Phạn ngữ Pàli – Lễ Phật - cách phát âm
Ngày 10.8.2020
Bài 1
Lễ Phật - Cách phát âm
Một cách học Phạn ngữ Pàli thường thấy ở các xứ Phật giáo là học
thuộc lòng một số kinh tụng nhật hành rồi sau đó làm quen với một số từ vựng Phật
học Pàli để rồi đi sâu vào ngữ pháp. Giáo trình nầy cũng theo cách quen thuộc đó.
Namo
tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa
Namo
tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa
Namo
tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa
Namo: đãnh
lễ
Tiếng Pāli tương đối dễ đọc. Có tất cả 41 mẫu tự
gồm 8 nguyên âm và 33 phụ âm.
8 nguyên âm:
a - ā - i
- ī - u - ū - e - o
33 phụ âm chia thành 6 nhóm:
k - kh - g
- gh - ṅ
c - ch - j - jh - ñ
ṭ - ṭh - ḍ - ḍh - ṇ
t - th - d - dh - n
p - ph - b - bh - m
y - r - l - v - s - h - ḷ - ṃ
Cách đọc nguyên âm
a |
đọc là |
ă |
như há |
td: anīka |
(á ni ká) |
ā |
đọc là |
a |
như cha |
td: bālā |
(ba la) |
i |
đọc là |
í |
như tí |
td: isi |
(í sí) |
ī |
đọc là |
i |
như nghi |
td: īhā |
(i ha) |
u |
đọc là |
ú |
như tú |
td: udara |
(ú đá rá) |
ū |
đọc là |
u |
như du |
td: ūkā |
(u ka) |
e |
đọc là |
ê |
như đê |
td: eka |
(ê ká) |
o |
đọc là |
ô |
như tô |
td: okāra |
(ô ka rá) |
Các nguyên âm: ā, ī, ū, e, o phát
âm dài Các nguyên âm có phụ âm đi sau phát âm dài; thí dụ: sattha (sát-thá)
âm "sát" đọc dài, tunha (tun-há) âm "tun"
đọc dài.
Cách đọc phụ âm lưu ý: những phiên âm có gạch nối
là những "âm láy" khi phát âm đọc nhanh như "bờ" trong
"bờ-há" .
1. Nhóm âm họng
k |
đọc là |
ká |
như ka ki |
td: kata |
(ká tá) |
kh |
đọc là |
kờ-há |
như khá |
td: khaya |
(khá dá) |
g |
đọc là |
gá |
như gỗ |
td: gati |
(gá tí) |
gh |
đọc là |
gờ-há |
|
td: ghaṭī |
(gờ-há ti) |
ṅ |
đọc là |
ngá |
như ung |
td: saṅkā |
(săng ka) |
2. Nhóm nóc giọng
c |
đọc là |
chá |
như cháu |
td: canda |
(chanh đá) |
ch |
đọc là |
chờ-há |
|
td: chando |
(chờ-hanh đô) |
j |
đọc là |
dzá |
như dzu |
td: jāni |
(dza ní) |
jh |
đọc là |
dzờ-há |
|
td: jhāna |
(dzờ-ha ná) |
ñ |
đọc là |
nhá |
như nhà |
td: ñāṇa |
(nha ná) |
3. Nhóm âm não (không có âm Việt tương đương) Khi
phát âm giống như nhóm âm răng nhưng cong lưỡi lại,dồn hơi lên óc.
ṭ |
td: ṭaṅka |
(tăng ká) |
ṭh |
td: ṭhāna |
(tha ná) |
ḍ |
td: ḍāka |
(đa ká) |
ḍh |
td: oḍḍha |
(ốt đơ-há) |
ṇ |
td: iṇa |
(í ná) |
4. Nhóm âm răng
t |
đọc là |
tá |
như tú |
td: taṭa |
(tá tá) |
th |
đọc là |
tờ-há |
như thứ |
td: thala |
(thá lá) |
d |
đọc là |
đá |
như đong |
td: dati |
(đá tí) |
dh |
đọc là |
đờ-há |
|
td: dhana |
(đờ-há ná) |
n |
đọc là |
ná |
như non |
td: naga |
(ná gá) |
5. Nhóm âm môi
p |
đọc là |
pá |
như pa-pa |
td:pajā |
(pá dza) |
ph |
đọc là |
pờ-há |
như phải |
td:phala |
(phá lá) |
b |
đọc là |
bá |
như báo |
td: bāhā |
(ba ha) |
bh |
đọc là |
bờ-há |
|
td: bhaya |
(bờ-há dá) |
m |
đọc là |
má |
như mơ |
td: mana |
(má ná) |
6. Các phụ âm không thuộc nhóm
y |
đọc là |
dá |
như du |
td: yoni |
(dô ní) |
r |
đọc là |
rá |
như rõ |
td: rajani |
(rá dzá ní] |
l |
đọc là |
lá |
như lo |
td: laya |
(lá yá) |
ḷ |
đọc là |
lá |
td: ḷīyati |
(li dá tí) |
|
v |
đọc là |
quá |
như qui |
td: vati |
(quá tí) |
s |
đọc là |
sá |
như sử |
td: sati |
(sá tí) |
h |
đọc là |
há |
như hổ |
td: hati |
(há tí) |
ṃ |
đọc là |
ăng |
như băng |
td: taṃ |
(tăng) |
Cách đọc vần ngược Pāli
k, g trong
vần ngược đọc như "c" trong "nam bắc" td: agga (ắc gá),
sakka (sắc cá).
ṅ, ṇ, ṃ trong
vần ngược đọc như "ng" trong "ngang dọc" td: saṅgha (săng
gờ-há), taṇḍa (tăng đá), dhammaṃ (đờ-ham măng).
c, j, ṭ, ḍ, t, d trong vần ngược đọc như "t" trong chữ chén bát
(giọng bắc) td: satta (sát tá)
ñ trong
vần ngược đọc như "nh" trong "nhanh chóng" td: añña (anh
nhá).
n trong
vần ngược đọc như "n" trong "than đá" (giọng bắc).
p, b trong
vần ngược đọc như "p" trong "áp đảo" thí dụ uppannaṃ (úp
pan năng).
l, ḷ trong vần
ngược đọc "l" trong all của Anh ngữ. td: virūḷha (quí run há).
s trong
vần ngược đọc "s" trong Texas (không có âm Việt tương đương)
y trong
ey đọc như "ây" trong "đông tây" td: āhuneyyo (a hú nây dô)
ṅ, ṃ chỉ
đi với nguyên âm trong vần ngược, tương đương với NG. thí dụ: taṃ [đọc là tăng]
Một chữ thường thấy xuất xứ từ Bắc phạn là Brahma
(phạm chí) đọc là "bờ-ram má". Người học cần nhớ cách phiên âm để tự
học chỉ là tương đối, nên học với thầy dạy là tốt nhất. Dưới đây là một bản thí
dụ về cách phát âm Phạn ngữ Pāli với phiên âm bài kinh "Dâng Hoa"
Pūjemi
buddhaṃ kusumenanena
Pu jê mí bút d-hăng kú sú mê ná nê ná
Puññena me tena ca hotu mokkhaṃ
Pun nhê ná mê tê ná chá hô tú mốc khăng
Pupphaṃ milāyāti yathā idaṃ me
Púp phăng mí la da tí dá tha í đăm mê
Kāyo tathā yāti vināsabhāvaṃ.
Ka dô tá tha da tí quí na sá pha quăng
Ngôn
ngữ Việt, Thái, Lào với đa số là tiếng đơn âm nên có trường hợp chữ Anh là
“clip” thì đọc là “cờ líp” và ít khi phân việt rõ âm dài và ngắn hay nặng hoặc
nhẹ. Khi phát âm Phạn ngữ Pàli thì thường gặp vấn đề tương tự. thường âm ngắn
thì cho vào khứ thanh (như đánh dấu sắc) thí dụ tên của thị giả Phật tôn giả
Ananda thì phát âm là Á nan đá nếu đọc chuẩn thì không dùng khứ thanh như vậy.
Hai nơi phát âm Phạn ngữ chính xác là Tích
Lan và Ấn Độ.
Tham khảo
Phần
hướng dẫn chi tiết vể cách phát âm Phạn ngữ Pàlì sau đây được trích từ quyển “Học
Tiếng Pàli” do Tỳ kheo Giác Giới biên soạn:
MẪU TỰ VÀ NGỮ ÂM PĀLI
Mẫu tự (Akkhara)
c - ch - j - jh - ñ
ṭ - ṭh - ḍ - ḍh - ṇ
t - th - d - dh - n
p - ph - b - bh - m
y - r - l - v - s - h - ḷ - ṃ
Âm giọng mẫu tự
Chú ý: ba đoản âm
này khi có tỷ âm (phụ âm giọng mũi) đi cặp thì đọc thành âm dài. Thí dụ: saṅkha (aṅ), añjali (añ), paṇṇa (aṇ),
anda (an), amba (am), sīlaṃ (aṃ), kapiṃ (iṃ), dhenuṃ (uṃ)… hoặc khi đoản âm này
đứng trước phụ âm kép ngoại bọn y, l,ḷ
cũng đọc thành âm dài, như ayya (ay), salla (al), daḷha (aḷ)…
B. Về phụ âm
Phụ âm Pāli có âm êm (aghosa)
âm vang (ghosa), giọng lơi (sithila), giọng nhấn (dhanita).
* Phụ âm êm (aghosa) là những chữ được phát âm nhẹ nhàng . Gồm có 12 chữ là
k, kh, c, ch, ṭ, ṭh, t, th, p, ph,
s và ḷ.
* Phụ âm vang (ghosa)
là những chữ phát âm nặng nề. Gồm có 20 chữ là g, gh, ṅ, j, jh, ñ, ḍ, ḍh, ṇ, d, dh, n, b,
bh, m, y, r, l, v và h.
* Phụ âm lơi (sithila) là những chữ có giọng phát âm thong thả, cũng gọi là
những chữ vô khí âm. Gồm 15 chữ là k, g, c, j, ṭ, ḍ, t, d, p, b, ṅ, ñ, ṇ, n và m.
* Phụ âm nhấn (dhanita) là những chữ có giọng phát âm gằn mạnh, cũng gọi là
những hữu khí âm. Gồm 10 chữ là kh, gh, ch, jh, ṭh,
ḍh, th, dh, ph, bh.
Như vậy, cần thiết
là:
K, c, ṭ, t, p là những chữ có âm
êm và giọng lơi (sithila – aghosa).
G, ṅ, ñ, ḍ, ṇ, d, n, b,
m là những chữ có âm vang và giọng nhấn (dhanita – ghosa).
Bảy phụ âm ngoại bọn
là y, r, l, v, s, h, ḷ bảy những chữ không
thuộc vô khí âm hay hữu khí âm nên không có phân biệt giọng lơi hay giọng nhấn,
mà chỉ phát âm theo âm êm hay vang (ghosa) thôi.
Riêng về phụ âm ṃ vì chỉ là chữ tuỳ
thuộc nguyên âm (anusara) và tạo âm hưởng cho nguyên âm (niggahita), thí dụ: aṃ, iṃ, uṃ… nên nó không thành âm
êm hay âm vang, gọi là chữ thoát âm (ghosāghosavimutti) , cũng không phát
ra giọng lơi hay nhấn.
Cơ
cấu phát âm
Cơ cấu phát âm là
nói đến chỗ phát âm (ṭhāna) và cách phát âm
(karaṇa) của các chữ cái.
A. Chỗ phát âm (thāna)
Có 6 chỗ phát âm là cổ họng (kaṇṇtha), nóc họng (tālu), đầu lưỡi
(muddha), răng (danta), môi (oṭṭha) và mũi (nāsika).
Từ sáu vị trí ấy mà các chữ được bật thành âm giọng. Có
những chữ được phát âm từ một vị trí âm (akaṭṭhānaja), có những chữ
được phát âm từ hai vị trí âm (dviṭṭhānaja).
Có 32 chữ cái được phát âm từ một vị trí:
A, Ā, K, KH, G, GH được phát âm từ cổ họng, gọi chúng là những ch kaṇṭhaja.
I, Ī, C, CH, J, JH, Y được phát âm từ nóc
họng, gọi chúng là những chữ
tāluja.
Ṭ, ṬH, Ḍ, ḌH, R, Ḷ được phát âm từ đầu
lưỡi, gọi chúng là những chữ muddhaja.
T, TH. D, DH, R, L, S được phát âm từ răng,
gọi chúng là những dantaja.
U, Ū, O, PH, B, BH được phát âm từ
môi gọi chúng là những chữ
oṭṭhaja
Ṃ là chữ được phát âm từ mũi, gọi là nāsikaja
Có 9 chữ cái được phát âm từ hai vị trí:
E là chữ được phát âm từ cổ họng và nóc họng, gọi là kaṇṭhalāluja.
O là chữ được phát âm từ cổ họng và môi, gọi là kaṇṭhoṭṭhaja.
Ṅ là chữ được phát âm từ cổ họng và mũi, gọi là kaṇṭhanāsikaja.
Ñ là chữ được phát âm từ nóc họng và mũi, gọi là tālunāsikaja.
Ṇ là chữ được phát âm từ đầu lưỡi và mũi, gọi là muddhanāsikaja.
N là chữ được phát âm từ răng và mũi, gọi là dantanāsikaja.
M là chữ được phát âm từ môi và mũi, gọi là oṭṭhanāsikaja.
V là chữ được phát âm từ răng và môi, gọi là dantoṭṭhaja.
H là chữ được phát âm thật ra chỉ theo một vị trí (ekaṭṭhānaja), nhưng vì nó có
thể được phát âm từ cổ họng
(kaṇṭhaja), hoặc theo ngực (ujara). Khi h đứng đơn lập
trong vần xuôi thì được phát âm từ cổ họng gọi là
kaṇṭhaja, thí dụ: haṃsa, harati…; khi h đứng sau trong phụ âm
kép (ñh, ṇh, nh, mh, yh, lh, vh, ḷh) thì nó được phát
âm từ ngực gọi là uraja, thí dụ: pañhā, taṇhā, anhāto, amha, mayhaṃ,
vulhaṃ, jivhā, daḷhaṃ…
B. Cách phát âm (karaṇa)
Có 4 cách làm bật ra âm của chữ khi đọc tiếng Pāli:
1) Cách phát âm tự vị trí (sakaṭṭhānaṃ) là cách phát âm của những chữ thuộc âm họng (kaṇṭhaja), âm môi (oṭṭhaja) và âm mũi (nāsikaja).
2) Cách phát âm giữa lưỡi (jivhāmajjhaṃ), là cách phát âm của những chữ thuộc âm nóc họng (tāluja). Những chữ này khi phát âm áp sát mặt lưỡi lên nóc họng rồi bật
hơi ra.
3) Cách
phát âm cong chót lưỡi (jivhopaggaṃ) là cách phát âm
của những chữ thuộc âm đầu lưỡi (muddhaja). Những chữ này khi phát âm cong chót
lưỡi áp vào nóc họng rồi bật hơi ra.
4) Cách phát
âm chót lưỡi (jivhaggaṃ) là cách phát âm của những chữ thuộc
âm răng (dantaja). Những chữ này khi phát âm đưa chót luỡi ra giữa hai hàm răng
rồi bật hơi ra.
Phụ
âm kép (byañjanasaṃyoga)
Phụ âm kép
là hai phụ âm cặp kề nhau, như kk, kkh, cc,cch, v.v…
Trong tiếng
Pāli phụ âm kép có trong vần ngược và cũng
có trong vần xuôi.
Phụ âm kép
trong vần ngược như là akkha, accha, kiñci
v.v…
Phụ âm kép trong vần xuôi như là byāthi, tvaṃ, kvā v.v…
Phụ âm kép
trong Pāli đa phần là có qui tắc, cũng có trường hợp
bất quy tắc.
A. Phụ âm
kép có qui tắc
- Trong mỗi
bọn phụ âm, chữ thứ nhất ghép với chính nó và với chữ thứ hai, như sau:
kk: akka
(mặt trời)
kkh: akkhi
(con mắt)
cc: sacca
(sự thật)
cch:
maccha (con cá)
ṭṭ: aṭṭa
(chòi canh)
tt: aṭṭha
(số 8)
tt: atta
(tự ngã, bản ngã)
tth: attha
(nghĩa lý; sự lợi ích; nhu cầu)
pp: appa
(ít, thiểu số)
pph:
puppha (bông hoa)
- Chữ thứ
ba trong mỗi bọn phụ âm có qui tắc ghép với chính nó và với chữ thứ tư, như
sau:
gg: agga
(chót, ngọn, tột đỉnh)
ggh: aggha
(giá trị)
jj: ajja
(hôm nay)
jjh: ajjhāya (chương sách)
ḍḍ: kuḍḍa (vách tường)
ḍḍh: aḍḍha: (phân nửa )
dd: sadda (tiếng, âm thanh)
ddh: saddhā (niềm tin, sự tính ngưỡng)
bb: sabba (tất cả, mọi)
bbh: abbhā (ánh sáng)
- Chữ thứ năm trong mỗi bọn phụ âm có qui tắc ghép với 4 chữ đồng bọn và
với chính nó; ngoại trừ chữ ṅ
không được ghép với chính nó.
ṅk: aṅka (số trang)
ṅkh: saṅkha (cái tù và)
ṅg: aṅga (chi phần)
ṅgh: saṅgha (tăng già, đoàn thể)
ñc: kiñci (một cái gì)
ñch: lañcha (dấu vết)
ñj: khañja (sự què quặt)
ñjh: sañjhā (buổi tối)
ññ: kaññā (cô gái)
ṇṭ: vaṇṭa (cuống hoa)
ṇṭh: kaṇṭha (cổ họng)
ṇḍ: daṇḍa (gậy gộc, hình phạt)
ṇḍh: suṇḍhi (ngà voi)
ṇṇ: paṇṇa (lá cây)
nt: khanti (sự chịu đựng, nhẫn
nại)
nth: pantha (con đường)
nd: canda (mặt trăng)
ndh: andha (sự mù quáng)
nn: anna (cơm, vật thực)
mp: kampa (sự dao động)
mph: sampha (sự nhảm nhí)
mb: amba (trái xoài)
mbh: khambhakata (chống nạnh)
- Ba chữ ngoại bọn là y,
l, s được ghép với chính nó, như sau:
yy: bhiyyo (nhiều hơn, càng hơn)
ll: salla (mũi tên)
ss: assa (con ngựa)
B. Phụ âm kép bất qui tắc
Phụ âm kép bất qui tắc là những phụ âm cặp nhau với dạng bất thường, không
theo luật lệ. Như sau:
ky: Sakya (dòng chiến sĩ, dòng Thích-ca)
kr: kriyā (hành vi, sự hành động)
kl: uklāpa (sự dơ bẩn, sự bẩn
thiểu)
kv: kvā (ở đâu?)
khy: ākhyātā (tiếng động từ)
ñh: pañhā (vấn đề, câu hỏi)
ṇh: taṇhā (ái tham)
ty: asītyā (số 80)
tr: tatra (ở đấy, tại đấy)
tv: tvaṃ (tiếng nhân xưng đại từ
ngôi 2), gantvā (sau khi đến, đã đến
rồi)
dr: bhadra (tốt đẹp, hiền thiện)
dv: dvāra (môn, cửa)
ny: nyāsa (thuế má, công nợ)
nv: anveti (đi theo)
nh: anhāto (sự mang lại), nhāyati (tắm rửa)
pl: plava (vật nổi, chiếc bè)
by: abyākata (sự không biểu thị) , byagga (con hổ)
br: brūti (nói)
my: kamyatā (sự mong muốn)
mh: amhā (tiếng nhân xưng đại từ
ngô 1)
yh: gārayha (sự thấp hèn)
ly: kalyāna (sự tốt đẹp)
lh: galha (sự mạnh mẽ)
vy: vyādhi (bệnh tật)
vh: jvhā (cái lưỡi)
st: bhastā (ống bể; túi da)
sn: sneha (sự yêu thương)
sm: asmā (cục đá)
sv: disvā (sau khi thấy)
sy: raṃsyā (ánh sáng, ánh hào
quang)
sv: sve (ngày mai)
hm: brahma (vị phạm thiên)
ḷh:
daḷha (sự kiên cố)
ṃy: saṃyoga (sự kết hợp, sự ghép)
ṃr: saṃrakkhā (sự hộ trì)
ṃv: saṃvāsa (sự chung sống, sự
cộng trú)
ṃs: saṃsāra (sự luân hồi)
ṃh: saṃhāra (sự soạn thảo)
Vần
xuôi tiếng Pāli
Vần xuôi là tiếng phụ
âm ghép với tiếng nguyên âm. Thí dụ: ka, ci, te, go, tiṇa, kāla v.v…
Ngooại trừ chữ ṅ và chữ ṃ, hầu hết các phụ âm đều ghép vần xuôi được.
Mỗi phụ âm
đều ghép được với 8 nguyên âm, tạo ra vầm xuôi. Như sau:
Ka – ka – ki – kī – ku – kū – ke – ko
Kha – khā – khi – khī – khu – khū – khe
– kho
Ga – gā – gi – gī – gu – gū – ge – go
Gha – ghā – ghi – ghī – ghu – ghū – ghe
– gho
Ca – cā – ci – cī – cu – cū – ce – co
Cha – chā – chi – chī – chu – chū – che
– cho
Ja – jā – ji – jī – ju – jū – je – jo
Jha – jhā – jhi – jhī – jhu – jhū – jhe
– jho
Ña – ñā – ñi – ñī – ñu – ñū – ñe – ño
Ṭa – ṭā – ṭi – ṭī – ṭu – ṭū – ṭe – ṭo
Ṭha – ṭhā – ṭhi – ṭhī – ṭhu – ṭhū – ṭhe
– ṭho
Ḍa – ḍā – ḍi – ḍī – ḍu – ḍū – ḍe – ḍo
Ḍha – dhā – dhi – dhī – dhu – dhū – dhe
– dho
Ṇa – ṇā – ṇi – nī - ṇu – nū - ṇe - ṇo
Ta – tā – ti – tī – tu – tū – te – to
Tha – thā – thi – thī – thu – thū – the
– tho
Da – di – dī – du – dū – de – do
Dha – dhā – dhi – dhī – dhu – dhū – dhe
– dho
Na – nā – ni – nī – nu – nū – ne – no
Pa – pā – pi – pī – pu – pū – pe – po
Pha – phā – phi – phī – phu – phū – phe
– pho
Ba – bā – bi – bī – bu – bū – be – bo
Bha – bhā – bhi – bhī – bhu – bhū – bhe
– bho
Ma – mā – mi – mī – mu – mū – me – mo
Ya – yā – yi – yī – yu – yū – ye – yo
Ra – rā – ri – rī – ru – rū – re – ro
La – lā – li – lī – lu – lū – le – lo
Va – vā – vi – vī – vu – vū – ve – vo
Sa – sā – si – sī – su – sū – se – so
Ha – hā – hi – hī – hu – hū – he – ho
Ḷa – ḷā – ḷi – ḷī – ḷu – lū – ḷe – ḷo
Trên đây là vần xuôi với phụ âm đơn.
Một số phụ
âm kép cũng được dùng ghép vầm xuôi, như sau:
ky: sakya (kya)
kr: kriyā (kri)
kl: uklāpa (klā)
kv: kvā (kvā)
khy: ākhyātā (khyā)
ty: asītyā (tyā)
tr: tatra (tra)
tv: tveva (tve)
dr: bhadra (dra)
dv: dvādasa (dvā)
pl: plava (pla)
by: byaggha (bya)
br: brahma (bra)
vy: vyādhi (vyā)
vh: jivhā (vhā)
st: bhastā (stā)
sn: sneha (sne)
sm: asmā (smā)
sy: raṃsyā (syā)
sv: svāgataṃ (svā)
Vần ngược tiếng Pāli
Vần ngược là cách đọc tiếng
nguyên âm ghép với tiếng phụ âm đơn đứng sau, như: ak, ik, añ, aṃ, iṃ v.v…
Chữ nguyên âm trong vần ngược thường là a, i, u, e và o; hiếm khi thấy trường
nguyên âm trong vần ngược, nếu có chỉ là ā.
Về chữ phụ âm để đọc vần
ngược chỉ là những tiếng vô khí âm (k, g, ṅ v.v…) và 6 chữ phụ âm ngoại bọn y, l, s, h, ḷ, ṃ.
Dưới đây là bảng vần ngược
trong Pāli:
ak: akkhi (con mắt)
āk: vedanākkhandha (thọ uẩn)
ik: likkhati (viết chữ)
uk: ukkhipati (treo
lên, đưa lên)
ek: upekkhā (bình thản,
thản nhiên)
ok: pokkharaṇī (hồ nước)
ag: aggi (lửa)
ig: niggaha (sự quở
trách)
ug: puggala (người,
nhân vật)
eg: pheggu (gỗ xốp)
og: bhogga (đáng thọ
hưởng)
aṅ: aṅguli (ngón
tay)
iṅ: liṅga (bộ phận,
giới tính)
uṅ: puṅgava (con bò đực)
ac: maccha (con cá)
ic: kicca (phận sự)
uc: ucchu (cây
mía)
ec: pecca (về
sau)
oc: koccha (bàn chải,
cái lược chải)
aj: ajja (hôm
nay)
ij: ijjhati (thành tựu)
uj: ujjota (sự
chói chang)
ej: vejja (thầy thuốc)
oj: bojjhaṅga (giác
chi, yếu tố giác ngộ)
añ: lañca (sự hối
lộ, sự lo lót)
iñ: iñjati (rung động,
dao động)
uñ: muñcati (thoát khỏi,
giải thoát)
eñ: āneñjā (sự
không giao động, bất động)
oñ: koñca (con cò)
aṭ: aṭṭha (tám, số
8)
iṭ.: iṭṭha (tốt đẹp)
uṭ: vuṭṭhi (nước
mưa, cơn mưa)
eṭ: seṭṭha (quí
phái, trưởng giả)
oṭ: oṭṭha (môi miệng)
aḍ: aḍḍha (phân nửa)
iḍ: niḍḍa (tổ
chim, ổ gà)
uḍ: kuḍḍa (bức tường)
eḍ: leḍḍu (cục đất)
oḍ: oḍḍeti (đào thải,
bỏ ra)
aṇ: daṇḍa (hình phạt,
gậy trượng)
iṇ: tiṇṇa (đã vượt
qua)
uṇ: uṇha (nóng nực,
oi bức)
eṇ: meṇḍaka (con cừu,
con trừu)
oṇ: soṇṇa (vàng bạc)
at: patta (cái
bát, bình bát)
it: itthī (đàn bà,
phụ nữ)
ut: uttama (cao
quí, cao cả)
et: ettha (ở
đây, tại đây)
ot: ottappa (sự ghê
sợ, lòng quý)
ad: addhāna (đường
dài)
id: iddhi (thần lực,
thần thông)
ud: udda (con rái
cái)
ed: (không tìm
thấy)
od: lodda (một loại
cây)
in: inda (chúa tể,
vua)
un: rundhati (ngăn trở,
bít đóng)
en: mārenta (đang giết
chết)
on: honti (là, có)
ap: appaka (ít,
thiểu)
ip: nippīleti (vắt, nặn,
ép)
up: uppala (hoa
súng)
ep: cheppā (cái
đuôi thú)
op: soppa (giấc ngủ,
giấc mơ)
ab: babbu (con
mèo)
ib: sibbati (may vá)
ub: kubbara (càng xe,
gọng xe)
eb: (không tìm
thấy)
ob: sobbha (lỗ thủng)
am: amba (trái
xoài)
im: simbalī (cây vải,
cây chỉ)
um: cumbati (hôn,
hôn hít)
em: semha (đàm, đờm)
om: sombhā (con rối,
cái bù nhìn)
ay: ayyaka (ông nội)
iy: bhiyyo (càng
hơn)
uy: suyyati (được
nghe)
ey: theyya (sự trộm
cắp)
oy: (không tìm
thấy)
al: salla (mũi
tên)
il: illī (một loại
vũ khí)
ul: kulla (cái bè)
el: vellita (quặn, xoắn)
ol: (không tìm
thấy)
as: dassana (sự thấy,
tri kiến)
is: issa (con gấu)
us: ussahati (cố gắng,
phấn đấu)
es: pessika (người hầu,
người phục vụ)
os: vossajjati (biếu
tặng; giao cho)
ah: Brahmaṇa (người
Bà-la-môn)
aṃ: saṃsāra (sự
luân hồi)
iṃ: hiṃsati (não hại,
ám hại)
No comments:
Post a Comment