Wednesday, August 5, 2020

Trung Bộ Kinh - 20. Kinh An Trú Tầm - Thứ Tư, ngày 5 tháng 8, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng

GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  5/8/2020 

20. Kinh An Trú Tầm

(Vitakkasanthāna Sutta) 


Từ ghép vitakkasaṇṭhāna có nghĩa là cách điều phục và an tịnh sự suy nghĩ. Tên kinh gần với nghĩa nhất là là “Kinh Tịnh Chỉ Tư Duy” (bản dịch trước kia là Kinh Đình Chỉ Tư Duy). Tên kinh nói lên nội dung chính của pháp thoại được Đức Thế Tôn giảng dạy. (Tên kinh theo bản san định sau nầy là “Kinh An Trú Tầm” hơi tối nghĩa).

Đây là một trong nhiều pháp thoại hằng ngày được Đức Phật dạy cho chư tỳ kheo tại chùa Kỳ Viên, Xá Vệ nói về sự tu tập. Đa số chúng sanh có ảo tưởng là mình suy nghĩ theo cách mình muốn. Kỳ thật thì phàm phu luôn bị cuốn hút bởi những suy nghĩ miên man. Không muốn suy nghĩ cũng không thể chận được ý nghĩ. Thí dụ khi lo lắng, buồn giận, nuối tiếc.. cảm thấy không an lạc nhưng khó để ngưng trụ và an tịnh nội tâm. Đức Phật, trong pháp thoại nầy, dạy năm các để áp chế sức lôi kéo của những ý nghĩa bất thiện.

 

 

 

099. Năm cách để tịnh chỉ tư duy

 

Như vầy tôi nghe.

 

Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Chư Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

 

-- Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn thực tu tăng thượng tâm cần phải thường thường tác ý năm tướng. Thế nào là năm?

 

 

1.     Hướng tâm vào những gì đối lập với tà tư duy. Thí dụ tâm đang ham muốn mãnh liệt với cảnh khả ái, khả ý thì nghĩ tới bản chất bất tịnh:

 

Ở đây, Tỷ-kheo y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện không phải tướng kia. Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người thợ mộc thiện xảo hay đệ tử một người thợ mộc, dùng một cái nêm nhỏ đánh bật ra, đánh tung ra, đánh văng ra một cái nêm khác; chư Tỷ-kheo, cũng vậy, khi một Tỷ-kheo y cứ một tướng nào, tác ý một tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ- kheo ấy cần phải tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia. Nhờ tác ý một tướng khác liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

 

2.     Tác ý đến sự nguy hiểm của những ý nghĩ đang lôi kéo mãnh liệt. Là thắp sáng ý thức về những nguy hiểm nếu để ý nghĩ đi quá xa. Thí dụ tâm suy nghĩ hoài về những oan trái, oán thù thì nghĩ tới nếu không khéo thì bản thân sẽ tạo nên những ác nghiệp bị tù tội đời nầy hay sanh vào khổ cảnh kiếp sau.

 

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy khi tác ý một tướng khác với tướng kia, liên hệ đến thiện, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy: "Ðây là những tầm bất thiện, đây là những tầm có tội, đây là những tầm có khổ báo". Nhờ quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy, các bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người đàn bà hay người đàn ông trẻ tuổi, trong tuổi thanh xuân, tánh ưa trang sức nếu một xác rắn, hay xác chó, hay xác người được quàng vào cổ, người ấy phải lo âu, xấu hổ, ghê tởm. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy nhờ quán sát... nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

 

3.     Tác ý đến gì hoàn toàn khác biệt. Có thể nói như một cách né tránh khôn ngoan. Thí dụ tâm luôn bực bội chuyện gì đó mà không nguôi ngoai thì đổi cảnh, đổi sinh hoạt.

 

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi quán sát các nguy hiểm của những tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời này chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải không ức niệm, không tác ý những tầm ấy. Nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, ví như một người có mắt, không muốn thấy các sắc pháp nằm trong tầm mắt của mình, người ấy nhắm mắt lại hay ngó qua một bên. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy, trong khi không ức niệm, không tác ý... được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

 

4.     Vận dụng chánh niệm để điều phục qua các tư thế hay cử chỉ của thân. Chánh kinh dùng chữ “hành tướng của suy tầm” có nghĩa là biểu hiện của ý nghĩa qua thân. Thí dụ lúc nổi nóng thường đi nhanh thì, bằng chánh niệm, đi chậm hay bước khoan thai lại.

 

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên. Chư Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy. Nhờ tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục... được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh. Ví như một người đang đi mau, suy nghĩ: "Tại sao ta lại đi mau? Ta hãy đi chậm lại". Trong khi đi chậm, người ấy suy nghĩ: "Tại sao ta lại đi chậm? Ta hãy dừng lại". Trong khi dừng lại, người ấy suy nghĩ: "Tại sao Ta lại dừng lại? Ta hãy ngồi xuống". Trong khi ngồi, người ấy suy nghĩ: "Tại sao ta lại ngồi? Ta hãy nằm xuống". Chư Tỷ-kheo, như vậy người ấy bỏ dần các cử chỉ thô cứng nhất và làm theo các cử chỉ tế nhị nhất. Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy tác ý đến... (như trên)... được an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

 

5.     Chế ngự tâm qua cách dán chặt lưỡi lên nóc giọng.  Thân và tâm vốn liên hệ mật thiết. Đôi khi tâm ảnh hưởng lớn đến tâm hoặc ngược lại. Nếu những ý nghĩ miên man không dừng lại được bằng sự vận dụng suy nghĩ hay chánh niệm thì dùng thân như một cách “chọi thẳng” với tà tư, tà niệm đó là ngồi vững và áp sát lưỡi lên nóc giọng cho tới khi bất thiện tư duy lắng dịu.

 

 

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi tác ý đến hành tướng các tầm và sự an trú các tầm, các ác, bất thiện tầm liên hệ... đến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục... liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong... được an trú, an tịnh nhất tâm, định tĩnh. Ví như một người lực sĩ nắm lấy đầu một người ốm yếu, hay nắm lấy vai, có thể chế ngự, nhiếp phục, và đánh bại. Chư Tỷ- kheo, cũng vậy, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi tác ý hành tướng các tầm và sự an trú các tầm ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si vẫn khởi lên, thời chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm. Nhờ nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ trừ diệt chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

 

Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, trong khi y cứ tướng nào, tác ý tướng nào, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si sanh khởi. Tỷ-kheo ấy tác ý một tướng khác, liên hệ đến thiện, khác với tướng kia, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được diệt trừ, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

 

Tỷ-kheo ấy, nhờ quán sát sự nguy hiểm các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

 

Tỷ-kheo ấy, nhờ không ức niệm, không tác ý các tầm ấy, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

 

Tỷ-kheo ấy tác ý hành tướng các tầm và an trú các tầm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

 

Tỷ-kheo ấy nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, các ác, bất thiện tầm liên hệ đến dục, liên hệ đến sân, liên hệ đến si được trừ diệt, đi đến diệt vong. Chính nhờ diệt trừ chúng, nội tâm được an trú, an tịnh, nhất tâm, định tĩnh.

 

Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã an trú trong đạo tầm pháp môn. Vị ấy có thể tác ý đến tầm nào vị ấy muốn, có thể không tác ý đến tầm nào vị ấy không muốn; vị ấy đã đoạn trừ khát ái, đã giải thoát các kiết sử, khéo chinh phục kiêu mạn, đã chấm dứt khổ đau.

 

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

Năm cách để tịnh chỉ tư duy:

a.       Tác ý đến những điều đối ngược với tư duy.

b.       Nếu cách thứ nhất  không hữu hiệu thì nên tác ý đến sự nguy hiểm của những ý nghĩ đang lôi kéo mãnh liệt.

c.       Nếu cách thứ hai không hữu hiệu thì nên tác ý đến gì hoàn toàn khác biệt.

d.       Nếu cách thứ ba không hữu hiệu thì nên vận dụng chánh niệm để điều phục qua các tư thế hay cử chỉ của thân.

e.       Nếu cách thứ tư không hữu hiệu thì ngồi xuống, tốt nhất là kiết già lưng thẳng, dán chặt lưỡi lên nóc giọng.

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

 

-ooOoo-

 

Kinh số 20 [tóm tắt]

Kinh An Trú Tầm

(Vitakkasanthāna Sutta)

(M.i, 118)

 

Đức Phật dạy vị Tỷ-kheo muốn tu tập Tăng thượng tâm (bốn thiền, bốn không...) cần phải thường tác ý năm tướng. Nhờ tác ý năm tướng, các tư duy liên hệ đến dục (chanda), đến sân, đến si được trừ diệt, nội tâm được định tĩnh. Tỷ-kheo khi như vậy được gọi là chủ động trong đạo tư duy pháp môn, muốn tác ý tư duy nào vị ấy muốn, không tác ý tư duy nào vị ấy không muốn, đoạn từ khát ái, giải thoát các kiết sử, chinh phục kiêu mạn, đoạn tận khổ đau.

 

Tác ý năm tướng như sau:

 

1/ Tỷ-kheo, y cứ, tác ý tướng nào, các tư duy liên hệ đến dục, đến sân, đến si, sanh khởi thời vị ấy cần phải tác ý đến một tướng khác liên hệ đến thiện, không phải tướng kia. Nhờ vậy các ác tư duy được trừ diệt. Như người thợ mộc lấy một nêm nhỏ đánh bật ra một nêm lớn khác.

 

2/ Nếu làm như trên, nhưng các tư duy bất thiện vẫn khởi lên, thời Tỷ-kheo cần phải quán sát sự nguy hiểm các tư duy bất thiện ấy: “Đây là những tư duy bất thiện, có tội lỗi, có khổ báo”. Nhờ quán sát như vậy, các tư duy bất thiện được đình chỉ.

 

3/ Dù cho có quán sát sự nguy hiểm các ác tư duy, các tư duy bất thiện vẫn khởi lên, thời Tỷ-kheo không có ức niệm (asati), không có tác ý đến các tư duy ấy nữa.

 

4/ Dù cho không ức niệm, không tác ý, những ác tư duy vẫn khởi lên, thời Tỷ-kheo cần phải tác ý đến hành tướng, hình tướng (sankhāra-santhānam) các tư duy. Như người đang đi mau, tự hỏi tại sao ta đi mau, ta hãy đi chậm lại, và người ấy đi chậm lại... cho đến khi người ấy nằm xuống.

 

5/ Dù cho tác ý đến hành tướng, hình tướng các tư duy ấy, các ác tư duy vẫn khởi lên, thời Tỷ-kheo cần phải nghiến răng, dán chặt lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, nhiếp phục tâm, đánh bại tâm, nhờ vậy các ác tư duy được đoạn trừ.

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

 

-ooOoo-

 

Kinh số 20 [tóm tắt]

Kinh An Trú Tầm

(Vitakkasanthāna Sutta)

(M.i, 118)

 

A. Duyên khởi:

 

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

 

B. Chánh kinh:

 

Năm tướng cần được sử dụng để tu tập tăng thượng tâm.

 

I. Khi tác ý đến tướng nào, các ác bất thiện tầm khởi lên, thời thay tướng ấy bằng một tướng thiện để đoạn diệt các tầm bất thiện. Như người thợ mộc, dùng một cái nêm đánh bật ra cái nêm khác.

 

II. Dầu làm vậy, các tầm bất thiện vẫn khởi lên, thời phải suy tư đến sự nguy hiểm của các bất thiện tầm ấy. Như một thanh niên ghê tởm xác rắn phải đeo vào cổ.

III. Dầu làm vậy, các tầm bất thiện vẫn khởi lên, thời phải không tác ý, không ức niệm các tầm ấy, như một người có mắt không muốn nhìn thấy sắc ấy, bèn nhìn qua một bên.

 

IV. Dầu làm vậy, các tầm bất thiện vẫn khởi lên, thời nên suy tư đến hành tướng và sự an trú các tầm ấy, như người đi mau, nghĩ đến đi chậm lại, rồi đứng lại, rồi ngồi và nằm.

 

V. Dầu làm như vậy, vẫn chưa đem lại kết quả, thời vị Tỷ-kheo cần phải nghiến răng, dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm. Như một người lực sĩ nắm lấy đầu hay vai một người yếu đuối.

 

VI. Năm pháp môn trình bày tóm tắt lại.

 

C. Kết luận:

 

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu


-ooOoo-

 

Kinh số 20 [tóm tắt]

Kinh An Trú Tầm

(Vitakkasanthāna Sutta)

(M.i, 118)

I. Toát yếu

 Vitakkasanthāna Sutta - the removal of distracting thoughts.

 The Buddha teaches five methods for dealing with the unwholesome thoughts that may arise in the course of meditation.

 Sự tẩy trừ loạn tưởng.

 Phật dạy năm phương pháp để đối trị những bất thiện tầm có thể khởi lên trong khi thiền định.

II. Tóm tắt

 Phật dạy muốn tuy tăng thượng tâm, có năm phương pháp như sau để diệt trừ các tư tưởng khởi lên liên hệ đến dục, sân, si:

 1. Nghĩ đến một tư tưởng khác, liên hệ đến ly dục, vô sân, vô si. Như thợ mộc dùng một cái nêm để đánh bật một cái nêm khác.

 2. Quán sát nguy hiểm của những bất thiện tầm khi chúng khởi lên, khi ấy tư tưởng xấu kia được trừ diệt. Như một người trẻ tuổi ưa trang sức mà bị quàng vào cổ một cái xác rắn hay xác chó, người ấy phải ghê tởm.

 3. Tảng lờ đừng để ý đến chúng. Như người không muốn thấy một vật trước mắt, bèn nhắm mắt hoặc nhìn chỗ khác.

 4. Quan sát sự sinh diệt của những tư tuởng ấy, khiến nó giảm tốc độ và dần dần biến mất.

 5. Quyết tâm dùng tâm chế ngự tâm [dùng một tư tưởng thiện để áp đảo một tư tưởng bất thiện].

 Nhờ áp dụng năm phương pháp ấy, các ác bất thiện tầm liên hệ đến dục, sân, si được trừ diệt, nội tâm được an trú. Tỳ kheo ấy đoạn trừ khát ái, giải thoát các kết sử, chinh phục kiêu mạn, chấm dứt khổ đau.

 III. Chú giải

 Tăng thượng tâm, adhicitta, là tâm trong tám thiền chứng - bốn thiền bốn định, làm căn bản cho tuệ. Được gọi là "tăng thượng" vì nó thù thắng hơn mười thiện tâm thông thường - bất sát bất đạo bất dâm...

 Năm tướng có thể hiểu là năm phương pháp trừ tán loạn. Hành giả chỉ nên xử dụng các phương pháp này khi sự tán loạn có vẻ dai dẳng. Bình thường, chỉ cần bám sát đề mục thiền của mình.

 Tác ý một tướng khác, ví dục khi tham dục khởi lên liên hệ đến hữu tình, thì tướng khác là "bất tịnh"; liên hệ đến vô tình, thì tướng khác là "vô thường". Vô sân khởi lên liên hệ đến hữu tình, thì tướng khác là tâm từ; liên hệ đến vô tình, thì tướng khác là bốn đại. Cách chữa trị những tư tưởng liên hệ si ám là gần một bậc thầy, nghe pháp và học pháp, quán sát ý nghĩa, tra tầm nguyên nhân.

 Quán sát nguy hiểm của những tư duy bất thiện sẽ phát sinh tàm và quý, sự sợ hãi điều quấy.

 IV. Pháp số

 Ba độc: dục, sân, si.

Năm phương pháp trừ vọng tưởng, an trú tâm.

 

V. Kệ tụng

 Có năm phương pháp này

Để tu tăng thượng tâm

Làm tịnh chỉ các tầm
Liên hệ dục, sân, hại.

 1. Như thợ mộc dùng nêm

Đánh bật một cái nêm.

Hãy khởi một tâm tốt

Tâm xấu sẽ tiêu tan.

 2. Thấy dục, sân nguy hiểm

Dục sân tự tiêu tan
Như người muốn điểm trang

Lại bị quàng xác rắn.

 3. Không ức niệm dục sân

Dục sân sẽ biến mất
Như chán nhìn vật gì

Mắt nhìn đi chỗ khác.

 4. Hoặc theo dõi tướng trạng

Dục sân tầm biến mất
Như người tự ý thức
Từ bỏ hành vi thô.

5. Như lực sĩ đánh bại

Một kẻ thù ốm yếu

Với nghị lực quyết tâm

Chế ngự dục, hại, sân.

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

 

-ooOoo-

 

20. Vitakkasaṇṭhānasuttaṃ [Mūla]

 

216. Evaṃ   me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti  te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''adhicittamanuyuttena, bhikkhave, bhikkhunā pañca nimittāni kālena kālaṃ manasi kātabbāni. Katamāni pañca? idha, bhikkhave, bhikkhuno yaṃ nimittaṃ āgamma yaṃ nimittaṃ manasikaroto uppajjanti pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi, tena, bhikkhave, bhikkhunā tamhā nimittā aññaṃ nimittaṃ manasi kātabbaṃ kusalūpasaṃhitaṃ. Tassa tamhā nimittā aññaṃ nimittaṃ manasikaroto kusalūpasaṃhitaṃ ye pāpakā akusalā  vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti [ekodibhoti (syā. ka.)] samādhiyati. Seyyathāpi, bhikkhave, dakkho palagaṇḍo vā palagaṇḍantevāsī vā sukhumāya āṇiyā oḷārikaṃ āṇiṃ abhinihaneyya abhinīhareyya abhinivatteyya [abhinivajjeyya (sī. pī.)] evameva kho, bhikkhave, bhikkhuno yaṃ nimittaṃ āgamma yaṃ nimittaṃ manasikaroto uppajjanti pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi  mohūpasaṃhitāpi, tena, bhikkhave, bhikkhunā tamhā nimittā aññaṃ nimittaṃ manasi kātabbaṃ kusalūpasaṃhitaṃ. Tassa tamhā nimittā aññaṃ nimittaṃ manasikaroto kusalūpasaṃhitaṃ ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati.

217. ''Tassa ce, bhikkhave, bhikkhuno tamhā nimittā aññaṃ nimittaṃ manasikaroto kusalūpasaṃhitaṃ uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi, tena, bhikkhave, bhikkhunā tesaṃ vitakkānaṃ ādīnavo upaparikkhitabbo : 'itipime vitakkā akusalā, itipime vitakkā sāvajjā, itipime vitakkā  dukkhavipākāti. Tassa tesaṃ vitakkānaṃ ādīnavaṃ upaparikkhato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Seyyathāpi, bhikkhave, itthī vā puriso vā daharo yuvā maṇḍanakajātiko ahikuṇapena vā kukkurakuṇapena vā manussakuṇapena  vā kaṇṭhe āsattena aṭṭiyeyya harāyeyya jiguccheyya evameva kho, bhikkhave, tassa ce bhikkhuno tamhāpi nimittā aññaṃ nimittaṃ  manasikaroto kusalūpasaṃhitaṃ uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi, tena, bhikkhave, bhikkhunā tesaṃ vitakkānaṃ ādīnavo upaparikkhitabbo : 'itipime vitakkā akusalā, itipime  vitakkā sāvajjā, itipime vitakkā dukkhavipākāti. Tassa tesaṃ vitakkānaṃ ādīnavaṃ upaparikkhato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati.

218. ''Tassa ce, bhikkhave, bhikkhuno tesampi vitakkānaṃ ādīnavaṃ upaparikkhato uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi, tena, bhikkhave, bhikkhunā tesaṃ vitakkānaṃ asatiamanasikāro āpajjitabbo. Tassa tesaṃ vitakkānaṃ asatiamanasikāraṃ āpajjato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Seyyathāpi, bhikkhave, cakkhumā puriso āpāthagatānaṃ rūpānaṃ adassanakāmo assa so nimīleyya vā aññena vā apalokeyya. Evameva kho, bhikkhave, tassa ce bhikkhuno tesampi vitakkānaṃ ādīnavaṃ upaparikkhato uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi, te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati.

 219. ''Tassa  ce, bhikkhave, bhikkhuno tesampi vitakkānaṃ asatiamanasikāraṃ āpajjato  uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi, tena, bhikkhave, bhikkhunā tesaṃ vitakkānaṃ vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṃ manasikātabbaṃ. Tassa tesaṃ vitakkānaṃ vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṃ manasikaroto ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Seyyathāpi, bhikkhave, puriso sīghaṃ gaccheyya. Tassa evamassa : 'kiṃ nu kho ahaṃ sīghaṃ gacchāmi? yaṃnūnāhaṃ saṇikaṃ gaccheyyanti. So saṇikaṃ gaccheyya. Tassa evamassa : 'kiṃ nu kho ahaṃ saṇikaṃ gacchāmi? yaṃnūnāhaṃ tiṭṭheyyanti. So tiṭṭheyya . Tassa evamassa : 'kiṃ nu kho ahaṃ ṭhito? yaṃnūnāhaṃ nisīdeyyanti. So nisīdeyya. Tassa evamassa : 'kiṃ nu kho ahaṃ nisinno? yaṃnūnāhaṃ nipajjeyyanti. So nipajjeyya. Evañhi so, bhikkhave, puriso oḷārikaṃ oḷārikaṃ iriyāpathaṃ abhinivajjetvā [abhinissajjetvā (syā.)] sukhumaṃ sukhumaṃ iriyāpathaṃ kappeyya. Evameva kho, bhikkhave, tassa ce bhikkhuno tesampi vitakkānaṃ asatiamanasikāraṃ āpajjato uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati.

220. ''Tassa  ce, bhikkhave, bhikkhuno tesampi vitakkānaṃ vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṃ manasikaroto uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi. Tena, bhikkhave, bhikkhunā dantebhidantamādhāya [dante + abhidantaṃ + ādhāyāti ṭīkāyaṃ padacchedo, dantebhīti panettha karaṇattho yutto viya dissati] jivhāya tāluṃ āhacca cetasā cittaṃ abhiniggaṇhitabbaṃ abhinippīḷetabbaṃ abhisantāpetabbaṃ . Tassa dantebhidantamādhāya jivhāya tāluṃ āhacca cetasā cittaṃ abhiniggaṇhato abhinippīḷayato abhisantāpayato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Seyyathāpi, bhikkhave, balavā puriso dubbalataraṃ purisaṃ sīse vā gale vā khandhe vā gahetvā abhiniggaṇheyya abhinippīḷeyya abhisantāpeyya evameva kho, bhikkhave, tassa ce bhikkhuno tesampi vitakkānaṃ vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṃ manasikaroto uppajjanteva pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi. Tena, bhikkhave, bhikkhunā dantebhidantamādhāya  jivhāya tāluṃ āhacca cetasā cittaṃ abhiniggaṇhitabbaṃ abhinippīḷetabbaṃ abhisantāpetabbaṃ. Tassa dantebhidantamādhāya jivhāya tāluṃ āhacca cetasā cittaṃ abhiniggaṇhato abhinippīḷayato abhisantāpayato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi  mohūpasaṃhitāpi  te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati.

 221. ''Yato kho [yato ca kho (syā. ka.)], bhikkhave, bhikkhuno yaṃ nimittaṃ āgamma yaṃ nimittaṃ manasikaroto uppajjanti pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi, tassa tamhā nimittā aññaṃ nimittaṃ manasikaroto kusalūpasaṃhitaṃ ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Tesampi vitakkānaṃ ādīnavaṃ upaparikkhato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Tesampi vitakkānaṃ asatiamanasikāraṃ āpajjato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Tesampi vitakkānaṃ vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṃ manasikaroto ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi  te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti samādhiyati. Dantebhidantamādhāya jivhāya tāluṃ āhacca cetasā cittaṃ abhiniggaṇhato abhinippīḷayato abhisantāpayato ye pāpakā akusalā vitakkā chandūpasaṃhitāpi dosūpasaṃhitāpi mohūpasaṃhitāpi te pahīyanti te abbhatthaṃ gacchanti. Tesaṃ pahānā ajjhattameva cittaṃ santiṭṭhati sannisīdati ekodi hoti  samādhiyati. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu vasī vitakkapariyāyapathesu. Yaṃ vitakkaṃ ākaṅkhissati taṃ vitakkaṃ vitakkessati, yaṃ vitakkaṃ nākaṅkhissati na taṃ vitakkaṃ vitakkessati. Acchecchi taṇhaṃ, vivattayi [vāvattayi (sī. pī.)] saṃyojanaṃ, sammā mānābhisamayā antamakāsi dukkhassāti.

Idamavoca   Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Vitakkasaṇṭhānasuttaṃ niṭṭhitaṃ dasamaṃ.

Sīhanādavaggo niṭṭhito dutiyo.

Tassuddānaṃ :

Cūḷasīhanādalomahaṃsavaro, mahācūḷadukkhakkhandhaanumānikasuttaṃ.

Khilapatthamadhupiṇḍikadvidhāvitakka, pañcanimittakathā puna vaggo..

 

-ooOoo-


20. Vitakkasaṇṭhānasuttavaṇṇanā [Atthakathā]


216. Evaṃ me sutanti vitakkasaṇṭhānasuttaṃ. Tattha adhicittamanuyuttenāti dasakusalakammapathavasena uppannaṃ cittaṃ cittameva, vipassanāpādakaaṭṭhasamāpatticittaṃ tato cittato adhikaṃ cittanti adhicittaṃ. Anuyuttenāti taṃ adhicittaṃ anuyuttena, tattha yuttappayuttenāti attho.

 Tatrāyaṃ bhikkhu purebhattaṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātappaṭikkanto nisīdanaṃ ādāya asukasmiṃ rukkhamūle vā vanasaṇḍe vā pabbatapāde vā pabbhāre vā samaṇadhammaṃ karissāmīti nikkhamantopi, tattha gantvā hatthehi vā pādehi vā nisajjaṭṭhānato tiṇapaṇṇāni apanentopi adhicittaṃ anuyuttoyeva. Nisīditvā pana hatthapāde dhovitvā pallaṅkaṃ ābhujitvā mūlakammaṭṭhānaṃ gahetvā viharantopi adhicittaṃ anuyuttoyeva.

 Nimittānīti kāraṇāni. Kālena kālanti samaye samaye. Na nu ca kammaṭṭhānaṃ nāma muhuttampi achaḍḍetvā nirantaraṃ manasikātabbaṃ, kasmā bhagavā ‘‘kālena kāla’’nti āhāti. Pāḷiyañhi aṭṭhatiṃsa kammaṭṭhānāni vibhattāni, tesu bhikkhunā attano cittarucitaṃ kammaṭṭhānaṃ gahetvā nisinnena yāva kocideva upakkileso nuppajjati, tāva imesaṃ nimittānaṃ manasikārakiccaṃ natthi. Yadā pana uppajjati, tadā imāni gahetvā citte uppannaṃ abbudaṃ nīharitabbanti dassento evamāha.

 Chandūpasaṃhitāti chandasahagatā rāgasampayuttā. Imesaṃ pana tiṇṇaṃ vitakkānaṃ khettañca ārammaṇañca jānitabbaṃ. Tattha chandūpasañhitānaṃ aṭṭha lobhasahagatacittāni khettaṃ, dosūpasañhitānaṃ dve domanassasahagatāni, mohūpasañhitānaṃ dvādasapi akusalacittāni. Vicikicchāuddhaccasampayuttacittāni pana dve etesaṃ pāṭipuggalikaṃ khettaṃ. Sabbesampi sattā ceva saṅkhārā ca ārammaṇaṃ, iṭṭhāniṭṭhaasamapekkhitesu hi sattesu ca saṅkhāresu ca te uppajjanti. Aññampi nimittaṃ manasikātabbaṃ kusalūpasaṃhitanti tato nimittato aññaṃ kusalanissitaṃ nimittaṃ manasikātabbaṃ. Tattha aññaṃ nimittaṃ nāma chandūpasañhite vitakke sattesu uppanne asubhabhāvanā aññaṃ nimittaṃ nāma. Saṅkhāresu uppanne aniccamanasikāro aññaṃ nimittaṃ nāma. Dosūpasañhite sattesu uppanne mettābhāvanā aññaṃ nimittaṃ nāma. Saṅkhāresu uppanne dhātumanasikāro aññaṃ nimittaṃ nāma. Mohūpasañhite yattha katthaci uppanne pañcadhammūpanissayo aññaṃ nimittaṃ nāma.

 Imassa hatthā vā sobhanā pādā vātiādinā nayena hi sattesu lobhe uppanne asubhato upasaṃharitabbaṃ. Kimhi sārattosi? Kesesu sārattosi. Lomesu…pe… muttesu sārattosi. Ayaṃ attabhāvo nāma tīhi aṭṭhisatehi ussāpito, navahi nhārusatehi ābaddho, navahi maṃsapesisatehi anulitto, allacammena pariyonaddho, chavirāgena paṭicchanno, navahi vaṇamukhehi navanavutilomakūpasahassehi ca asuci paggharati, kuṇapapūrito, duggandho, jeguccho, paṭikūlo, dvattiṃsakuṇapasañcayo, natthettha sāraṃ vā varaṃ vāti evaṃ asubhato upasaṃharantassa sattesu uppanno lobho pahīyati, tenassa asubhato upasaṃharaṇaṃ aññaṃ nimittaṃ nāma hoti.

 Pattacīvarādīsu saṅkhāresu lobhe uppanne dvīhākārehi saṅkhāramajjhattataṃ samuṭṭhāpetīti satipaṭṭhānavaṇṇanāyaṃ vuttanayena assāmikatāvakālikabhāvavasena manasikaroto so pahīyati. Tenassa aniccato manasikāro aññaṃ nimittaṃ nāma hoti. Sattesu dose uppanne pana āghātavinayakakacopamovādādīnaṃ vasena mettā bhāvetabbā, taṃ bhāvayato doso pahīyati, tenassa mettābhāvanā aññaṃ nimittaṃ nāma hoti. Khāṇukaṇṭakatiṇapaṇṇādīsu pana dose uppanne tvaṃ kassa kuppasi, kiṃ pathavīdhātuyā, udāhu āpodhātuyā, ko vā panāyaṃ kuppati nāma, kiṃ pathavīdhātu udāhu āpodhātūtiādinā nayena dhātumanasikāraṃ karontassa doso pahīyati. Tenassa dhātumanasikāro aññaṃ nimittaṃ nāma hoti.

 Mohe pana yattha katthaci uppanne –

‘‘Garūsaṃvāso uddeso, uddiṭṭhaparipucchanaṃ;

Kālena dhammassavanaṃ, ṭhānāṭṭhānavinicchayo;

Pañca dhammūpanissāya, mohadhātu pahīyatī’’ti. –

Ime pañca dhammā upanissitabbā. Garuṃ upanissāya viharanto hi bhikkhu – ‘‘ācariyo gāmappavesanaṃ anāpucchantassa pattakāle vattaṃ akarontassa ghaṭasataudakāharaṇādidaṇḍakammaṃ karotī’’ti yattappaṭiyatto hoti, athassa moho pahīyati. Uddesaṃ gaṇhantopi – ‘‘ācariyo uddesakāle uddesaṃ aggaṇhantassa asādhukaṃ sajjhāyantassa ca daṇḍakammaṃ karotī’’ti yattappaṭiyatto hoti, evampissa moho pahīyati. Garubhāvanīye bhikkhū upasaṃkamitvā ‘‘idaṃ bhante kathaṃ imassa ko attho’’ti paripucchanto kaṃkhaṃ vinodeti, evampissa moho pahīyati. Kālena dhammasavanaṭṭhānaṃ gantvā sakkaccaṃ dhammaṃ suṇantassāpi tesu tesu ṭhānesu attho pākaṭo hoti. Evampissa moho pahīyati. Idamassa kāraṇaṃ, idaṃ na kāraṇanti ṭhānāṭṭhānavinicchaye cheko hoti, evampissa moho pahīyati. Tenassa pañcadhammūpanissayo aññaṃ nimittaṃ nāma hoti.

Apica aṭṭhatiṃsāya ārammaṇesu yaṃkiñci bhāventassāpi ime vitakkā pahīyanti eva. Imāni pana nimittāni ujuvipaccanīkāni paṭipakkhabhūtāni. Imehi pahīnā rāgādayo suppahīnā honti. Yathā hi aggiṃ allakaṭṭhehipi paṃsūhipi sākhādīhipi pothetvā nibbāpentiyeva, udakaṃ pana aggissa ujuvipaccanīkaṃ, tena nibbuto sunibbuto hoti, evamimehi nimittehi pahīnā rāgādayo suppahīnā honti. Tasmā etāni kathitānīti veditabbāni.

 Kusalūpasaṃhitanti kusalanissitaṃ kusalassa paccayabhūtaṃ. Ajjhattamevāti gocarajjhattaṃyeva. Palagaṇḍoti vaḍḍhakī. Sukhumāya āṇiyāti yaṃ āṇiṃ nīharitukāmo hoti, tato sukhumatarāya sāradāruāṇiyā. Oḷārikaṃ āṇinti candaphalake vā sāraphalake vā ākoṭitaṃ visamāṇiṃ. Abhinihaneyyāti muggarena ākoṭento haneyya. Abhinīhareyyāti evaṃ abhinihananto phalakato nīhareyya. Abhinivaseyyāti idāni bahu nikkhantāti ñatvā hatthena cāletvā nikkaḍḍheyya. Tattha phalakaṃ viya cittaṃ, phalake visamāṇī viya akusalavitakkā, sukhumāṇī viya aññaṃ asubhabhāvanādikusalanimittaṃ, sukhumāṇiyā oḷārikāṇinīharaṇaṃ viya asubhabhāvanādīhi kusalanimittehi tesaṃ vitakkānaṃ nīharaṇaṃ.

 217. Ahikuṇapenātiādi atijegucchapaṭikūlakuṇapadassanatthaṃ vuttaṃ. Kaṇṭhe āsattenāti kenacideva paccatthikena ānetvā kaṇṭhe baddhena paṭimukkena. Aṭṭiyeyyāti aṭṭo dukkhito bhaveyya. Harāyeyyāti lajjeyya. Jiguccheyyāti sañjātajiguccho bhaveyya.

 Pahīyantīti evaṃ imināpi kāraṇena ete akusalā dhammā sāvajjā dukkhavipākāti attano paññābalena upaparikkhato ahikuṇapādīni viya jigucchantassa pahīyanti. Yo pana attano paññābalena upaparikkhituṃ na sakkoti, tena ācariyaṃ vā upajjhāyaṃ vā aññataraṃ vā garuṭṭhāniyaṃ sabrahmacāriṃ saṅghattheraṃ vā upasaṅkamitvā ghaṇḍiṃ paharitvā bhikkhusaṅghameva vā sannipātetvā ārocetabbaṃ, bahunañhi sannipāte bhavissateva eko paṇḍitamanusso, svāyaṃ evaṃ etesu ādīnavo daṭṭhabboti kathessati, kāyavicchindanīyakathādīhi vā pana te vitakke niggaṇhissatīti.

 218. Asatiamanasikāro āpajjitabboti neva so vitakko saritabbo na manasikātabbo, aññavihitakena bhavitabbaṃ. Yathā hi rūpaṃ apassitukāmo puriso akkhīni nimīleyya, evameva mūlakammaṭṭhānaṃ gahetvā nisinnena bhikkhunā cittamhi vitakke uppanne aññavihitakena bhavitabbaṃ. Evamassa so vitakko pahīyati, tasmiṃ pahīne puna kammaṭṭhānaṃ gahetvā nisīditabbaṃ.

Sace na pahīyati, uggahito dhammakathāpabandho hoti, so mahāsaddena sajjhāyitabbo. Evampi ce aññavihitakassa sato so na pahīyati. Thavikāya muṭṭhipotthako hoti, yattha ca buddhavaṇṇāpi dhammavaṇṇāpi likhitā honti, taṃ nīharitvā vācentena aññavihitakena bhavitabbaṃ. Evampi ce na pahīyati, thavikato araṇisahitāni nīharitvā ‘‘ayaṃ uttarāraṇī ayaṃ adharāraṇī’’ti āvajjentena aññavihitakena bhavitabbaṃ. Evampi ce na pahīyati, sipāṭikaṃ nīharitvā ‘‘idaṃ ārakaṇṭakaṃ nāma, ayaṃ pipphalako nāma, idaṃ nakhacchedanaṃ nāma, ayaṃ sūci nāmā’’ti parikkhāraṃ samannānentena aññavihitakena bhavitabbaṃ. Evampi ce na pahīyati, sūciṃ gahetvā cīvare jiṇṇaṭṭhānaṃ sibbantena aññavihitakena bhavitabbaṃ. Evaṃ yāva na pahīyati, tāva taṃ taṃ kusalakammaṃ karontena aññavihitakena bhavitabbaṃ. Pahīne puna mūlakammaṭṭhānaṃ gahetvā nisīditabbaṃ, navakammaṃ pana na paṭṭhapetabbaṃ. Kasmā? Vitakke pacchinne kammaṭṭhānamanasikārassa okāso na hoti.

 Porāṇakapaṇḍitā pana navakammaṃ katvāpi vitakkaṃ pacchindiṃsu. Tatridaṃ vatthu – tissasāmaṇerassa kira upajjhāyo tissamahāvihāre vasati. Tissasāmaṇero ‘‘bhante ukkaṇṭhitomhī’’ti āha. Atha naṃ thero ‘‘imasmiṃ vihāre nhānaudakaṃ dullabhaṃ, maṃ gahetvā cittalapabbataṃ gacchāhī’’ti āha. So tathā akāsi. Tattha naṃ thero āha ‘‘ayaṃ vihāro accantasaṅghiko, ekaṃ puggalikaṭṭhānaṃ karohī’’ti. So sādhu bhanteti ādito paṭṭhāya saṃyuttanikāyaṃ pabbhārasodhanaṃ tejodhātukasiṇaparikammanti tīṇīpi ekato ārabhitvā kammaṭṭhānaṃ appanaṃ pāpesi, saṃyuttanikāyaṃ pariyosāpesi, leṇakammaṃ niṭṭhāpesi, sabbaṃ katvā upajjhāyassa saññaṃ adāsi. Upajjhāyo ‘‘dukkhena te sāmaṇera kataṃ, ajja tāva tvaṃyeva vasāhī’’ti āha. So taṃ rattiṃ leṇe vasanto utusappāyaṃ labhitvā vipassanaṃ vaḍḍhetvā arahattaṃ patvā tattheva parinibbāyi. Tassa dhātuyo gahetvā cetiyaṃ akaṃsu. Ajjāpi tissattheracetiyanti paññāyati. Idaṃ pabbaṃ asatipabbaṃ nāma.

 219. Imasmiṃ ṭhatvā vitakke niggaṇhituṃ asakkonto idha ṭhatvā niggaṇhissatīti vitakkamūlabhedaṃ pabbaṃ dassento puna tassa ce bhikkhavetiādimāha. Tattha vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṃ manasikātabbanti saṅkharotīti saṅkhāro, paccayo, kāraṇaṃ mūlanti attho. Santiṭṭhati etthāti saṇṭhānaṃ, vitakkasaṅkhārassa saṇṭhānaṃ vitakkasaṅkhārasaṇṭhānaṃ, taṃ manasikātabbanti. Idaṃ vuttaṃ hoti, ayaṃ vitakko kiṃ hetu kiṃ paccayā kiṃ kāraṇā uppannoti vitakkānaṃ mūlañca mūlamūlañca manasikātabbanti. Kiṃ nu kho ahaṃ sīghaṃ gacchāmīti kena nu kho kāraṇena ahaṃ sīghaṃ gacchāmi? Yaṃnūnāhaṃ saṇikaṃ gaccheyyanti kiṃ me iminā sīghagamanena, saṇikaṃ gacchissāmīti cintesi. So saṇikaṃ gaccheyyāti so evaṃ cintetvā saṇikaṃ gaccheyya. Esa nayo sabbattha.

 Tattha tassa purisassa sīghagamanakālo viya imassa bhikkhuno vitakkasamāruḷhakālo. Tassa saṇikagamanakālo viya imassa vitakkacārapacchedanakālo. Tassa ṭhitakālo viya imassa vitakkacāre pacchinne mūlakammaṭṭhānaṃ cittotaraṇakālo. Tassa nisinnakālo viya imassa vipassanaṃ vaḍḍhetvā arahattappattakālo. Tassa nipannakālo viya imassa nibbānārammaṇāya phalasamāpattiyā divasaṃ vītivattanakālo. Tattha ime vitakkā kiṃ hetukā kiṃ paccayāti vitakkānaṃ mūlamūlaṃ gacchantassa vitakkacāro sithilo hoti. Tasmiṃ sithilībhūte matthakaṃ gacchante vitakkā sabbaso nirujjhanti. Ayamattho duddubhajātakenapi dīpetabbo –

 Sasakassa kira beluvarukkhamūle niddāyantassa beluvapakkaṃ vaṇṭato chijjitvā kaṇṇamūle patitaṃ. So tassa saddena ‘‘pathavī bhijjatī’’ti saññāya uṭṭhahitvā vegena palāyi. Taṃ disvā purato aññepi catuppadā palāyiṃsu. Tadā bodhisatto sīho hoti. So cintesi – ‘‘ayaṃ pathavī nāma kappavināse bhijjati, antarā pathavībhedo nāma natthi, yaṃnūnāhaṃ mūlamūlaṃ gantvā anuvijjeyya’’nti. So hatthināgato paṭṭhāya yāva sasakaṃ pucchi ‘‘tayā, tāta, pathavī bhijjamānā diṭṭhā’’ti. Saso ‘‘āma devā’’ti āha. Sīho ‘‘ehi, bho, dassehī’’ti. Saso ‘‘na sakkomi sāmī’’ti. ‘‘Ehi, re, mā bhāyī’’ti saṇhamudukena gahetvā gato saso rukkhassa avidūre ṭhatvā –

‘‘Duddubhāyati bhaddante, yasmiṃ dese vasāmahaṃ;

Ahampetaṃ na jānāmi, kimetaṃ duddubhāyatī’’ti. (jā. 1.4.85) –

Gāthamāha. Bodhisatto ‘‘tvaṃ ettheva tiṭṭhā’’ti rukkhamūlaṃ gantvā sasakassa nipannaṭṭhānaṃ addasa, beluvapakkaṃ addasa, uddhaṃ oleketvā vaṇṭaṃ addasa, disvā ‘‘ayaṃ saso ettha nipanno, niddāyamāno imassa kaṇṇamūle patitassa saddena ‘pathavī bhijjatī’ti evaṃsaññī hutvā palāyī’’ti ñatvā taṃ kāraṇaṃ sasaṃ pucchi. Saso ‘‘āma, devā’’ti āha. Bodhisatto imaṃ gāthamāha –

‘‘Beluva patitaṃ sutvā, duddubhanti saso javi;

Sasassa vacanaṃ sutvā, santattā migavāhinī’’ti. (jā. 1.4.86);

Tato bodhisatto ‘‘mā bhāyathā’’ti migagaṇe assāsesi. Evaṃ vitakkānaṃ mūlamūlaṃ gacchantassa vitakkā pahīyanti.

 220. Imasmiṃ vitakkamūlabhedapabbe ṭhatvā vitakke niggaṇhituṃ asakkontena pana evaṃ niggaṇhitabbāti aparampi kāraṇaṃ dassento puna tassa ce, bhikkhavetiādimāha.

 Dantebhidantamādhāyāti heṭṭhādante uparidantaṃ ṭhapetvā. Cetasā cittanti kusalacittena akusalacittaṃ abhiniggaṇhitabbaṃ. Balavā purisoti yathā thāmasampanno mahābalo puriso dubbalaṃ purisaṃ sīse vā gale vā khandhe vā gahetvā abhiniggaṇheyya abhinippīḷeyya abhisantāpeyya santattaṃ kilantaṃ mucchāparetaṃ viya kareyya, evameva bhikkhunā vitakkehi saddhiṃ paṭimallena hutvā ‘‘ke ca tumhe ko cāha’’nti abhibhavitvā – ‘‘kāmaṃ taco ca nhāru ca aṭṭhi ca avasissatu sarīre upasussatu maṃsalohita’’nti (a. ni. 2.5) evaṃ mahāvīriyaṃ paggayha vitakkā niggaṇhitabbāti dassento ima atthadīpikaṃ upamaṃ āhari.

 221. Yato kho, bhikkhaveti idaṃ pariyādānabhājaniyaṃ nāma, taṃ uttānatthameva. Yathā pana satthācariyo tiroraṭṭhā āgataṃ rājaputtaṃ pañcāvudhasippaṃ uggaṇhāpetvā ‘‘gaccha, attano raṭṭhe rajjaṃ gaṇha. Sace te antarāmagge corā uṭṭhahanti, dhanunā kammaṃ katvā gaccha. Sace te dhanu nassati vā bhijjati vā sattiyā asinā’’ti evaṃ pañcahipi āvudhehi kattabbaṃ dassetvā uyyojeti. So tathā katvā sakaraṭṭhaṃ gantvā rajjaṃ gahetvā rajjasiriṃ anubhoti. Evamevaṃ bhagavā adhicittamanuyuttaṃ bhikkhuṃ arahattagahaṇatthāya uyyojento – ‘‘sacassa antarā akusalavitakkā uppajjanti, aññanimittapabbe ṭhatvā te niggaṇhitvā vipassanaṃ vaḍḍhetvā arahattaṃ pāpuṇissati. Tattha asakkonto ādīnavapabbe ṭhatvā, tatrāpi asakkonto asatipabbe ṭhatvā, tatrāpi asakkonto vitakkamūlabhedapabbe ṭhatvā, tatrāpi asakkonto abhiniggaṇhanapabbe ṭhatvā vitakke niggaṇhitvā vipassanaṃ vaḍḍhetvā arahattaṃ pāpuṇissatī’’ti imāni pañca pabbāni desesi.

Vasī vitakkapariyāyapathesūti vitakkacārapathesu ciṇṇavasī paguṇavasīti vuccati. Yaṃ vitakkaṃ ākaṅkhissatīti idaṃ assa vasībhāvākāradassanatthaṃ vuttaṃ. Ayañhi pubbe yaṃ vitakkaṃ vitakketukāmo hoti, taṃ na vitakketi. Yaṃ na vitakketukāmo hoti, taṃ vitakketi. Idāni pana vasībhūtattā yaṃ vitakkaṃ vitakketukāmo hoti, taṃyeva vitakketi. Yaṃ na vitakketukāmo, na taṃ vitakketi. Tena vuttaṃ ‘‘yaṃ vitakkaṃ ākaṅkhissati, taṃ vitakkaṃ vitakkessati. Yaṃ vitakkaṃ nākaṅkhissati, na taṃ vitakkaṃ vitakkhessatī’’ti. Acchecchi taṇhantiādi sabbāsavasutte vuttamevāti.

 Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

Vitakkasaṇṭhānasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

 Dutiyavaggavaṇṇanā niṭṭhitā.

Mūlapaṇṇāsaṭṭhakathāya paṭhamo bhāgo niṭṭhito.

Mūlapaṇṇāsa-aṭṭhakathā

 -ooOoo-



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành


 Thảo luận 1. Có quan niệm rằng đối với phiền não mà tránh né là yếu hèn. Trong bài kinh hôm nay Đức Phật dạy có khi nên tác ý đến điều hoàn toàn khác biệt (thí dụ như đổi cảnh, đổi đề tài suy tư) , như vậy có là cách né tránh? Nếu né tránh thì có yếu hèn? - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 2. Có những biện pháp đối trị phiền não có tánh cách nhất thời (như áp lưỡi vào nóc giọng) vẫn được Đức Phật dạy. Như vậy phải chăng có những phương cách tạm thời nhưng vẫn nên áp dụng? - ĐĐ Pháp Tín

 Thảo luận 3. Chúng ta không thể thay đổi cả thế giới nầy nhưng có thể thay đổi cách suy tư ở bản thân. Sự thay đổi tư duy có ảnh hưởng thế nào đối với cuộc sống? - ĐĐ Nguyên Thông 



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment