Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
33. Ðại Kinh Người Chăn Bò
(Mahāgopālaka Sutta)
Tên bài kinh lấy từ
thí dụ trong pháp thoại về hình ảnh của người chăn bò khéo chăn dắt đàn bò. Bài
khi nầy gọi là đại kinh vì có bài kinh tiếp theo cũng với thí dụ người chăn bò
nhưng ngắn hơn.
Như
vầy tôi nghe.
Một thời Thế
Tôn ở tại Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika
(Cấp Cô Ðộc). Ở tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy
vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, nếu không đầy đủ mười một đức tánh này, một người chăn bò không thể chăn giữ đàn bò, không thể khiến đàn bò được hưng thịnh. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một người chăn bò không biết rõ sắc, không khéo (phân biệt) các tướng, không từ bỏ trứng con bò chét, không băng bó vết thương, không có xông khói, không biết chỗ nước có thể lội qua, không biết chỗ nước uống, không biết con đường, không khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, là người vắt sữa cho đến khô kiệt, là người không chú ý, không săn sóc đặc biệt những con bò đực già và đầu đàn. Này các Tỷ-kheo, người chăn bò nào không đầy đủ mười một đức tánh như vậy, không thể chăn giữ đàn bò, không thể khiến đàn bò được hưng thịnh.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không đầy đủ mười một pháp, không thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp và Luật này. Thế nào là mười một? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không biết sắc, không khéo (phân biệt) các tướng, không từ bỏ trứng con bò chét, không băng bó vết thương, không có xông khói, không biết chỗ nước có thể lội qua, không biết chỗ nước uống, không biết con đường, không khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, là người vắt sữa cho đến khô kiệt, đối với những Thượng Tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, tôn trọng đặc biệt.
Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết rõ các sắc? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với sắc pháp không như thật biết tất cả loại sắc thuộc bốn đại và sắc do bốn đại hợp thành. Như vậy, này các Tỷ- kheo, Tỷ-kheo không biết rõ các sắc.
Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không khéo (phân biệt) các tướng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết kẻ ngu và nghiệp tướng của người đó, kẻ trí và nghiệp tướng của người đó. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không khéo (phân biệt) các tướng.
Chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không trừ bỏ trứng con bò chét? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thọ dụng dục tầm khởi lên, không từ bỏ, không tránh né, không chấm dứt, không làm cho không tồn tại,. Tỷ kheo thọ dụng sân tầm khởi lên ... thọ dụng hại tầm khởi lên ... thọ dụng các ác, bất thiện pháp khởi lên, không từ bỏ, không tránh né, không chấm dứt, không làm cho không tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không trừ bỏ trứng con bò chét.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không băng bó vết thương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc, nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì làm con mắt không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo không tự chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì con mắt, không thực hành sự hộ trì con mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên; Tỷ-kheo không chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì ý căn, không thực hành sự hộ trì ý căn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không băng bó vết thương.
Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không xông khói? Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có thuyết giảng rộng rãi cho các người khác
biết Chánh pháp mình được nghe, được thọ trì. Như vậy, này các
Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không xông khói.
Và này, các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua? Ở đây, này các Tỷ- kheo, Tỷ-kheo thỉnh thoảng có đến gặp những Tỷ-kheo đa văn được trao cho truyền thống giáo điển, những bậc trì Pháp, trì Luật, trì matika (các bản tóm tắt) nhưng không hỏi, không trả lời các vị ấy: "Thưa Tôn giả, điểm này là thế nào? ý nghĩa này là gì?" Những bậc Tôn giả ấy không làm cho hiển lộ những điều chưa hiển lộ, không làm cho rõ ràng những điều chưa được rõ ràng, và đối với những nghi vấn về Chánh pháp, các vị ấy không đoạn trừ nghi hoặc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết chỗ nước có thể lội qua.
Và chư Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết rõ chỗ nước uống? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, trong khi Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết được giảng dạy, không chứng đạt nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, không chứng đạt sự hân hoan liên hệ đến Pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết chỗ nước uống.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không biết về con đường. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết con đường Thánh đạo Tám ngành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không biết đến con đường.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không như thật biết về Bốn Niệm xứ. Như vậy này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo không khéo léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo vắt sữa cho đến khô kiệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi các vị tại gia vì lòng tin cúng dường các vật dụng, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, Tỷ- kheo không biết nhận lãnh cho được vừa đủ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo vắt sữa cho đến khô kiệt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo, đối với những Thượng tọa trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt? Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có thân nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, không có khẩu nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng, không có ý nghiệp đầy lòng từ đối với các vị ấy, trước mặt và sau lưng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo đối với những Thượng tọa, trưởng lão, xuất gia đã lâu ngày, bậc tôn túc trong Tăng giới, bậc lãnh đạo trong Tăng giới, không có sự tôn kính, sự tôn trọng đặc biệt.
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào không đầy đủ mười một pháp này, thì không thể lớn mạnh, tăng thịnh, thành mãn trong Pháp, Luật này.
1.
Không biết rõ các sắc, là không biết về bốn
đại và sắc y sinh.
2.
Không khéo phân biệt các tướng, là không biết phân biệt kẻ ngu hay người trí
3.
Không từ bỏ trứng con bò chét, là không biết trừ diệt các tà tư duy.
4.
Không băng bó vết thương, là không hộ
trì các căn khi tiếp xúc với cảnh.
5.
Không có xông khói, là không thể thuyết
giảng chánh pháp đã được nghe.
6.
Không biết chỗ nước có thể lội qua, là không có tâm cầu pháp từ những bậc đa văn thông hiểu kinh
điển
7.
Không biết chỗ nước uống, là
không biết cách thu thập tinh hoa của giáo pháp qua nghĩa tín thọ, pháp tín thọ
và hân hoan trong pháp.
8. Không biết con đường, là không biết rõ con đường thánh đạo, tám ngành.
9. Không khéo đối với chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, là không biết bốn niệm xứ.
Này các
Tỷ-kheo, người chăn bò đầy đủ mười một đức tánh này có thể chăn
giữ đàn bò, khiến đàn bò trở thành hưng thịnh. Thế nào là mười một?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chăn bò biết rõ sắc, khéo (phân biệt)
các tướng, trừ bỏ trứng con bò chét, băng bó vết thương, có xông
khói, biết chỗ nước có thể lội qua, biết chỗ nước uống, biết con
đường, khéo léo đối với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, không vắt
sữa cho đến khô kiệt, là người chú ý săn sóc đặc biệt, những con
bò đực già và đầu đàn. Này các Tỷ-kheo, người chăn bò đầy đủ
mười một đức tánh này có thể chăn giữ đàn bò và làm cho đàn bò
trở thành hưng thịnh.
Này các Tỷ-kheo,
thế nào là Tỷ-kheo trừ bỏ trứng con bò chét? Ở đây, này các
Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không thọ dụng dục tầm khởi lên, từ bỏ, tránh né,
chấm dứt, làm cho không tồn tại. Tỷ kheo không thọ dụng sân tầm
khởi lên ... không thọ dụng hại tầm khởi lên ... không thọ dụng
các ác, bất thiện pháp khởi lên, từ bỏ, tránh né, chấm dứt, làm
cho không tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo trừ bỏ
trứng con bò chét.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo có xông khói? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có thuyết giảng rộng rãi cho các người khác biết Chánh pháp mình được nghe, được thọ trì. Như vậy, này các Tỷ- kheo, là Tỷ-kheo có xông khói.
Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết chỗ nước có thể lội qua. Ở đây,
này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thỉnh thoảng có đến gặp những Tỷ-kheo đa
văn, được trao cho truyền thống giáo điển, những bậc trì Pháp, trì
Luật, trì matika (các bản tóm tắt) có hỏi, có trả lời các vị ấy:
"Thưa Tôn giả, điểm này là thế nào? Ý nghĩa này là gì? những
bậc Tôn giả ấy làm cho hiển lộ những điều chưa được hiển lộ, làm
cho rõ ràng những điều chưa được rõ ràng, và đối với những nghi
vấn về Chánh pháp, các vị đoạn trừ nghi hoặc. Như vậy, này các
Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết rõ chỗ nước có thể lội qua.
Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không vắt sữa cho đến khô kiệt? Ở đây,
này các Tỷ-kheo, khi các vị tại gia vì lòng tin cúng dường các vật
dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh,
Tỷ-kheo biết nhận lãnh cho được vừa đủ. Như vậy, này các Tỷ-kheo,
là Tỷ-kheo không vắt sữa cho đến khô kiệt.
1. Biết
sắc, tức biết về bốn đại và sắc y sinh
Giống như một người chăn bò khéo léo có thể nhận ra tình trạng đàn bò qua hình sắc, một tỳ kheo cần hiểu biết về tứ đại và những sắc pháp do tứ đại hợp thành bao gồm luôn cả các cảnh thuộc ngoại giới.
2. Biết tướng, là biết phân biệt kẻ ngu và người trí
Giống như một người chăn bò khéo léo biết con bò nào lành mạnh hay bệnh hoạn qua tướng cách thì một tỳ kheo phải có khả năng phân biệt người hiền kẻ ác qua sự nhận diện.
3. Biết trừ bỏ trứng bọ chét, là biết trừ diệt các tà tư duy
Giống như một người chăn bò khéo léo biết trừ bỏ trứng bọ chét vị tỳ kheo cần biết cách trừ khử ba suy tầm là dục tầm, sân tầm, hại tầm là những khuynh hướng phiền não nội tại.
4. Biết băng bó vết thương, là hộ trì các căn khi tiếp xúc cảnh
Giống như một người chăn bò khéo léo biết cách băng bó vết thương cho các con bò để khỏi nhiễm trùng, tỳ kheo cần biết cách hộ trì các căn để không bị chi phối bởi trần cảnh.
5. Biết xông khói, là thuyết giảng rộng rãi chính pháp đã được nghe
Giống như một người chăn bò khéo léo biết xông khói để đàn bò không bị muỗi mòng thì một tỳ kheo biết cách quảng diễn giáo pháp để bảo vệ sự tồn tại hưng thịnh của Tăng chúng.
6. Biết chỗ nước có thể lội qua, là biết cầu pháp từ những bậc đa văn thông hiểu kinh điển
Giống như một người chăn bò khéo léo biết chỗ nước có thể lội qua thì một tỳ kheo cần có khả năng nhận biết những ai là bậc tinh thông kinh, luật, vi diệu pháp để tham vấn xoá tan nghi hoặc (Trong chánh kinh dùng từ mātika có nghĩa là những mẫu đề hay pháp tinh yếu một hình thức giảng dạy trong buổi sơ thời của vi diệu pháp – abhidhamma)
7. Biết con đường, là biết rõ con đường thánh đạo tám chi phần
Giống như một người chăn bò khéo léo biết con đường để chăn dắt đàn bò thì tỳ kheo cần nắm rõ ý nghĩa và sự thực hành bát chánh đạo.
8, Biết chỗ nước uống, là cách thu thập tinh hoa của giáo pháp qua nghĩa tín thọ, pháp tín thọ, và sự hân hoan trong pháp
Giống như một người chăn bò khéo léo biết những trọng điểm và ý lý cao sâu của giáo pháp, từ đó tìm được niềm hân hoan, an lạc trong sự tu học.
9. Biết nơi đàn bò có thể ăn cỏ, là biết bốn niệm xứ
Giống như một người chăn bò khéo léo biết nơi con bò có thể ăn cỏ thì thì vị tỳ kheo cần biết rõ ý nghĩa và cách tu tập quán niệm qua tứ niệm xứ.
10. Biết giữ sữa, không vắt cho đến khô kiệt, là biết chừng mực trong thọ dụng sự cúng dường của thí chủ
Giống như một người chăn bò khéo léo biết chừng mực thích hợp không vắt sữa đến cạn kiệt thì tỳ kheo cần ý thức rõ mức độ vừa phải trong sự thọ dụng cúng dường từ đàn tín.
11. Biết săn sóc đặc biệt con bò đầu đàn, là biết kính quý bậc tôn túc trưởng lão, sau lưng cũng như trước mặt
Giống như một người chăn bò khéo léo biết chăm sóc con bò đầu đàn hoặc những con bò già thì tỳ kheo cần có sự quý kính và quan tâm chăm sóc cho những bật niên cao lạp trưởng trong tăng chúng.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 33 [tóm tắt]
Đại Kinh Người Chăn Bò
(Mahāgopālaka Sutta)
(M.i, 220)
Đức Phật dạy một
người chăn bò không đầy đủ mười một đức tính thời không thể
chăn giữ đàn bò, không thể làm cho đàn bò hưng thịnh. Cũng vậy,
vị Tỷ-kheo không đầy đủ mười một pháp thời không thể tăng thịnh
trong Pháp và Luật này.
Mười một đức
tính của người chăn bò không làm đàn bò tăng thịnh:
1/ Không biết rõ các sắc,
2/ Không khéo phân biệt các tướng,
3/ Không từ bỏ trứng con bò chét,
4/ Không băng bó vết thương,
5/ Không có xông khói,
6/ Không biết chỗ nước có thể lội
qua,
7/ Không biết chỗ nước uống,
8/ Không biết con đường,
9/ Không khéo
đối với chỗ đàn bò có thể ăn cỏ,
10/ Vắt sữa bò
cho đến khô kiệt,
11/ Không chú
ý, không săn sóc đặc biệt các con bò lão thành và đầu đàn.
