Monday, August 31, 2020

Phạn ngữ Pàli - Bài 4 Ân Đức Tăng - Thứ Hai, ngày 31 tháng 8, 2020

 Phạn ngữ Pàli – Lễ Phật - cách phát âm

 Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Ngày 31.8.2020

 Bài 4

Ân Đức Tăng (Saṅghaguṇa),

Phân chia danh từ trong Phạn ngữ

 Trong ân đức Tam bảo thì ân đức Tăng tương đối xa lạ với nhiều Phật tử Việt Nam. Tuy vậy chính ân đức Tăng lại mang tánh quy phạm đối với các truyền thống văn hoá Phật giáo. Và cũng chính ân đức Tăng cho chúng ta biết nhiều về định nghĩa Tăng Bảo.

Supaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho
ujupaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho

ñāyapaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho
sāmīcipaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho

yadidaṃ cattāri purisayugāṇi atthapurisapuggalā
esa bhagavato sāvakasaṅgho āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo
añjalikaranīyo anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassāti.

 Thiện hạnh là chúng Tăng thánh đệ tử Thế Tôn

Trực hạnh là chúng Tăng thánh đệ tử Thế Tôn
Như hạnh là chúng Tăng thánh đệ tử Thế Tôn
Chánh hạnh là chúng Tăng thánh đệ tử Thế Tôn

Gồm tứ song, bát bối.
Các ngài xứng đáng được tôn kính, cung đón, cúng dường, chấp tay đảnh lễ.
Là phước điền vô thượng ở thế gian.

 Bậc diệu hạnh thinh văn Thích Tử

Bậc trực hạnh pháp lữ thiền gia Bậc như lý hạnh Tăng Già

Bậc chơn chánh hạnh dưới toà Thế Tôn

Thành đạo quả bốn đôi tám chúng

Ðệ tử Phật ứng cúng tôn nghiêm

Cung nghinh kính lễ một niềm

Thánh chúng vô thượng phước điền thế gian

SAṄGHAGUṆA - ÂN ÐỨC TĂNG BẢO

  Supaṭipanno = su + paṭipanno = khéo tu tập, thiện hạnh

 Bhagavato = của đức Thế Tôn.

 Sāvakasaṅgho = sāvaka + saṅgho: Thinh văn Tăng, hội chúng thánh đệ tử Phật

 ujupaṭipanno: uju + paṭipanno = tu tập trực chỉ (giác ngộ giải thoát), trực hạnh

 ñāyapaṭipanno: ñāya + paṭipanno = tu tập đúng cách, như hạnh

 sāmīcipaṭipanno = sāmīci + paṭipanno: tu tập chính xác, chánh hạnh.

 yadidaṃ = yad + idaṃ = Ấy chính là

 cattāri + purisa + yugāṇi:: bốn đôi thánh nhân, tứ song

 atthapurisapuggalā: atthapurisapuggalā: attha + purisapuggalā: tám vị, bát bối.

 esa bhagavato sāvakasaṅgho = chúng thinh văn ấy của Thế Tôn

 āhuneyyo = xứng đáng được tôn kính

 pāhuneyyo = xứng đáng được cung đón

 dakkhiṇeyyo = xứng đáng được cúng dường

 añjalikaranīyo = xứng đáng được chấp tay đảnh lễ

 Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassāti = là phước điền vô thượng ở thế gian.

Nói chính xác thì Tăng được chia làm hai:

Bhikkhusaṅgha  (Tỳ kheo Tăng)  là đơn vị từ bốn tỳ kheo trở lên có thể gọi là Tăng theo quy ước.

 Sāvakasaṅgho (Thinh văn Tăng) là những đệ tử Phật có chứng đắc đạo quả tức là Tăng theo quả chứng. Tăng bảo với ân đức Tăng được học hôm nay thuộc về Sāvakasaṅgho (Thinh văn Tăng).

 Sự phân chia Tăng có hai là phàm tăng và thánh tăng (hiền, thánh Tăng) là cách dịch không chính xác. Vì nếu nói vậy thì một vị tỳ kheo chỉ có thể thuộc phàm tăng hay thánh tăng mà không thể nào thuộc cả hai. Tôn giả Sàriputta là thành viên của cả hai Tăng hội: Bhikkhusaṅgha  (Tỳ kheo Tăng)  và Sāvakasaṅgho (Thinh văn Tăng).

 Phật giáo Bắc Truyền có nói tới tới tăng tướng và tăng thể cũng có phần gần giống nhưng theo Tạng Pàli  thì cả hai tăng hội đều có Tăng thể.

 Một số Phật tử Tây phương ngày nay ảnh hưởng HT Nhất Hạnh dùng chữ Tăng (sangha) chỉ cho “đoàn thể của những người tỉnh thức” gồm cả hai giới xuất gia và tại gia. Định nghĩa như vậy rất xa với truyền thống.

Phạn ngữ Pàli có cách chia danh từ rất lạ với nhiều người Việt. Trước khi chia danh từ theo các cách người học cần làm quen với vài điểm sau:

 Nam tánh, nữ tánh, trung tánh

 Phân chia danh từ theo giới tính là cái gì rất cần biết khi học Phạn ngữ Pàli. Dĩ nhiên đàn ông là danh từ giống đực, đàn bà là giống cái, vật chất là trung tánh là điều dễ hiểu. Nhưng chữ loka (thế giới) là nam tánh, kathà (luận giải) là nữ tính thì sách nói sao mình cứ học vậy không thể tranh cãi gì.

 Tiếp vĩ ngữ hay nguyên âm cuối của chữ

 Những nguyên ngữ có nguyên âm cuối cần được chú ý vì khi chia danh từ phải y cứ vào đó.

 Danh từ có tiếp vĩ ngữ là a , i không bao giờ thuộc nữ tánh mà là nam tánh hoặc trung tánh

 Danh từ có tiếp vĩ ngữ  ā, ī, luôn là nữ tánh

 Danh từ có tiếp vĩ ngữ ū chỉ có nam tánh và nữ tánh không bao giờ trung tánh

 Danh từ có tiếp vĩ ngữ u có trong cả ba tánh.

 Số ít và số nhiều

 Khi chi danh từ thì luôn có sự khác biệt giữa số ít và số nhiều thí dụ như Đức Phật và chư Phật. Khái niệm về cái có thể tính được hay không tính được trong Pàli tương đối khác với Anh ngữ (….). Trong bước đầy người học chỉ cần tập trung vào các bảng chia dần dà sẽ rõ hơn.

 

Trong cách phát âm Pàli có sự phân biệt mà chỉ có người Tích Lan đọc chính xác đó là ghosa và aghosa.

 Âm ghosa là âm họng; âm aghosa là âm miệng. Làm cách nầy sẽ thấy rõ: lấy ngón tay bịt hai lỗ tai lại đọc các chữ g, gh, ṅ nếu có hơi nhốt lại ở thanh quản là đọc đúng. Cũng cách đó đọc các chữ k, kh nêu hơi thoát ra miệng là đọc đúng.

 Các phụ âm sâu đây thuộc ghosa:

 

g,   gh,   ;

j,   jh,   ñ;

ḍ,   ḍh,   ṇ;

td,   dh,   n;

b,   bh,   m

 

Các phụ âm sâu đây thuộc aghosa:

 

k,   kh,  

c,   ch,  

ṭ,   ṭh,  

t,   th,  

p,   ph,   



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành




 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment