỹ, được lập lại lớn tiếng, được ý tư duy, được tri kiến khéo quán sát. Vị ấy thuyết pháp cho bốn hội chúng với văn cú viên dung, lưu loát, với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên. Này Hiền giả Sāriputta, hạng Tỷ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga."
-- Lành thay, lành thay, Sāriputta! Nếu trả lời cho được chơn chánh, Ānanda phải trả lời như vậy. Này Sāriputta, Ānanda là bậc đa văn, gìn giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe. Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa cụ túc, nói lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, những pháp ấy được vị ấy nghe nhiều và gìn giữ kỹ, được lập lại lớn tiếng, được ý tư duy, được tri kiến khéo quán sát. Vị ấy thuyết pháp cho bốn hội chúng, với văn cú viên dung lưu loát, với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên.
-- Bạch Thế Tôn khi nghe nói vậy, con nói với Tôn giả Revata:
"-- Này Hiền giả Revata, Tôn giả Ānanda, đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Revata:
"-- Này Hiền giả Revata, khả ái thay ngôi rừng Gosiṅga... (như trên)... Này Hiền giả Revata, hạng Tỷ- kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga".
"-- Ở đây, này Hiền giả Sāriputta, Tỷ-kheo ưa thích đời sống tịnh cư, vui thú đời sống tịnh cư, nội tâm tu tập tịnh chỉ, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, luôn luôn lui tới các chỗ không tịch. Này Hiền giả Sāriputta, hạng Tỷ-kheo này có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga".
-- Lành thay, lành thay, Sāriputta! Nếu trả lời cho được chơn chánh, Revata phải trả lời như vậy. Này Sāriputta, Revata ưa thích đời sống tịnh cư, vui thú đời sống tịnh cư, nội tâm tu tập tịnh chỉ, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, luôn luôn lui tới các chỗ không tịch.
-- Bạch Thế Tôn, khi được nói vậy, con nói với Tôn giả Anuruddha như sau:
"-- Này Hiền giả Anuruddha, Tôn giả Revata đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Anuruddha:
"--
Này Hiền giả Anuruddha, khả ái thay ngôi rừng Gosiṅga... (như trên)...
Này Hiền giả Anuruddha, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng chói khu rừng Gosiṅga?"
Bạch Thế Tôn, được nói vậy, Tôn giả Anuruddha nói với con:
"-- Này Hiền giả Sāriputta, ở đây, Tỷ-kheo với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhiên, quán sát ngàn thế giới. Này Hiền giả Sāriputta, ví như một người có mắt, lên trên đỉnh một ngôi lầu tốt đẹp rồi quán sát một ngàn đường vòng xung quanh. Cũng vậy, này Hiền giả Sāriputta, Tỷ-Kheo với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhiên quán sát ngàn thế giới. Này Hiền giả Sāriputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga".
-- Lành thay, lành thay, Sāriputta! Nếu trả lời cho được chơn chánh, Anuruddha phải trả lời như vậy. Này Sāriputta, chính Anuruddha với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhiên quán sát ngàn thế giới.
-- Bạch Thế Tôn, được nói vậy, con nói với Tôn giả Mahā Kassapa:
"-- Này Hiền giả Kassapa, Tôn giả Anuruddha đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Kassapa:
"-- Khả ái thay ngôi rừng Gosiṅga!... (như trên)... Này Hiền giả Kassapa, hạng Tỷ-kheo nào làm sáng chói khu rừng Gosiṅga?"
Bạch Thế Tôn, được nói vậy, Tôn giả Mahākassapa nói với con:
"-- Ở đây, này Hiền giả Sāriputta, Tỷ-kheo tự mình sống ở rừng núi và tán thán đời sống ở rừng núi, tự mình sống khất thực và tán thán đời sống khất thực, tự mình mặc y phấn tảo và tán thán hạnh mặc y phấn tảo, tự mình sống với ba y và tán thán hạnh ba y, tự mình sống thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục, tự mình sống biết đủ và tán thán hạnh biết đủ, tự mình sống độc cư và tán thán hạnh độc cư, tự mình sống không nhiễm thế tục và tán thán hạnh không nhiễm thế tục, tự mình tinh cần, tinh tấn và tán thán hạnh tinh cần, tinh tấn, tự mình thành tựu giới hạnh và tán thán sự thành tựu giới hạnh, tự mình thành tựu thiền định và tán thán sự thành tựu thiền định, tự mình thành tựu trí tuệ và tán thán sự thành tựu trí tuệ, tự mình giải thoát và tán thán sự thành tựu giải thoát, tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và tán thán sự thành tựu giải thoát tri kiến. Này Hiền giả Sariputta, hạng Tỷ-kheo ấy có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga."
--
Lành thay Sāriputta! Nếu trả lời cho được chân chánh, Kassapa phải
trả lời như vậy. Này Sāriputta, Kassapa tự mình sống ở rừng núi và
tán thán đời sống ở rừng núi... tự mình thành tựu giải thoát tri
kiến và tán thán sự thành tựu giải thoát tri kiến.
-- Bạch Thế Tôn, được nói vậy, con nói với Tôn giả Mahā Moggallāna:
"-- Hiền giả Moggallāna, Tôn giả Maha Kassapa đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Maha Moggallāna:
"-- Này Hiền giả Moggallāna, khả ái thay khu rưng Gosiṅga!... Này Hiền giả Moggallāna, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga?"
Bạch Thế Tôn, được nói vậy, Tôn giả Mahā Moggallāna nói với con:
"-- Ở đây, này Hiền giả Sāriputta, hai Tỷ-kheo đàm luận về Abhidhamma, (A-tỳ-đàm). Họ hỏi nhau câu hỏi, và khi được hỏi, họ trả lời được với nhau, chớ không dừng lại vì không trả lời được, và cuộc đàm luận về pháp của họ được tiếp tục. Này Hiền giả Sāriputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga. "
-- Lành thay Sāriputta! Nếu trả lời cho được chơn chánh, Moggallāna phải trả lời như vậy. Này Sāriputta, Moggallāna là bậc thuyết về Chánh pháp.
Ðược nói vậy, Tôn giả Mahā Moggallāna bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, con nói với Tôn giả Sāriputta, như sau:
"-- Hiền giả Sāriputta, chúng tôi đã trả lời theo sự giải thích của chúng tôi. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Sāriputta:
"-- Này Hiền giả Sāriputta, khả ái thay khu rừng Gosiṅga! Ðêm rằm sáng trăng, cây ta-la trổ hoa cùng khắp, hương trời như tỏa rộng khắp nơi. Này Hiền giả Sāriputta, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga?"
-- Bạch Thế Tôn, được nói vậy, Tôn giả Sāriputta nói với con:
"-- Ở đây, này Hiền giả Moggallāna, Tỷ-kheo điều phục được tâm, không phải Tỷ-kheo không điều phục được tâm. An trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi sáng, vị ấy an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào vị ấy an trú vào buổi trưa, vị ấy an trú quả ấy vào buổi trưa; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều. Hiền giả Moggallāna, ví như một vị vua hay vị đại thần của vua có một tủ áo đựng đầy những áo có nhiều màu sắc khác nhau. Cặp áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi sáng, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi sáng; cặp áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi trưa, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi trưa; cặp áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi chiều, nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi chiều. Cũng vậy, này Hiền giả Moggallāna, Tỷ-kheo điều phục được tâm, không phải Tỷ-kheo không điều phục được tâm. An trú quả nào Tỷ-kheo ấy muốn an trú vào buổi sáng, Tỷ-kheo ấy an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi trưa, vị ấy an trú quả ấy vào buổi trưa; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều. Này Hiền giả Moggallāna, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga?."
-- Lành thay, lành thay, Moggallāna! Nếu trả lời cho được chơn chánh, Sāriputta phải trả lời như vậy. Này Moggallāna, Sariputta điều phục được tâm, không phải Sāriputta không điều phục được tâm. An trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi sáng, vị ấy an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi trưa, vị ấy an trú quả ấy vào buổi trưa; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều.
Khi được nói vậy, Tôn giả Sāriputta bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, vị nào đã khéo trả lời (câu hỏi được đặt ra)?
-- Này Sāriputta, tất cả đều lần lượt khéo trả lời. Và này các Ông hãy nghe Ta nói hạng Tỷ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga? Ở đây, này Sāriputta, Tỷ-kheo, sau buổi ăn, sau khi đi khất thực về, ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt, và nghĩ rằng: "Ta sẽ không bỏ ngồi kiết-già này cho đến khi tâm của ta được khéo giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ". Này Sāriputta, hạng Tỷ-kheo như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tôn giả ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Cái bậc thánh thinh văn trả lời dựa trên
sở trường, sở đắc, sở hành cá nhân. Bậc Đạo Sư đưa ra hình ảnh của một tỳ kheo
trong giai đoạn tu tập sống với sự tinh cần nhiếp quán thân tâm.
Không phải câu hỏi nào cũng cần một câu trả lời dứt khoát. Điểm thú vị ở đây là khi Đức Thế Tôn khen các câu trả lời Ngài dùng mệnh đề: “nói một cách chân chánh” có nghĩa là trãi lòng một cách chân thành từ sở chứng, sở trường, tánh hạnh cá nhân thì câu trả lời phải như vậy. Có thể tạm hiểu như trong thế giới của nghệ thuật một nghệ nhân khéo phô diễn tư tưởng của mình thì tác phẩm có giá trị nhưng không thể nói là có một bức tranh nào là đệ nhất. Đây là cái nhìn rộng và dung dị vượt khỏi tính cách cục bộ.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 32 [tóm
tắt]
Đại Kinh Rừng Sừng Bò
(Mahāgosinga Sutta)
(M.i, 212)
Các
đệ tử trứ danh của đức Phật cùng nhau thảo luận về hạng Tỷ-kheo
nào có thể chói sáng khu rừng Gosiṅga (Sừng Bò) này. Tôn giả Ānanda
trả lời là vị Tỷ-kheo đa văn, gìn giữ tích tụ điều đã nghe, tụng
đọc, với ý tư duy, với kiến khéo quán sát các pháp sơ thiện, trung
thiện, hậu thiện. Tôn giả Revata trả lời là vị Tỷ-kheo ưa thích
đời sống tịnh cư, nội tâm tu pháp tịnh chỉ, không gián đoạn thiền
định, thành tựu quán hạnh, luôn luôn lui tới các chỗ không tịnh.
Tôn giả Anuruddha trả lời là vị Tỷ-kheo với thiên nhãn thanh tịnh
siêu nhân. Tôn giả Mahākassapa trả lời là vị Tỷ-kheo tự mình sống
ở rừng núi, tự mình sống khất thực, tự mình mặc áo phấn tảo, tự
mình sống với ba y, tự mình sống thiểu dục, tự mình sống biết đủ,
tự mình sống độc cư, tự mình sống không nhiễm thế tục, tự mình
tinh cần tinh tấn, tự mình thành tựu giới hạnh, thiền định, trí
tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến và tán thán các hạnh ấy. Tôn
giả Mahāmoggallāna trả lời là vị Tỷ-kheo đàm luận về Abhidhamma,
cùng nhau hỏi và trả lời các câu hỏi về Abhidhamma. Tôn giả
Sāriputta trả lời là vị Tỷ- kheo điều phục được tâm, an trú các
quả tùy theo ý muốn tùy theo thời gian mình muốn.
Sau
khi đàm luận, năm vị đại đệ tử này đi đến Thế Tôn và trình bày
lại các câu trả lời của mình về vị Tỷ-kheo có thể làm chói sáng
khu rừng Gosiṅga. Đức Phật tán thán các vị đại đệ tử đã trả lời
hợp với hạnh tu hành và quả chứng của mình. Rồi đức Phật tóm tắt
và nhấn mạnh rằng vị Tỷ-kheo nào, sau khi đi khất thực, sau buổi ăn,
ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt, nghĩ rằng “Ta sẽ
không bỏ ngồi kiết già này cho đến khi tâm ta giải thoát khỏi các
lậu hoặc”. Vị này là vị Tỷ-kheo có thể làm chói sáng khu rừng Gosiṅga.
Bị
chú: Kinh chữ Hán có khác, nói đến Ngài Ma-ha-ca-chiên-diên đệ nhất
về Luận và Ngài Mục-kiền-liên đệ nhất về thần thông.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 32 [dàn
ý]
Đại Kinh Rừng Sừng Bò
(Mahāgosinga Sutta)
(M.i, 212)
A.
Duyên khởi:
Các
Tôn giả Mahā Moggallāna, Tôn giả Anurudaha, Tôn giả Ānanda..... đi
đến Tôn giả Sāriputta để nghe pháp.
B.
Chánh kinh:
Tôn
giả Sāriputta lần lượt hỏi các vị Tôn giả, hạng Tỷ-kheo nào làm chói sáng khu
rừng Gosiṅga. Các vị Tôn giả trả lời theo khả năng hiểu biết của mình.
I.
Tôn giả Ānanda trả lời là hạng Tỷ-kheo nghe nhiều, thuyết pháp cho hội chúng
làm sáng chói khu rừng Gosinga.
II.
Tôn giả Revata trả lời là hạng Tỷ-kheo sống tịnh cư, không gián đoạn thiền
định, thành tựu quán hạnh có thể làm sáng chói rừng Gosiṅga.
III.
Tôn giả Anuruddha trả lời là hạng Tỷ-kheo chứng thiên nhãn thanh tịnh, siêu
nhân có thể làm sáng chói ngôi rừng Gosiṅga.
IV.
Tôn giả Mahā Moggallāna trả lời là hạng Tỷ-kheo sống tại rừng núi, hành trì
hạnh đầu đà có thể làm sáng chói ngôi rừng Gosiṅga.
V.
Tôn giả Mahākassapa trả lời là hạng Tỷ-kheo hỏi nhau và đàm luận về A-tỳ-đàm có
thể làm sáng chói ngôi rừng Gosiṅga.
VI.
Cuối cùng Tôn giả Sāriputta trả lời là hạng Tỷ-kheo điều phục được tâm, tự tại
an trú các quả vị theo vị ấy muốn có thể làm chói sáng ngôi rừng Gosiṅga.
VII.
Sau cuộc đàm luận, cả sáu vị Tôn giả đi đến yết kiến Thế Tôn, tường thuật lại
tất cả sáu câu trả lời của 6 vị Tôn giả về hạng Tỷ-kheo có khả năng làm chói
sáng khu rừng Gosiṅga.
VIII.
Sau khi nghe xong, Thế Tôn trả lời là 6 vị Tỷ-kheo này đều khéo trả lời trong
khả năng hiểu biết và tu tập của mình. Cuối cùng, Đức Phật trả lời vị Tỷ-kheo
nào ngồi hành trì thiền định cho đến khi đoạn trừ được các lậu hoặc, vị ấy có
thể làm sáng chói ngôi rừng Gosiṅga.
C.
Kết luận:
Các
Tôn giả hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 32 [toát
yếu]
Đại Kinh Rừng Sừng Bò
(Mahāgosinga Sutta)
(M.i, 212)
I. TOÁT YẾU
Mahāgosinga Sutta - The greater discourse in Gosinga.
On
a beautiful moonlit night a number of senior disciples meet together in a sàla
tree wood and discuss what kind of bhikkhu could illuminate the wood. After
each has answered according to his personal ideal, they go to the Buddha, who
provides his own answer.
Bản kinh dài trong rừng Gosinga.
Vào
một đêm trăng sáng, một số cao đệ của Phật tụ họp trong rừng cây
sa la thảo luận về hạng tỳ kheo nào có thể làm chói sáng khu rừng.
Sau khi mỗi người đã trả lời theo lý tưởng riêng mình, họ cùng đi
đến Phật. Ngài đưa ra câu trả lời của chính Ngài.
II. TÓM TẮT
Rừng
Gosiṅga, nơi Phật và chúng tăng đang cư trú, có nhiều cây sa la đang
độ trổ bông. Vào một đêm trăng sáng, một số đông đệ tử nổi tiếng
của Phật đi đến chỗ tôn giả Xá-lợi-phất. Tôn giả lần lượt hỏi
quan điểm riêng của mỗi người về một mẫu tỳ kheo lý tưởng trong
đạo Phật, với cách nói bóng bảy: "Hạng tỳ kheo nào có thể làm
chói sáng khu rừng Gosiṅga".
Ānan trả lời: Hạng đa
văn.
Ly-bà-đa: Hạng độc cư
thiền định.
A-na-luật: Hạng có
thiên nhãn.
Ca-diếp: Hạng khổ
hạnh.
Mục-kiền-liên: Hạng
giỏi luận thuyết.
Khi họ hỏi lại quan điểm
của Xá-lợi-phất, tôn giả trả lời "hạng có khả năng điều phục
tâm".
Tất
cả cùng đi đến Phật để xin Ngài quyết đoán ai đúng ai sai. Phật dạy
tất cả đã khéo trả lời đúng với sở trường mình; như A-nan đa văn
nên cho đa văn là lý tưởng. Rồi Phật dạy theo Ngài, hạng tỳ kheo
lý tưởng là người khất thực về, ăn xong ngồi kiết già lưng thẳng
cho đến khi tâm giải thoát tất cả lậu hoặc, không có chấp thủ [tức
là vị tỳ kheo đã chứng quả A-la-hán].
III. CHÚ GIẢI
Luận thuyết, Abhidhamma:
Mặc dù đây không thể là tạng Luận A-tỳ-đàm, sản phẩm Phật giáo
xuất hiện sau Nikāya, nó cũng cho thấy vào thời Phật, đã có sự
phân tích giáo lý làm nền tảng cho tạng Luận sau này.
Trong khi những câu trả
lời của mỗi đệ tử nêu lên một khía cạnh đặc biệt của đời sống
xuất gia đang tầm cầu giải thoát, thì câu trả lời của Phật nói ngay
cái mục tiêu cuối cùng của đời sống ấy là đoạn tận lậu hoặc.
IV. PHÁP SỐ
Năm thành phần của pháp
thân: Giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến.
V. KỆ TỤNG
Trong rừng Go-sin-ga
Vào một đêm trăng rằm
Hoa sa la rộ nở
Tỏa hương khắp không gian.
Buổi chiều hôm êm ả
Từ độc cư thiền tịnh
Nhiều tỳ kheo thượng tọa
Viếng Sa-ri-put-ta.
"Lành thay chư tôn
giả
Đêm rằm thật khả ái
Rừng sa la hoa nở
Tỏa hương khắp cung trời."
"Hiền giả A-nan-đa
Bạn nghĩ tỳ kheo nào
Có thể làm chói sáng
Khu rừng Go-sin-ga."
Hiền giả Ly-bà-đa (Revata)
Theo ý kiến của bạn
Tỳ kheo nào chói sáng
Khu rừng Go-sin-ga?
"Thưa ngài
Xá-lợi-phất,
Tỳ kheo thích độc cư
Không gián đoạn thiền định
Chói sáng Go-sin-ga."
Tôn giả A-na-luật
Đáp Xá-lợi-phất:
"Tỳ kheo có thiên nhãn
Chói sáng Go-sin-ga."
Đến lượt Đại Ca-diếp
Đáp lời Xá-lợi-phất:
"Người khổ hạnh
miên mật
Chói sáng Go-sin-ga."
Tôn giả Mục-kiền-liên:
"Ai thành tựu biện
tài
Tỳ kheo ấy chói sáng
Khu rừng Go-sin-ga."
Chúng tôi đã nói qua
Ý kiến của riêng mình
Hãy nói lên, Hiền giả
Ai chói sáng Gosinga?
Xá-lợi-phất từ tốn
Bảo Mog-ga-llā-na:
"Tỳ kheo điều phục tâm
Chói sáng Go-sin-ga.
Nhưng này, chư tôn giả
Ta hãy đến Thế Tôn
Thuật lại vấn đề này
Để nghe lời chỉ
giáo."
Rồi Sa-ri-put-ta
Bạch hỏi đức Thế Tôn
Ai đã khéo trả lời
Câu hỏi được đặt ra?
"Tất cả đều khéo
đáp
Đúng với cương vị mình.
Hãy nghe Như Lai bảo
Ai sáng chói khu rừng.
Tỳ kheo sau bữa ăn
Khi đi khất thực về
Ngồi kiết già lưng thẳng
Tâm không vấn vương gì.
Giải thoát các lậu hoặc
Hoàn toàn không chấp thủ
Một tỳ kheo như vậy
Sáng chói Go-sin-ga."
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm
tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
32. Mahāgosiṅgasuttaṃ [Mūla]
332. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā
gosiṅgasālavanadāye viharati sambahulehi abhiññātehi abhiññātehi therehi
sāvakehi saddhiṃ : āyasmatā ca sāriputtena āyasmatā ca mahāmoggallānena
āyasmatā ca mahākassapena āyasmatā ca
anuruddhena āyasmatā ca revatena āyasmatā ca ānandena, aññehi ca abhiññātehi
abhiññātehi therehi sāvakehi saddhiṃ. Atha kho āyasmā mahāmoggallāno
sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā mahākassapo tenupasaṅkami
upasaṅkamitvā āyasmantaṃ mahākassapaṃ etadavoca : ''āyāmāvuso, kassapa,
yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkamissāma dhammassavanāyāti. ''Evamāvusoti kho
āyasmā mahākassapo āyasmato mahāmoggallānassa paccassosi. Atha kho āyasmā ca
mahāmoggallāno āyasmā ca mahākassapo āyasmā ca anuruddho yenāyasmā sāriputto
tenupasaṅkamiṃsu dhammassavanāya. Addasā kho āyasmā ānando āyasmantañca
mahāmoggallānaṃ āyasmantañca mahākassapaṃ āyasmantañca anuruddhaṃ yenāyasmā
sāriputto tenupasaṅkamante dhammassavanāya. Disvāna yenāyasmā revato
tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmantaṃ revataṃ etadavoca : ''upasaṅkamantā kho
amū, āvuso [āyasmantāvuso (ka.)] revata, sappurisā yenāyasmā sāriputto tena dhammassavanāya. Āyāmāvuso revata,
yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkamissāma dhammassavanāyāti. ''Evamāvusoti kho
āyasmā revato āyasmato ānandassa paccassosi. Atha kho āyasmā ca revato āyasmā
ca ānando yenāyasmā sāriputto tenupasaṅkamiṃsu dhammassavanāya.
333. Addasā kho āyasmā
sāriputto āyasmantañca revataṃ āyasmantañca ānandaṃ dūratova āgacchante.
Disvāna āyasmantaṃ ānandaṃ etadavoca : ''etu kho āyasmā ānando! svāgataṃ
āyasmato ānandassa bhagavato upaṭṭhākassa bhagavato santikāvacarassa!
ramaṇīyaṃ, āvuso ānanda, gosiṅgasālavanaṃ, dosinā ratti, sabbaphāliphullā
[sabbapāliphullā (sī.)] sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti kathaṃrūpena,
āvuso ānanda, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti? ''idhāvuso sāriputta ,
bhikkhu bahussuto hoti sutadharo sutasannicayo. Ye te dhammā ādikalyāṇā
majjhekalyāṇā pariyosānakalyāṇā sātthā
sabyañjanā kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ
brahmacariyaṃ abhivadanti, tathārūpāssa dhammā bahussutā honti, dhātā [dhatā
(sī. syā. kaṃ. pī.)], vacasā paricitā, manasānupekkhitā, diṭṭhiyā
suppaṭividdhā. So catassannaṃ parisānaṃ dhammaṃ deseti parimaṇḍalehi
padabyañjanehi anuppabandhehi [appabaddhehi (sī. pī.)] anusayasamugghātāya.
Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti.
334. Evaṃ vutte, āyasmā
sāriputto āyasmantaṃ revataṃ etadavoca :
''byākataṃ kho, āvuso revata, āyasmatā ānandena yathāsakaṃ paṭibhānaṃ. Tattha
dāni mayaṃ āyasmantaṃ revataṃ pucchāma : 'ramaṇīyaṃ, āvuso revata,
gosiṅgasālavanaṃ, dosinā ratti, sabbaphāliphullā sālā, dibbā, maññe, gandhā
sampavanti kathaṃrūpena, āvuso revata, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti?
''idhāvuso sāriputta, bhikkhu paṭisallānārāmo hoti paṭisallānarato, ajjhattaṃ
cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno, vipassanāya samannāgato, brūhetā
suññāgārānaṃ. Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ
sobheyyāti.
335. Evaṃ vutte, āyasmā
sāriputto āyasmantaṃ anuruddhaṃ etadavoca : ''byākataṃ kho, āvuso anuruddha,
āyasmatā revatena yathāsakaṃ paṭibhānaṃ. Tattha dāni mayaṃ āyasmantaṃ
anuruddhaṃ pucchāma : 'ramaṇīyaṃ, āvuso anuruddha, gosiṅgasālavanaṃ, dosinā
ratti, sabbaphāliphullā sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti kathaṃrūpena,
āvuso anuruddha, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti? ''idhāvuso sāriputta,
bhikkhu dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena sahassaṃ lokānaṃ
voloketi. Seyyathāpi, āvuso sāriputta, cakkhumā puriso uparipāsādavaragato
sahassaṃ nemimaṇḍalānaṃ volokeyya evameva kho, āvuso sāriputta, bhikkhu dibbena
cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena sahassaṃ lokānaṃ voloketi. Evarūpena
kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti.
336. Evaṃ vutte, āyasmā sāriputto āyasmantaṃ
mahākassapaṃ etadavoca : ''byākataṃ kho, āvuso kassapa, āyasmatā anuruddhena
yathāsakaṃ paṭibhānaṃ. Tattha dāni mayaṃ āyasmantaṃ mahākassapaṃ pucchāma :
'ramaṇīyaṃ, āvuso kassapa, gosiṅgasālavanaṃ, dosinā ratti, sabbaphāliphullā
sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti kathaṃrūpena, āvuso kassapa, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti? ''idhāvuso
sāriputta, bhikkhu attanā ca āraññiko
hoti āraññikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca piṇḍapātiko hoti
piṇḍapātikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca paṃsukūliko hoti paṃsukūlikattassa ca
vaṇṇavādī, attanā ca tecīvariko hoti tecīvarikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca
appiccho hoti appicchatāya ca vaṇṇavādī, attanā ca santuṭṭho hoti santuṭṭhiyā
ca vaṇṇavādī, attanā ca pavivitto hoti pavivekassa ca vaṇṇavādī, attanā ca
asaṃsaṭṭho hoti asaṃsaggassa ca vaṇṇavādī, attanā ca āraddhavīriyo hoti
vīriyārambhassa ca vaṇṇavādī, attanā ca sīlasampanno hoti sīlasampadāya ca
vaṇṇavādī, attanā ca samādhisampanno hoti samādhisampadāya ca vaṇṇavādī, attanā
ca paññāsampanno hoti paññāsampadāya ca vaṇṇavādī, attanā ca vimuttisampanno
hoti vimuttisampadāya ca vaṇṇavādī, attanā ca vimuttiñāṇadassanasampanno hoti
vimuttiñāṇadassanasampadāya ca vaṇṇavādī. Evarūpena kho, āvuso sāriputta ,
bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti.
337. Evaṃ vutte, āyasmā
sāriputto āyasmantaṃ mahāmoggallānaṃ etadavoca : ''byākataṃ kho, āvuso moggallāna,
āyasmatā mahākassapena yathāsakaṃ paṭibhānaṃ. Tattha dāni mayaṃ āyasmantaṃ
mahāmoggallānaṃ pucchāma : 'ramaṇīyaṃ, āvuso moggallāna, gosiṅgasālavanaṃ,
dosinā ratti, sabbaphāliphullā sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti
kathaṃrūpena, āvuso moggallāna, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti?
''idhāvuso sāriputta, dve bhikkhū abhidhammakathaṃ kathenti, te aññamaññaṃ
pañhaṃ pucchanti, aññamaññassa pañhaṃ puṭṭhā vissajjenti, no ca saṃsādenti
[saṃsārenti (ka.)], dhammī ca nesaṃ kathā pavattinī hoti. Evarūpena kho, āvuso
sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti.
338. Atha kho āyasmā mahāmoggallāno āyasmantaṃ
sāriputtaṃ etadavoca : ''byākataṃ kho, āvuso sāriputta, amhehi sabbeheva
yathāsakaṃ paṭibhānaṃ. Tattha dāni mayaṃ āyasmantaṃ sāriputtaṃ pucchāma :
'ramaṇīyaṃ, āvuso sāriputta, gosiṅgasālavanaṃ, dosinā ratti, sabbaphāliphullā
sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti kathaṃrūpena, āvuso sāriputta, bhikkhunā
gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti? ''idhāvuso moggallāna, bhikkhu cittaṃ vasaṃ
vatteti, no ca bhikkhu cittassa vasena vattati. So yāya vihārasamāpattiyā
ākaṅkhati pubbaṇhasamayaṃ viharituṃ,
tāya vihārasamāpattiyā pubbaṇhasamayaṃ viharati yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati majjhanhikasamayaṃ
[majjhantikasamayaṃ (sī. syā. kaṃ. pī. ka.)] viharituṃ, tāya vihārasamāpattiyā
majjhanhikasamayaṃ viharati yāya
vihārasamāpattiyā ākaṅkhati sāyanhasamayaṃ viharituṃ, tāya vihārasamāpattiyā
sāyanhasamayaṃ viharati. Seyyathāpi, āvuso moggallāna, rañño vā
rājamahāmattassa vā nānārattānaṃ dussānaṃ dussakaraṇḍako pūro assa. So
yaññadeva dussayugaṃ ākaṅkheyya pubbaṇhasamayaṃ pārupituṃ, taṃ tadeva
dussayugaṃ pubbaṇhasamayaṃ pārupeyya yaññadeva dussayugaṃ ākaṅkheyya
majjhanhikasamayaṃ pārupituṃ, taṃ tadeva dussayugaṃ majjhanhikasamayaṃ
pārupeyya yaññadeva dussayugaṃ ākaṅkheyya sāyanhasamayaṃ pārupituṃ, taṃ tadeva
dussayugaṃ sāyanhasamayaṃ pārupeyya. Evameva kho, āvuso moggallāna, bhikkhu
cittaṃ vasaṃ vatteti, no ca bhikkhu cittassa vasena vattati. So yāya
vihārasamāpattiyā ākaṅkhati pubbaṇhasamayaṃ viharituṃ, tāya vihārasamāpattiyā
pubbaṇhasamayaṃ viharati yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati majjhanhikasamayaṃ
viharituṃ, tāya vihārasamāpattiyā majjhanhikasamayaṃ viharati yāya
vihārasamāpattiyā ākaṅkhati sāyanhasamayaṃ viharituṃ, tāya vihārasamāpattiyā
sāyanhasamayaṃ viharati. Evarūpena kho, āvuso moggallāna, bhikkhunā
gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti.
339. Atha kho āyasmā
sāriputto te āyasmante etadavoca : ''byākataṃ kho, āvuso, amhehi sabbeheva
yathāsakaṃ paṭibhānaṃ. Āyāmāvuso, yena Bhagavā tenupasaṅkamissāma
upasaṅkamitvā etamatthaṃ bhagavato ārocessāma. Yathā no Bhagavā
byākarissati tathā naṃ dhāressāmāti. ''Evamāvusoti kho te āyasmanto āyasmato
sāriputtassa paccassosuṃ. Atha kho te āyasmanto yena Bhagavā
tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu.
Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā sāriputto bhagavantaṃ etadavoca : ''addasaṃ kho
ahaṃ, bhante, āyasmantañca revataṃ āyasmantañca ānandaṃ dūratova āgacchante.
Disvāna āyasmantaṃ ānandaṃ etadavocaṃ :
'etu kho āyasmā ānando! svāgataṃ āyasmato ānandassa bhagavato upaṭṭhākassa
bhagavato santikāvacarassa! ramaṇīyaṃ, āvuso ānanda, gosiṅgasālavanaṃ, dosinā
ratti, sabbaphāliphullā sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti kathaṃrūpena,
āvuso ānanda, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti? evaṃ vutte, bhante, āyasmā
ānando maṃ etadavoca : 'idhāvuso, sāriputta, bhikkhu bahussuto hoti sutadharo -
pe - anusayasamugghātāya. Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā
gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti. ''Sādhu
sādhu, sāriputta! yathā taṃ ānandova sammā byākaramāno byākareyya. Ānando hi,
sāriputta, bahussuto sutadharo sutasannicayo. Ye te dhammā ādikalyāṇā
majjhekalyāṇā pariyosānakalyāṇā sātthā sabyañjanā kevalaparipuṇṇaṃ
parisuddhaṃ brahmacariyaṃ abhivadanti,
tathārūpāssa dhammā bahussutā honti, dhātā, vacasā paricitā, manasānupekkhitā,
diṭṭhiyā suppaṭividdhā. So catassannaṃ parisānaṃ dhammaṃ deseti parimaṇḍalehi
padabyañjanehi anuppabandhehi anusayasamugghātāyāti.
340. ''Evaṃ vutte,
ahaṃ, bhante, āyasmantaṃ revataṃ etadavocaṃ : 'byākataṃ kho, āvuso revata
āyasmatā ānandena yathāsakaṃ paṭibhānaṃ. Tattha dāni mayaṃ āyasmantaṃ revataṃ
pucchāma : ramaṇīyaṃ, āvuso revata, gosiṅgasālavanaṃ, dosinā ratti,
sabbaphāliphullā sālā, dibbā maññe gandhā sampavanti. Kathaṃrūpena, āvuso
revata, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti? evaṃ vutte, bhante, āyasmā
revato maṃ etadavoca : 'idhāvuso sāriputta bhikkhu paṭisallānārāmo hoti
paṭisallānarato , ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto, anirākatajjhāno, vipassanāya
samannāgato, brūhetā suññāgārānaṃ. Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā
gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti. ''Sādhu sādhu, sāriputta! yathā taṃ revatova sammā
byākaramāno byākareyya. Revato hi, sāriputta, paṭisallānārāmo paṭisallānarato,
ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno, vipassanāya samannāgato brūhetā
suññāgārānanti.
341. ''Evaṃ vutte, ahaṃ, bhante, āyasmantaṃ anuruddhaṃ
etadavocaṃ : 'byākataṃ kho āvuso anuruddha āyasmatā revatena - pe -
kathaṃrūpena, āvuso anuruddha, bhikkhunā
gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti. Evaṃ vutte, bhante, āyasmā anuruddho maṃ etadavoca
: 'idhāvuso sāriputta, bhikkhu dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena
sahassaṃ lokānaṃ voloketi. Seyyathāpi, āvuso sāriputta, cakkhumā puriso - pe -
evarūpena kho āvuso sāriputta bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti. ''Sādhu
sādhu, sāriputta, yathā taṃ anuruddhova sammā byākaramāno byākareyya. Anuruddho
hi, sāriputta, dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena sahassaṃ lokānaṃ
voloketīti.
342. ''Evaṃ vutte,
ahaṃ, bhante, āyasmantaṃ mahākassapaṃ etadavocaṃ : 'byākataṃ kho, āvuso kassapa āyasmatā anuruddhena yathāsakaṃ
paṭibhānaṃ. Tattha dāni mayaṃ āyasmantaṃ mahākassapaṃ pucchāma - pe - kathaṃ
rūpena kho, āvuso kassapa, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti? evaṃ vutte
bhante, āyasmā mahākassapo maṃ etadavoca : 'idhāvuso sāriputta, bhikkhu attanā
ca āraññiko hoti āraññikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca piṇḍapātiko hoti - pe -
attanā ca paṃsukūliko hoti - pe - attanā ca tecīvariko hoti - pe - attanā ca
appiccho hoti - pe - attanā ca santuṭṭho hoti - pe - attanā ca pavivitto hoti -
pe - attanā ca asaṃsaṭṭho hoti - pe - attanā ca āraddhavīriyo hoti - pe -
attanā ca sīlasampanno hoti - pe - attanā ca samādhisampanno hoti - pe - attanā
ca paññāsampanno hoti... attanā ca vimuttisampanno hoti...
attanā ca vimuttiñāṇadassanasampanno hoti vimuttiñāṇadassanasampadāya ca
vaṇṇavādī. Evarūpena kho, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ
sobheyyāti . ''Sādhu sādhu, sāriputta! yathā taṃ kassapova sammā byākaramāno
byākareyya. Kassapo hi, sāriputta, attanā ca āraññiko āraññikattassa ca
vaṇṇavādī, attanā ca piṇḍapātiko piṇḍapātikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca
paṃsukūliko paṃsukūlikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca tecīvariko
tecīvarikattassa ca vaṇṇavādī, attanā ca appiccho appicchatāya ca vaṇṇavādī,
attanā ca santuṭṭho santuṭṭhiyā ca vaṇṇavādī, attanā ca pavivitto pavivekassa
ca vaṇṇavādī, attanā ca asaṃsaṭṭho asaṃsaggassa ca vaṇṇavādī, attanā ca
āraddhavīriyo vīriyārambhassa ca vaṇṇavādī, attanā ca sīlasampanno
sīlasampadāya ca vaṇṇavādī, attanā ca samādhisampanno samādhisampadāya ca
vaṇṇavādī, attanā ca paññāsampanno paññāsampadāya ca vaṇṇavādī, attanā ca
vimuttisampanno vimuttisampadāya ca vaṇṇavādī, attanā ca
vimuttiñāṇadassanasampanno vimuttiñāṇadassanasampadāya ca vaṇṇavādīti.
343. ''Evaṃ vutte, ahaṃ
bhante āyasmantaṃ mahāmoggallānaṃ etadavocaṃ : 'byākataṃ kho, āvuso moggallāna,
āyasmatā mahākassapena yathāsakaṃ
paṭibhānaṃ. Tattha dāni mayaṃ āyasmantaṃ mahāmoggallānaṃ pucchāma - pe -
kathaṃrūpena, āvuso moggallāna, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti? evaṃ
vutte, bhante, āyasmā mahāmoggallāno maṃ etadavoca : 'idhāvuso sāriputta, dve
bhikkhū abhidhammakathaṃ kathenti. Te aññamaññaṃ pañhaṃ pucchanti,
aññamaññassa pañhaṃ puṭṭhā vissajjenti,
no ca saṃsādenti, dhammī ca nesaṃ kathā pavattinī hoti. Evarūpena kho, āvuso
sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti. ''Sādhu sādhu, sāriputta,
yathā taṃ moggallānova sammā byākaramāno byākareyya. Moggallāno hi, sāriputta,
dhammakathikoti.
344. Evaṃ vutte, āyasmā
mahāmoggallāno bhagavantaṃ etadavoca : ''atha khvāhaṃ, bhante, āyasmantaṃ
sāriputtaṃ etadavocaṃ : 'byākataṃ kho, āvuso sāriputta, amhehi sabbeheva
yathāsakaṃ paṭibhānaṃ. Tattha dāni mayaṃ
āyasmantaṃ sāriputtaṃ pucchāma : ramaṇīyaṃ, āvuso sāriputta, gosiṅgasālavanaṃ,
dosinā ratti, sabbaphāliphullā sālā, dibbā, maññe, gandhā sampavanti.
