Monday, August 24, 2020

Phạn ngữ Pàli - Bài 3 Ân Đức Pháp - Thứ Hai, ngày 24 tháng 8, 2020

 Phạn ngữ Pàli – Lễ Phật - cách phát âm

 Ngày 24.8.2020

 Bài 3

Ân Đức Pháp (Dhammaguna),

Biến thể và bất biến thể trong Phạn ngữ

 Phật giáo Việt Nam phần lớn ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa thuộc Bắc Truyền. Vì vậy người Phật tử Việt Nam thường quen thuộc với ân đức Phật như Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc….. nhưng ít khi quen thuộc với ân đức Pháp và ân đức Tăng. Bài học nầy hướng dẫn ý nghĩa và tụng đọc ân đức Pháp.

Svākkhāto bhagavato dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opanayiko paccattaṃ veditabbo viññūhīti.

 Chánh Pháp khéo thuyết bởi Đức Thế Tôn, thiết thực hiện tiền, không có thời gian tính, đến để thấy biết, hiệu năng hướng thượng, được các bậc trí tự thân chứng ngộ.

 Pháp vi diệu cha lành khéo dạy

Lìa danh ngôn giác ngộ hiện tiền

Vượt thời gian chứng vô biên

Sát na đại ngộ hoát nhiên liễu tường

Ðạo vô thượng đến rồi thấy rõ

Hướng thượng tâm thoát ngõ vọng trần

Trí nhân tự ngộ giả chân

Diệu thường tịnh lạc Pháp ân nhiệm mầu

 

Svākkhāto = su + akkhāto = được thuyết giảng.

 Bhagavato = Đức Thế Tôn.

 sandiṭṭhiko = thiết thực hiện tiền

 akāliko = không có thời gian tính, vượt thời gian

 ehipassiko = đến để thấy

 opanayiko = hiệu năng hướng thượng (hướng đến giác ngộ giải thoát)

 paccattaṃ veditabbo viññūhīti =  được người trí đích thân tỏ ngộ.




Theo cách nói tổng quát, trong Phạn ngữ Pàli có hai loại từ biến thể và không biến thể.

 1. Loại biến thể: Gồm danh từ, động từ, tỉnh từ, trạng từ.. thí dụ chữ nguyên ngữ buddha (Phật đà) nếu là chủ từ số ít là buddho, nếu là túc từ đổi thành buddham và nhiều biết thể khác. Điểm nầy rất xa lạ với người Việt Nam vì ngôn ngữ Việt là tiếng đơn âm. Chúng ta thường dùng có giới từ để bổ nghĩa cho danh từ, túc từ… như của Đức Phật (tiếng Pàli là buddhassa), do Đức Phật (buddhena)… Đây là lý do người không có căn bản văn phạm rất khó tra từ điển vì trong từ điển chỉ ghi nguyên ngữ.

 2. Loại bất biến thể: Gồm các  giới từ, liên từ, trạng từ... không thay đổi dù nằm ở vị trí nào trong ngữ cảnh. Loại từ nầy rất dễ dàng để tra trong từ điển thí dụ chữ namo, iti, ca…


Như lần trước đã nói, trong cách đọc Phạn ngữ - đặc biệt là khi tụng kinh – âm ngắn và dài rất quan trọng. Nên lưu ý vài điểm chính sau đây:

 3 nguyên âm a, i, u  đọc ngắn nhưng nếu ráp vần ngược ( có phụ âm phía sau) thi đọc dài attha, arña

 5 nguyên âm ā, ī, ū, e, o đọc dài. Nhưng hai phụ âm e và o ráp vần ngược thì đọc ngắn thí dụ upekkha, sotthi

 


II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành




 III Trắc Nghiệm


No comments:

Post a Comment