Mười một đức
tính của các vị Tỷ-kheo không được tăng trưởng trong Pháp và Luật:
1/ Không như thật
quán tri các sắc thuộc bốn đại và do bốn đại tác thành;
2/ Không khéo
phân biệt các tướng tức là không biết phân biệt hạnh nghiệp của
kẻ ngu và người trí;
3/ Không từ bỏ
trứng con bò chết tức là không từ bỏ các dục tưởng, sân tưởng,
hại tưởng các ác bất thiện pháp khởi lên;
4/ Không băng
bó vết thương tức là không chế ngự sáu căn;
5/ Không xông
khói tức là không có thuyết giảng rộng rãi cho người khác biết về
chánh pháp mình được nghe, được thọ trì;
6/ Không biết
chỗ nước để lội qua tức là không đến yết kiến, không đến hỏi
pháp các vị đa văn Tỷ-kheo, được trao truyền tinh thông giáo điển,
trì Pháp, trì Luật, trì Mātikā;
7/ Không biết
rõ chỗ nước uống tức là trong khi pháp được thuyết giảng, không
chứng đạt sự hiểu biết về mục đích, về Pháp;
8/ Không biết
về con đường tức là không biết rõ về Thánh tám ngành;
9/ Không khéo
léo với các chỗ đàn bò có thể ăn cỏ, tức là không như thật biết
về bốn niệm xứ;
10/ Vắt sữa cho
đến khô kiệt, tức là không biết nhận lãnh vừa phải các vật dụng
cúng dường;
11/ Đối với các
trưởng lão xuất gia lâu ngày, không có sự tôn kính đặc biệt,
không có từ thân nghiệp, từ khẩu nghiệp, từ ý nghiệp đối với các
vị này, trước mặt và sau lưng.
Vị Tỷ-kheo nào
không đầy đủ mười một pháp này, không thể được tăng thịnh trong
Pháp và Luật này.
Rồi đức Phật
nói đến mười một đức tánh người chăn bò, nhờ vậy mà đàn bò mới
được hưng thịnh. Mười một đức tánh này đối lập mười một đức
tánh trước đã làm cho đàn bò không hưng thịnh.
Tiếp đến đức Phật
nói đến mười một đức tánh của vị Tỷ-kheo, nhờ mười một đức tánh
này vị ấy được tăng thịnh trong Pháp và Luật này. Mười một đức
tánh này đối lập với mười một đức tánh trước đã làm cho vị
Tỷ-kheo không có hưng thịnh trong Pháp và Luật này.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 33 [dàn ý]
Đại Kinh Người Chăn Bò
(Mahāgopālaka Sutta)
(M.i, 220)
A. Duyên khởi:
I. Thế Tôn dạy
một người chăn bò không đầy đủ 11 pháp, không thể khiến đàn bò được tăng thịnh.
Cũng vậy, một Tỷ-kheo không đầy đủ 17 pháp, không thể lớn mạnh trong pháp và luật
này.
B. Chánh Kinh:
II. Thế nào
là vị Tỷ-kheo không đầy đủ 11 pháp?
1. Không biết
rõ các sắc.
2. Không khéo
phân biệt các tướng.
3. Không trừ
bỏ trứng con bọ chét.
4. Không băng
bó vết thương.
5. Không có
xông khói.
6. Không thể
biết chỗ nước có thể lội qua.
7. Không biết
chỗ nước uống.
8. Không biết
con đường.
9. Không thiện
xảo chỗ con bò có thể ăn cỏ.
10. Là người
vắt sữa cho đến chỗ khô kiệt.
11. Không tôn
kính đặc biệt các vị Thượng tọa, Trưởng lão.
III. Rồi Thế
Tôn nói về vị Tỷ-kheo đầy đủ 11 đức hạnh.
C. Kết luận
Các vị Tỷ-kheo
hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 33 [toát yếu]
Đại Kinh Người Chăn Bò
(Mahāgopālaka Sutta)
(M.i, 220)
I. TOÁT YẾU
Mahāgopālaka
Sutta - The greater discourse on the cowherd.
The Buddha teaches
eleven qualities that prevent a bhikkhu's growth in the Dhamma and eleven
qualities that contributes to its growth.
Bản kinh lớn về
người mục đồng.
Phật dạy 11
tính chất khiến tỳ kheo không lớn mạnh trong Pháp và 11 tính chất
đưa đến sự tăng tiến Pháp.
II. TÓM TẮT
Người xuất gia
muốn tu hành tiến bộ cần có 11 đức tính như người chăn bò thiện
xảo:
1.Biết sắc, tức
biết về bốn đại và sắc do 4 đại tạo.
2. Biết tướng, là
biết phân biệt cách hành xử của kẻ ngu và bậc trí.
3. Biết trừ bỏ trứng
bọ chét, là biết trừ khử ngay trong mầm mộng các ý niệm dục, sân,
hại và những bất thiện khác.
4. Biết băng bó vết
thương, là chế ngự tâm khi căn trần xúc đối.
5.Biết xông khói, là
thuyết giảng rộng rãi chính pháp đã được nghe.
6. Biết chỗ nước có
thể lội qua, là biết cầu học những vị đa văn về ba tạng kinh
điển.
7. Biết chỗ nước uống,
là tin hiểu Pháp và Nghĩa, có được sự hân hoan liên hệ đến pháp.
8. Biết con đường,
là biết Thánh đạo tám ngành.
9. Biết nơi đàn bò có
thể ăn cỏ, là biết bốn niệm xứ.
10. Biết giữ sữa, không
vắt cho đến khô kiệt, là không lạm dụng sự cúng dường của thí
chủ.
11. Biết săn sóc đặc biệt
con bò đầu đàn, là biết kính ái bậc tôn túc trưởng lão, sau lưng như
trước mặt.
III. CHÚ GIẢI
Nghĩa tín thọ: tin nhận ý
nghĩa của Pháp.
Pháp tín thọ: tin nhận văn
tự trình bày Pháp.
IV. PHÁP SỐ
Bốn đại, bốn niệm
xứ, sáu căn, tám thánh đạo.
V. KỆ TỤNG
Phật dạy các
tỳ kheo:
Đầy đủ mười một
pháp
Người chăn giữ
đàn bò
Khiến đàn bò
hưng thịnh:
Biết sắc và
biết tướng
Biết trừ bỏ bọ chét
Biết băng bó vết thương
Và lại biết
xông khói.
Biết chỗ để lội
qua
Đưa bò qua khe
suối
Biết chỗ có
nước uống
Và có cỏ non
mềm.
Không
vắt sữa bò cái
Cho
đến nỗi khô kiệt
Biết
chăm sóc đặc biệt
Con
bò chúa đầu đàn.
Tỳ
kheo cũng như vậy
Muốn
tu hành hưng thịnh
Trong
Pháp và Luật này
Cần
đủ mười một pháp.
Biết
sắc là tứ đại
Và tứ đại tạo thành
Biết tướng người ngu, trí
Do
quan sát ba hành.
Biết
bỏ trứng bọ chét
Là
trừ khử mầm mộng
Các
bất thiện trong tâm
Liên
hệ dục, hại, sân.
Biết
băng bó vết thương
Là
chế ngự tâm mình
Khiến
bất thiện không khởi
Khi
căn trần xúc đối
Tỳ
kheo biết xông khói
Là
giảng Pháp rộng rãi
Biết
chỗ nước lội qua
Là tham vấn gần xa.
Biết
chỗ cho bò uống
Là
pháp vị cam lồ
Tỳ
kheo thường tỉnh thức.
Biết
đường tức bát chính.
Nơi
cho bò ăn cỏ
Là
trú Bốn niệm xứ
Không
vắt sữa cạn khô:
Không
lạm dụng tín đồ
Biết
chăm sóc đặc biệt
Là
đối với bề trên
Thường khởi tâm hiếu kính
Sau
lưng như hiện tiền.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải
-ooOoo-
33. Mahāgopālakasuttaṃ [Mūla]
346. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ
viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi :
''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca
: ''ekādasahi, bhikkhave, aṅgehi samannāgato gopālako abhabbo gogaṇaṃ
pariharituṃ phātiṃ kātuṃ [phātikattuṃ (sī. pī.), phātikātuṃ (syā. kaṃ.)].
Katamehi ekādasahi? idha, bhikkhave, gopālako na rūpaññū hoti, na lakkhaṇakusalo
hoti, na āsāṭikaṃ hāretā [sāṭetā (sī. syā. kaṃ. pī.)] hoti, na vaṇaṃ paṭicchādetā
hoti, na dhūmaṃ kattā hoti, na titthaṃ jānāti, na pītaṃ jānāti, na vīthiṃ
jānāti, na gocarakusalo hoti anavasesadohī ca hoti. Ye te usabhā gopitaro
gopariṇāyakā te na atirekapūjāya pūjetā hoti. Imehi kho, bhikkhave, ekādasahi aṅgehi
samannāgato gopālako abhabbo gogaṇaṃ pariharituṃ phātiṃ kātuṃ. Evameva kho,
bhikkhave, ekādasahi dhammehi samannāgato bhikkhu abhabbo imasmiṃ
dhammavinaye vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ
āpajjituṃ. Katamehi ekādasahi? idha, bhikkhave, bhikkhu na rūpaññū hoti, na
lakkhaṇakusalo hoti, na āsāṭikaṃ hāretā hoti, na vaṇaṃ paṭicchādetā hoti, na
dhūmaṃ kattā hoti, na titthaṃ jānāti, na pītaṃ jānāti, na vīthiṃ jānāti, na
gocarakusalo hoti, anavasesadohī ca hoti. Ye te
bhikkhū therā rattaññū cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā te na
atirekapūjāya pūjetā hoti.
347. ''Kathañca,
bhikkhave, bhikkhu na rūpaññū hoti? idha, bhikkhave, bhikkhu yaṃ kiñci rūpaṃ
sabbaṃ rūpaṃ 'cattāri mahābhūtāni, catunnañca mahābhūtānaṃ upādāyarūpanti
yathābhūtaṃ nappajānāti. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu na rūpaññū hoti.
''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na lakkhaṇakusalo hoti? idha, bhikkhave, bhikkhu
'kammalakkhaṇo bālo, kammalakkhaṇo paṇḍitoti
yathābhūtaṃ nappajānāti. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu na lakkhaṇakusalo hoti.
''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na āsāṭikaṃ hāretā hoti? idha, bhikkhave,
bhikkhu uppannaṃ kāmavitakkaṃ adhivāseti, nappajahati na vinodeti na byantī
karoti na anabhāvaṃ gameti. Uppannaṃ byāpādavitakkaṃ - pe - uppannaṃ vihiṃsāvitakkaṃ
- pe - uppannuppanne pāpake akusale dhamme adhivāseti, nappajahati na vinodeti na byantī karoti na anabhāvaṃ
gameti. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu na āsāṭikaṃ hāretā hoti. ''Kathañca,
bhikkhave, bhikkhu na vaṇaṃ paṭicchādetā hoti? idha, bhikkhave, bhikkhu
cakkhunā rūpaṃ disvā nimittaggāhī hoti anubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṃ
cakkhundriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā
anvāssaveyyuṃ, tassa saṃvarāya na paṭipajjati, na rakkhati cakkhundriyaṃ, cakkhundriye na saṃvaraṃ
āpajjati. Sotena saddaṃ sutvā - pe - ghānena gandhaṃ ghāyitvā - pe - jivhāya
rasaṃ sāyitvā - pe - kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā - pe - manasā dhammaṃ viññāya
nimittaggāhī hoti anubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṃ manindriyaṃ asaṃvutaṃ
viharantaṃ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṃ, tassa saṃvarāya
na paṭipajjati, na rakkhati manindriyaṃ,
manindriye na saṃvaraṃ āpajjati. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu na vaṇaṃ paṭicchādetā
hoti. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na dhūmaṃ kattā hoti? idha, bhikkhave,
bhikkhu yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ na vitthārena paresaṃ desetā hoti.
Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu na dhūmaṃ kattā hoti. ''Kathañca, bhikkhave,
bhikkhu na titthaṃ jānāti? idha, bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū bahussutā
āgatāgamā dhammadharā vinayadharā mātikādharā, te kālena kālaṃ upasaṅkamitvā na
paripucchati, na paripañhati : 'idaṃ, bhante, kathaṃ? imassa ko atthoti? tassa
te āyasmanto avivaṭañceva na vivaranti, anuttānīkatañca na uttānī karonti,
anekavihitesu ca kaṅkhāṭhānīyesu
dhammesu kaṅkhaṃ na paṭivinodenti. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu na titthaṃ
jānāti. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na pītaṃ jānāti? idha, bhikkhave,
bhikkhu tathāgatappavedite dhammavinaye desiyamāne na labhati atthavedaṃ, na
labhati dhammavedaṃ, na labhati dhammūpasaṃhitaṃ pāmojjaṃ. Evaṃ kho, bhikkhave,
bhikkhu na pītaṃ jānāti. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na vīthiṃ jānāti? idha, bhikkhave, bhikkhu ariyaṃ
aṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ yathābhūtaṃ nappajānāti. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu na
vīthiṃ jānāti. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na gocarakusalo hoti? idha,
bhikkhave, bhikkhu cattāro satipaṭṭhāne yathābhūtaṃ nappajānāti. Evaṃ kho,
bhikkhave , bhikkhu na gocarakusalo hoti. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu
anavasesadohī hoti? idha, bhikkhave, bhikkhuṃ saddhā gahapatikā abhihaṭṭhuṃ
pavārenti cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārehi, tatra
bhikkhu mattaṃ na jānāti paṭiggahaṇāya. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu
anavasesadohī hoti. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū therā rattaññū
cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā te na atirekapūjāya pūjetā hoti ?
idha, bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū therā rattaññū cirapabbajitā saṅghapitaro
saṅghapariṇāyakā, tesu na mettaṃ kāyakammaṃ paccupaṭṭhāpeti āvi ceva raho ca na
mettaṃ vacīkammaṃ paccupaṭṭhāpeti āvi ceva raho ca na mettaṃ manokammaṃ paccupaṭṭhāpeti
āvi ceva raho ca. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū therā rattaññū
cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā te na atirekapūjāya pūjetā hoti.
''Imehi kho bhikkhave ekādasahi dhammehi samannāgato bhikkhu abhabbo imasmiṃ
dhammavinaye vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjituṃ.
348. ''Ekādasahi ,
bhikkhave, aṅgehi samannāgato gopālako bhabbo gogaṇaṃ pariharituṃ phātiṃ kātuṃ.
Katamehi ekādasahi? idha, bhikkhave , gopālako rūpaññū hoti, lakkhaṇakusalo
hoti, āsāṭikaṃ hāretā hoti, vaṇaṃ paṭicchādetā hoti, dhūmaṃ kattā hoti, titthaṃ
jānāti, pītaṃ jānāti, vīthiṃ jānāti, gocarakusalo hoti, sāvasesadohī ca hoti.
Ye te usabhā gopitaro gopariṇāyakā te atirekapūjāya pūjetā hoti. Imehi kho,
bhikkhave, ekādasahi aṅgehi samannāgato gopālako bhabbo gogaṇaṃ pariharituṃ
phātiṃ kātuṃ. Evameva kho, bhikkhave, ekādasahi dhammehi samannāgato bhikkhu
bhabbo imasmiṃ dhammavinaye vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjituṃ. Katamehi
ekādasahi? idha, bhikkhave, bhikkhu rūpaññū hoti, lakkhaṇakusalo hoti, āsāṭikaṃ
hāretā hoti, vaṇaṃ paṭicchādetā hoti, dhūmaṃ kattā hoti, titthaṃ jānāti, pītaṃ
jānāti, vīthiṃ jānāti, gocarakusalo hoti, sāvasesadohī ca hoti. Ye te bhikkhū
therā rattaññū cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā te atirekapūjāya
pūjetā hoti.
349. ''Kathañca,
bhikkhave, bhikkhu rūpaññū hoti? idha, bhikkhave, bhikkhu yaṃ kiñci rūpaṃ sabbaṃ
rūpaṃ 'cattāri mahābhūtāni , catunnañca mahābhūtānaṃ upādāyarūpanti yathābhūtaṃ
pajānāti. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu rūpaññū hoti. ''Kathañca, bhikkhave,
bhikkhu lakkhaṇakusalo hoti? idha, bhikkhave, bhikkhu kammalakkhaṇo bālo,
kammalakkhaṇo paṇḍitoti yathābhūtaṃ pajānāti. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu
lakkhaṇakusalo hoti. ''Kathañca , bhikkhave, bhikkhu āsāṭikaṃ hāretā hoti?
idha, bhikkhave, bhikkhu uppannaṃ
kāmavitakkaṃ nādhivāseti, pajahati vinodeti byantī karoti anabhāvaṃ
gameti. Uppannaṃ byāpādavitakkaṃ - pe - uppannaṃ vihiṃsāvitakkaṃ - pe -
uppannuppanne pāpake akusale dhamme nādhivāseti, pajahati vinodeti byantī
karoti anabhāvaṃ gameti. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu āsāṭikaṃ hāretā hoti.
''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu vaṇaṃ paṭicchādetā hoti? idha, bhikkhave,
bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā na
nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṃ cakkhundriyaṃ asaṃvutaṃ
viharantaṃ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṃ tassa saṃvarāya
paṭipajjati, rakkhati cakkhundriyaṃ, cakkhundriye saṃvaraṃ āpajjati. Sotena
saddaṃ sutvā - pe - ghānena gandhaṃ ghāyitvā - pe - jivhāya rasaṃ sāyitvā - pe
- kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā - pe - manasā dhammaṃ viññāya na nimittaggāhī
hoti nānubyañjanaggāhī. Yatvādhikaraṇamenaṃ manindriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃ
abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṃ tassa saṃvarāya paṭipajjati,
rakkhati manindriyaṃ, manindriye saṃvaraṃ āpajjati. Evaṃ kho, bhikkhave,
bhikkhu vaṇaṃ paṭicchādetā hoti. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu dhūmaṃ kattā
hoti? idha, bhikkhave, bhikkhu yathāsutaṃ yathāpariyattaṃ dhammaṃ vitthārena
paresaṃ desetā hoti. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu dhūmaṃ kattā hoti.
''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu titthaṃ jānāti? idha, bhikkhave, bhikkhu ye te
bhikkhū bahussutā āgatāgamā dhammadharā vinayadharā mātikādharā te kālena kālaṃ upasaṅkamitvā paripucchati, paripañhati :
'idaṃ, bhante, kathaṃ? imassa ko atthoti? tassa te āyasmanto avivaṭañceva
vivaranti, anuttānīkatañca uttānī karonti, anekavihitesu ca kaṅkhāṭhānīyesu
dhammesu kaṅkhaṃ paṭivinodenti. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu titthaṃ jānāti.
''Kathañca bhikkhave, bhikkhu pītaṃ
jānāti? idha, bhikkhave, bhikkhu tathāgatappavedite dhammavinaye desiyamāne
labhati atthavedaṃ, labhati dhammavedaṃ, labhati dhammūpasaṃhitaṃ pāmojjaṃ. Evaṃ
kho, bhikkhave, bhikkhu pītaṃ jānāti. ''Kathañca , bhikkhave, bhikkhu vīthiṃ
jānāti? idha, bhikkhave, bhikkhu ariyaṃ aṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ yathābhūtaṃ
pajānāti. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu vīthiṃ jānāti. ''Kathañca, bhikkhave,
bhikkhu gocarakusalo hoti? idha, bhikkhave, bhikkhu cattāro satipaṭṭhāne
yathābhūtaṃ pajānāti. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu gocarakusalo hoti.
''Kathañca bhikkhave, bhikkhu sāvasesadohī hoti? idha,
bhikkhave, bhikkhuṃ saddhā gahapatikā abhihaṭṭhuṃ pavārenti cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārehi.
Tatra bhikkhu mattaṃ jānāti paṭiggahaṇāya. Evaṃ kho, bhikkhave, bhikkhu
sāvasesadohī hoti. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū therā rattaññū
cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā, te atirekapūjāya pūjetā hoti? idha,
bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū therā rattaññū cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā
tesu mettaṃ kāyakammaṃ paccupaṭṭhāpeti āvi ceva raho ca mettaṃ vacīkammaṃ paccupaṭṭhāpeti āvi ceva
raho ca mettaṃ manokammaṃ paccupaṭṭhāpeti āvi ceva raho ca. Evaṃ kho,
bhikkhave, bhikkhu ye te bhikkhū therā rattaññū cirapabbajitā saṅghapitaro saṅghapariṇāyakā
te atirekapūjāya pūjetā hoti. ''Imehi kho, bhikkhave, ekādasahi dhammehi
samannāgato bhikkhu bhabbo imasmiṃ dhammavinaye vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ
āpajjitunti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ
abhinandunti.
Mahāgopālakasuttaṃ
niṭṭhitaṃ tatiyaṃ.
33. Mahāgopālakasuttavaṇṇanā
[Atthakathā]
346. Evaṃ me
sutanti mahāgopālakasuttaṃ. Tattha tisso kathā ekanāḷikā, caturassā,
nisinnavattikāti. Tattha pāḷiṃ vatvā ekekapadassa atthakathanaṃ ekanāḷikā nāma.
Apaṇḍitaṃ gopālakaṃ dassetvā, apaṇḍitaṃ bhikkhuṃ dassetvā, paṇḍitaṃ gopālakaṃ
dassetvā, paṇḍitaṃ bhikkhuṃ dassetvāti catukkaṃ bandhitvā kathanaṃ caturassā
nāma. Apaṇḍitaṃ gopālakaṃ dassetvā pariyosānagamanaṃ, apaṇḍitaṃ bhikkhuṃ
dassetvā pariyosānagamanaṃ, paṇḍitaṃ gopālakaṃ dassetvā pariyosānagamanaṃ, paṇḍitaṃ
bhikkhuṃ dassetvā pariyosānagamananti ayaṃ nisinnavattikā nāma. Ayaṃ idha
sabbācariyānaṃ āciṇṇā.
Ekādasahi,
bhikkhave, aṅgehīti ekādasahi aguṇakoṭṭhāsehi. Gogaṇanti gomaṇḍalaṃ.
Pariharitunti pariggahetvā vicarituṃ. Phātiṃ kātunti vaḍḍhiṃ āpādetuṃ. Idhāti
imasmiṃ loke. Na rūpaññū hotīti gaṇanato vā vaṇṇato vā rūpaṃ na jānāti. Gaṇanato
na jānāti nāma attano gunnaṃ sataṃ vā sahassaṃ vāti saṅkhyaṃ na jānāti. So
gāvīsu haṭāsu vā palātāsu vā gogaṇaṃ gaṇetvā, ajja ettikā na dissantīti dve tīṇi
gāmantarāni vā aṭaviṃ vā vicaranto na pariyesati, aññesaṃ gāvīsu attano gogaṇaṃ
paviṭṭhāsupi gogaṇaṃ gaṇetvā, ‘‘imā ettikā gāvo na amhāka’’nti yaṭṭhiyā pothetvā
na nīharati, tassa naṭṭhā gāviyo naṭṭhāva honti. Paragāviyo gahetvā vicarantaṃ
gosāmikā disvā, ‘‘ayaṃ ettakaṃ kālaṃ amhākaṃ dhenuṃ gaṇhātī’’ti tajjetvā attano
gāviyo gahetvā gacchanti. Tassa gogaṇopi parihāyati, pañcagorasaparibhogatopi
paribāhiro hoti. Vaṇṇato na jānāti nāma – ‘‘ettikā gāvo setā, ettikā rattā,
ettikā kāḷā, ettikā kabarā ettikā nīlā’’ti na jānāti, so gāvīsu haṭāsu vā…pe…
pañcagorasaparibhogatopi paribāhiro hoti.
Na lakkhaṇakusalo
hotīti gāvīnaṃ sarīre kataṃ dhanusattisūlādibhedaṃ lakkhaṇaṃ na jānāti, so
gāvīsu haṭāsu vā palātāsu vā ajja asukalakkhaṇā ca asukalakkhaṇā ca gāvo na
dissanti…pe… pañcagorasaparibhogatopi paribāhiro hoti.
Na āsāṭikaṃ
hāretāti gunnaṃ khāṇukaṇṭakādīhi pahaṭaṭṭhānesu vaṇo hoti. Tattha nīlamakkhikā
aṇḍakāni pātenti, tesaṃ āsāṭikāti nāma. Tāni daṇḍena apanetvā bhesajjaṃ dātabbaṃ
hoti. Bālo gopālako tathā na karoti, tena vuttaṃ – ‘‘na āsāṭikaṃ hāretā
hotī’’ti. Tassa gunnaṃ vaṇā vaḍḍhanti, gambhīrā honti, pāṇakā kucchiṃ
pavisanti, gāvo gelaññābhibhūtā neva yāvadatthaṃ tiṇāni khādituṃ, na pānīyaṃ
pātuṃ sakkonti. Tattha gunnaṃ khīraṃ chijjati, goṇānaṃ javo hāyati, ubhayesaṃ
jīvitantarāyo hoti. Evamassa gogaṇopi parihāyati, pañcagorasatopi paribāhiro
hoti.
Na vaṇaṃ paṭicchādetā
hotīti gunnaṃ vuttanayeneva sañjāto vaṇo bhesajjaṃ datvā vākena vā cīrakena vā
bandhitvā paṭicchādetabbo hoti. Bālo gopālako tathā na karoti, athassa gunnaṃ
vaṇehi yūsā paggharanti, tā aññamaññaṃ nighaṃsenti, tena aññesampi vaṇā
jāyanti. Evaṃ gāvo gelaññābhibhūtā neva yāvadatthaṃ tiṇāni khādituṃ…pe…
paribāhiro hoti.
Na dhūmaṃ kattā
hotīti antovasse ḍaṃsamakasādīnaṃ ussannakāle gogaṇe vajaṃ paviṭṭhe tattha
tattha dhūmo kātabbo hoti, apaṇḍito gopālako taṃ na karoti. Gogaṇo sabbarattiṃ ḍaṃsādīhi
upadduto niddaṃ alabhitvā punadivase araññe tattha tattha rukkhamūlādīsu
nipajjitvā niddāyati, neva yāvadatthaṃ tiṇāni khādituṃ…pe…
pañcagorasaparibhogatopi paribāhiro hoti.
Na titthaṃ
jānātīti titthaṃ samanti vā visamanti vā sagāhanti vā niggāhanti vā na jānāti,
so atitthena gāviyo otāreti. Tāsaṃ visamatitthe pāsāṇādīni akkamantīnaṃ pādā
bhijjanti, sagāhaṃ gambhīraṃ titthaṃ otiṇṇā kumbhīlādayo gāhā gaṇhanti. Ajja
ettikā gāvo naṭṭhā, ajja ettikāti vattabbataṃ āpajjati. Evamassa gogaṇopi
parihāyati, pañcagorasatopi paribāhiro hoti.
Na pītaṃ jānātīti
pītampi apītampi na jānāti. Gopālakena hi ‘‘imāya gāviyā pītaṃ, imāya na pītaṃ,
imāya pānīyatitthe okāso laddho, imāya na laddho’’ti evaṃ pītāpītaṃ jānitabbaṃ
hoti. Ayaṃ pana divasabhāgaṃ araññe gogaṇaṃ rakkhitvā pānīyaṃ pāyessāmīti nadiṃ
vā taḷākaṃ vā gahetvā gacchati. Tattha mahāusabhā ca anuusabhā ca balavagāviyo
ca dubbalāni ceva mahallakāni ca gorūpāni siṅgehi vā phāsukāhi vā paharitvā
attano okāsaṃ katvā ūruppamāṇaṃ udakaṃ pavisitvā yathākāmaṃ pivanti. Avasesā
okāsaṃ alabhamānā tīre ṭhatvā kalalamissakaṃ udakaṃ pivanti, apītā eva vā
honti. Atha ne gopālako piṭṭhiyaṃ paharitvā puna araññaṃ paveseti, tattha
apītagāviyo pipāsāya sukkhamānā yāvadatthaṃ tiṇāni khādituṃ na sakkonti, tattha
gunnaṃ khīraṃ chijjati, goṇānaṃ javo hāyati…pe… paribāhiro hoti.
Na vīthiṃ jānātīti
‘‘ayaṃ maggo samo khemo, ayaṃ visamo sāsaṅko sappaṭibhayo’’ti na jānāti. So
samaṃ khemaṃ maggaṃ vajjetvā gogaṇaṃ itaraṃ maggaṃ paṭipādeti, tattha gāvo
sīhabyagghādīnaṃ gandhena coraparissayena vā abhibhūtā bhantamigasappaṭibhāgā
gīvaṃ ukkhipitvā tiṭṭhanti, neva yāvadatthaṃ tiṇāni khādanti, na pānīyaṃ
pivanti, tattha gunnaṃ khīraṃ chijjati…pe… paribāhiro hoti.
Na gocarakusalo
hotīti gopālakena hi gocarakusalena bhavitabbaṃ, pañcāhikavāro vā sattāhikavāro
vā jānitabbo, ekadisāya gogaṇaṃ cāretvā punadivase tattha na cāretabbo. Mahatā
hi gogaṇena ciṇṇaṭṭhānaṃ bheritalaṃ viya suddhaṃ hoti nittiṇaṃ, udakampi āluḷīyati.
Tasmā pañcame vā sattame vā divase puna tattha cāretuṃ vaṭṭati, ettakena hi tiṇampi
paṭiviruhati, udakampi pasīdati. Ayaṃ pana imaṃ pañcāhikavāraṃ vā sattāhikavāraṃ
vā na jānāti, divase divase rakkhitaṭṭhāneyeva rakkhati. Athassa gogaṇo
haritatiṇaṃ na labhati, sukkhatiṇaṃ khādanto kalalamissakaṃ udakaṃ pivati,
tattha gunnaṃ khīraṃ chijjati…pe… paribāhiro hoti.
Anavasesadohī ca
hotīti paṇḍitagopālakena yāva vacchakassa maṃsalohitaṃ saṇṭhāti, tāva ekaṃ dve
thane ṭhapetvā sāvasesadohinā bhavitabbaṃ. Ayaṃ vacchakassa kiñci anavasesetvā
duhati, khīrapako vaccho khīrapipāsāya sukkhati, saṇṭhātuṃ asakkonto kampamāno
mātu purato patitvā kālaṅkaroti. Mātā puttakaṃ disvā, ‘‘mayhaṃ puttako attano
mātukhīraṃ pātumpi na labhatī’’ti puttasokena na yāvadatthaṃ tiṇāni khādituṃ,
na pānīyaṃ pātuṃ sakkoti, thanesu khīraṃ chijjati. Evamassa gogaṇopi
parihāyati, pañcagorasatopi paribāhiro hoti.
Gunnaṃ pituṭṭhānaṃ
karontīti gopitaro. Gāvo pariṇayanti yathāruciṃ gahetvā gacchantīti gopariṇāyakā.
Na atirekapūjāyāti paṇḍito hi gopālako evarūpe usabhe atirekapūjāya pūjeti, paṇītaṃ
gobhattaṃ deti, gandhapañcaṅgulikehi maṇḍeti, mālaṃ pilandheti, siṅge suvaṇṇarajatakosake
ca dhāreti, rattiṃ dīpaṃ jāletvā celavitānassa heṭṭhā sayāpeti. Ayaṃ pana tato
ekasakkārampi na karoti, usabhā atirekapūjaṃ alabhamānā gogaṇaṃ na rakkhanti,
parissayaṃ na vārenti. Evamassa gogaṇo parihāyati, pañcagorasato paribāhiro
hoti.
347. Idhāti imasmiṃ
sāsane. Na rūpaññū hotīti, ‘‘cattāri mahābhūtāni catunnañca mahābhūtānaṃ
upādāyarūpa’’nti evaṃ vuttarūpaṃ dvīhākārehi na jānāti gaṇanato vā samuṭṭhānato
vā. Gaṇanato na jānāti nāma, ‘‘cakkhāyatanaṃ, sota-ghāna-jivhā-kāyāyatanaṃ,
rūpa-sadda-gandha-rasa-phoṭṭhabbāyatanaṃ, itthindriyaṃ, purisindriyaṃ,
jīvitindriyaṃ, kāyaviññatti, vacīviññatti, ākāsadhātu, āpodhātu, rūpassa
lahutā, mudutā, kammaññatā, upacayo, santati, jaratā, rūpassa aniccatā, kabaḷīkāro
āhāro’’ti evaṃ pāḷiyaṃ āgatā pañcavīsati rūpakoṭṭhāsāti na jānāti. Seyyathāpi
so gopālako gaṇanato gunnaṃ rūpaṃ na jānāti, tathūpamo ayaṃ bhikkhu. So gaṇanato
rūpaṃ ajānanto rūpaṃ pariggahetvā arūpaṃ vavatthapetvā rūpārūpaṃ pariggahetvā
paccayaṃ sallakkhetvā lakkhaṇaṃ āropetvā kammaṭṭhānaṃ matthakaṃ pāpetuṃ na
sakkoti. So yathā tassa gopālakassa gogaṇo na vaḍḍhati, evaṃ imasmiṃ sāsane
sīlasamādhivipassanāmaggaphalanibbānehi na vaḍḍhati, yathā ca so gopālako
pañcahi gorasehi paribāhiro hoti, evaṃ asekkhena sīlakkhandhena, asekkhena
samādhi, paññā, vimutti, vimuttiñāṇadassanakkhandhenāti pañcahi
dhammakkhandhehi paribāhiro hoti.
Samuṭṭhānato na
jānāti nāma, ‘‘ettakaṃ rūpaṃ ekasamuṭṭhānaṃ, ettakaṃ dvisamuṭṭhānaṃ, ettakaṃ
tisamuṭṭhānaṃ, ettakaṃ catusamuṭṭhānaṃ, ettakaṃ na kutocisamuṭṭhātī’’ti na jānāti.
Seyyathāpi so gopālako vaṇṇato gunnaṃ rūpaṃ na jānāti, tathūpamo ayaṃ bhikkhu.
So samuṭṭhānato rūpaṃ ajānanto rūpaṃ pariggahetvā arūpaṃ vavatthapetvā…pe…
paribāhiro hoti.
Na lakkhaṇakusalo
hotīti kammalakkhaṇo bālo, kammalakkhaṇo paṇḍitoti evaṃ vuttaṃ kusalākusalaṃ
kammaṃ paṇḍitabālalakkhaṇanti na jānāti. So evaṃ ajānanto bāle vajjetvā paṇḍite
na sevati, bāle vajjetvā paṇḍite asevanto kappiyākappiyaṃ kusalākusalaṃ
sāvajjānavajjaṃ garukalahukaṃ satekicchaatekicchaṃ kāraṇākāraṇaṃ na jānāti; taṃ
ajānanto kammaṭṭhānaṃ gahetvā vaḍḍhetuṃ na sakkoti. So yathā tassa gopālakassa
gogaṇo na vaḍḍhati, evaṃ imasmiṃ sāsane yathāvuttehi sīlādīhi na vaḍḍhati,
gopālako viya ca pañcahi gorasehi pañcahi dhammakkhandhehi paribāhiro hoti.
Na āsāṭikaṃ hāretā
hotīti uppannaṃ kāmavitakkanti evaṃ vutte kāmavitakkādike na vinodeti, so imaṃ
akusalavitakkaṃ āsāṭikaṃ ahāretvā vitakkavasiko hutvā vicaranto kammaṭṭhānaṃ
gahetvā vaḍḍhetuṃ na sakkoti, so yathā tassa gopālakassa…pe… paribāhiro hoti.
Na vaṇaṃ paṭicchādetā
hotīti cakkhunā rūpaṃ disvā nimittaggāhī hotītiādinā nayena sabbārammaṇesu
nimittaṃ gaṇhanto yathā so gopālako vaṇaṃ na paṭicchādeti, evaṃ saṃvaraṃ na
sampādeti. So vivaṭadvāro vicaranto kammaṭṭhānaṃ gahetvā vaḍḍhetuṃ na
sakkoti…pe… paribāhiro hoti.
Na dhūmaṃ kattā
hotīti so gopālako dhūmaṃ viya dhammadesanādhūmaṃ na karoti, dhammakathaṃ vā
sarabhaññaṃ vā upanisinnakathaṃ vā anumodanaṃ vā na karoti. Tato naṃ manussā
bahussuto guṇavāti na jānanti, te guṇāguṇaṃ ajānantā catūhi paccayehi saṅgahaṃ
na karonti. So paccayehi kilamamāno buddhavacanaṃ sajjhāyaṃ kātuṃ vattapaṭipattiṃ
pūretuṃ kammaṭṭhānaṃ gahetvā vaḍḍhetuṃ na sakkoti…pe… paribāhiro hoti.
Na titthaṃ
jānātīti titthabhūte bahussutabhikkhū na upasaṅkamati, upasaṅkamanto, ‘‘idaṃ,
bhante, byañjanaṃ kathaṃ ropetabbaṃ, imassa bhāsitassa ko attho, imasmiṃ ṭhāne
pāḷi kiṃ vadeti, imasmiṃ ṭhāne attho kiṃ dīpetī’’ti evaṃ na paripucchati na
paripañhati, na jānāpetīti attho. Tassa te evaṃ aparipucchato avivaṭañceva na
vivaranti, bhājetvā na dassenti, anuttānīkatañca na uttānīkaronti, apākaṭaṃ na
pākaṭaṃ karonti. Anekavihitesu ca kaṅkhāṭhāniyesu dhammesūti anekavidhāsu kaṅkhāsu
ekaṃ kaṅkhampi na paṭivinodenti. Kaṅkhā eva hi kaṅkhāṭhāniyā dhammā nāma.
Tattha ekaṃ kaṅkhampi na nīharantīti attho. So evaṃ bahussutatitthaṃ anupasaṅkamitvā
sakaṅkho kammaṭṭhānaṃ gahetvā vaḍḍhetuṃ na sakkoti. Yathā ca so gopālako titthaṃ
na jānāti, evaṃ ayampi bhikkhu dhammatitthaṃ na jānāti, ajānanto avisaye pañhaṃ
pucchati, abhidhammikaṃ upasaṅkamitvā kappiyākappiyaṃ pucchati, vinayadharaṃ
upasaṅkamitvā rūpārūpaparicchedaṃ pucchati. Te avisaye puṭṭhā kathetuṃ na
sakkonti, so attanā sakaṅkho kammaṭṭhānaṃ gahetvā vaḍḍhetuṃ na sakkoti…pe…
paribāhiro hoti.
Na pītaṃ jānātīti
yathā so gopālako pītāpītaṃ na jānāti, evaṃ dhammūpasañhitaṃ pāmojjaṃ na jānāti
na labhati, savanamayaṃ puññakiriyavatthuṃ nissāya ānisaṃsaṃ na vindati,
dhammassavanaggaṃ gantvā sakkaccaṃ na suṇāti, nisinno niddāyati, kathaṃ
katheti, aññavihitako hoti, so sakkaccaṃ dhammaṃ asuṇanto kammaṭṭhānaṃ gahetvā
vaḍḍhetuṃ na sakkoti…pe… paribāhiro hoti.
Na vīthiṃ jānātīti
so gopālako maggāmaggaṃ viya, – ‘‘ayaṃ lokiyo ayaṃ lokuttaro’’ti ariyaṃ aṭṭhaṅgikaṃ
maggaṃ yathābhūtaṃ na pajānāti. Ajānanto lokiyamagge abhinivisitvā lokuttaraṃ
nibbattetuṃ na sakkoti…pe… paribāhiro hoti.
Na gocarakusalo
hotīti so gopālako pañcāhikavāre sattāhikavāre viya cattāro satipaṭṭhāne, ‘‘ime
lokiyā ime lokuttarā’’ti yathābhūtaṃ na pajānāti. Ajānanto sukhumaṭṭhānesu
attano ñāṇaṃ carāpetvā lokiyasatipaṭṭhāne abhinivisitvā lokuttaraṃ nibbattetuṃ
na sakkoti…pe… paribāhiro hoti.
Anavasesadohī ca
hotīti paṭiggahaṇe mattaṃ ajānanto anavasesaṃ duhati. Niddesavāre panassa
abhihaṭṭhuṃ pavārentīti abhiharitvā pavārenti. Ettha dve abhihārā vācābhihāro
ca paccayābhihāro ca. Vācābhihāro nāma manussā bhikkhussa santikaṃ gantvā,
‘‘vadeyyātha, bhante, yenattho’’ti pavārenti. Paccayābhihāro nāma vatthādīni vā
telaphāṇitādīni vā gahetvā bhikkhussa santikaṃ gantvā, ‘‘gaṇhatha, bhante,
yāvatakena attho’’ti vadanti. Tatra bhikkhu mattaṃ na jānātīti bhikkhu tesu
paccayesu pamāṇaṃ na jānāti, – ‘‘dāyakassa vaso veditabbo, deyyadhammassa vaso
veditabbo, attano thāmo veditabbo’’ti rathavinīte vuttanayena pamāṇayuttaṃ
aggahetvā yaṃ āharanti, taṃ sabbaṃ gaṇhātīti attho. Manussā vippaṭisārino na
puna abhiharitvā pavārenti. So paccayehi kilamanto kammaṭṭhānaṃ gahetvā vaḍḍhetuṃ
na sakkoti…pe… paribāhiro hoti.
Te na
atirekapūjāya pūjetā hotīti so gopālako mahāusabhe viya te there bhikkhū imāya
āvi ceva raho ca mettāya kāyakammādikāya atirekapūjāya na pūjeti. Tato therā, –
‘‘ime amhesu garucittīkāraṃ na karontī’’ti navake bhikkhū dvīhi saṅgahehi na saṅgaṇhanti,
na āmisasaṅgahena cīvarena vā pattena vā pattapariyāpannena vā vasanaṭṭhānena
vā. Kilamante milāyantepi nappaṭijagganti. Pāḷiṃ vā aṭṭhakathaṃ vā
dhammakathābandhaṃ vā guyhaganthaṃ vā na sikkhāpenti. Navakā therānaṃ santikā
sabbaso ime dve saṅgahe alabhamānā imasmiṃ sāsane patiṭṭhātuṃ na sakkonti.
Yathā tassa gopālakassa gogaṇo na vaḍḍhati, evaṃ sīlādīni na vaḍḍhanti. Yathā
ca so gopālako pañcahi gorasehi paribāhiro hoti, evaṃ pañcahi dhammakkhandhehi
paribāhirā honti. Sukkapakkho kaṇhapakkhe vuttavipallāsavasena yojetvā
veditabboti.
Papañcasūdaniyā
majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Mahāgopālakasuttavaṇṇanā
niṭṭhitā.
-ooOoo-
No comments:
Post a Comment