Kathaṃrūpena, āvuso sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti? evaṃ
vutte, bhante, āyasmā sāriputto maṃ etadavoca : 'idhāvuso, moggallāna, bhikkhu cittaṃ
vasaṃ vatteti no ca bhikkhu cittassa vasena vattati. So yāya vihārasamāpattiyā
ākaṅkhati pubbaṇhasamayaṃ viharituṃ, tāya vihārasamāpattiyā
pubbaṇhasamayaṃ viharati yāya
vihārasamāpattiyā ākaṅkhati majjhanhikasamayaṃ viharituṃ, tāya vihārasamāpattiyā
majjhanhikasamayaṃ viharati yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati sāyanhasamayaṃ
viharituṃ, tāya vihārasamāpattiyā sāyanhasamayaṃ viharati. Seyyathāpi, āvuso
moggallāna, rañño vā rājamahāmattassa vā nānārattānaṃ dussānaṃ dussakaraṇḍako
pūro assa. So yaññadeva dussayugaṃ ākaṅkheyya pubbaṇhasamayaṃ pārupituṃ , taṃ
tadeva dussayugaṃ pubbaṇhasamayaṃ pārupeyya yaññadeva dussayugaṃ ākaṅkheyya
majjhanhikasamayaṃ pārupituṃ, taṃ tadeva dussayugaṃ majjhanhikasamayaṃ
pārupeyya yaññadeva dussayugaṃ ākaṅkheyya sāyanhasamayaṃ pārupituṃ, taṃ tadeva
dussayugaṃ sāyanhasamayaṃ pārupeyya. Evameva kho, āvuso moggallāna, bhikkhu
cittaṃ vasaṃ vatteti, no ca bhikkhu cittassa vasena vattati. So yāya
vihārasamāpattiyā ākaṅkhati pubbaṇhasamayaṃ viharituṃ, tāya vihārasamāpattiyā
pubbaṇhasamayaṃ viharati yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati majjhanhikasamayaṃ
viharituṃ, tāya vihārasamāpattiyā majjhanhikasamayaṃ viharati yāya
vihārasamāpattiyā ākaṅkhati sāyanhasamayaṃ viharituṃ, tāya vihārasamāpattiyā
sāyanhasamayaṃ viharati. Evarūpena kho, āvuso moggallāna, bhikkhunā
gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti. ''Sādhu sādhu, moggallāna! yathā taṃ sāriputtova
sammā byākaramāno byākareyya. Sāriputto hi, moggallāna, cittaṃ vasaṃ vatteti no
ca sāriputto cittassa vasena vattati. So yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati pubbaṇhasamayaṃ viharituṃ, tāya
vihārasamāpattiyā pubbaṇhasamayaṃ viharati yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati
majjhanhikasamayaṃ viharituṃ, tāya vihārasamāpattiyā majjhanhikasamayaṃ
viharati yāya vihārasamāpattiyā ākaṅkhati sāyanhasamayaṃ viharituṃ, tāya vihārasamāpattiyā
sāyanhasamayaṃ viharatīti.
345. Evaṃ vutte, āyasmā sāriputto bhagavantaṃ etadavoca
: ''kassa nu kho, bhante, subhāsitanti? ''sabbesaṃ vo, sāriputta, subhāsitaṃ
pariyāyena. Api ca mamapi suṇātha yathārūpena bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ
sobheyya. Idha, sāriputta, bhikkhu pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto nisīdati
pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā : 'na
tāvāhaṃ imaṃ pallaṅkaṃ bhindissāmi yāva me nānupādāya āsavehi cittaṃ
vimuccissatīti. Evarūpena kho, sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ
sobheyyāti.
Idamavoca Bhagavā.
Attamanā te āyasmanto [te bhikkhū (ka.)] bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.
Mahāgosiṅgasuttaṃ niṭṭhitaṃ
dutiyaṃ.
-ooOoo-
32. Mahāgosiṅgasuttavaṇṇanā
[Atthakathā]
332. Evaṃ me sutanti
mahāgosiṅgasuttaṃ. Tattha gosiṅgasālavanadāyeti idaṃ vasanaṭṭhānadassanatthaṃ
vuttaṃ. Aññesu hi suttesu, ‘‘sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa
ārāme’’ti evaṃ paṭhamaṃ gocaragāmaṃ dassetvā pacchā vasanaṭṭhānaṃ dasseti.
Imasmiṃ pana mahāgosiṅgasutte bhagavato gocaragāmo anibandho, kocideva
gocaragāmo bhavissati. Tasmā vasanaṭṭhānameva paridīpitaṃ. Araññanidānakaṃ
nāmetaṃ suttanti. Sambahulehīti bahukehi. Abhiññātehi abhiññātehīti sabbattha
vissutehi pākaṭehi. Therehi sāvakehi saddhinti pātimokkhasaṃvarādīhi
thirakārakeheva dhammehi samannāgatattā therehi, savanante jātattā sāvakehi
saddhiṃ ekato. Idāni te there sarūpato dassento, āyasmatā ca
sāriputtenātiādimāha. Tatthāyasmā sāriputto attano sīlādīhi guṇehi buddhasāsane
abhiññāto. Cakkhumantānaṃ gaganamajjhe ṭhito sūriyo viya cando viya,
samuddatīre ṭhitānaṃ sāgaro viya ca pākaṭo paññāto. Na kevalañcassa imasmiṃ
sutte āgataguṇavaseneva mahantatā veditabbā, ito aññesaṃ dhammadāyādasuttaṃ
anaṅgaṇasuttaṃ sammādiṭṭhisuttaṃ sīhanādasuttaṃ rathavinītaṃ
mahāhatthipadopamaṃ mahāvedallaṃ cātumasuttaṃ dīghanakhaṃ anupadasuttaṃ
sevitabbāsevitabbasuttaṃ saccavibhaṅgasuttaṃ piṇḍapātapārisuddhi sampasādanīyaṃ
saṅgītisuttaṃ dasuttarasuttaṃ pavāraṇāsuttaṃ (saṃ. ni. 1.215 ādayo)
susimasuttaṃ therapañhasuttaṃ mahāniddeso paṭisambhidāmaggo therasīhanādasuttaṃ
abhinikkhamanaṃ etadagganti imesampi suttānaṃ vasena therassa mahantatā
veditabbā. Etadaggasmiñhi, ‘‘etadaggaṃ, bhikkhave, mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ
mahāpaññānaṃ yadidaṃ sāriputto’’ti (a. ni. 1.188-189) vuttaṃ.
Mahāmoggallānopi sīlādiguṇehi
ceva imasmiṃ sutte āgataguṇehi ca thero viya abhiññāto pākaṭo mahā. Apicassa
anumānasuttaṃ, cūḷataṇhāsaṅkhayasuttaṃ māratajjaniyasuttaṃ pāsādakampanaṃ
sakalaṃ iddhipādasaṃyuttaṃ nandopanandadamanaṃ yamakapāṭihāriyakāle
devalokagamanaṃ vimānavatthu petavatthu therassa abhinikkhamanaṃ etadagganti
imesampi vasena mahantabhāvo veditabbo. Etadaggasmiñhi, ‘‘etadaggaṃ, bhikkhave,
mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ iddhimantānaṃ yadidaṃ mahāmoggallāno’’ti (a. ni.
1.190) vuttaṃ.
Mahākassapopi sīlādiguṇehi
ceva imasmiṃ sutte āgataguṇehi ca thero viya abhiññāto pākaṭo mahā. Apicassa
cīvaraparivattanasuttaṃ jiṇṇacīvarasuttaṃ (saṃ. ni. 2.154 ādayo) candopamaṃ
sakalaṃ kassapasaṃyuttaṃ mahāariyavaṃsasuttaṃ therassa abhinikkhamanaṃ
etadagganti imesampi vasena mahantabhāvo veditabbo. Etadaggasmiñhi,
‘‘etadaggaṃ, bhikkhave, mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ dhutavādānaṃ yadidaṃ
mahākassapo’’ti (a. ni. 1.191) vuttaṃ.
Anuruddhattheropi sīlādiguṇehi
ceva imasmiṃ sutte āgataguṇehi ca thero viya abhiññāto pākaṭo mahā. Apicassa
cūḷagosiṅgasuttaṃ naḷakapānasuttaṃ anuttariyasuttaṃ upakkilesasuttaṃ
anuruddhasaṃyuttaṃ mahāpurisavitakkasuttaṃ therassa abhinikkhamanaṃ etadagganti
imesampi vasena mahantabhāvo veditabbo. Etadaggasmiñhi, ‘‘etadaggaṃ, bhikkhave,
mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ dibbacakkhukānaṃ yadidaṃ anuruddho’’ti (a. ni. 1.192)
vuttaṃ.
Āyasmatā ca revatenāti ettha
pana dve revatā khadiravaniyarevato ca kaṅkhārevato ca. Tattha
khadiravaniyarevato dhammasenāpatittherassa kaniṭṭhabhātiko, na so idha
adhippeto. ‘‘Akappiyo guḷo, akappiyā muggā’’ti (mahāva. 272) evaṃ kaṅkhābahulo
pana thero idha revatoti adhippeto. Sopi sīlādiguṇehi ceva imasmiṃ sutte
āgataguṇehi ca thero viya abhiññāto pākaṭo mahā. Apicassa abhinikkhamanenapi
etadaggenapi mahantabhāvo veditabbo. Etadaggasmiñhi, ‘‘etadaggaṃ, bhikkhave,
mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ jhāyīnaṃ yadidaṃ kaṅkhārevato’’ti (a. ni. 1.204)
vuttaṃ.
Ānandattheropi sīlādiguṇehi
ceva imasmiṃ sutte āgataguṇehi ca thero viya abhiññāto pākaṭo mahā. Apicassa
sekkhasuttaṃ bāhitikasuttaṃ āneñjasappāyaṃ gopakamoggallānaṃ bahudhātukaṃ
cūḷasuññataṃ mahāsuññataṃ acchariyabbhutasuttaṃ bhaddekarattaṃ mahānidānaṃ
mahāparinibbānaṃ subhasuttaṃ cūḷaniyalokadhātusuttaṃ abhinikkhamanaṃ
etadagganti imesampi vasena mahantabhāvo veditabbo. Etadaggasmiñhi,
‘‘etadaggaṃ, bhikkhave, mama sāvakānaṃ bhikkhūnaṃ bahussutānaṃ yadidaṃ
ānando’’ti (a. ni. 1.219-223) vuttaṃ.
Aññehi ca abhiññātehi
abhiññātehīti na kevalañca eteheva, aññehi ca mahāguṇatāya pākaṭehi abhiññātehi
bahūhi therehi sāvakehi saddhiṃ bhagavā gosiṅgasālavanadāye viharatīti attho.
Āyasmā hi sāriputto sayaṃ mahāpañño aññepi bahū mahāpaññe bhikkhū gahetvā tadā
dasabalaṃ parivāretvā vihāsi. Āyasmā mahāmoggallāno sayaṃ iddhimā, āyasmā
mahākassapo sayaṃ dhutavādo, āyasmā anuruddho sayaṃ dibbacakkhuko, āyasmā
revato sayaṃ jhānābhirato, āyasmā ānando sayaṃ bahussuto aññepi bahū bahussute
bhikkhū gahetvā tadā dasabalaṃ parivāretvā vihāsi, evaṃ tadā ete ca aññe ca
abhiññātā mahātherā tiṃsasahassamattā bhikkhū dasabalaṃ parivāretvā vihariṃsūti
veditabbā.
Paṭisallānā vuṭṭhitoti phalasamāpattivivekato
vuṭṭhito. Yenāyasmā mahākassapo tenupasaṅkamīti thero kira paṭisallānā vuṭṭhito
pacchimalokadhātuṃ olokento vanante kīḷantassa mattakhattiyassa kaṇṇato
patamānaṃ kuṇḍalaṃ viya, saṃharitvā samugge pakkhipamānaṃ rattakambalaṃ viya,
maṇināgadantato patamānaṃ satasahassagghanikaṃ suvaṇṇapātiṃ viya ca atthaṃ
gacchamānaṃ paripuṇṇapaṇṇāsayojanaṃ sūriyamaṇḍalaṃ addasa. Tadanantaraṃ
pācīnalokadhātuṃ olokento nemiyaṃ gahetvā parivattayamānaṃ rajatacakkaṃ viya,
rajatakūṭato nikkhamantaṃ khīradhārāmaṇḍaṃ viya, sapakkhe papphoṭetvā
gaganatale pakkhandamānaṃ setahaṃsaṃ viya ca meghavaṇṇāya samuddakucchito
uggantvā pācīnacakkavāḷapabbatamatthake sasalakkhaṇappaṭimaṇḍitaṃ
ekūnapaṇṇāsayojanaṃ candamaṇḍalaṃ addasa. Tato sālavanaṃ olokesi. Tasmiñhi
samaye sālarukkhā mūlato paṭṭhāya yāva aggā sabbapāliphullā dukūlapārutā viya,
muttākalāpavinaddhā viya ca virociṃsu. Bhūmitalaṃ pupphasantharapūjāya
paṭimaṇḍitaṃ viya, tattha tattha nipatantena pupphareṇunā lākhārasena
siñcamānaṃ viya ca ahosi. Bhamaramadhukaragaṇā kusumareṇumadamattā upagāyamānā
viya vanantaresu vicaranti. Tadā ca uposathadivasova hoti. Atha thero, ‘‘kāya
nu kho ajja ratiyā vītināmessāmī’’ti cintesi, ariyasāvakā ca nāma
piyadhammassavanā honti. Athassa etadahosi – ‘‘ajja mayhaṃ jeṭṭhabhātikassa dhammasenāpatittherassa
santikaṃ gantvā dhammaratiyā vītināmessāmī’’ti. Gacchanto pana ekakova agantvā
‘‘mayhaṃ piyasahāyaṃ mahākassapattheraṃ gahetvā gamissāmī’’ti nisinnaṭṭhānato
vuṭṭhāya cammakhaṇḍaṃ papphoṭetvā yenāyasmā mahākassapo tenupasaṅkami.
Evamāvusoti kho āyasmā
mahākassapoti theropi yasmā piyadhammassavanova ariyasāvako, tasmā tassa
vacanaṃ sutvā gacchāvuso, tvaṃ, mayhaṃ sīsaṃ vā rujjati piṭṭhi vāti kiñci
lesāpadesaṃ akatvā tuṭṭhahadayova, ‘‘evamāvuso’’tiādimāha. Paṭissutvā ca
nisinnaṭṭhānato vuṭṭhāya cammakhaṇḍaṃ papphoṭetvā mahāmoggallānaṃ anubandhi.
Tasmiṃ samaye dve mahātherā paṭipāṭiyā ṭhitāni dve candamaṇḍalāni viya, dve
sūriyamaṇḍalāni viya, dve chaddantanāgarājāno viya, dve sīhā viya, dve byagghā
viya ca virociṃsu. Anuruddhattheropi tasmiṃ samaye divāṭṭhāne nisinno dve
mahāthere sāriputtattherassa santikaṃ gacchante disvā pacchimalokadhātuṃ
olokento sūriyaṃ vanantaṃ pavisantaṃ viya, pācīnalokadhātuṃ olokento candaṃ
vanantato uggacchantaṃ viya, sālavanaṃ olokento sabbapāliphullameva sālavanañca
disvā ajja uposathadivaso, ime ca me jeṭṭhabhātikā dhammasenāpatissa santikaṃ
gacchanti, mahantena dhammassavanena bhavitabbaṃ, ahampi dhammassavanassa bhāgī
bhavissāmīti nisinnaṭṭhānato vuṭṭhāya cammakhaṇḍaṃ papphoṭetvā mahātherānaṃ
padānupadiko hutvā nikkhami. Tena vuttaṃ – ‘‘atha kho āyasmā ca mahāmoggallāno
āyasmā ca mahākassapo āyasmā ca anuruddho yenāyasmā sāriputto
tenupasaṅkamiṃsū’’ti. Upasaṅkamiṃsūti. Paṭipāṭiyā ṭhitā tayo candā viya, sūriyā
viya, sīhā viya ca virocamānā upasaṅkamiṃsu.
333. Evaṃ upasaṅkamante pana
te mahāthere āyasmā ānando attano divāṭṭhāne nisinnoyeva disvā, ‘‘ajja mahantaṃ
dhammassavanaṃ bhavissati, mayāpi tassa bhāginā bhavitabbaṃ, na kho pana
ekakova gamissāmi, mayhaṃ piyasahāyampi revatattheraṃ gahetvā gamissāmī’’ti sabbaṃ
mahāmoggallānassa mahākassapassa anuruddhassa upasaṅkamane vuttanayeneva
vitthārato veditabbaṃ. Iti te dve janā paṭipāṭiyā ṭhitā dve candā viya, sūriyā
viya, sīhā viya ca virocamānā upasaṅkamiṃsu. Tena vuttaṃ – ‘‘addasā kho āyasmā
sāriputto’’tiādi. Disvāna āyasmantaṃ ānandaṃ etadavocāti dūratova disvā
anukkamena kathāupacāraṃ sampattametaṃ, ‘‘etu kho āyasmā’’tiādivacanaṃ avoca.
Ramaṇīyaṃ, āvusoti ettha duvidhaṃ rāmaṇeyyakaṃ vanarāmaṇeyyakaṃ
puggalarāmaṇeyyakañca. Tattha vanaṃ nāma nāgasalaḷasālacampakādīhi sañchannaṃ
hoti bahalacchāyaṃ pupphaphalūpagaṃ vividharukkhaṃ udakasampannaṃ gāmato
nissaṭaṃ, idaṃ vanarāmaṇeyyakaṃ nāma. Yaṃ sandhāya vuttaṃ –
‘‘Ramaṇīyāni araññāni, yattha
na ramatī jano;
Vītarāgā ramissanti, na te
kāmagavesino’’ti. (dha. pa. 99);
Vanaṃ pana sacepi ujjaṅgale
hoti nirudakaṃ viralacchāyaṃ kaṇṭakasamākiṇṇaṃ, buddhādayopettha ariyā
viharanti, idaṃ puggalarāmaṇeyyakaṃ nāma. Yaṃ sandhāya vuttaṃ –
‘‘Gāme vā yadi vāraññe, ninne
vā yadi vā thale;
Yattha arahanto viharanti, taṃ
bhūmirāmaṇeyyaka’’nti. (dha. pa. 98);
Idha pana taṃ duvidhampi
labbhati. Tadā hi gosiṅgasālavanaṃ sabbapāliphullaṃ hoti kusumagandhasugandhaṃ,
sadevake cettha loke aggapuggalo sammāsambuddho tiṃsasahassamattehi
abhiññātabhikkhūhi saddhiṃ viharati. Taṃ sandhāya vuttaṃ – ‘‘ramaṇīyaṃ, āvuso
ānanda, gosiṅgasālavana’’nti.
Dosināti dosāpagatā, abbhaṃ
mahikā dhūmo rajo rāhūti imehi pañcahi upakkilesehi virahitāti vuttaṃ hoti.
Sabbapāliphullāti sabbattha pāliphullā, mūlato paṭṭhāya yāva aggā
apupphitaṭṭhānaṃ nāma natthi. Dibbā maññe gandhā sampavantīti dibbā
mandārapupphakoviḷārapāricchattakacandanacuṇṇagandhā viya samantā pavāyanti,
sakkasuyāsantusitanimmānaratiparanimmitamahābrahmānaṃ otiṇṇaṭṭhānaṃ viya
vāyantīti vuttaṃ hoti.
Kathaṃrūpena, āvuso ānandāti
ānandatthero tesaṃ pañcannaṃ therānaṃ saṅghanavakova. Kasmā thero taṃyeva
paṭhamaṃ pucchatīti? Mamāyitattā. Te hi dve therā aññamaññaṃ mamāyiṃsu.
Sāriputtatthero, ‘‘mayā kattabbaṃ satthu upaṭṭhānaṃ karotī’’ti ānandattheraṃ
mamāyi. Ānandatthero bhagavato sāvakānaṃ aggoti sāriputtattheraṃ mamāyi,
kuladārake pabbājetvā sāriputtattherassa santike upajjhaṃ gaṇhāpesi.
Sāriputtattheropi tatheva akāsi. Evaṃ ekamekena attano pattacīvaraṃ datvā
pabbājetvā upajjhaṃ gaṇhāpitāni pañca bhikkhusatāni ahesuṃ. Āyasmā ānando
paṇītāni cīvarādīnipi labhitvā therasseva deti.
Eko kira brāhmaṇo cintesi –
‘‘buddharatanassa ca saṅgharatanassa ca pūjā paññāyati, kathaṃ nu kho
dhammaratanaṃ pūjitaṃ nāma hotī’’ti? So bhagavantaṃ upasaṅkamitvā etamatthaṃ
pucchi. Bhagavā āha – ‘‘sacesi, brāhmaṇa, dhammaratanaṃ pūjitukāmo, ekaṃ
bahussutaṃ pūjehī’’ti bahussutaṃ, bhante, ācikkhathāti bhikkhusaṅghaṃ pucchati.
So bhikkhusaṅghaṃ upasaṅkamitvā bahussutaṃ, bhante, ācikkhathāti āha.
Ānandatthero brāhmaṇāti. Brāhmaṇo theraṃ sahassagghanikena cīvarena pūjesi.
Thero taṃ gahetvā bhagavato santikaṃ agamāsi. Bhagavā ‘‘kuto, ānanda,
laddha’’nti āha. Ekena, bhante, brāhmaṇena dinnaṃ, idaṃ panāhaṃ āyasmato
sāriputtassa dātukāmoti. Dehi, ānandāti. Cārikaṃ pakkanto, bhanteti. Āgatakāle
dehīti. Sikkhāpadaṃ, bhante, paññattanti. Kadā pana sāriputto āgamissatīti?
Dasāhamattena, bhanteti. ‘‘Anujānāmi, ānanda, dasāhaparamaṃ atirekacīvaraṃ
nikkhipitu’’nti (pārā. 461; mahāva. 347) sikkhāpadaṃ paññapesi.
Sāriputtattheropi tatheva yaṃkiñci manāpaṃ labhati, taṃ ānandattherassa deti.
Evaṃ te therā aññamaññaṃ mamāyiṃsu, iti mamāyitattā paṭhamaṃ pucchi.
Apica anumatipucchā nāmesā
khuddakato paṭṭhāya pucchitabbā hoti. Tasmā thero cintesi – ‘‘ahaṃ paṭhamaṃ
ānandaṃ pucchissāmi, ānando attano paṭibhānaṃ byākarissati. Tato revataṃ,
anuruddhaṃ, mahākassapaṃ, mahāmoggallānaṃ pucchissāmi. Mahāmoggallāno attano
paṭibhānaṃ byākarissati. Tato pañcapi therā maṃ pucchissanti, ahampi attano
paṭibhānaṃ byākarissāmī’’ti. Ettāvatāpi ayaṃ dhammadesanā sikhāppattā
vepullappattā na bhavissati, atha mayaṃ sabbepi dasabalaṃ upasaṅkamitvā
pucchissāma, satthā sabbaññutaññāṇena byākarissati. Ettāvatā ayaṃ dhammadesanā
sikhāppattā vepullappattā bhavissati. Yathā hi janapadamhi uppanno aṭṭo
gāmabhojakaṃ pāpuṇāti, tasmiṃ nicchituṃ asakkonte janapadabhojakaṃ pāpuṇāti,
tasmiṃ asakkonte mahāvinicchayaamaccaṃ, tasmiṃ asakkonte senāpatiṃ, tasmiṃ
asakkonte uparājaṃ, tasmiṃ vinicchituṃ asakkonte rājānaṃ pāpuṇāti, raññā
vinicchitakālato paṭṭhāya aṭṭo aparāparaṃ na sañcarati, rājavacaneneva
chijjati. Evamevaṃ ahañhi paṭhamaṃ ānandaṃ pucchissāmi…pe… atha mayaṃ sabbepi
dasabalaṃ upasaṅkamitvā pucchissāma, satthā sabbaññutaññāṇena byākarissati.
Ettāvatā ayaṃ dhammadesanā sikhāppattā vepullappattā bhavissati. Evaṃ
anumatipucchaṃ pucchanto thero paṭhamaṃ ānandattheraṃ pucchi.
Bahussuto hotīti bahu assa
sutaṃ hoti, navaṅgaṃ satthusāsanaṃ pāḷianusandhipubbāparavasena uggahitaṃ
hotīti attho. Sutadharoti sutassa ādhārabhūto. Yassa hi ito gahitaṃ ito
palāyati, chiddaghaṭe udakaṃ viya na tiṭṭhati, parisamajjhe ekaṃ suttaṃ vā
jātakaṃ vā kathetuṃ vā vācetuṃ vā na sakkoti, ayaṃ na sutadharo nāma. Yassa
pana uggahitaṃ buddhavacanaṃ uggahitakālasadisameva hoti, dasapi vīsatipi
vassāni sajjhāyaṃ akarontassa na nassati, ayaṃ sutadharo nāma. Sutasannicayoti
sutassa sannicayabhūto. Yathā hi sutaṃ hadayamañjūsāya sannicitaṃ silāyaṃ lekhā
viya, suvaṇṇaghaṭe pakkhittasīhavasā viya ca ajjhosāya tiṭṭhati, ayaṃ
sutasannicayo nāma. Dhātāti ṭhitā paguṇā. Ekaccassa hi uggahitaṃ buddhavacanaṃ
dhātaṃ paguṇaṃ niccalitaṃ na hoti, asukasuttaṃ vā jātakaṃ vā kathehīti vutte
sajjhāyitvā saṃsanditvā samanuggāhitvā jānissāmīti vadati. Ekaccassa dhātaṃ
paguṇaṃ bhavaṅgasotasadisaṃ hoti, asukasuttaṃ vā jātakaṃ vā kathehīti vutte
uddharitvā tameva katheti. Taṃ sandhāya vuttaṃ ‘‘dhātā’’ti.
Vacasā paricitāti suttadasaka-vaggadasaka-paṇṇāsadasakānaṃ
vasena vācāya sajjhāyitā. Manasānupekkhitāti cittena anupekkhitā, yassa vācāya
sajjhāyitaṃ buddhavacanaṃ manasā cintentassa tattha tattha pākaṭaṃ hoti.
Mahādīpaṃ jāletvā ṭhitassa rūpagataṃ viya paññāyati. Taṃ sandhāya vuttaṃ –
‘‘vacasā paricitā manasānupekkhitā’’ti. Diṭṭhiyā suppaṭividdhāti atthato ca
kāraṇato ca paññāya suppaṭividdhā. Parimaṇḍalehi padabyañjanehīti ettha
padameva atthassa byañjanato padabyañjanaṃ, taṃ akkharapāripūriṃ katvā
dasavidhabyañjanabuddhiyo aparihāpetvā vuttaṃ parimaṇḍalaṃ nāma hoti, evarūpehi
padabyañjanehīti attho. Apica yo bhikkhu parisati dhammaṃ desento suttaṃ vā
jātakaṃ vā nikkhapitvā aññaṃ upārambhakaraṃ suttaṃ āharati, tassa upamaṃ
katheti, tadatthaṃ ohāreti, evamidaṃ gahetvā ettha khipanto ekapasseneva
pariharanto kālaṃ ñatvā vuṭṭhahati. Nikkhittasuttaṃ pana nikkhattamattameva
hoti, tassa kathā aparimaṇḍalā nāma hoti. Yo pana suttaṃ vā jātakaṃ vā
nikkhipitvā bahi ekapadampi agantvā pāḷiyā anusandhiñca pubbāparañca amakkhento
ācariyehi dinnanaye ṭhatvā tulikāya paricchindanto viya, gambhīramātikāya
udakaṃ pesento viya, padaṃ koṭṭento sindhavājānīyo viya gacchati, tassa kathā
parimaṇḍalā nāma hoti. Evarūpiṃ kathaṃ sandhāya – ‘‘parimaṇḍalehi
padabyañjanehī’’ti vuttaṃ.
Anuppabandhehīti ettha yo bhikkhu
dhammaṃ kathento suttaṃ vā jātakaṃ vā ārabhitvā āraddhakālato paṭṭhāya
turitaturito araṇiṃ manthento viya, uṇhakhādanīyaṃ khādanto viya, pāḷiyā
anusandhipubbāparesu gahitaṃ gahitameva aggahitaṃ aggahitameva ca katvā
purāṇapaṇṇantaresu caramānaṃ godhaṃ uṭṭhapento viya tattha tattha paharanto
osāpento ohāya gacchati. Yopi dhammaṃ kathento kālena sīghaṃ kālena dandhaṃ
kālena mahāsaddaṃ kālena khuddakasaddaṃ karoti. Yathā petaggi kālena jalati,
kālena nibbāyati, evameva idha petaggidhammakathiko nāma hoti, parisāya
uṭṭhātukāmāya punappunaṃ ārabhati. Yopi kathento tattha tattha vitthāyati,
nitthunanto kandanto viya katheti, imesaṃ sabbesampi kathā appabandhā nāma
hoti. Yo pana suttaṃ ārabhitvā ācariyehi dinnanaye ṭhito acchinnadhāraṃ katvā
nadīsotaṃ viya pavatteti, ākāsagaṅgato bhassamānaṃ udakaṃ viya nirantaraṃ
kathaṃ pavatteti, tassa kathā anuppabandhā hoti. Taṃ sandhāya vuttaṃ
‘‘anuppabandhehī’’ti. Anusayasamugghātāyāti sattannaṃ anusayānaṃ
samugghātatthāya. Evarūpenāti evarūpena bahussutena bhikkhunā tathārūpeneva
bhikkhusatena bhikkhusahassena vā saṅghāṭikaṇṇena vā saṅghāṭikaṇṇaṃ, pallaṅkena
vā pallaṅkaṃ āhacca nisinnena gosiṅgasālavanaṃ sobheyya. Iminā nayena
sabbavāresu attho veditabbo.
334. Paṭisallānaṃ assa ārāmoti
paṭisallānārāmo. Paṭisallāne ratoti paṭisallānarato.
335. Sahassaṃ lokānanti
sahassaṃ lokadhātūnaṃ. Ettakañhi therassa dhuvasevanaṃ āvajjanapaṭibaddhaṃ,
ākaṅkhamāno pana thero anekānipi cakkavāḷasahassāni voloketiyeva.
Uparipāsādavaragatoti sattabhūmakassa vā navabhūmakassa vā pāsādavarassa upari
gato. Sahassaṃ nemimaṇḍalānaṃ volokeyyāti pāsādapariveṇe nābhiyā patiṭṭhitānaṃ
nemivaṭṭiyā nemivaṭṭiṃ āhacca ṭhitānaṃ nemimaṇḍalānaṃ sahassaṃ vātapānaṃ
vivaritvā olokeyya, tassa nābhiyopi pākaṭā honti, arāpi arantarānipi nemiyopi.
Evameva kho, āvusoti, āvuso, evaṃ ayampi dibbacakkhuko bhikkhu dibbena cakkhunā
atikkantamānusakena sahassaṃ lokānaṃ voloketi. Tassa pāsāde ṭhitapurisassa
cakkanābhiyo viya cakkavāḷasahasse sinerusahassaṃ pākaṭaṃ hoti. Arā viya dīpā
pākaṭā honti. Arantarāni viya dīpaṭṭhitamanussā pākaṭā honti. Nemiyo viya
cakkavāḷapabbatā pākaṭā honti.
336. Āraññikoti
samādiṇṇaaraññadhutaṅgo. Sesapadesupi eseva nayo.
337. No ca saṃsādentīti na
osādenti. Sahetukañhi sakāraṇaṃ katvā pañhaṃ pucchituṃ vissajjitumpi asakkonto saṃsādeti
nāma. Evaṃ na karontīti attho. Pavattinī hotīti nadīsotodakaṃ viya pavattati.
338. Yāya vihārasamāpattiyāti
yāya lokiyāya vihārasamāpattiyā, yāya lokuttarāya vihārasamāpattiyā.
339. Sādhu sādhu sāriputtāti
ayaṃ sādhukāro ānandattherassa dinno. Sāriputtattherena pana saddhiṃ bhagavā
ālapati. Esa nayo sabbattha. Yathā taṃ ānandovāti yathā ānandova sammā
byākaraṇamāno byākareyya, evaṃ byākataṃ ānandena attano anucchavikameva,
ajjhāsayānurūpameva byākatanti attho. Ānandatthero hi attanāpi bahussuto,
ajjhāsayopissa evaṃ hoti – ‘‘aho vata sāsane sabrahmacārī bahussutā
bhaveyyu’’nti. Kasmā? Bahussutassa hi kappiyākappiyaṃ sāvajjānavajjaṃ,
garukalahukaṃ satekicchātekicchaṃ pākaṭaṃ hoti. Bahussuto uggahitabuddhavacanaṃ
āvajjitvā imasmiṃ ṭhāne sīlaṃ kathitaṃ, imasmiṃ samādhi, imasmiṃ vipassanā,
imasmiṃ maggaphalanibbānānīti sīlassa āgataṭṭhāne sīlaṃ pūretvā, samādhissa
āgataṭṭhāne samādhiṃ pūretvā vipassanāya āgataṭṭhāne vipassanāgabbhaṃ
gaṇhāpetvā maggaṃ bhāvetvā phalaṃ sacchikaroti. Tasmā therassa evaṃ ajjhāsayo
hoti – ‘‘aho vata sabrahmacārī ekaṃ vā dve vā tayo vā cattāro vā pañca vā
nikāye uggahetvā āvajjantā sīlādīnaṃ āgataṭṭhānesu sīlādīni paripūretvā
anukkamena maggaphalanibbānāni sacchikareyyu’’nti. Sesavāresupi eseva nayo.
340. Āyasmā hi revato jhānajjhāsayo
jhānābhirato, tasmāssa evaṃ hoti – ‘‘aho vata sabrahmacārī ekikā nisīditvā
kasiṇaparikammaṃ katvā aṭṭha samāpattiyo nibbattetvā jhānapadaṭṭhānaṃ
vipassanaṃ vaḍḍhetvā lokuttaradhammaṃ sacchikareyyu’’nti. Tasmā evaṃ byākāsi.
341. Āyasmā anuruddho
dibbacakkhuko, tassa evaṃ hoti – ‘‘aho vata sabrahmacārī ālokaṃ vaḍḍhetvā
dibbena cakkhunā anekesu cakkavāḷasahassesu cavamāne ca upapajjamāne ca satte
disvā vaṭṭabhayena cittaṃ saṃvejetvā vipassanaṃ vaḍḍhetvā lokuttaradhammaṃ
sacchikareyyu’’nti. Tasmā evaṃ byākāsi.
342. Āyasmā mahākassapo
dhutavādo, tassa evaṃ hoti – ‘‘aho vata sabrahmacārī dhutavādā hutvā
dhutaṅgānubhāvena paccayataṇhaṃ milāpetvā aparepi nānappakāre kilese dhunitvā
vipassanaṃ vaḍḍhetvā lokuttaradhammaṃ sacchikareyyu’’nti. Tasmā evaṃ byākāsi.
343. Āyasmā mahāmoggallāno
samādhipāramiyā matthakaṃ patto, sukhumaṃ pana cittantaraṃ khandhantaraṃ
dhātvantaraṃ āyatanantaraṃ jhānokkantikaṃ ārammaṇokkantikaṃ aṅgavavatthānaṃ
ārammaṇavavatthānaṃ aṅgasaṅkanti ārammaṇasaṅkanti ekatovaḍḍhanaṃ ubhatovaḍḍhananti
ābhidhammikadhammakathikasseva pākaṭaṃ. Anābhidhammiko hi dhammaṃ kathento –
‘‘ayaṃ sakavādo ayaṃ paravādo’’ti na jānāti. Sakavādaṃ dīpessāmīti paravādaṃ
dīpeti, paravādaṃ dīpessāmīti sakavādaṃ dīpeti, dhammantaraṃ visaṃvādeti.
Ābhidhammiko sakavādaṃ sakavādaniyāmeneva, paravādaṃ paravādaniyāmeneva dīpeti,
dhammantaraṃ na visaṃvādeti. Tasmā therassa evaṃ hoti – ‘‘aho vata sabrahmacārī
ābhidhammikā hutvā sukhumesu ṭhānesu ñāṇaṃ otāretvā vipassanaṃ vaḍḍhetvā
lokuttaradhammaṃ sacchikareyyu’’nti. Tasmā evaṃ byākāsi.
344. Āyasmā sāriputto
paññāpāramiyā matthakaṃ patto, paññavāyeva ca cittaṃ attano vase vattetuṃ
sakkoti, na duppañño. Duppañño hi uppannassa cittassa vase vattetvā ito cito ca
vipphanditvāpi katipāheneva gihibhāvaṃ patvā anayabyasanaṃ pāpuṇāti. Tasmā
therassa evaṃ hoti – ‘‘aho vata sabrahmacārī acittavasikā hutvā cittaṃ attano
vase vattetvā sabbānassa visevitavipphanditāni bhañjitvā īsakampi bahi
nikkhamituṃ adentā vipassanaṃ vaḍḍhetvā lokuttaradhammaṃ sacchikareyyu’’nti. Tasmā
evaṃ byākāsi.
345. Sabbesaṃ vo, sāriputta,
subhāsitaṃ pariyāyenāti sāriputta, yasmā saṅghārāmassa nāma
bahussutabhikkhūhipi sobhanakāraṇaṃ atthi, jhānābhiratehipi, dibbacakkhukehipi,
dhutavādehipi, ābhidhammikehipi, acittavasikehipi sobhanakāraṇaṃ atthi. Tasmā
sabbesaṃ vo subhāsitaṃ pariyāyena, tena tena kāraṇena subhāsitameva, no
dubbhāsitaṃ. Apica mamapi suṇāthāti apica mamapi vacanaṃ suṇātha. Na tāvāhaṃ
imaṃ pallaṅkaṃ bhindissāmīti na tāva ahaṃ imaṃ caturaṅgavīriyaṃ adhiṭṭhāya
ābhujitaṃ pallaṅkaṃ bhindissāmi, na mocessāmīti attho. Idaṃ kira bhagavā
paripākagate ñāṇe rajjasiriṃ pahāya katābhinikkhamano anupubbena bodhimaṇḍaṃ
āruyha caturaṅgavīriyaṃ adhiṭṭhāya aparājitapallaṅkaṃ ābhujitvā daḷhasamādāno
hutvā nisinno tiṇṇaṃ mārānaṃ matthakaṃ bhinditvā paccūsasamaye
dasasahassilokadhātuṃ unnādento sabbaññutaññāṇaṃ paṭivijjhi, taṃ attano
mahābodhipallaṅkaṃ sandhāya evamāha. Apica pacchimaṃ janataṃ anukampamānopi
paṭipattisāraṃ puthujjanakalyāṇakaṃ dassento evamāha. Passati hi bhagavā –
‘‘anāgate evaṃ ajjhāsayā kulaputtā iti paṭisañcikkhissanti, ‘bhagavā
mahāgosiṅgasuttaṃ kathento idha, sāriputta, bhikkhu pacchābhattaṃ…pe… evarūpena
kho, sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti āha, mayaṃ bhagavato
ajjhāsayaṃ gaṇhissāmā’ti pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkantā caturaṅgavīriyaṃ
adhiṭṭhāya daḷhasamādānā hutvā ‘arahattaṃ appatvā imaṃ pallaṅkaṃ na
bhindissāmā’ti samaṇadhammaṃ kātabbaṃ maññissanti, te evaṃ paṭipannā
katipāheneva jātijarāmaraṇassa antaṃ karissantī’’ti, imaṃ pacchimaṃ janataṃ
anukampamāno paṭipattisāraṃ puthujjanakalyāṇakaṃ dassento evamāha. Evarūpena
kho, sāriputta, bhikkhunā gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti, sāriputta, evarūpena
bhikkhunā nippariyāyeneva gosiṅgasālavanaṃ sobheyyāti yathānusandhināva desanaṃ
niṭṭhapesīti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Mahāgosiṅgasuttavaṇṇanā
niṭṭhitā.
-ooOoo-
No comments:
Post a Comment