Monday, September 28, 2020

Phạn ngữ Pàli - Bài 8 ĐẠO ĐẾ - Thứ Hai, ngày 28 tháng 9, 2020

 Phạn ngữ Pàli – Lễ Phật - cách phát âm

 Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Ngày 28.9.2020

 Bài 8

Kinh văn: ĐẠO ĐẾ,

Học Phạn ngữ: Ngữ căn (dhātu) trong Pāli)

 

Đạo đế là con đường dẫn tới sự diệt khổ. Đó phương cách trị liệu căn bệnh trầm kha của kiếp nhân sinh. Bát chánh đạo còn được mô tả qua tam học (giới, định, tuệ) hoặc thất tịnh như bố cục của Thanh Tịnh Đạo. Mặc dù sự mô tả bát chánh đạo rất cô đọng, rõ ràng nhưng vẫn có những ngộ nhận lớn ngay cả trên phương diện ngôn từ.

DIỆT ĐẾ

Katamañca, bhikkhave, dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ?

Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo seyyathidaṃ—sammādiṭṭhi sammāsaṅkappo sammāvācā sammākammanto sammāājīvo sammāvāyāmo sammāsati sammāsamādhi.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế. Ðó là bát chi Thánh đạo, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. (Bản dịch của HT Thích Minh Châu)



Katama = là gì

ca = và

bhikkhave = này các tỳ khưu

dukkhanirodhagāminī = dukkha (đau khổ) + nirodha (đoạn diệt) + 

gāmī (dẫn đến) = dẫn đến diệt khổ

paṭipadā = con đường, sự thực hành, phương pháp

ariyasaccaṃ = thánh đế, sự thật cao siêu

Ayameva = đó là, chính là

Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo = thánh đạo tám chi phần, thánh đạo tám ngành

seyyathidaṃ = như sau, gồm có:

sammādiṭṭhi = chánh kiến

sammāsaṅkappo = chánh tư duy

sammāvācā = chánh ngữ

sammākammanto = chánh nghiệp

sammāājīvo = chánh mạng

sammāvāyāmo = chánh tinh tấn

sammāsati = chánh niệm

sammāsamādhi = chánh định




 Bá chánh đạo không phải là tám con đường chánh mà là thánh đạo tám chi phần (Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo) có nghĩa là phương pháp thực hành kết tinh tám yếu tố dẫn tới diệt khổ chứ không phải là có tám con đường riêng lẻ đều dẫn tới giác ngộ giải thoát.

 Trong loạt bài của phần giới thiệt sơ lược về Phạn ngữ Pàli không thể thiếu phần đề cập về dhātu hay ngữ căn. Những “chữ gốc” nầy rất cần để hiểu rõ chính xác các động tự, danh từ, danh động từ. Trong Anh ngữ những danh từ chuyên môn thường có căn cội từ La Tinh hay Hy Lạp. Tiếng Việt thì có nhiều từ có gốc từ chữ Hán. Tuy vậy đôi khi sử dụng lâu ngày thành thói quen ít ai để ý tới. Có thể nói phần đông không có nhu cầu tra “Tầm Nguyên Từ Điển” hay “Chánh Tả Tự Vị” Học tiếng Pàli không thể không lưu tâm tới ngữ căn và sự kết nối của ngữ căn với tiếp đầu ngữ, tiếp vĩ ngữ luôn thách thức trí bén nhạy của người học. Biết ngữ căn thì thường làm sáng ý nghĩa các thuật ngữ.

Sau đây là một số ngữ căn tiếng Pàli

√vand       vandati = lễ bái

√bhās       bhāsati = nói

√dhāv       dhāvati = chạy

√yā            yāti = đi đến

√vas          vasati = sống, cư trú

√kīḷ            kīḷati = chơi

√has          hasati = cuời

√kas          kasati = cày

√khād     khādati = ăn

√labh      labhati = đặng, được

√pac        pacati = nấu

√pucch    pucchati = hỏi

√sikkh     sikkhati = học

√likkh      likkhati = viết

√sar          sarati = nhớ

√dhov       dhovati = rửa

√ikkh       ikkhati = thấy

√har         harati = mang

√tar          tarati = băng qua

√gaves      gavesati = tìm kinế

√sup         supati = ngủ

√pat          patati = té, rớt

√ṭhā          ṭhāti = đứng, trụ


Một trong những cách học phát âm Phạn ngữ tốt nhất là học cách phát âm chính xác của kinh văn qua một người thạo Phạn ngữ. Rất may mắn là ngày nay chúng ta có nguyên bộ Tam Tạng được đọc qua âm giọng của người Ấn đến từ Mumbai. Thí dụ muốn tìm cách đọc kinh Đại Niệm Xứ. Trường Bộ thì vào link nầy:

https://suttacentral.net/dn-mahavagga

Ở cuối tựa đề bài kinh có dấu hiệu 

 


Link sẽ dẫn tới trang nầy bấm vào dấu PLAY sẽ nghe đọc từng câu bằng Phạn ngữ và Anh ngữ

https://voice.suttacentral.net/scv/index.html#/sutta?search=dn22&lang=en



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Học về ngữ căn có lợi ích trong việc học ngôn ngữ ? - ĐĐ Nguyên Thông 

Thảo luận 2. Phải chăng ngoài bát chánh đạo không có pháp môn nào khác dẫn đến diệt khổ ? - TT Tuệ  Quyền 



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment