Wednesday, September 23, 2020

Trung Bộ Kinh - 40 Tiểu Kinh Xóm Ngựa - Thứ Tư, ngày 23 tháng 9, 2020

 Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya

Giảng Sư: TT Pháp Đăng

GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  23/9/2020 

40. Tiểu Kinh Mã Thôn

(Cūḷa-Assapura Sutta) 

Cũng như bài kinh trước, kinh số 39. tên bài kinh được đặt theo địa danh có tên là Assapura (Mã Thôn). Đây là nơi Đức Phật giảng kinh nầy.  Trùng tên với bài kinh trước nhưng bài kinh nầy ngắn hơn nên gọi là tiểu kinh.

 Tên kinh lấy theo bản tiếng Việt trước đây thay vì gọi là “Tiểu kinh Xóm Ngựa” như bản san định.


Trong Đại kinh Mã Thôn Đức Phật dạy về pháp tác thành sa môn (dhammā samaṇakaraṇā). Trong Tiểu kinh Mã Thôn nầy Đức Phật dạy về tư cách của Sa môn chân chánh (samīcipaṭipadā). Bậc Đạo sư chỉ rõ những hình thức “lập hạnh” bên ngoài không nói lên được giá trị của một tu sĩ mà chính là nội tâm không bị ngự trị bởi bất thiện pháp và có đủ bốn đức từ, bi, hỉ, xả.

 185. Những hình thức lập dị nào mà Đức Thế Tôn đề cập ở đây?

 Không ít những tu sĩ thường dành phần lớn thì giờ cho những hạnh mang tánh hình thức vốn được ngưỡng mộ bởi quần chúng hoặc “xưa bày nay làm” mà không có giá trị thật sự:

 


N
hư vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Aṅga (Ương già), tại một xã ấp của dân chúng Anga, tên là Assapura (xóm Ngựa). Lúc bấy giờ Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo!”- “Bạch Thế Tôn”, những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Sa-môn! Sa-môn! Này các Tỷ-kheo, dân chúng biết các Ông là vậy. Và nếu các Ông có được hỏi: "Các Ông là ai!" Các Ông phải tự nhận: "Chúng tôi là Sa-môn". Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được danh xưng như vậy, đã tự nhận là như vậy, thì này, các Tỷ-kheo, các Ông phải tự tu tập như sau: "Những pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, chúng ta sẽ tu tập pháp môn ấy. Như vậy danh xưng này của chúng ta mới chân chính và sự tự nhận này của chúng ta mới như thật. Và những thứ cúng dường mà chúng ta thọ hưởng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh mới có được kết quả lớn, lợi ích lớn cho chúng ta. Và chúng ta xuất gia không thành vô dụng, có kết quả, có thành tích".

 

186. Những pháp bất thiện nội tại nào mà một sa môn cần từ bỏ?

 

Đó là những pháp bất thiện khiến lời nói, hành động và ý nghĩ bị vẩn đục: tham dục, sân hận, phẫn nộ, thù hằn, giả dối, não hại, tật đố, xan lẫn, man trá, xảo quyệt, ái dục, tà kiến như đoạn sau từ chánh kinh:

 


Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo không thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn? Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo có tâm tham dục và lòng tham dục không được đoạn diệt, có tâm sân hận và lòng sân hận không được đoạn diệt, có tâm phẫn nộ và lòng phẫn nộ không được đoạn diệt, có tâm thù hận và lòng thù hận không được đoạn diệt, có tâm giả dối và lòng giả dối không được đoạn diệt, có tâm não hại và lòng não hại không được đoạn diệt, có tâm tật đố và lòng tật đố không được đoạn diệt, có tâm xan lẫn và lòng xan lẫn không được đoạn diệt, có tâm man trá và lòng man trá không được đoạn diệt, có tâm xảo trá và lòng xảo trá không được đoạn diệt, có tâm ái dục và lòng ái dục không được đoạn diệt, có tà kiến và tà kiến không được đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, nếu vị ấy không thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, thì không thể đoạn diệt được những cấu uế cho Sa-môn, những tỳ vết cho Sa-môn, những lỗi lầm cho Sa-môn, sự đọa sanh vào đọa xứ, sự thọ lãnh các ác thú.

 

Này các Tỷ-kheo, ví như một loại võ khí nguy hiểm tên mataja có hai lưỡi rất sắc bén, có thể được bao lại và bỏ vào trong một cái bao. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói sự xuất gia của Tỷ-kheo ấy là như vậy.

 

Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị mang đại y (Saṅgāṭi) chỉ tùy thuộc vào mang đại y. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị lõa thể chỉ tùy thuộc vào lõa thể. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị sống thoa bụi và đất chỉ tùy thuộc vào hạnh thoa bụi và đất. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị sống theo lễ nghi tắm rửa chỉ tùy thuộc vào lễ nghi tắm rửa. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị sống dưới gốc cây chỉ tùy thuộc vào hạnh sống dưới gốc cây. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa- môn hạnh của một vị sống ngoài trời chỉ tùy thuộc vào hạnh sống ngoài trời. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của người theo hạnh đứng thẳng chỉ tùy thuộc vào hạnh đứng thẳng. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của một vị ăn uống có định kỳ chỉ tùy thuộc vào hạnh ăn uống có định kỳ. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của người sống theo chú thuật chỉ tùy thuộc vào hạnh sống theo chú thuật. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của vị bện tóc chỉ tùy thuộc vào hạnh bện tóc.

 

Này các Tỷ-kheo, nếu lòng tham dục của người có tâm tham dục được đoạn diệt chỉ nhờ vào hạnh mang đại y của người mang đại y, nếu lòng sân của người có tâm sân được đoạn diệt, nếu lòng phẫn nộ của người có tâm phẫn nộ được đoạn diệt, nếu lòng hiềm hận của người có tâm hiềm hận được đoạn diệt, nếu lòng giả dối của người có tâm giả dối được đoạn diệt, nếu lòng não hại của người có tâm não hại được đoạn diệt, nếu lòng tật đố của người có tâm tật đố được đoan diệt, nếu lòng xan lẩn của người có tâm xan lẩn được đoạn diệt, nếu lòng man trá của người có tâm man trá được đoạn diệt, nếu lòng xảo trá của người có tâm xảo trá được đoạn diệt, nếu lòng ái dục của người có tâm ái dục được đoạn diệt, nếu tà kiến của người có tà kiến được đoạn diệt, (chỉ nhờ hạnh mang đại y của người mang đại y), thì những thân hữu quyến thuộc, bà con cùng một huyết thống có thể khiến người đó mang đại y ngay khi người đó mới sanh, và khuyên người đó mặc đại y như sau: "Này hiền nhi, hãy mang đại y, nếu mang đại y thì lòng tham dục của người có tâm tham dục, sẽ được đoạn diệt, lòng sân của người có tâm sân sẽ được đoạn diệt, lòng giả dối của người có tâm giả dối sẽ được đoạn diệt, lòng não hại của người có tâm não hại sẽ được đoạn diệt, lòng tật đố của người có tâm tật đố sẽ được đoạn diệt, lòng xan lẫn của người có tâm xan lẫn sẽ được đoạn diệt, lòng man trá của người có tâm man trá sẽ được đoạn diệt, lòng xảo trá của người có tâm xảo trá sẽ được đoạn diệt, lòng ái dục của người có tâm ái dục sẽ được đoạn diệt, tà kiến của người có tà kiến sẽ được đoạn diệt chỉ nhờ mang đại y. "Này các Tỷ-kheo, bởi vì Ta thấy có người mang đại y nhưng vẫn có tâm tham dục, có tâm sân hận, có tâm phẫn nộ, có tâm giả dối, có tâm não hại, có tâm tật đố, có tâm xan lẩn, có tâm man trá, có tâm xảo trá, có tâm ái dục, có tâm tà kiến, nên Ta không nói rằng, Sa-môn hạnh của người có tham dục chỉ tùy thuộc vào hạnh mang đại y của vị ấy.

 

Này các Tỷ-kheo, nếu lòng tham dục của người có tâm tham dục được đoạn diệt chỉ nhờ hạnh lõa thể của người lõa thể... chỉ nhờ hạnh thoa bụi và đất của người sống theo hạnh thoa bụi và đất... chỉ nhờ hạnh lễ nghi tắm rửa của người sống theo hạnh lễ nghi tắm rửa... chỉ nhờ hạnh sống dưới gốc cây của người sống dưới gốc cây... chỉ nhờ hạnh sống ngoài trời của người sống ngoài trời... chỉ nhờ hạnh sống đứng thẳng của người sống đứng thẳng... chỉ nhờ hạnh ăn uống có định kỳ của người sống ăn uống có định kỳ... chỉ nhờ hạnh sống theo chú thuật của người sống theo chú thuật... Này các Tỷ-kheo,, nếu lòng tham dục của người có tâm tham dục đoạn diệt chỉ nhờ hạnh bện tóc của người sống theo hạnh bện tóc; nếu lòng sân hận của người có tâm sân hận... (như trên)..., nếu tà kiến của người có tà kiến được đoạn diệt (chỉ nhờ hạnh của người sống theo hạnh bện tóc), thì những thân hữu quyến thuộc, bà con cùng một huyết thống có thể khiến người đó bện tóc; ngay khi người đó mới sinh, và khuyên người đó bện tóc như sau: "Này hiền nhi, hãy bện tóc; nếu bện tóc thì lòng dục của người có tâm tham dục sẽ được đoạn diệt, lòng sân hận của người có tâm sân hận... nếu tà kiến của người có tà kiến sẽ được đoạn diệt, chỉ nhớ sống theo hạnh bện tóc"". Này các Tỷ-kheo, bởi vì Ta thấy có người theo hạnh bện tóc nhưng vẫn có tâm tham dục, có tâm sân hận, có tâm phẫn nộ, có tâm giả dối, có tâm não hại, có tâm tật đố, có tâm xan lẩn, có tâm man trá, có tâm xảo trá, có tâm ái dục, có tà kiến, nên Ta không nói rằng Sa-môn hạnh của người theo hạnh bện tóc chỉ tùy thuộc vào hạnh bện tóc của vị ấy.

 

187. Những thiện pháp nào mà một sa môn nên có?

 

Đó là tâm lân mẫn, bi mẫn, tuỳ hỉ và an nhiên đối với muôn loài chúng sanh:

 


Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn? Này các Tỷ- kheo, đối với Tỷ-kheo có tâm tham dục và lòng tham dục được đoạn diệt, có tâm sân và lòng sân hận được đoạn diệt, có tâm phẫn nộ và lòng phẫn nộ được đoạn diệt, có tâm hiềm hận và lòng hiềm hận được đoạn diệt, có tâm giả dối và lòng giả dối được đoạn diệt, có tâm não hại và lòng não hại được đoạn diệt, có tâm tật đố và lòng tật đố được đoạn diệt, có tâm xan lẩn và lòng xan lẩn được đoạn diệt, có tâm man trá và lòng man trá được đoạn diệt, có tâm xảo trá và lòng xảo trá được đoạn diệt, có tâm ái dục và lòng ái dục được đoạn diệt, có tà kiến và tà kiến được đoạn diệt... Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, nếu vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, thì có thể đoạn diệt được những cấu uế cho Sa-môn, những tỳ vết cho Sa-môn, những lỗi lầm cho Sa-môn, đọa sanh vào đọa xứ, sự thọ lãnh các ác thú.

 

Vị ấy thấy tự ngã được gột sạch tất cả những ác, bất thiện pháp và vị ấy thấy tự ngã được giải thoát. Do thấy tự ngã được gột sạch tất cả những ác, bất thiện pháp ấy, do thấy tự ngã được giải thoát nên hân hoan sanh; do tâm hân hoan nên hỷ sanh; do hỷ nên thân được khinh an; do thân khinh an nên lạc thọ sanh; do lạc thọ nên tâm được định tĩnh.

 

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận không sân.

 

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với bi, quảng đại vô biên, không hận không sân.

 

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với hỷ, quảng đại vô biên, không hận không sân.

 

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Này các Tỷ-kheo, ví như một hồ sen có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước trong sáng, có bờ hồ khéo sắp đặt, đẹp đẽ. Nếu có người từ phương Ðông đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước. Người ấy đi đến hồ sen ấy giải trừ khát nước và giải trừ nóng bức. Nếu có người từ phương Tây đi đến, nếu có người từ phương Bắc đi đến, nếu có người từ phương Nam đi đến, nếu có người từ bất cứ ở đâu đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước, người ấy đi đến hồ sen ấy, giải trừ khát nước, giải trừ nóng bức. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có người từ gia đình Sát đế lị xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy đi đến pháp luật do Như lai thuyết dạy, sau khi tu tập từ, bi, hỷ, xả, nội tâm được định tĩnh, Ta nói rằng chính nhờ nội tâm định tĩnh, vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn. Nếu vị ấy từ gia đình Bà-la-môn... từ gia đình Phệ xá (Vessa)... từ gia đình Thủ đà (Sudda), xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy đi đến pháp luật do Như Lai thuyết dạy, sau khi tu tập từ, bi, hỷ, xả, nội tâm được định tĩnh, Ta nói rằng chính nhờ nội tâm định tĩnh, vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn.

 

 

Nếu từ gia đình Sát đế lị, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đi đến pháp luật do Như Lai thuyết dạy, nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ và thành đạt vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Vị ấy thành Sa-môn nhờ đoạn diệt các lậu hoặc. Nếu từ gia đình Bà-la-môn... từ gia đình Phệ xá... từ gia đình Thủ đà, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đi đến pháp luật do Như Lai thuyết dạy, nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ và thành đạt vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, vị ấy thành Sa-môn nhờ đoạn diệt các lậu hoặc.

 

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

  

Kinh số 40 [tóm tắt]

Tiểu Kinh Xóm Ngựa

(Cūḷa-Assapura Sutta)

(M.i, 281)

 

Đức Phật khuyên các vị Sa-môn cần phải tu tập các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, như vậy mới xứng với danh xưng, và thọ hưởng cúng dường mới có kết quả lớn, có lợi ích lớn và xuất gia không thành vô dụng.

 Tỷ-kheo không thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn là có:

 1/ Tham tâm;

2/ Sân tâm;

3/ Phẫn nộ;

4/ Hiềm hận;

5/ Gièm pha;

6/ Não hại;

7/ Tật đố;

8/ Xan tham;
9/ Lừa đảo;
10/ Man trá;
11/ Ác dục;
12/ Tà kiến và không đoạn từ các pháp ác bất thiện ấy.

 Đức Phật không tuyên bố Sa-môn hạnh chỉ tùy thuộc:

 1/ Mang đại y;

2/ Sống lõa thể;
3/ Sống theo bụi;
4/ Theo lễ nghi tắm rửa;

5/ Sống dưới gốc cây;
6/ Sống ngoài trời;
7/ Theo hạnh đứng thẳng;

8/ Ăn uống có định kỳ;
9/ Sống theo chú thuật;

10/ Sống bện tóc.

 Nếu tham dục chỉ tùy thuộc các hạnh này thời có thể mang đại y cho đứa trẻ mới sanh, thời như vậy đoạn trừ tham dục nơi đứa trẻ.

 Vị Tỷ-kheo cần phải thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, tức là đoạn diệt mười hai ác pháp kể trên. Nhờ đoạn diệt mười hai ác pháp, vị ấy thấy tự ngã được giải thoát, nên hân hoan sanh, do hân hoan nên hỷ sanh, do hỷ sanh nên thân khinh an, do thân khinh an nên lạc thọ sanh, do lạc thọ tâm được định tĩnh, vị ấy biến mãn bốn vô lượng tâm từ bi hỷ xả cùng khắp các phương xứ, nhờ tu tập bốn vô lượng tâm, nội tâm được định tĩnh, thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, đoạn trừ các lậu hoặc, thành đạt và giác ngộ tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Vị ấy thành vị Sa-môn vì đoạn diệt các lậu hoặc.

 Các Bà-la-môn ở Sālā nghe danh đức Phật nên đến yết kiến Ngài và hỏi do nhân duyên gì một số loài hữu tình khi chết đọa vào ác thú, một số người được sanh vào cõi lành. Đức Phật dạy là do nhân hành phi pháp, hành không thăng bằng (visamacariyā) nên có người sanh vào ác thú; do hành đúng pháp, hành thăng bằng nên có người sanh vào cõi lành.

 Rồi đức Phật giải thích phi pháp hành, hành không thăng bằng, là mười ác nghiệp; hành đúng pháp, hành thăng bằng, là mười thiện nghiệp. Một vị hành đúng pháp, hành thăng bằng, nếu có mong ước được sanh vào gia tộc Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn, Đại phú gia chủ, Bốn thiên vương, Tam thập tam thiên, Dạ-ma thiên, Đâu-suất-đà thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên, Phạm chúng thiên, Quang thiên, Thiểu quang thiên, Vô lượng quang thiên, Cực quang thiên, Quan âm thiên, Chư tịnh thiên, Vô lượng tịnh thiên, Biến tịnh thiên, Quảng quả thiên, Vô phiền thiên, Vô nhiệt thiên, Thiện kiến thiên, Sắc cứu kính thiên, Không vô biên xứ thiên, Thức vô biên xứ thiên, Vô sở hữu xứ thiên, Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên, thời sẽ thành tựu được mong ước sanh vào những cảnh giới trên.

 (Kinh này có giải thích về mười ác nghiệp và mười thiện nghiệp rất rõ ràng).

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

  

Kinh số 40 [dàn ý]

Tiểu Kinh Xóm Ngựa

(Cūḷa-Assapura Sutta)

(M.i, 281)

A. Duyên khởi:

 Thế Tôn tuyên bố các Tỷ-kheo tự xưng là Sa-môn, được tôn xưng là Sa-môn, cần phải thực hành và thọ trì các pháp tác thành vị Sa-môn.

 B. Chánh kinh:

 Thế nào là Tỷ-kheo không thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn. Có 12 ác pháp khiến không đoạn diệt được cấu uế của Sa-môn, đưa vào đoạ xứ.

 II. Sa-môn hạnh không tùy thuộc 10 khổ hạnh của vị Sa-môn. Không chỉ nhờ vào 10 khổ hạnh này mà các ác pháp được đoạn diệt.

 III. Thế nào là vị Tỷ-kheo thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn. Nhờ đoạn 12 ác pháp nên đoạn được cấu uế của Sa-môn và khỏi sanh vào ác thú.

 IV. Các quả chứng do thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn

 1. Do tự ngã được giải thoát các ác pháp nên hân hoan sanh, định sanh.

 2. Vị ấy tu tập 4 vô lượng tâm, nội tâm được định tĩnh, dầu xuất gia từ giai cấp nào.

 3. Nhờ nội tâm định tĩnh, thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, có thể đoạn trừ các lậu hoặc, đạt tâm giải thoát, tuệ giải thoát.

 C. Kết luận:

Các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

 

Kinh số 40 [toát yếu]

Tiểu Kinh Xóm Ngựa

(Cūḷa-Assapura Sutta)

(M.i, 281)

I. TOÁT YẾU

 Cūḷa-assapura Sutta - The shorter discourse at Assapura.

 The Buddha explains "the way proper to the recluse" to be not the mere outward practice of austerities but the inward purification from defilements.

 Bài pháp ngắn giảng tại Xóm ngựa.

 Phật giải thích "con đường chân chính của sa môn" để ám chỉ không những chỉ có khổ hạnh bề ngoài, mà còn sự tịnh hóa những ô nhiễm nội tâm.

 

II. TÓM TẮT

 Sa môn hạnh không chỉ tùy thuộc vào việc mang y ca sa hoại sắc, hay thực hành các loại khổ hạnh, mà tùy thuộc vào việc đoạn trừ các ô nhiễm: tham dục, sân hận, phẫn nộ, thù hằn, giả dối, não hại, tật đố, xan lẫn, man trá, xảo quyệt, ái dục, tà kiến. Khi tự ngã đã diệt hết những ô nhiễm không xứng sa môn hạnh, vị ấy được giải thoát, từ đấy tuần tự phát sinh theo nhân quả, các tịnh pháp như sau: hân hoan, hỷ, [thân] khinh an, lạc, định. Với tâm định tĩnh, vị ấy biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy các phương khác. Nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy tự mình chứng tri ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, thành bậc sa môn chân chính.

 III. CHÚ GIẢI

 

Kinh trước nói về sa môn pháp hay các pháp tác thành bậc sa môn; kinh này nói về tư cách sa môn. Mười pháp trước trong 12 "cấu uế của sa môn" cũng được nói trong "16 ấu uế của tâm" ở kinh số 7.

 IV. PHÁP SỐ

 Bốn phạm trú hay bốn vô lượng, năm triền cái.

 V. KỆ TỤNG

 

Xuất gia có kết quả,
Là khi có thực hành

Các pháp của sa môn

Xứng với sa môn hạnh:

Trừ khử tâm tham, sân

Phẫn nộ và hiềm hận

Não hại và giả dối

Xan lẫn và tật đố

Man trá và xảo quyệt

Ác dục và tà kiến.

Đấy là những cấu uế

Tỳ vết của sa môn

Khiến sinh vào đọa xứ

Thọ lãnh các đường dữ.

Dù khoác y ca sa
Cũng không vì như thế

Mà thành hạnh sa môn

Dù tu các khổ hạnh

Cũng không vì như thế

Mà thành hạnh sa môn

Khi các cấu uế tâm

Không chuyên lo trừ diệt.

Như con dao hai lưỡi

Được bọc trong bao nhung

Sa môn còn cấu uế
Khoác vỏ ngoài cũng thế.

Trừ khử cấu uế tâm
Gột sạch bất thiện pháp
Tự ngã được giải thoát
Do vậy, hân hoan sinh.
Do hân hoan, hỷ sinh:
Do hỷ, thân khinh an
Do khinh an, được lạc
Do lạc, tâm định tĩnh.
Nội tâm được an trú
Biến mãn khắp mười phương

Với từ bi hỷ xả
Quảng đại và vô biên.

Như hồ nước mát trong
Có sen thơm ngào ngạt

Người lữ hành bốn phương

Nóng bức, cổ cháy khát

Đi đến hồ sen này
Được giải trừ nóng khát.

Pháp Luật của Như Lai

Cũng như hồ sen ấy

Người từ các dòng họ

Khổ sinh tử bức bách

Thoát ly khỏi gia đình

Thọ lãnh Pháp Như Lai

Đoạn trừ các lậu hoặc

Thành tựu bậc Sa môn.

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

 

40. Cūḷaassapurasuttaṃ [Mūla]

 

435. Evaṃ     me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā aṅgesu viharati assapuraṃ nāma aṅgānaṃ nigamo. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''samaṇā samaṇāti vo, bhikkhave, jano sañjānāti. Tumhe ca pana 'ke tumheti puṭṭhā samānā 'samaṇāmhāti paṭijānātha. Tesaṃ vo, bhikkhave, evaṃsamaññānaṃ sataṃ evaṃpaṭiññānaṃ sataṃ : 'yā samaṇasāmīcippaṭipadā taṃ paṭipajjissāma evaṃ no ayaṃ amhākaṃ samaññā ca saccā bhavissati paṭiññā ca bhūtā yesañca mayaṃ cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhāraṃ paribhuñjāma, tesaṃ te kārā amhesu mahapphalā bhavissanti mahānisaṃsā, amhākañcevāyaṃ pabbajjā avañjhā bhavissati saphalā saudrayāti. Evañhi vo, bhikkhave, sikkhitabbaṃ.

 436. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu na samaṇasāmīcippaṭipadaṃ paṭipanno hoti? yassa kassaci, bhikkhave, bhikkhuno abhijjhālussa abhijjhā appahīnā hoti, byāpannacittassa byāpādo appahīno hoti, kodhanassa kodho appahīno hoti, upanāhissa upanāho appahīno hoti, makkhissa makkho appahīno hoti, paḷāsissa paḷāso appahīno hoti, issukissa issā appahīnā hoti, maccharissa macchariyaṃ appahīnaṃ hoti , saṭhassa sāṭheyyaṃ appahīnaṃ hoti, māyāvissa māyā appahīnā hoti, pāpicchassa pāpikā icchā appahīnā hoti, micchādiṭṭhikassa micchādiṭṭhi appahīnā hoti : imesaṃ kho ahaṃ, bhikkhave, samaṇamalānaṃ samaṇadosānaṃ samaṇakasaṭānaṃ āpāyikānaṃ ṭhānānaṃ duggativedaniyānaṃ appahānā 'na samaṇasāmīcippaṭipadaṃ paṭipannoti vadāmi. Seyyathāpi, bhikkhave, matajaṃ nāma āvudhajātaṃ ubhatodhāraṃ pītanisitaṃ. Tadassa saṅghāṭiyā sampārutaṃ sampaliveṭhitaṃ. Tathūpamāhaṃ, bhikkhave, imassa bhikkhuno pabbajjaṃ vadāmi.

 437. ''Nāhaṃ, bhikkhave, saṅghāṭikassa saṅghāṭidhāraṇamattena sāmaññaṃ vadāmi. Nāhaṃ, bhikkhave, acelakassa acelakamattena sāmaññaṃ vadāmi. Nāhaṃ, bhikkhave, rajojallikassa rajojallikamattena sāmaññaṃ vadāmi. Nāhaṃ, bhikkhave  , udakorohakassa udakorohaṇamattena [udakorohakamattena (sī. pī.)] sāmaññaṃ vadāmi. Nāhaṃ, bhikkhave, rukkhamūlikassa rukkhamūlikamattena  sāmaññaṃ vadāmi. Nāhaṃ, bhikkhave, abbhokāsikassa abbhokāsikamattena sāmaññaṃ vadāmi. Nāhaṃ, bhikkhave, ubbhaṭṭhakassa ubbhaṭṭhakamattena sāmaññaṃ vadāmi. Nāhaṃ, bhikkhave, pariyāyabhattikassa pariyāyabhattikamattena sāmaññaṃ vadāmi. Nāhaṃ, bhikkhave, mantajjhāyakassa mantajjhāyakamattena sāmaññaṃ vadāmi. Nāhaṃ, bhikkhave, jaṭilakassa jaṭādhāraṇamattena sāmaññaṃ vadāmi. ''Saṅghāṭikassa ce, bhikkhave, saṅghāṭidhāraṇamattena abhijjhālussa  abhijjhā pahīyetha, byāpannacittassa byāpādo pahīyetha, kodhanassa kodho pahīyetha, upanāhissa upanāho pahīyetha, makkhissa makkho pahīyetha, paḷāsissa paḷāso pahīyetha, issukissa issā pahīyetha, maccharissa macchariyaṃ pahīyetha, saṭhassa sāṭheyyaṃ pahīyetha, māyāvissa māyā pahīyetha, pāpicchassa pāpikā icchā pahīyetha, micchādiṭṭhikassa micchādiṭṭhi pahīyetha, tamenaṃ mittāmaccā ñātisālohitā jātameva naṃ saṅghāṭikaṃ kareyyuṃ, saṅghāṭikattameva [saṃghāṭīkatte ceva (ka.)] samādapeyyuṃ : 'ehi tvaṃ, bhadramukha, saṅghāṭiko hohi, saṅghāṭikassa te sato saṅghāṭidhāraṇamattena abhijjhālussa abhijjhā pahīyissati, byāpannacittassa byāpādo pahīyissati, kodhanassa kodho pahīyissati, upanāhissa upanāho pahīyissati, makkhissa makkho pahīyissati, paḷāsissa paḷāso pahīyissati, issukissa issā pahīyissati, maccharissa macchariyaṃ pahīyissati, saṭhassa sāṭheyyaṃ pahīyissati, māyāvissa māyā pahīyissati, pāpicchassa pāpikā icchā pahīyissati, micchādiṭṭhikassa micchādiṭṭhi pahīyissatīti. Yasmā ca kho ahaṃ, bhikkhave, saṅghāṭikampi idhekaccaṃ passāmi abhijjhāluṃ byāpannacittaṃ kodhanaṃ upanāhiṃ makkhiṃ paḷāsiṃ issukiṃ macchariṃ saṭhaṃ māyāviṃ pāpicchaṃ micchādiṭṭhikaṃ, tasmā na saṅghāṭikassa saṅghāṭidhāraṇamattena sāmaññaṃ vadāmi. ''Acelakassa ce, bhikkhave - pe - rajojallikassa ce, bhikkhave - pe - udakorohakassa ce, bhikkhave - pe - rukkhamūlikassa  ce, bhikkhave - pe - abbhokāsikassa ce, bhikkhave - pe - ubbhaṭṭhakassa ce, bhikkhave - pe - pariyāyabhattikassa ce, bhikkhave - pe - mantajjhāyakassa ce, bhikkhave - pe - jaṭilakassa  ce, bhikkhave, jaṭādhāraṇamattena abhijjhālussa abhijjhā pahīyetha, byāpannacittassa byāpādo pahīyetha , kodhanassa kodho pahīyetha, upanāhissa upanāho pahīyetha, makkhissa makkho pahīyetha, paḷāsissa paḷāso pahīyetha, issukissa issā pahīyetha, maccharissa macchariyaṃ pahīyetha, saṭhassa sāṭheyyaṃ pahīyetha, māyāvissa māyā pahīyetha, pāpicchassa pāpikā icchā pahīyetha, micchādiṭṭhikassa micchādiṭṭhi pahīyetha, tamenaṃ mittāmaccā ñātisālohitā jātameva naṃ jaṭilakaṃ kareyyuṃ, jaṭilakattameva [jaṭilakatte ceva (ka.)] samādapeyyuṃ : 'ehi tvaṃ, bhadramukha, jaṭilako hohi, jaṭilakassa te sato jaṭādhāraṇamattena abhijjhālussa abhijjhā pahīyissati byāpannacittassa  byāpādo pahīyissati, kodhanassa kodho pahīyissati - pe - pāpicchassa pāpikā icchā pahīyissati micchādiṭṭhikassa micchādiṭṭhi pahīyissatīti. Yasmā ca kho ahaṃ, bhikkhave, jaṭilakampi idhekaccaṃ passāmi abhijjhāluṃ byāpannacittaṃ kodhanaṃ upanāhiṃ makkhiṃ palāsiṃ issukiṃ macchariṃ saṭhaṃ māyāviṃ pāpicchaṃ micchādiṭṭhiṃ, tasmā  na jaṭilakassa jaṭādhāraṇamattena sāmaññaṃ vadāmi.

 438. ''Kathañca, bhikkhave, bhikkhu samaṇasāmīcippaṭipadaṃ paṭipanno hoti? yassa kassaci, bhikkhave, bhikkhuno abhijjhālussa abhijjhā pahīnā hoti, byāpannacittassa byāpādo pahīno hoti, kodhanassa kodho pahīno hoti, upanāhissa upanāho pahīno hoti, makkhissa makkho pahīno hoti, paḷāsissa paḷāso pahīno hoti, issukissa issā pahīnā hoti, maccharissa macchariyaṃ pahīnaṃ hoti, saṭhassa sāṭheyyaṃ pahīnaṃ hoti, māyāvissa māyā pahīnā hoti, pāpicchassa pāpikā icchā pahīnā hoti, micchādiṭṭhikassa micchādiṭṭhi pahīnā hoti : imesaṃ kho ahaṃ, bhikkhave, samaṇamalānaṃ samaṇadosānaṃ samaṇakasaṭānaṃ āpāyikānaṃ ṭhānānaṃ duggativedaniyānaṃ pahānā 'samaṇasāmīcippaṭipadaṃ paṭipannoti vadāmi. So sabbehi imehi pāpakehi akusalehi dhammehi visuddhamattānaṃ samanupassati ( ) [(vimuttamattānaṃ samanupassati) (sī. syā. kaṃ. pī.)]. Tassa sabbehi imehi pāpakehi akusalehi dhammehi visuddhamattānaṃ samanupassato  ( ) [(vimuttamattānaṃ samanupassato) (sī. syā. kaṃ. pī.)] pāmojjaṃ jāyati, pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṃ vedeti, sukhino cittaṃ samādhiyati. ''So mettāsahagatena cetasā ekaṃ disaṃ pharitvā viharati, tathā dutiyaṃ, tathā tatiyaṃ, tathā catutthaṃ. Iti uddhamadho tiriyaṃ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṃ lokaṃ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena  averena abyābajjhena pharitvā viharati. Karuṇāsahagatena  cetasā - pe - muditāsahagatena cetasā - pe - upekkhāsahagatena cetasā ekaṃ disaṃ pharitvā viharati, tathā dutiyaṃ, tathā tatiyaṃ, tathā catutthaṃ. Iti uddhamadho tiriyaṃ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṃ lokaṃ upekkhāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyābajjhena pharitvā viharati. Seyyathāpi, bhikkhave, pokkharaṇī acchodakā sātodakā sītodakā setakā supatitthā ramaṇīyā. Puratthimāya  cepi disāya puriso āgaccheyya ghammābhitatto ghammapareto kilanto tasito pipāsito. So taṃ pokkharaṇiṃ āgamma vineyya udakapipāsaṃ vineyya ghammapariḷāhaṃ - pe - pacchimāya cepi disāya puriso āgaccheyya - pe - uttarāya cepi disāya puriso āgaccheyya - pe - dakkhiṇāya cepi disāya puriso āgaccheyya. Yato kuto cepi naṃ puriso āgaccheyya ghammābhitatto ghammapareto, kilanto tasito pipāsito. So taṃ pokkharaṇiṃ āgamma vineyya udakapipāsaṃ, vineyya ghammapariḷāhaṃ. Evameva kho, bhikkhave, khattiyakulā cepi agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti, so ca tathāgatappaveditaṃ dhammavinayaṃ āgamma, evaṃ mettaṃ karuṇaṃ muditaṃ upekkhaṃ bhāvetvā labhati ajjhattaṃ [tamahaṃ (ka.)] vūpasamaṃ [tamahaṃ (ka.)]. Ajjhattaṃ vūpasamā 'samaṇasāmīcippaṭipadaṃ paṭipannoti vadāmi. Brāhmaṇakulā cepi - pe - vessakulā cepi - pe - suddakulā cepi - pe - yasmā kasmā cepi kulā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti , so ca tathāgatappaveditaṃ dhammavinayaṃ āgamma, evaṃ mettaṃ karuṇaṃ muditaṃ upekkhaṃ bhāvetvā labhati ajjhattaṃ vūpasamaṃ. Ajjhattaṃ vūpasamā 'samaṇasāmīcippaṭipadaṃ paṭipannoti vadāmi. ''Khattiyakulā  cepi agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti. So ca āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati. Āsavānaṃ khayā samaṇo hoti. Brāhmaṇakulā cepi - pe - vessakulā cepi... suddakulā cepi... yasmā kasmā cepi kulā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti, so ca āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ  diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati. Āsavānaṃ khayā samaṇo hotīti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

 Cūḷaassapurasuttaṃ niṭṭhitaṃ dasamaṃ.

 Mahāyamakavaggo niṭṭhito catuttho.

 Tassuddānaṃ :

Giñjakasālavanaṃ pariharituṃ, paññavato puna saccakanisedho.

Mukhavaṇṇapasīdanatāpindo, kevaṭṭaassapurajaṭilena..

 

40. Cūḷaassapurasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

 435. Evaṃ me sutanti cūḷaassapurasuttaṃ. Tassa desanākāraṇaṃ purimasadisameva. Samaṇasāmīcippaṭipadāti samaṇānaṃ anucchavikā samaṇānaṃ anulomappaṭipadā.

 436. Samaṇamalānantiādīsu ete dhammā uppajjamānā samaṇe maline karonti malaggahite, tasmā ‘‘samaṇamalā’’ti vuccanti. Etehi samaṇā dussanti, padussanti, tasmā samaṇadosāti vuccanti. Ete uppajjitvā samaṇe kasaṭe niroje karonti milāpenti, tasmā samaṇakasaṭāti vuccanti. Āpāyikānaṃ ṭhānānanti apāye nibbattāpakānaṃ kāraṇānaṃ. Duggativedaniyānanti duggatiyaṃ vipākavedanāya paccayānaṃ. Matajaṃ nāmāti manussā tikhiṇaṃ ayaṃ ayena sughaṃsitvā taṃ ayacuṇṇaṃ maṃsena saddhiṃ madditvā koñcasakuṇe khādāpenti. Te uccāraṃ kātuṃ asakkontā maranti. No ce maranti, paharitvā mārenti. Atha tesaṃ kucchiṃ phāletvā naṃ udakena dhovitvā cuṇṇaṃ gahetvā maṃsena saddhiṃ madditvā puna khādāpentīti evaṃ satta vāre khādāpetvā gahitena ayacuṇṇena āvudhaṃ karonti. Susikkhitā ca naṃ ayakārā bahuhatthakammamūlaṃ labhitvā karonti. Taṃ matasakuṇato jātattā ‘‘mataja’’nti vuccati, atitikhiṇaṃ hoti. Pītanisitanti udakapītañceva silāya ca sunighaṃsitaṃ. Saṅghāṭiyāti kosiyā. Sampārutanti pariyonaddhaṃ. Sampaliveṭhitanti samantato veṭhitaṃ.

 437. Rajojallikassāti rajojalladhārino. Udakorohakassāti divasassa tikkhattuṃ udakaṃ orohantassa. Rukkhamūlikassāti rukkhamūlavāsino. Abbhokāsikassāti abbhokāsavāsino. Ubbhaṭṭhakassāti uddhaṃ ṭhitakassa. Pariyāyabhattikassāti māsavārena vā aḍḍhamāsavārena vā bhuñjantassa. Sabbametaṃ bāhirasamayeneva kathitaṃ. Imasmiñhi sāsane cīvaradharo bhikkhu saṅghāṭikoti na vuccati. Rajojalladhāraṇādivatāni imasmiṃ sāsane natthiyeva. Buddhavacanassa buddhavacanameva nāmaṃ, na mantāti. Rukkhamūliko, abbhokāsikoti ettakaṃyeva pana labbhati. Tampi bāhirasamayeneva kathitaṃ. Jātameva nanti taṃdivase jātamattaṃyeva naṃ. Saṅghāṭikaṃ kareyyunti saṅghāṭikaṃ vatthaṃ nivāsetvā ca pārupitvā ca saṅghāṭikaṃ kareyyuṃ. Esa nayo sabbattha.

 438. Visuddhamattānaṃ samanupassatīti attānaṃ visujjhantaṃ passati. Visuddhoti pana na tāva vattabbo. Pāmojjaṃ jāyatīti tuṭṭhākāro jāyati. Pamuditassa pītīti tuṭṭhassa sakalasarīraṃ khobhayamānā pīti jāyati. Pītimanassa kāyoti pītisampayuttassa puggalassa nāmakāyo. Passambhatīti vigatadaratho hoti. Sukhaṃ vedetīti kāyikampi cetasikampi sukhaṃ vediyati. Cittaṃ samādhiyatīti iminā nekkhammasukhena sukhitassa cittaṃ samādhiyati, appanāpattaṃ viya hoti. So mettāsahagatena cetasāti heṭṭhā kilesavasena āraddhā desanā pabbate vuṭṭhavuṭṭhi viya nadiṃ yathānusandhinā brahmavihārabhāvanaṃ otiṇṇā. Tattha yaṃ vattabbaṃ siyā, taṃ sabbaṃ visuddhimagge vuttameva. Seyyathāpi, bhikkhave, pokkharaṇīti mahāsīhanādasutte maggo pokkharaṇiyā upamito, idha sāsanaṃ upamitanti veditabbaṃ. Āsavānaṃ khayā samaṇo hotīti sabbakilesānaṃ samitattā paramatthasamaṇo hotīti. Sesaṃ sabbattha uttānamevāti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

 Cūḷaassapurasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

 Catutthavaggavaṇṇanā niṭṭhitā. 




II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

      
    Thảo luận 1. Có đúng chăng khi nói Đức Phật hoàn toàn không đặt nặng hình thức trong đời sống tu tập? - TT Tuệ Siêu

    Thảo luận 4. Nếu tu tập sai nhưng có lòng thành thì có hơn sự tu tập đúng mà không tha thiết? - TT Tuệ Siêu

    Thảo luận 2. Tại sao tâm lý phần đông chúng ta khi đi vào nếp sống tu tập thường đặt nặng hình thức? - TT Pháp Tân

   Thảo luận 3. Tại sao bốn đức từ, bi, hỷ, xả được nhấn mạnh là phần thiết yếu của đời sống xuất gia? - ĐĐ Pháp Tín

     Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
 



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment