Tâm tiếp nhận (Sampaṭicchanacitta)
Tâm tiếp nhận có thể hiểu như người dắt bàn tại
nhiều nhà hàng lớn ngày nay. Sau khi khách hàng vào đã xác định danh tính thì
người nầy đưa đến bàn ngồi giao việc phục vụ lại cho người chạy bàn. Tâm tiếp
thu cũng là tâm quả tương ưng với tâm ngũ quan có nghiã là nếu nhãn thức là tâm
quả xấu thì tâm tiếp thâu cũng là tâm quả xấu.
Tâm quan sát (Santirāṇacitta)
Tâm quan sát có ba:
1.
Tâm quan sát quả bất thiện thọ
xả
2.
Tâm quan sát quả thiện thọ
xả
3.
Tâm quan sát quả thiện thọ
hỷ
Tâm quan sát là tâm ghi nhận cảnh trong tánh cách
đơn thuần nhất thí dụ như một người làm việc cho công ty lớn khi khách được dẫn
đến thì lấy danh tánh, giờ hẹn, mục đích .. rồi chuyển qua một nhân viên khác đưa
đến văn phòng thích hợp theo nhu cầu. Với vai trò nầy tâm quan sát là thức tâm
quả tương thích với tâm ngũ quan và tâm tiếp nhận.
Ngoài chức năng trên tâm quan sát cũng có chức năng
của tâm dư hưởng (tadàlambana) trong trường hợp cảnh tốt là ấn tượng mạnh.
Ba chức năng khác vô cùng quan trọng của tâm
quan sát nhưng chỉ nhắc sơ lược trong bài học nầy là tục sinh, tiềm thức, và tử. Với những chức năng nầy cho biết nhiều về chủng
loại của chúng sanh và khả năng cảm thụ cuộc sống thí dụ tâm quan sát quả bất
thiện thọ xả là tâm tục sinh, tiềm thức, tử của chúng sanh trong bốn ác đạo. Tâm
thọ xả quả thiện làm tâm tục sinh, tiềm thức, tử của “người lạc” như câm, điếc
bẩm sinh..
Tâm khai ngũ môn
(Pañcadvārāvajjanacitta)
Tâm khai ngũ môn là thứ tâm hoạt thức đầu tiên
khi tiềm thức gián đoạn. Tâm nầy giống như người mở cổng để các tâm ngũ quan nhận
biết năm cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc.
Tâm khai ý môn (Manodvārāvajjanacitta)
Tâm khai ý môn có thể hiểu như trợ tá của giám đốc:
sắp xếp hồ sơ, phân định công việc như không quyết định như giám đốc. Là ý giới
trong mười tám giới và mang chức năng phân định (votthapana) trong diễn trình tâm,
tâm khai ý môn là một cơ phận quan trọng nhưng thuần tánh cách máy móc. Không nên
hiểu vai trò phân định trong tánh cách phản ứng như các tâm xử lý (javana)
Tâm sinh tiếu (Hasituppāda)
Không giống như những tâm kể trên, tâm sinh tiếu
không đóng vai trò cơ năng mà là tâm xử lý (javana). Tâm nầy là việc cười của các
bậc hoàn toàn đoạn tận phiền não. Vị trí của tâm nầy tương đối “lẻ loi” trong
biểu đồ chư pháp (…)
Kinh điển ghi lại có sáu cách cười từ thô đến tế
và ba bậc hoàn toàn giải thoát là toàn giác, độc giác và thinh văn giác. Có vài
luận giải sai biệt về điểm nầy (…) nhưng căn bản có thể hiểu là bậc toàn giác
như Đức Phật Gotama chỉ cười nhẹ bằng hai tâm duy tác dục giới tịnh hảo thọ hỳ
hợp trí hữu trợ hoặc vô trợ; chư Phật độc giác có thể cười bằng bốn tâm duy tác
dục giới tịnh hảo thọ hỷ; chư vị thinh văn có thể cười 5 tâm: bốn tâm tịnh hảo
duy tác tho ỷ và tâm sinh tiếu. Hiểu theo cách nầy thì tâm sinh tiếu là tâm làm
việc cười do ảnh hưởng của thói quen, một thứ hoàn toàn không có ở chư Phật toàn
giác.
Việc tâm sanh tiếu được nêu ra trong Thắng Pháp
Abhidhamma cho thấy giáo lý nầy thuần tuý y cứ trên hiện tượng được Phật dạy không
phải là sản phẩm của triết học hay suy diễn.
Trong thắng pháp những hình dung từ tịnh hảo, thiện, hữu nhân,
vô nhân … được dùng theo sự phân định hẳn hoi thí dụ có những thứ tâm của chư vị
A la hán là tâm tịnh hảo nhưng không là tâm thiện; tâm sanh tiếu chỉ có ở chư vị
A la hán nhưng không phải là tâm tịnh hảo (không là tâm tịnh hảo nhưng cũng phải
phải là tâm xấu)
Những từ quan sát, phân định, khán môn hoàn toàn
nói theo cách vĩ mô không nên hiểu là phân tích quyết định là thiện ác, tốt xấu.
Sự phân định như vậy thuộc phần hành của tâm xử lý (javana).
Khi chúng ta kể về chức năng của những cơ phận trong bộ máy như
bộ phận nầy làm việc nầy, việc kia hoàn toàn theo cách nói vĩ mô khác với cách
nói trong cuộc sống hằng ngày. Phải hiểu tánh cách nầy khi nói về các tâm cơ năng.
Các tâm cơ năng như tiếp nhận, quan sát luôn tương thích với
tâm ngũ quan về quả nghiệp và cảm thọ
Tâm quan sát trong chức năng là tâm tục sinh cho thấy một số
chi tiết quan trọng của các chúng sanh kém phước.
Tâm sanh tiếu là tâm làm việc cười cho chư vị A la hán chỉ có
chức năng là tâm xử lý (javana) trong tiến trình tâm thức.
Các tâm cơ năng trong diễn trình tâm thức:
Các tâm cơ năng trong biểu đồ chư pháp:
Tiềm thức và hoạt thức trong diễn trình tâm:
Nhân quả trong tiến trình tâm
Bài học trước là: Tâm Cơ Năng
Bài học tiếp theo sẽ là: Tâm Dục Giới - thứ tâm đa nhiệm
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Tại sao có những trường hợp tâm này và tâm khác không nối liên tục trực tiếp mà phải qua trung gian những tâm khác ( như ngũ song thức và tâm xử lý chẳng hạn )? - TT Pháp Tân
Thảo luận 2. Tại sao là tâm cơ năng nhưng tâm tiếo nhận và quan sát là tâm quả trong lúc tâm phân định lại phi nghiệp , phi quả ? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 3. Tại sao những "tiền khiên tật "của chư vị A la hán thinh văn " không được đẹp lắm" nhưng không thể gọi là phiền não ? Tại sao chư Phật toàn giác không có bất cứ tiền khiên tật nào ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4: Chư vị A La Hán có thể nào cười vì "tức cười" hay "mắc cười" không nhịn được? - TT Tuệ Siêu
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment