Friday, September 4, 2020

Trung Bộ Kinh - 34. Tiểu Kinh Người Chăn Bò - Thứ Sáu, ngày 4 tháng 9, 2020

 Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín&Tuệ Siêu

GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  4/9/2020 

34. Tiểu Kinh Người Chăn Bò

(Cūḷagopālaka Sutta) 

Cũng như bài kinh trước tên bài kinh lấy từ thí dụ trong pháp thoại về hình ảnh của người chăn bò khéo chăn dắt đàn bò. Bài khi nầy gọi là tiểu kinh vì có bài kinh trước cũng với thí dụ người chăn bò nhưng dài hơn (đại kinh).

 Trong một pháp thoại hằng ngày cho chư tỳ kheo khi Đức Thế Tôn đang ở xứ Vajjī Ngài đề cập tới hai hạng sa môn ở đời. Hạng thứ nhất như một người chăn bò vụng về chăn dắt đàn bò vượt sông mùa cạn nhưng vì thiếu sự hiểu biết chính xác nên đàn bò gặp nạn được ví dụ cho những sa môn tự mình không biết rõ dòng sông sanh tử lại dẫn dắt người khác để rồi tất cả làm mồi ngon của ác ma.

Ngược lại hạng sa môn thứ hai khéo biết nông sâi của dòng samh tử nên đưa tất cả vượt thoát ma giới.

 Phần còn lại Đức Thế Tôn dùng năm loại bò làm thí dụ cho năm hạng sa môn có khả năng đạt tới bờ kia.

 153. Bị nhận chìm giữa dòng sông sanh tử

 Người chăn bò vụng về không biết quán sát kỹ càng đưa đàn bò băng ngang khúc sông sâu khiến nhiều con bò bị chết được ví dụ cho những hạng giáo sĩ trong đời vốn không biết về thực tướng của thế giới, không biết về khả năng bản thân nên tự mìn bị cuốn vào hệ luỵ và khiến người thi theo cũng bị như vậy. 

Như vầy tôi nghe.

 Một thời Thế Tôn ở giữa các bộ lạc Vajjī (Bạt-kỳ) tại Ukkācelā, trên bờ sông Hằng. Tại đây Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo!” Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

 -- Ngày xưa, này các Tỷ-kheo, tại Magadha có người chăn bò vô trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, không quan sát bờ bên này sông Hằng, không quan sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ không có thể lội qua được. Này các Tỷ-kheo, những con bò xô nhau tụ lại giữa dòng sông Hằng và gặp tai nạn tại nơi đây. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì người chăn bò ở Magadha là vô trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, không quán sát bờ bên này sông Hằng, không quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ không thể lội qua được.

 Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn không khéo biết đời này, không khéo biết đời sau, không khéo biết ma giới không khéo biết phi ma giới, không khéo biết tử thần giới, không khéo biết phi tử thần giới, những ai nghĩ rằng cần phải nghe, cần phải tin những vị này, thì họ sẽ gặp bất hạnh đau khổ lâu dài.

 154. Bậc Vô Thượng Điều Ngự đưa chúng sanh đến bờ giải thoát

 Người chăn bò có trí là người biết quan sát chỗ sâu cạn biết những con bò nào nên cho qua trước từ đó đưa đàn bò qua bờ kia an toàn được ví dụ cho “những Sa-môn hay Bà-la-môn khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết ma giới, khéo biết phi ma giới, khéo biết tử thần giới, khéo biết phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần phải nghe, cần phải tin những vị này, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài”. Hạng sa môn thứ hai nầy chỉ cho Đức Thế Tôn bậc chánh đẳng chánh giác.

Ngày xưa, này các Tỷ-kheo, tại Magadha có người chăn bò có trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, sau khi quán sát bờ bên này sông Hằng, sau khi quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ có thể lội qua được. Người đó đuổi đi đầu những con bò đực già, những con đầu đàn. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đưa qua những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có được huấn luyện. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đuổi qua những con bò đực con, lớn, những con bò cái con, lớn. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người đó đuổi qua những con bò con nhỏ, những con bò con còn bú. Những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Này các Tỷ-kheo thời xưa ấy có con bò còn nhỏ mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, cũng qua bờ bên kia một cách an toàn. Vì sao? Này các Tỷ- kheo, vì người chăn bò ở Magadha là người có trí, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, sau khi quán sát bờ bên này sông Hằng, sau khi quán sát bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua bờ bên kia tại Suvideha, tại chỗ có thể lội qua được.

 Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn hay Bà-la-môn khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết ma giới, khéo biết phi ma giới, khéo biết tử thần giới, khéo biết phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần phải nghe, cần phải tin những vị này, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

 155. Những hạng đệ tử đi theo sự dẫn dắt của Thế Tôn

Đó là những bậc A la hán, như con bò đầu đàn; A na hàm, như bò đực đã được huấn luyện; bậc Nhất lai, như bò con đã lớn; Dự lưu, như bò con còn bú; những bậc Tùy pháp hành, tùy tín hành, như bò con mới sinh còn chạy theo mẹ.

 

Này các Tỷ-kheo, ví như những con bò đực già, đầu đàn, chúng đã lội cắt ngang dòng sông Hằng và qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những bậc A-la-hán, đã đoạn trừ các lậu hoặc, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, các hữu kiết sử đã hoàn toàn bị đoạn diệt, đã được giải thoát nhờ chánh trí. Những vị này, sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương, đã qua bờ bên kia một cách an toàn.

 Này các Tỷ-kheo, ví như những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có huấn luyện, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, ở tại đấy nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại thế giới này nữa. Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

 Ví như, này các Tỷ-kheo, những con bò đực con, lớn, những con bò cái con, lớn, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo đã diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa, sẽ diệt tận khổ đau. Những vị ấy, sau khi lội cắt ngang dòng sông Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

 Ví như, này các Tỷ-kheo, những con bò con, nhỏ, những con bò con còn bú, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ- kheo diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, nhất định không còn đọa vào ác đạo, đạt đến chánh giác. Những vị này lội cắt ngang dòng sông Ma vương và sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

 Ví như, này các Tỷ-kheo, con bò con còn nhỏ, mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo tùy pháp hành, tùy tín hành, những vị này sau khi lội cắt ngang dòng sông của Ma vương sẽ qua bờ bên kia một cách an toàn.

 Này các Tỷ-kheo, nay Ta khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết đối với ma giới, khéo biết đối với phi ma giới, khéo biết đối với tử thần giới, khéo biết đối với phi tử thần giới. Những ai nghĩ rằng, cần phải nghe, cần phải tin nơi Ta, thì họ sẽ được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

 Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi Thiện Thệ nói vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm bài kệ như sau:

 

Ðời này và đời sau,
Bậc Trí khéo trình bày,

Cảnh giới Ma đạt được,

Cảnh Tử Thần không đạt.

 

Bậc Chánh Giác, Trí Giả,

Biết rõ mọi thế giới,
Cửa bất tử rộng mở,
Ðạt an ổn Niết-bàn.

Dòng Ma bị chặt ngang,

Nát tan và hư hoại,
Hãy sống sung mãn hỷ,

Ðạt an ổn Niết-bàn,

(Này các Tỷ-kheo). 

1. Những bậc A la hán như con bò đầu đàn

 Đó là những bậc căn tánh đã chín mùi nhanh chóng đạt đến quả vị vô sanh ứng cúng:  ví như những con bò đực già, đầu đàn, chúng đã lội cắt ngang dòng sông Hằng và qua bờ bên kia một cách an toàn.

 2. Những bậc A na hàm, như bò đực đã được huấn luyện

 Đó là những bậc tam quả: ví như những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có huấn luyện, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, qua bờ bên kia một cách an toàn.

 3. Những bậc Nhất lai, như bò  đã lớn

 Đó là những bậc nhị quả: ví như những con bò đực, bò cái đã những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn.

 4. Những bậc Dự lưu như bò con còn bú 

 Đó là những bậc sơ quả: ví như những con bò con còn nhỏ, những con bò con còn bú, những con này sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn.

 5. Những bậc Tùy pháp hành, tùy tín hành, như bò con mới sinh còn chạy theo mẹ

 Đó là những phàm nhân có niềm tin chân thực, có hiểu biết giáo pháp: Ví như, này các Tỷ-kheo, con bò con còn nhỏ, mới sanh, con bò này nhờ chạy theo con bò mẹ, vừa chạy, vừa kêu, sau khi lội cắt ngang dòng sông Hằng, đã qua bờ bên kia một cách an toàn.

 6. Tuệ giác của Phật

 Phật trí được mô tả là sự quán triệt cả hai bến bờ sanh tử và giác ngạn giải thoát với câu hàm xúc: “khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết đối với ma giới, khéo biết đối với phi ma giới, khéo biết đối với tử thần giới, khéo biết đối với phi tử thần giới”?. 

 Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ kheo Giác Đẳng

-ooOoo-

 

Kinh số 34 [tóm tắt]

Tiểu Kinh Người Chăn Bò

(Cūḷagopālaka Sutta)

(M.i, 225)

 

Đức Phật lấy ví dụ một người chăn bò ngu si, vào cuối tháng mùa mưa, trong mùa gặt hái, không quan sát bờ bên này bờ bên kia sông Hằng, đuổi đàn bò qua sông tại chỗ không lội qua được, và đàn bò gặp tai nạn giữa dòng sông, vì người chăn bò ngu si. Cũng vậy, có những Sa-môn, Bà- la-môn không khéo biết đời này, đời sau, ma giới, phi ma giới, tử thần giới, phi tử thần giới, những ai nghe và tin những vị này sẽ gặp bất hạnh đau khổ lâu dài.

 

Ví như người chăn bò có trí, sau khi quán sát hai bờ sông Hằng cho đuổi đàn bò qua sông tại chỗ lội qua được, đuổi các con bò đực lão thành, những con bò đầu đàn đi đầu, những con này lội cắt ngang sông, qua bờ bên kia một cách an toàn. Rồi người ấy đưa các con bò đực lớn mạnh, có huấn luyện, tiếp đến là các con bò con nhỏ, những con bò còn bú, cuối cùng đến các con bò còn trẻ, mới sanh, chạy theo các con bò mẹ. Tất cả đều lội cắt ngang sông, qua bờ bên kia một cách an toàn. Vì rằng người chăn bò là người có trí. Cũng vậy, có những Sa- môn, Bà-la-môn khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết ma giới (dục, sắc, vô sắc giới), khéo biết phi ma giới (chín siêu thế pháp), khéo biết tử thần giới, khéo biết phi tử thần giới. Những ai nghe và tin những vị này, sẽ được hạnh phúc an lạc lâu dài.

 

Đức Phật ví những con bò đực lão thành đầu đàn với những vị đã chứng quả A-la-hán; ví những con bò đực lớn mạnh, những con bò đực có huấn luyện với những Tỷ- kheo đã chứng quả Bất lai; ví những con bò đực lớn, những con bò cái lớn với những Tỷ-kheo đã chứng quả Nhất lai; ví những con bò con nhỏ còn bú với các vị Tỷ-kheo đã chứng quả Dự lưu; ví những con bò con mới sanh chạy theo các con bò mẹ, vừa chạy vừa kêu, với các vị Tỷ-kheo tùy pháp hành, tùy tín hành.

 

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

 

Kinh số 34 [dàn ý]

Tiểu Kinh Người Chăn Bò

(Cūḷagopālaka Sutta)

(M.i, 225)

 

A. Duyên khởi:

 

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo v thuyết giảng.

 

B. Chánh kinh:

 

I. Ảnh dụ người chăm bò:

 

1. Ví như có kẻ chăn bò vô trí đuổi đàn bò qua chỗ nước không thể lội qua, có những Sa-môn, Bà-la-môn ngu si, không khéo biết đời này, đời sau, ma giới. Bất hạnh và đau khổ lâu dài cho những ai nghĩ cần phải nghe và tin theo những vị này.

 

2. Ví như có người chăn bò có trí đuổi những con bò qua bờ bên kia một cách an toàn, có những Sa-môn hay Bà-la-môn khéo biết đời này, đời sau, ma giới. Hạnh phúc và an lạc lâu dài cho những ai nghĩ cần phải nghe và tin những vị này.

 

II. Các quả vị chứng đắc khi đi theo con đường của bậc trí:

 

1. Những Tỷ-kheo là những bậc A-la-hán.

 

2. Những Tỷ-kheo sau khi đoạn trừ năm hạ phần kiết sử là những bậc Bất lai.

 

3. Những Tỷ-kheo đã diệt trừ ba kiết sử, làm giảm thiểu tham, sân, si, chứng quả Nhất lai.

 

4. Những Tỷ-kheo đã diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu.

 

5. Những Tỷ-kheo là những vị tùy pháp hành, tùy tín hành.

 

C. Kết luận:

 

1. Lời hối hận của Saccaka đã dám luận chiến với Sa-môn Gotama.

 

2. Saccaka mời Thế Tôn đến dùng cơm tại nhà và nghe Thế Tôn thuyết pháp.

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

-ooOoo-

 

Kinh số 34 [toát yếu]

Tiểu Kinh Người Chăn Bò

(Cūḷagopālaka Sutta)

(M.i, 225)

I. TOÁT YẾU

 

Cūlagopālaka Sutta - The shorter discourse on the cowherd.

 

The Buddha explains the types of of bhikkhus who "breast Māra's stream" and get safely across to the further shore.

 

Bản kinh ngắn về người chăn bò.

 

Phật giải thích các hạng tỳ kheo "vượt qua được sông ma" để vượt qua bờ kia một cách an ổn.

 

II. TÓM TẮT

 

Như kẻ chăn bò vô trí không quan sát kỹ, lùa bò qua sông tại chỗ không thể lội qua, đàn bò gặp tai nạn. Cũng thế, có những tu sĩ không khéo biết đời này đời sau, không biết ma giới và phi ma giới, cảnh giới tử thần và cảnh giới bất tử. Những ai nghe và tin theo những vị ấy sẽ phải bất hạnh, đau khổ lâu dài. Phật như người chăn có trí, biết

rõ đời này, đời sau, ma giới và phi ma giới, tử thần giới và phi tử thần giới, nên Ngài đã đưa nhiều hạng người an toàn vượt qua dòng sông sinh tử, cảnh giới của Ma: những bậc A-la-hán, như con bò đầu đàn; A na hàm, như bò đực đã thuận; bậc Nhất lai, như bò con đã lớn; Dự lưu, như bò con còn bú; những bậc Tùy pháp hành, tùy tín hành, như bò con mới sinh còn chạy theo mẹ.

 

 

III. CHÚ GIẢI

 

A-la-hán có hai hạng: Tâm giải thoát do lúc tu thiền về Định; Tuệ giải thoát do lúc tu thiền về Tuệ.

 

A –a-hàm hay Bất hoàn: trừ năm hạ phần kết sử. Tư-đà-hàm hay Nhất lai: trừ ba kết sử và làm suy yếu tham, sân, si.

 

Tu-đà-hoàn hay Dự lưu: trừ ba kết sử là thân kiến [chấp thân này là tôi, của tôi], nghi [đối với Ba ngôi báu], và giới cấm thủ [giữ các khổ hạnh không đưa đến giải thoát].

 

Tùy tín hành: người đắc Dự lưu đạo tu nhờ tu quán vô thường. Từ đây trở đi cho đến quả vị A-la-hán, vị ấy được gọi là bậc Tín giải thoát.

 

Tùy pháp hành: người đắc Dự lưu đạo nhờ tu quán vô ngã. Ở các địa vị trên Dự lưu đạo, gọi là bậc Kiến chí. Khi đắc A-la-hán quả, vị ấy được gọi là bậc Tuệ giải thoát.

 

IV. PHÁP SỐ

 

Bốn quả sa môn.

 

V. KỆ TỤNG

 

Kẻ chăn bò vô trí

Không quan sát bờ sông

Lùa bò lội chỗ hiểm

Đàn bò chết giữa dòng.

Người chăn bò có trí

Khéo quan sát bờ sông

Lùa bò qua an ổn
Bò đực dẫn đầu đàn.

Bậc trí khéo trình bày

Đời sau và đời này

Cảnh giới của ác ma

Và phi-ma cảnh giới.

Bậc Chánh giác, Trí giả

Biết rõ mọi thế giới

Cửa bất tử rộng mở

Hành lộ đến Niết-bàn.

Những ai tin theo Phật

Cắt đứt các trói buộc

Vượt qua dòng sinh tử

Được an lạc dài lâu:

Hoặc thành bậc La-hán

Như bò đực đầu đàn;

Hoặc thành bậc Bất hoàn

Như bò đực khỏe mạnh;

Hoặc thành bậc Nhất lai

Như bò tơ đương độ;

Hoặc thành bậc Dự lưu

Như bê con còn bú.

Tất cả đệ tử Phật
Đều vượt thoát an toàn

Cắt ngang dòng sông

Ma Đạt Niết-bàn an ổn.

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

-ooOoo-

 

34. Cūḷagopālakasuttaṃ [Mūla]

 

350. Evaṃ    me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā vajjīsu viharati ukkacelāyaṃ gaṅgāya nadiyā tīre. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''bhūtapubbaṃ , bhikkhave, māgadhako gopālako duppaññajātiko, vassānaṃ pacchime māse saradasamaye, asamavekkhitvā gaṅgāya nadiyā orimaṃ tīraṃ, asamavekkhitvā pārimaṃ tīraṃ, atittheneva gāvo patāresi uttaraṃ tīraṃ suvidehānaṃ. Atha kho, bhikkhave, gāvo majjhegaṅgāya nadiyā sote āmaṇḍaliyaṃ karitvā tattheva anayabyasanaṃ āpajjiṃsu. Taṃ kissa hetu? tathā hi so, bhikkhave, māgadhako gopālako duppaññajātiko, vassānaṃ pacchime māse saradasamaye, asamavekkhitvā gaṅgāya nadiyā orimaṃ tīraṃ, asamavekkhitvā pārimaṃ tīraṃ, atittheneva gāvo patāresi uttaraṃ tīraṃ suvidehānaṃ. Evameva kho, bhikkhave, ye hi keci [ye keci (syā. kaṃ.)] samaṇā vā brāhmaṇā vā akusalā imassa lokassa akusalā parassa lokassa, akusalā māradheyyassa akusalā amāradheyyassa, akusalā maccudheyyassa akusalā amaccudheyyassa, tesaṃ ye sotabbaṃ saddahātabbaṃ maññissanti, tesaṃ taṃ bhavissati dīgharattaṃ ahitāya dukkhāya.

 

351. ''Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, māgadhako gopālako sappaññajātiko, vassānaṃ  pacchime māse saradasamaye, samavekkhitvā gaṅgāya nadiyā orimaṃ tīraṃ, samavekkhitvā pārimaṃ tīraṃ, tittheneva gāvo patāresi uttaraṃ tīraṃ suvidehānaṃ. So paṭhamaṃ patāresi ye te usabhā gopitaro gopariṇāyakā. Te tiriyaṃ gaṅgāya sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ agamaṃsu. Athāpare patāresi balavagāvo dammagāvo. Tepi tiriyaṃ gaṅgāya sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ agamaṃsu. Athāpare patāresi vacchatare vacchatariyo. Tepi tiriyaṃ gaṅgāya sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ agamaṃsu. Athāpare patāresi vacchake kisābalake [kisabalake (sī. syā. pī.)]. Tepi tiriyaṃ gaṅgāya sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ agamaṃsu. Bhūtapubbaṃ, bhikkhave, vacchako taruṇako tāvadeva jātako mātugoravakena vuyhamāno, sopi tiriyaṃ gaṅgāya sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ agamāsi. Taṃ kissa hetu? tathā  hi so, bhikkhave, māgadhako gopālako sappaññajātiko , vassānaṃ pacchime māse saradasamaye, samavekkhitvā gaṅgāya nadiyā orimaṃ  tīraṃ, samavekkhitvā pārimaṃ tīraṃ, tittheneva gāvo patāresi uttaraṃ tīraṃ suvidehānaṃ. Evameva kho, bhikkhave, ye hi keci samaṇā vā brāhmaṇā vā kusalā imassa lokassa kusalā parassa lokassa, kusalā māradheyyassa kusalā amāradheyyassa, kusalā maccudheyyassa kusalā amaccudheyyassa, tesaṃ ye sotabbaṃ saddahātabbaṃ maññissanti, tesaṃ taṃ bhavissati dīgharattaṃ hitāya sukhāya.

 

352. ''Seyyathāpi , bhikkhave, ye te usabhā gopitaro gopariṇāyakā te tiriyaṃ gaṅgāya sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ agamaṃsu, evameva kho, bhikkhave, ye te bhikkhū arahanto khīṇāsavā vusitavanto katakaraṇīyā ohitabhārā anuppattasadatthā parikkhīṇabhavasaṃyojanā sammadaññā vimuttā, te tiriyaṃ mārassa sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ gatā. ''Seyyathāpi te, bhikkhave, balavagāvo dammagāvo tiriyaṃ gaṅgāya sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ agamaṃsu, evameva kho, bhikkhave, ye te bhikkhū pañcannaṃ orambhāgiyānaṃ saṃyojanānaṃ parikkhayā opapātikā tattha parinibbāyino anāvattidhammā tasmā lokā, tepi tiriyaṃ mārassa sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ gamissanti. ''Seyyathāpi te, bhikkhave, vacchatarā vacchatariyo tiriyaṃ gaṅgāya sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ agamaṃsu, evameva kho, bhikkhave, ye te bhikkhū tiṇṇaṃ saṃyojanānaṃ parikkhayā rāgadosamohānaṃ tanuttā sakadāgāmino sakiṃdeva imaṃ lokaṃ āgantvā dukkhassantaṃ karissanti, tepi tiriyaṃ mārassa sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ gamissanti. ''Seyyathāpi te, bhikkhave, vacchakā kisābalakā tiriyaṃ gaṅgāya sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ agamaṃsu, evameva kho, bhikkhave, ye te bhikkhū tiṇṇaṃ saṃyojanānaṃ parikkhayā sotāpannā avinipātadhammā niyatā sambodhiparāyanā, tepi tiriyaṃ mārassa sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ gamissanti.

 

''Seyyathāpi so, bhikkhave, vacchako taruṇako tāvadeva jātako mātugoravakena  vuyhamāno tiriyaṃ  gaṅgāya sotaṃ chetvā sotthinā  pāraṃ agamāsi, evameva kho, bhikkhave, ye te bhikkhū dhammānusārino saddhānusārino, tepi tiriyaṃ mārassa sotaṃ chetvā sotthinā pāraṃ gamissanti. ''Ahaṃ kho pana, bhikkhave, kusalo  imassa lokassa kusalo parassa lokassa, kusalo māradheyyassa kusalo amāradheyyassa, kusalo maccudheyyassa kusalo amaccudheyyassa. Tassa mayhaṃ, bhikkhave, ye sotabbaṃ saddahātabbaṃ maññissanti, tesaṃ taṃ bhavissati dīgharattaṃ hitāya sukhāyāti. Idamavoca Bhagavā. Idaṃ vatvā sugato athāparaṃ etadavoca satthā :

''Ayaṃ loko paro loko, jānatā suppakāsito.

Yañca mārena sampattaṃ, appattaṃ yañca maccunā..

''Sabbaṃ lokaṃ abhiññāya, sambuddhena pajānatā.

Vivaṭaṃ amatadvāraṃ, khemaṃ nibbānapattiyā..

''Chinnaṃ pāpimato sotaṃ, viddhastaṃ vinaḷīkataṃ.

Pāmojjabahulā hotha, khemaṃ pattattha [patthetha (syā. kaṃ. ka. aṭṭhakathāyaṃ saṃvaṇṇetabbapāṭho)] bhikkhavoti..

 

Cūḷagopālakasuttaṃ niṭṭhitaṃ catutthaṃ.

 

-ooOoo-

 

34. Cūḷagopālakasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

 

350. Evaṃ me sutanti cūḷagopālakasuttaṃ. Tattha ukkacelāyanti evaṃnāmake nagare. Tasmiṃ kira māpiyamāne rattiṃ gaṅgāsotato maccho thalaṃ patto. Manussā celāni telapātiyaṃ temetvā ukkā katvā macchaṃ gaṇhiṃsu. Nagare niṭṭhite tassa nāmaṃ karonte amhehi nagaraṭṭhānassa gahitadivase celukkāhi maccho gahitoti ukkacelā-tvevassa nāmaṃ akaṃsu. Bhikkhū āmantesīti yasmiṃ ṭhāne nisinnassa sabbā gaṅgā pākaṭā hutvā paññāyati, tādise vālikussade gaṅgātitthe sāyanhasamaye mahābhikkhusaṅghaparivuto nisīditvā mahāgaṅgaṃ paripuṇṇaṃ sandamānaṃ olokento, – ‘‘atthi nu kho imaṃ gaṅgaṃ nissāya koci pubbe vaḍḍhiparihāniṃ patto’’ti āvajjitvā, pubbe ekaṃ bālagopālakaṃ nissāya anekasatasahassā gogaṇā imissā gaṅgāya āvaṭṭe patitvā samuddameva paviṭṭhā, aparaṃ pana paṇḍitagopālakaṃ nissāya anekasatasahassagogaṇassa sotthi jātā vaḍḍhi jātā ārogyaṃ jātanti addasa. Disvā imaṃ kāraṇaṃ nissāya bhikkhūnaṃ dhammaṃ desessāmīti cintetvā bhikkhū āmantesi.

 

Māgadhakoti magadharaṭṭhavāsī. Duppaññajātikoti nippaññasabhāvo dandho mahājaḷo. Asamavekkhitvāti asallakkhetvā anupadhāretvā. Patāresīti tāretuṃ ārabhi. Uttaraṃ tīraṃ suvidehānanti gaṅgāya orime tīre magadharaṭṭhaṃ, pārime tīre videharaṭṭhaṃ, gāvo magadharaṭṭhato videharaṭṭhaṃ netvā rakkhissāmīti uttaraṃ tīraṃ patāresi. Taṃ sandhāya vuttaṃ – ‘‘uttaraṃ tīraṃ suvidehāna’’nti. Āmaṇḍalikaṃ karitvāti maṇḍalikaṃ katvā. Anayabyasanaṃ āpajjiṃsūti avaḍḍhiṃ vināsaṃ pāpuṇiṃsu, mahāsamuddameva pavisiṃsu. Tena hi gopālakena gāvo otārentena gaṅgāya orimatīre samatitthañca visamatitthañca oloketabbaṃ assa, majjhe gaṅgāya gunnaṃ vissamaṭṭhānatthaṃ dve tīṇi vālikatthalāni sallakkhetabbāni assu. Tathā pārimatīre tīṇi cattāri titthāni, imasmā titthā bhaṭṭhā imaṃ titthaṃ gaṇhissanti, imasmā bhaṭṭhā imanti. Ayaṃ pana bālagopālako orimatīre gunnaṃ otaraṇatitthaṃ samaṃ vā visamaṃ vā anoloketvāva majjhe gaṅgāya gunnaṃ vissamaṭṭhānatthaṃ dve tīṇi vālikatthalānipi asallakkhetvāva paratīre cattāri pañca uttaraṇatitthāni asamavekkhitvāva atittheneva gāvo otāresi. Athassa mahāusabho javanasampannatāya ceva thāmasampannatāya ca tiriyaṃ gaṅgāya sotaṃ chetvā pārimaṃ tīraṃ patvā chinnataṭañceva kaṇṭakagumbagahanañca disvā, ‘‘dubbiniviṭṭhameta’’nti ñatvā dhuragga-patiṭṭhānokāsampi alabhitvā paṭinivatti. Gāvo mahāusabho nivatto mayampi nivattissāmāti nivattā. Mahato gogaṇassa nivattaṭṭhāne udakaṃ chijjitvā majjhe gaṅgāya āvaṭṭaṃ uṭṭhapesi. Gogaṇo āvaṭṭaṃ pavisitvā samuddameva patto. Ekopi goṇo arogo nāma nāhosi. Tenāha – ‘‘tattheva anayabyasanaṃ āpajjiṃsū’’ti.

 

Akusalā imassa lokassāti idha loke khandhadhātāyatanesu akusalā achekā, paralokepi eseva nayo. Māradheyyaṃ vuccati tebhūmakadhammā. Amāradheyyaṃ nava lokuttaradhammā. Maccudheyyampi tebhūmakadhammāva. Amaccudheyyaṃ nava lokuttaradhammā. Tattha akusalā achekā. Vacanatthato pana mārassa dheyyaṃ māradheyyaṃ. Dheyyanti ṭhānaṃ vatthu nivāso gocaro. Maccudheyyepi eseva nayo. Tesanti tesaṃ evarūpānaṃ samaṇabrāhmaṇānaṃ, iminā cha satthāro dassitāti veditabbā.

 

351. Evaṃ kaṇhapakkhaṃ niṭṭhapetvā sukkapakkhaṃ dassento bhūtapubbaṃ, bhikkhavetiādimāha. Tattha balavagāvoti dantagoṇe ceva dhenuyo ca. Dammagāvoti dametabbagoṇe ceva avijātagāvo ca. Vacchatareti vacchabhāvaṃ taritvā ṭhite balavavacche. Vacchaketi dhenupake taruṇavacchake. Kisābalaketi appamaṃsalohite mandathāme. Tāvadeva jātakoti taṃdivase jātako. Mātugoravakena vuyhamānoti mātā purato purato huṃhunti goravaṃ katvā saññaṃ dadamānā urena udakaṃ chindamānā gacchati, vacchako tāya goravasaññāya dhenuyā vā urena chinnodakena gacchamāno ‘‘mātugoravakena vuyhamāno’’ti vuccati.

 

352. Mārassa sotaṃ chetvāti arahattamaggena mārassa taṇhāsotaṃ chetvā. Pāraṃ gatāti mahāusabhā nadīpāraṃ viya saṃsārapāraṃ nibbānaṃ gatā. Pāraṃ agamaṃsūti mahāusabhānaṃ pāraṅgatakkhaṇe gaṅgāya sotassa tayo koṭṭhāse atikkamma ṭhitā mahāusabhe pāraṃ patte disvā tesaṃ gatamaggaṃ paṭipajjitvā pāraṃ agamaṃsu. Pāraṃ gamissantīti catumaggavajjhānaṃ kilesānaṃ tayo koṭṭhāse khepetvā ṭhitā idāni arahattamaggena avasesaṃ taṇhāsotaṃ chetvā balavagāvo viya nadīpāraṃ saṃsārapāraṃ nibbānaṃ gamissantīti. Iminā nayena sabbavāresu attho veditabbo. Dhammānusārino, saddhānusārinoti ime dve paṭhamamaggasamaṅgino.

 

Jānatāti sabbadhamme jānantena buddhena. Suppakāsitoti sukathito. Vivaṭanti vivaritaṃ. Amatadvāranti ariyamaggo. Nibbānapattiyāti tadatthāya vivaṭaṃ. Vinaḷīkatanti vigatamānanaḷaṃ kataṃ. Khemaṃ patthethāti kattukamyatāchandena arahattaṃ patthetha, kattukāmā nibbattetukāmā hothāti attho. ‘‘Patta’tthā’’tipi pāṭho. Evarūpaṃ satthāraṃ labhitvā tumhe pattāyeva nāmāti attho. Sesaṃ sabbattha uttānameva. Bhagavā pana yathānusandhināva desanaṃ niṭṭhapesīti.

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

 

Cūḷagopālakasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

 

-ooOoo-


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành


Thảo luận 1. Câu Phật ngôn: “khéo biết đối với đời này, khéo biết đối với đời sau, khéo biết đối với ma giới, khéo biết đối với phi ma giới, khéo biết đối với tử thần giới, khéo biết đối với phi tử thần giới” phải chăng cho thấy trong thế giới nầy luôn luôn giải pháp cho tất cả vấn đề? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Dòng sông với nhiều hiểm hoạ ở đây tượng trưng cho điều gì? - TT Tuệ  Quyền

 Thảo luận 3. Chư vị thánh A la hán đệ tử Phật có còn cần sự hướng dẫn của Đức Phật? Nếu cần thì tại sao và điều gì? - TT Pháp Tân 

Thảo luận 4. Có phải tất cả phàm tăng đều là được gọi là những vị tuỳ pháp hành, tuỳ tín hành? - ĐĐ Pháp Tín 
     

 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment