Friday, August 28, 2020

Trung Bộ Kinh - 29-30 Ðại & Tiểu Kinh Thí Dụ Lõi Cây - Thứ Sáu, ngày 28 tháng 8, 2020

 Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  28/8/2020 

29. Ðại Kinh Thí Dụ Lõi Cây

(Mahāsāropama Sutta) & 30. Tiểu kinh Thí Dụ Lõi Cây (Cùlasàropama sutta)

Cả hai bải kinh số 29 và 30 đều lấy thí dụ lõi cây là chủ đề. Bài kinh trước dài hơn nên gọi là đại kinh. Đây là trường hợp hai bài kinh có cùng nội dung nhưng đươc giảng trong hai duyên sự khác nhau. Đây là một đặc điểm của Tam Tạng Pàli trong tinh thần nguyên thủy là kết tập và gìn giữ những gì được Phật dạy chứ không phải là một sáng tác có gạn lọc và bố cục như những tác phẩm hậu tác.

 

Trong hai bài kinh nầy Đức Phật dạy có những phát sanh hay thành tựu trên đường tu tập mang tánh giai đoạn không nên lấy đó làm cứu cánh. Cung kính, cúng dường chỉ là những gì hoa lá cành chứ không phải là lõi cây của sa môn quả; thành tựu giới đức chỉ là vỏ ngoài của sa môn quả; thành tựu thiền định chỉ là vỏ trong của sa môn quả; thành tựu tri kiến chỉ là giác cây của sa môn quả;  bất thối giải thoát mới chính là lõi cây.

 

Bài kinh số 29 là pháp thoại hằng ngày Đức Phật giảng cho chư tỳ kheo Tăng. Bài kinh số 30 được Đức Phật giảng cho Bà-la-môn Pingalakoccha (một nhân vật được đề cập một lần duy nhất ở bài kinh nầy trong Tam Tạng Pāli) tại Sāvatthī khi vị nầy nêu những câu hỏi trong số các vị giáo chủ ngoại đạo đương thời ai là bậc thực tu, thực chứng.

 

144. Mục đích đời sống phạm hạnh với sơ phát tâm của người xuất gia

 

Người xuất gia cần ý thức và nhớ rõ về sơ phát tâm: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể, toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt được". Trong nghi thức thọ sa di thì lời tác bạch nầy được xác quyết rõ ràng khi thỉnh cầu được trao y ca sa.

N vầy tôi nghe.

 

Một thời Thế Tôn ở tại Rājagaha (Vương), núi Gijjhakūṭa (Linh Thứu), khi Devadatta (Ðề-bà-đạt- đa) từ bỏ (chúng Tăng) ra đi không bao lâu. đây, nhân việc Devadatta, Thế Tôn cho gọi các Tỷ-kheo và dạy như sau:

 

-- đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện nam tử do lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể, toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt được". Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, mãn nguyện.

 

145. Tự mãn đối với những thành tựu mang tính giai đoạn là  chướng ngại lớn

 

Đây là căn bệnh chung của tất cả chúng sanh. Có nỗ lực thì có tiến bộ, có thành tựu. Nhưng những gì thành tựu phần lớn chí là giai đoạn của hành trình - giống như ý nghĩa được đề cập trong kinh trạm xe – không nên lấy đó để tự mãn. Sự tự mãn khíến hành giả đứng lại, và sau đó, là thối thất.

Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy khen mình, chê người: "Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy. Còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền". Vị ấy, vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ. Chư Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu". Cũng vậy, ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt". Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy khen mình, chê người: "Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy, Còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền". Vị ấy vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ. Chư Tỷ-kheo, Tỷ- kheo ấy được gọi là vị đã nắm lấy cành lá của phạm hạnh, vì do vậy, vị ấy đã dừng lại (ở đây).

 

Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt". Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do thành tựu, giới đức này, vị ấy khen mình chê người: "Ta là người trì giới, theo thiện pháp. Các Tỷ-kheo khác phá giới, theo ác pháp". Do thành tựu giới đức này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ. Chư Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... (như trên)... Do thành tựu giới đức này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ. Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị đã nắm lấy vỏ ngoài của phạm hạnh. Và do vậy, vị ấy đã dừng lại (ở đây).

 

Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có Thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong vòng sanh, già, chết, sầu, bi, khổ ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt được". Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ, nhưng không tự mãn. Do thành tựu giới đức này, vị ấy không khen mình, chê người. Do thành tựu giới đức này, vị ấy không trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu thiền định. Do thành tựu thiền định này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do thành tựu thiền định này, vị ấy khen mình chê người: "Ta có thiền định nhất tâm. Các Tỷ-kheo khác không có thiền định, tâm bị phân tán". Do thành tựu thiền định này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ. Chư Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy, bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... (như trên)... Do thành tựu thiền định này, vị ấy trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Vì sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ. Chư Tỷ-kheo, như vậy vị ấy được gọi là Tỷ-kheo đã nắm giữ vỏ trong của phạm hạnh. Và do vậy, vị ấy đã dừng lại (ở đây).

 

Lại nữa, ở đây, có Thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong vòng sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt". Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức, vị ấy hoan hỷ, nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sông không phóng dật, vị ấy thành tựu Thiền định. Vị ấy do thành tựu Thiền định này nên hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu Thiền định này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu tri kiến, vị ấy vì tri kiến này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy do tri kiến này, khen mình, chê người. "Ta sống, thấy và biết. Các Tỷ-kheo khác sống, không thấy và không biết". Vị ấy, do tri kiến này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật vị ấy bị đau khổ. 

Cụm từ lābhasakkāra nên được dịch là lợi đắc và cung kính hay lợi danh thay vì chữ lợi dưỡng như trong bản Việt dịch. Lợi đắc khác với lợi dưỡng. Chữ lợi dưỡng – kāmasukhallikānuyoga  dùng để chỉ cho khuynh hưởng thụ dục lạc quá nhiều đối lập lại với khổ hạnh. Cả hai đều là cực đoan trái với con trung đạo.  Một tỳ kheo chân chánh có thể sống với cung kính và lợi đắc nhưng không thể sống với lợi dưỡng.

 

 

 

146. Chưa dừng lại khi cứu cánh chưa đạt được

 

Đức Phật không dạy rằng sự cung kính, cúng dường, giới đức, thiền định, tri kiến là những thứ tầm thường không đáng có . Những thứ đó chỉ là giai đoạn trong hành trình không phải là điểm đến đích thực. Kinh Trạm Xe, Kinh Thánh Cầu là những pháp thoại chỉ rõ hành trình có những chặng đường phải đi qua. Chưa đạt đến cứu cánh thì không nên tự mãn:

 

Chư Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, chặt giác cây và mang đi, tưởng đó là lõi cây. Và người ấy không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có Thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... Vị này, vì tri kiến này nên mê say, tham đắm, phóng dật. Vì sống phóng dật, vị này bị đau khổ. Chư Tỷ-kheo, như vậy vị này gọi là đã nắm giữ giác cây của phạm hạnh. Và do vậy, vị ấy đã dừng lại (ở đây)". Lại nữa, ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong vòng sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt". Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu Thiền định, vị ấy do thành tựu Thiền định này, hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu tri kiến. Do thành tựu tri kiến này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu thời giải thoát. Này các Tỷ-kheo, sự tình này có thể xảy ra, Tỷ-kheo ấy có thể từ bỏ thời giải thoát.

 

Này các Tỷ-kheo, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và biết đó là lõi cây. Một người có mắt thấy như vậy, có thể nói: "Người này biết lõi cây, biết giác cây, biết vỏ trong, biết vỏ ngoài, biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và tự biết đó là lõi cây. Và người ấy đạt được mục đích mà lõi cây có thể thực hiện". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây một Thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong khổ đau, bị chi phối bởi khổ đau. Rất có thể, toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt". Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này khen mình, chê người. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật. Vị ấy thành tựu giới đức. Vị ấy do thành tựu giới đức này hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy, không do thành tựu giới đức này khen mình, chê người. Vị ấy không do thành tựu giới đức này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu Thiền định. Vị ấy do thành tựu thiền định nên hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy không do thành tựu thiền định này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu tri kiến. Vị ấy vì thành tựu tri kiến này nên hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này khen mình, chê người. Vị ấy không vì thành tựu tri kiến này trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống không phóng dật, vị ấy thành tựu được phi thời gian giải thoát. Này chư Tỷ-kheo, sự tình này không thể xảy ra, Tỷ-kheo ấy có thể từ bỏ phi thời giải thoát này.

 

Như vậy, này các Tỷ-kheo, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này các Tỷ-kheo, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.

 

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.


Thuật ngữ asamayavimokkha trong bản Việt ngữ dịch là “phi thời giải thoát” có thể bị hiểu lầm là “giải thoát không đúng thời”. Theo Paṭisambhidāmagga (ii.40) từ vựng samayavimokkha là sự giải thoát nhất thời như các thiền chứng và asamayavimokkha là sự giải thoát vĩnh viễn không trở lui trạng thái cũ nên ở đây dịch là bất thối giải thoát chỉ cho sự đoạn tận kiết sử của đạo quả.

 Thuật ngữ samayavimokkha nên dịch là giải thoát có hạn cuộc. Thuật ngữ asamayavimokkha nên dịch là giải thoát không hạn cuộc nghĩa là giải thoát bất thối chuyển


Năm điểm chính trong bài kinh nầy:

 

1.     Nếu người tu, đặc biệt là hàng xuất gia, trong đời sống nhận được cung kính và cúng dường mà dừng lại ở đó xem đó là đã có được sa môn quả thì giống như người đi tìm lõi cây mà chặt cành lá mang về.

2.     Nếu người tu thành tựu được giới hạnh thanh tịnh mà dừng lại ở đó xem đó là đã có được sa môn quả thì giống như người đi tìm lõi cây mà lột vỏ ngoài mang về.

3.     Nếu người tu thành tựu được thiền định tam muội (samàdhi) mà dừng lại ở đó xem đó là đã có được sa môn quả thì giống như người đi tìm lõi cây mà lấy vỏ trong mang về.

4.     Nếu người tu thành tựu được tri kiến mà dừng lại ở đó xem đó là đã có được sa môn quả thì giống như người đi tìm lõi cây mà lấy giác cây mang về.

5.     Nếu người tu thành tựu được tâm giải thoát và tuệ giải thoát thì có thể dừng lại vì đã thành tựu cứu cánh  giống như người đi tìm lõi cây  lấy lõi cây đích thực mang về.

 

 

 

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

 

-ooOoo-

 

 

30. Tiểu Kinh Dụ Lõi Cây

(Cūḷasāropama Sutta)

 

Như vầy tôi nghe.


Một thời Thế Tôn trú tại Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Bà-la-môn Pingalakoccha đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời hỏi thăm, chúc tụng xã giao, rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Pingalakoccha bạch Thế Tôn:

 

-- Tôn giả Gotama, có những Sa-môn, Bà-la-môn này là vị Hội chủ, vị Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọng, khi Tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, như Pūraṇa Kassapa, Makkhali Gosāla, Ajita Kesakambala, Pakudha Kaccāyana, Sañjaya Belaṭṭhiputta, Nigaṇtha Nātaputta,tất cả những vị này tự xưng là nhứt thiết trí hay tất cả không phải là nhứt thiết trí, hay một số là nhứt thiết trí và một số không phải nhứt thiết trí?

-- Thôi vừa rồi, này Bà-la-môn, hãy dừng lại ở đây: "Tất cả những vị này tự xưng là nhứt thiết trí hay tất cả không phải là nhứt thiết trí? Hay một số là nhứt thiết trí và một số không phải nhứt thiết trí?" Này Bà- la-môn, Ta sẽ thuyết pháp cho Ông, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

 

-- Thưa vâng, Tôn giả.

 

Bà-la-môn Pingalakoccha vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

 

-- Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi và tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu".

 

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt võ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt mục đích mà lõi cây có thể thành tựu".

 

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu".

 

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy bèn nói: "Thật sự người này không biết lõi cây, không biết giác cây, không biết vỏ trong, không biết vỏ ngoài, không biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người này bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu".

 

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và biết rằng đó là lõi cây. Một người có mắt thấy vậy, có thể nói: "Người này biết lõi cây, biết giác cây, biết vỏ trong, biết vỏ ngoài, biết cành lá. Người này muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, mang đi và biết rằng đó là lõi cây. Và người này đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu".

 

Cũng vậy, này Bà-la-môn, ở đây, có người do lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ, Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt". Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy khen mình, chê người: "Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy, còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền". Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động. Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, bỏ qua vỏ ngoài, chặt cành lá, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người ấy sẽ không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng người này giống như ví dụ ấy.

 

Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bi chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt". Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu giới đức. Vì thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Vì thành tựu giới đức này, vị ấy khen mình, chê người: "Ta trì giới, theo thiện pháp. Các Tỷ-kheo khác phá giới, theo ác pháp". Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn giới đức. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động. Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt lấy vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này sẽ không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng người này giống như ví dụ ấy.

 

Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt". Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy, không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu giới đức. Vì thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không vì thành tựu giới đức này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn giới đức. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu Thiền định. Do thành tựu Thiền định này, vị ấy hoan hỷ, tự mãn. Do thành tựu Thiền định này, vị ấy khen mình, chê người: "Ta có Thiền định, nhứt tâm. Các Tỷ-kheo khác không có Thiền định, tâm bị phân tán". Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu Thiền định. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động. Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong, lấy vỏ trong mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này sẽ không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng người này giống như ví dụ ấy.

 

Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt". Rồi vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy, không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy, không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu giới đức này, khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước và tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu giới đức. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu Thiền định. Vì thành tựu Thiền định này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định này khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu Thiền định. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu tri kiến. Vị ấy, do tri kiến này, hoan hỷ tự mãn. Vị ấy, do tri kiến này, khen mình, chê người: "Ta sống, thấy và biết. Các Tỷ-kheo khác sống không thấy và không biết". Và vị ấy không phát khởi lòng ao ước và không cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Vị ấy trở thành biếng nhác và thụ động. Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi, tưởng rằng đó là lõi cây. Và người này sẽ không đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng người này giống ví dụ ấy.

 

Nhưng ở đây, này Bà-la-môn, có người vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Ta bị chìm đắm trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, bị chìm đắm trong đau khổ, bị chi phối bởi đau khổ. Rất có thể toàn bộ khổ uẩn này có thể chấm dứt". Do vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, hoan hỷ, tự mãn. Vị ấy không vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, khen mình chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn những lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu giới đức. Do thành tựu giới đức này, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu giới đức này, khen mình, chê người. Và vị ấy phát khởi lòng ao ước và cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu giới đức. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu Thiền định. Do thành tựu Thiền định, vị ấy hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do thành tựu Thiền định, khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước và tinh tấn, chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn sự thành tựu Thiền định. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động. Vị ấy thành tựu tri kiến. Vị ấy do tri kiến này hoan hỷ nhưng không tự mãn. Vị ấy không do tri kiến này, khen mình, chê người. Vị ấy phát khởi lòng ao ước, cố gắng tinh tấn để chứng được các pháp khác cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Vị ấy không trở thành biếng nhác và thụ động.

Và này Bà-la-môn, những pháp gì cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến?

 

Ở đây, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc, do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

 

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

 

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

 

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

 

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

 

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

 

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

 

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

 

Lại nữa, này Bà-la-môn, Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng (định), sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn trừ. Này Bà-la-môn, pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến. Này Bà-la-môn, các pháp này cao thượng hơn, thù thắng hơn tri kiến.

Này Bà-la-môn, ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy chặt lõi cây, lấy và mang đi và tự biết đó là lõi cây. Và người ấy đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Này Bà-la-môn, Ta nói rằng người này giống như ví dụ ấy.

Như vậy, này Bà-la-môn, phạm hạnh này không phải vì lợi ích, lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, không phải vì lợi ích thành tựu giới đức, không phải vì lợi ích thành tựu Thiền định, không phải vì lợi ích tri kiến. Và này Bà-la-môn, tâm giải thoát bất động chính là mục đích của phạm hạnh này, là lõi cây của phạm hạnh, là mục tiêu cuối cùng của phạm hạnh.

 

Khi nghe nói vậy, Bà-la-môn Pingalakoccha bạch Thế Tôn:

 

-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh Pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày. Và nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

 

-ooOoo-

 

Kinh số 29 [tóm tắt]

Đại Kinh Thí Dụ Lõi Cây

(Mahāsāropama Sutta)

(M.i, 192)

 

Kinh này đức Phật dạy khi Devadatta mới bỏ Tăng chúng ra đi không bao lâu.

 

Đức Phật dạy mục đích của Phạm hạnh không phải vì lợi dưỡng danh vọng, không phải vì thành tựu giới đức, không phải vì thành tựu thiền định, không phải vì thành tựu tri kiến. Tâm giải thoát bất động mới thật chính là mục đích của Phạm hạnh. Những ai chưa đạt tới mục đích cuối cùng, tự bằng lòng và dừng lại tại các thành tựu nửa chừng, những vị ấy không đạt được mục tiêu chính của Phạm hạnh. Cũng như những người đi tìm lõi cây, lại tự bằng lòng với cành lá, với vỏ ngoài, với vỏ trong, với giác cây, như vậy không làm sao đạt được lõi cây.

 

Trước hết là hạng thiện nam tử vì muốn chinh phục sanh, già, bệnh, chết, nên xuất gia tu hành và nhờ vậy được lợi dưỡng, cung kính, cúng dường, tự bằng lòng với kết quả này, trở thành khen mình chê người, mê say, tham đắm, phóng dật. Họ sống phóng dật nên bị đau khổ. Ví như người đi tìm lõi cây, nhưng bỏ qua lõi cây, giác cây, vỏ trong, vỏ ngoài, chặt cành lá mang đi tưởng rằng đó là lõi cây. Vị ấy được gọi là vị đã nắm lấy cành lá của Phạm hạnh.

 

Vị thứ hai xuất gia để giải quyết vấn đề sanh, lão, bệnh, tử, được lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, không khen mình chê người, không trở thành tham đắm, mê say, phóng dật. Họ sống không phóng dật, thành tựu được giới đức. Do thành tựu giới đức, trở thành hoan hỷ, tự mãn, khen mình chê người, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do phóng dật, vị ấy bị đau khổ. Như người đi tìm lõi cây, bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài mang đi tưởng rằng đó là lõi cây. Hạng Tỷ-kheo này được gọi là hạng người nắm lấy vỏ ngoài của Phạm hạnh.

 

Hạng thứ ba xuất gia để giải thoát vấn đề sanh, lão, bệnh, tử, chấm dứt khổ đau, nhờ xuất gia được lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, không vì thành tựu giới đức, trở thành khen mình chê người, mê say, tham đắm, phóng dật, nhờ vậy thành tựu thiền định. Do thành tựu thiền định nên khen mình chê người, mê say, tham đắm, phóng dật. Do phóng dật nên bị đau khổ. Như một người đi tìm lõi cây, bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, chặt vỏ trong mang đi tưởng đó là lõi cây. Hạng Tỷ-kheo này được gọi là vị đã nắm giữ vỏ trong của Phạm hạnh.

 

Hạng thứ tư xuất gia cũng để giải quyết vấn đề sanh, lão, bệnh, tử, chấm dứt khổ đau, nhờ xuất gia nên được lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, không vì thành tựu giới đức, không vì thành tựu thiền định, trở thành khen mình chê người, mê say, tham đắm, phóng dật, nhờ vậy thành tựu tri kiến. Vị ấy vì thành tựu tri kiến này hoan hỷ, tự mãn, khen mình chê người, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do phóng dật nên bị đau khổ. Như một người đi tìm lõi cây, bỏ qua lõi cây, chặt giác cây mang đi tưởng rằng đó là lõi cây. Tỷ-kheo này được gọi là vị đã nắm giữ giác cây của Phạm hạnh.

 

Hạng thứ năm xuất gia cũng để giải quyết vấn đề sanh, lão, bệnh, tử, chấm dứt khổ đau, nhờ xuất gia nên được lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Vị ấy không vì lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, không vì thành tựu giới đức, không vì thành tựu thiền định, không vì thành tựu tri kiến trở thành khen mình chê người, mê say, tham đắm, phóng dật. Vì không phóng dật, vị ấy thành tựu thời giải thoát (bốn thiền bốn không). Này các Tỷ-kheo, sự tình này có thể xảy ra, vị Tỷ-kheo từ bỏ thời giải thoát. Ví như một người đi tìm lõi cây, bỏ qua cành lá, bỏ qua vỏ ngoài, vỏ trong, bỏ qua giác cây, chặt lấy lõi cây mang đi và tự biết đó là lõi cây và người ấy đạt được mục đích mà lõi cây có thể thực hiện. Cũng vậy, một Tỷ-kheo xuất gia để giải quyết vấn đề sanh, lão, bệnh, tử, chấm dứt khổ đau. Vị ấy thành tựu lợi dưỡng, thành tựu giới đức, thành tựu thiền định, thành tựu tri kiến, thành tựu thời giải thoát, thành tựu phi thời giải thoát (bốn đạo bốn quả). Sự tình này không xảy ra, vị Tỷ-kheo ấy có thể từ bỏ phi thời giải thoát.

 

Như vậy, Phạm hạnh này không phải vì mục đích lợi dưỡng, cung kính danh vọng, không phải vì thành tựu giới đức, không phải vì thành tựu thiền định, không phải vì thành tựu tri kiến. Tâm giải thoát bất động này chính là mục đích của Phạm hạnh, là lõi cây, là mục tiêu cuối cùng của Phạm hạnh.

 

 

 

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

 

-ooOoo-

 

Kinh số 29 [dàn ý]

Đại Kinh Thí Dụ Lõi Cây

(Mahāsāropama Sutta)

(M.i, 192)

 

A. Duyên khởi:

 

Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

 

B. Chánh kinh:

 

Thế Tôn đề cập đến 5 hạng người tu phạm hạnh.

 

I. Tu phạm hạnh cành lá: Thế Tôn đề cập đến hạng người xuất gia, được lợi dưỡng và tự mãn, ví như người đi tìm lõi cây lại chặt cành lá đem về. Vị xuất gia này được xem là chỉ thành tựu Phạm hạnh cành lá.

 

II. Tu Phạm hạnh vỏ ngoài: Tiếp đến Thế Tôn đề cập đến hạng xuất gia, thành tựu giới đức rồi tự mãn, ví như người đi tìm lõi cây chỉ mang vỏ ngoài về.

 

III. Tu Phạm hạnh vỏ trong: Thành tựu thiền định rồi tự mãn, ví như người đi tìm lõi cây chỉ mang về vỏ trong.

IV. Tu Phạm hạnh giác cây: Thế Tôn đề cập đến hạng xuất gia, thành tựu tri kiến rồi tự mãn, ví như người đi tìm lõi cây chỉ mang về giác cây phạm hạnh.

 

V. Tu phạm hạnh lõi cây: Thế Tôn đề cập đến loại người xuất gia thành tựu thời giải thoát và phi thời giải thoát, ví như người đi tìm lõi cây chặt lõi cây và mang về.

 

VI. Mục đích hành trì phạm hạnh là đạt cho được tâm giải thoát bất động.

 

C. Kết luận:

 

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

 

-ooOoo-

 

Kinh số 29 [toát yếu]

Đại Kinh Thí Dụ Lõi Cây

(Mahāsāropama Sutta)

(M.i, 192)

(Đại Kinh & Tiểu Kinh)

 

I. TOÁT YẾU

 

Mahāsāropama, Cūlasāropama Sutta - the greater and shorter discourse on the simile of the heartwood.

 

These two discourses emphasize that the proper goal of the holy life is the unshakable deliverance of the mind, to which all other benefits are subsidiary.

 

Đại kinh và Tiểu kinh Thí dụ lõi cây

Cả hai kinh này nhấn mạnh rằng mục đích chính của đời sống phạm hạnh là tâm giải thoát bất động, đối với mục đích này thì tất cả những lợi lạc khác chỉ là cặn bã.

 

II. TÓM TẮT

 

Hai bản kinh cùng có nội dung như sau. Người ta có thể vì thấy khổ sinh tử nên phát tâm xuất gia tìm cách chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này, như người vào rừng tìm lõi cây.

 

Nhưng có người, sau khi xuất gia, vì danh dự lợi dưỡng và sự tôn kính của người đời, đâm ra tự mãn, tham đắm, tự cho đã đạt mục đích. Người này ví như kẻ thay vì tìm lõi cây, lại đem về cành lá.

 

Có người xuất gia dù được danh dự lợi dưỡng cung kính cũng không phóng dật, sống có giới hạnh. Do thành tựu giới đức, vị ấy khen mình chê người, trở nên phóng dật: như người tìm lõi cây mà chỉ đem về vỏ ngoài.

 

Hạng thứ ba là người sau khi thành tựu giới, tập thiền định, do thành tựu thiền định, đâm ra tự mãn, khen mình chê người, trở nên phóng dật. Vị này giống như người đi rừng cốt lấy lõi cây nhưng chỉ đem về vỏ trong.

 

Hạng thứ tư không vì thành tựu thiền định mà phóng dật, nên có được tri kiến, và do tri kiến nên khen mình chê người: hạng này như người đi rừng chỉ đem về giác cây.

Hạng thứ năm nhờ có tri kiến nhưng không phóng dật, mà thành tựu giải thoát tạm thời và giải thoát vĩnh viễn. Tâm giải thoát bất động này chính là lõi cây, là mục tiêu của đời sống phạm hạnh.

 

III. CHÚ GIẢI

 

Tri kiến theo Luận giải là thiên nhãn, khả năng thấy được những sắc vi tế mà mắt thường không thể trông thấy.

 

"Thành tựu thiền định" là điều kiện để đạt tri kiến; tri kiến là căn bản để đắc 4 thiền 4 định và chứng diệt thọ tưởng - - gọi là thời giải thoát, và lậu tận, gọi là phi thời giải thoát.

 

Thời giải thoát, samayavimokkha: Giải thoát tạm thời, là bốn thiền, bốn định vô sắc và diệt định.

 

Phi thời giải thoát, asamayavimokkha, là bốn đạo bốn quả và Niết-bàn.

 

Tâm giải thoát bất động là quả vị A-la-hán. Như vậy, "phi thời giải thoát" có nghĩa rộng hơn là tâm "giải thoát bất động", được xem là mục đích duy nhất của đời sống phạm hạnh.

 

 

IV. PHÁP SỐ

 

Bốn thiền, Bốn định.

 

V. KỆ TỤNG

 

Nhân Đề bà đạt đa
Bỏ tăng đoàn của Phật

Lập riêng chúng xuất gia

Thế Tôn dạy đại chúng:

Kẻ từ bỏ gia đình
Muốn thoát khổ sinh tử

Như người tìm lõi cây

Khó đạt mục đích mình.

Hoặc tự mãn lợi danh

Mà trở thành phóng dật

Như lá cành vụn vặt

Lầm tưởng là lõi cây.

Hoặc khi thành tựu Giới

Tự xem không ai bằng

Như kẻ kiếm lõi cây
Chỉ đem về lớp vỏ.

Có người tiến tu lên

Khiến tâm được định tĩnh

Lại khen mình chê người

Không đạt được cốt lõi.

Có người nhờ định tâm

Đạt tri kiến sáng suốt

Hoan hỷ sinh kiêu căng

Lõi cây chưa tìm được.

Không tự mãn tri kiến

Chứng bốn thiền, bốn không

Đạt tạm thời giải thoát
Vị ấy còn mất mát.

Không tham đắm tri kiến

Tâm giải thoát bất động

Đây chính thực lõi cây

Mục đích phạm hạnh này.

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

 

-ooOoo-

 

29. Mahāsāropamasuttaṃ [Mūla]

 

307. Evaṃ     me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā rājagahe viharati gijjhakūṭe pabbate acirapakkante devadatte. Tatra kho Bhagavā devadattaṃ ārabbha bhikkhū āmantesi : ''idha, bhikkhave, ekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : 'otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti. So evaṃ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena attānukkaṃseti paraṃ vambheti : 'ahamasmi lābhasakkārasilokavā [lābhī silokavā (sī. pī.), lābhī sakkāra silokavā (syā.)], ime panaññe bhikkhū appaññātā appesakkhāti. So tena lābhasakkārasilokena majjati pamajjati pamādaṃ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṃ viharati. ''Seyyathāpi, bhikkhave, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ atikkamma phegguṃ atikkamma tacaṃ atikkamma papaṭikaṃ, sākhāpalāsaṃ chetvā ādāya pakkameyya 'sāranti maññamāno. Tamenaṃ cakkhumā puriso disvā evaṃ vadeyya : 'na vatāyaṃ bhavaṃ puriso aññāsi  sāraṃ, na aññāsi phegguṃ, na aññāsi tacaṃ, na aññāsi papaṭikaṃ, na aññāsi sākhāpalāsaṃ. Tathā hayaṃ [tathāpāyaṃ (ka.)] bhavaṃ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ atikkamma phegguṃ atikkamma tacaṃ atikkamma papaṭikaṃ, sākhāpalāsaṃ chetvā ādāya pakkanto 'sāranti maññamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṃ tañcassa atthaṃ nānubhavissatīti. Evameva kho, bhikkhave, idhekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto , appeva nāma imassa kevalassa antakiriyā paññāyethāti. So evaṃ pabbajito  samāno lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena attānukkaṃseti, paraṃ vambheti  'ahamasmi lābhasakkārasilokavā, ime panaññe bhikkhū appaññātā appesakkhāti. So tena lābhasakkārasilokena majjati pamajjati pamādaṃ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṃ viharati. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu sākhāpalāsaṃ aggahesi brahmacariyassa tena ca vosānaṃ āpādi.

 

308. ''Idha pana, bhikkhave, ekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : 'otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi  paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti. So evaṃ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati. Appamatto samāno sīlasampadaṃ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya attānukkaṃseti, paraṃ vambheti : 'ahamasmi sīlavā kalyāṇadhammo, ime panaññe bhikkhū dussīlā pāpadhammāti. So tāya sīlasampadāya majjati pamajjati pamādaṃ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṃ viharati. ''Seyyathāpi, bhikkhave, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ atikkamma phegguṃ atikkamma tacaṃ, papaṭikaṃ chetvā ādāya pakkameyya 'sāranti maññamāno. Tamenaṃ cakkhumā puriso disvā evaṃ vadeyya : 'na vatāyaṃ bhavaṃ puriso aññāsi sāraṃ, na aññāsi phegguṃ, na aññāsi tacaṃ, na aññāsi papaṭikaṃ, na aññāsi sākhāpalāsaṃ. Tathā hayaṃ bhavaṃ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ  atikkamma phegguṃ atikkamma  tacaṃ, papaṭikaṃ chetvā ādāya pakkanto 'sāranti maññamāno yañcassa sārena sārakaraṇīyaṃ tañcassa atthaṃ nānubhavissatīti. ''Evameva  kho, bhikkhave, idhekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : 'otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti. So evaṃ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati. Appamatto samāno sīlasampadaṃ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya attānukkaṃseti, paraṃ vambheti : 'ahamasmi sīlavā kalyāṇadhammo, ime panaññe bhikkhū dussīlā pāpadhammāti. So tāya sīlasampadāya majjati pamajjati pamādaṃ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṃ viharati. Ayaṃ  vuccati, bhikkhave, bhikkhu papaṭikaṃ aggahesi brahmacariyassa tena ca vosānaṃ āpādi.

 

309. ''Idha pana, bhikkhave, ekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : 'otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi  paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti. So evaṃ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno sīlasampadaṃ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tāya sīlasampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati. Appamatto samāno samādhisampadaṃ ārādheti . So tāya samādhisampadāya attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya attānukkaṃseti, paraṃ vambheti : 'ahamasmi samāhito ekaggacitto, ime panaññe bhikkhū asamāhitā vibbhantacittāti. So tāya samādhisampadāya majjati pamajjati pamādaṃ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṃ viharati. ''Seyyathāpi , bhikkhave, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ atikkamma phegguṃ tacaṃ chetvā ādāya pakkameyya 'sāranti maññamāno. Tamenaṃ cakkhumā puriso disvā evaṃ vadeyya 'na vatāyaṃ bhavaṃ puriso aññāsi sāraṃ , na aññāsi phegguṃ, na aññāsi tacaṃ, na aññāsi papaṭikaṃ, na aññāsi sākhāpalāsaṃ. Tathā hayaṃ bhavaṃ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ atikkamma phegguṃ tacaṃ chetvā ādāya pakkanto 'sāranti maññamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṃ tañcassa atthaṃ nānubhavissatīti. ''Evameva kho, bhikkhave, idhekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : 'otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti. So evaṃ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno sīlasampadaṃ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tāya sīlasampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno samādhisampadaṃ ārādheti. So tāya samādhisampadāya attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya attānukkaṃseti, paraṃ vambheti : 'ahamasmi  samāhito ekaggacitto, ime panaññe bhikkhū asamāhitā vibbhantacittāti. So tāya  samādhisampadāya majjati pamajjati pamādaṃ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṃ viharati. Ayaṃ vuccati , bhikkhave, bhikkhu tacaṃ aggahesi brahmacariyassa tena ca vosānaṃ āpādi.

 

310. ''Idha pana, bhikkhave, ekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : 'otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa  antakiriyā paññāyethāti. So evaṃ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati. Appamatto samāno sīlasampadaṃ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tāya sīlasampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno samādhisampadaṃ ārādheti. So tāya samādhisampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tāya samādhisampadāya na majjati nappamajjati  na pamādaṃ āpajjati appamatto samāno ñāṇadassanaṃ ārādheti. So tena ñāṇadassanena attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tena ñāṇadassanena attānukkaṃseti, paraṃ vambheti : 'ahamasmi jānaṃ passaṃ viharāmi. Ime panaññe bhikkhū ajānaṃ apassaṃ viharantīti. So tena ñāṇadassanena majjati pamajjati pamādaṃ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṃ viharati.

 

''Seyyathāpi, bhikkhave, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ phegguṃ chetvā ādāya pakkameyya 'sāranti maññamāno. Tamenaṃ cakkhumā puriso disvā evaṃ vadeyya : 'na vatāyaṃ bhavaṃ puriso aññāsi sāraṃ na aññāsi phegguṃ na aññāsi tacaṃ na aññāsi papaṭikaṃ na aññāsi sākhāpalāsaṃ. Tathā hayaṃ bhavaṃ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa  tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ phegguṃ chetvā ādāya pakkanto 'sāranti maññamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṃ tañcassa atthaṃ nānubhavissatīti. Evameva  kho, bhikkhave, idhekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : 'otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti. So evaṃ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena  na attamano hoti na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So  tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno sīlasampadaṃ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tāya sīlasampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno samādhisampadaṃ ārādheti. So tāya samādhisampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tāya samādhisampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno ñāṇadassanaṃ ārādheti. So tena ñāṇadassanena attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tena ñāṇadassanena attānukkaṃseti, paraṃ vambheti : 'ahamasmi jānaṃ passaṃ viharāmi, ime panaññe bhikkhū ajānaṃ apassaṃ viharantīti. So tena ñāṇadassanena majjati pamajjati pamādaṃ āpajjati, pamatto samāno dukkhaṃ viharati. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu phegguṃ aggahesi brahmacariyassa tena ca vosānaṃ āpādi.

 

311. ''Idha pana, bhikkhave, ekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : 'otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi  paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti. So evaṃ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti , na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno sīlasampadaṃ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tāya sīlasampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno samādhisampadaṃ ārādheti. So tāya samādhisampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tāya samādhisampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno ñāṇadassanaṃ ārādheti. So tena ñāṇadassanena attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tena ñāṇadassanena na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tena ñāṇadassanena na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno asamayavimokkhaṃ  ārādheti. Aṭṭhānametaṃ [aṭṭhānaṃ kho panetaṃ (ka.)], bhikkhave, anavakāso yaṃ so bhikkhu tāya asamayavimuttiyā parihāyetha. ''Seyyathāpi , bhikkhave, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato sāraññeva chetvā ādāya pakkameyya 'sāranti jānamāno. Tamenaṃ cakkhumā puriso disvā evaṃ vadeyya : 'aññāsi vatāyaṃ bhavaṃ puriso sāraṃ, aññāsi phegguṃ, aññāsi tacaṃ, aññāsi papaṭikaṃ, aññāsi sākhāpalāsaṃ. Tathā hayaṃ bhavaṃ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato  rukkhassa tiṭṭhato sāravato sāraññeva chetvā ādāya pakkanto 'sāranti jānamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṃ tañcassa atthaṃ anubhavissatīti. ''Evameva kho, bhikkhave, idhekacco kulaputto saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : 'otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti. So  evaṃ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti, na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tena lābhasakkārasilokena na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno sīlasampadaṃ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tāya sīlasampadāya na majjati nappamajjati  na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno samādhisampadaṃ ārādheti. So tāya samādhisampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tāya samādhisampadāya na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno ñāṇadassanaṃ ārādheti. So tena ñāṇadassanena attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tena ñāṇadassanena na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. So tena ñāṇadassanena na majjati nappamajjati na pamādaṃ āpajjati, appamatto samāno asamayavimokkhaṃ  ārādheti. Aṭṭhānametaṃ, bhikkhave, anavakāso yaṃ so bhikkhu tāya asamayavimuttiyā parihāyetha.

 

''Iti kho, bhikkhave, nayidaṃ brahmacariyaṃ lābhasakkārasilokānisaṃsaṃ, na sīlasampadānisaṃsaṃ, na samādhisampadānisaṃsaṃ, na ñāṇadassanānisaṃsaṃ. Yā ca kho ayaṃ, bhikkhave, akuppā cetovimutti : etadatthamidaṃ, bhikkhave, brahmacariyaṃ, etaṃ sāraṃ etaṃ pariyosānanti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Mahāsāropamasuttaṃ niṭṭhitaṃ navamaṃ.

 

-ooOoo-

 

29. Mahāsāropamasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

 

307. Evaṃ me sutanti mahāsāropamasuttaṃ. Tattha acirapakkanteti saṅghaṃ bhinditvā ruhiruppādakammaṃ katvā nacirapakkante saliṅgeneva pāṭiyekke jāte.

 

Idha, bhikkhave, ekacco kulaputtoti kiñcāpi asukakulaputtoti na niyāmito, devadattaṃyeva pana sandhāya idaṃ vuttanti veditabbaṃ. So hi asambhinnāya mahāsammatapaveṇiyā okkākavaṃse jātattā jātikulaputto. Otiṇṇoti yassa jāti anto anupaviṭṭhā, so jātiyā otiṇṇo nāma. Jarādīsupi eseva nayo. Lābhasakkārādīsupi lābhoti cattāro paccayā. Sakkāroti tesaṃyeva sukatabhāvo. Silokoti vaṇṇabhaṇanaṃ. Abhinibbattetīti uppādeti. Apaññātāti dvinnaṃ janānaṃ ṭhitaṭṭhāne na paññāyanti, ghāsacchādanamattampi na labhanti. Appesakkhāti appaparivārā, purato vā pacchato vā gacchantaṃ na labhanti.

 

Sārena sārakaraṇīyanti rukkhasārena kattabbaṃ akkhacakkayuganaṅgalādikaṃ yaṃkiñci. Sākhāpalāsaṃ aggahesi brahmacariyassāti maggaphalasārassa sāsanabrahmacariyassa cattāro paccayā sākhāpalāsaṃ nāma, taṃ aggahesi. Tena ca vosānaṃ āpādīti teneva ca alamettāvatā sāro me pattoti vosānaṃ āpanno.

 

310. Ñāṇadassanaṃ ārādhetīti devadatto pañcābhiñño, dibbacakkhu ca pañcannaṃ abhiññānaṃ matthake ṭhitaṃ, taṃ imasmiṃ sutte ‘‘ñāṇadassana’’nti vuttaṃ. Ajānaṃ apassaṃ viharantīti kiñci sukhumaṃ rūpaṃ ajānantā antamaso paṃsupisācakampi apassantā viharanti.

 

311. Asamayavimokkhaṃ ārādhetīti, ‘‘katamo asamayavimokkho? Cattāro ca ariyamaggā cattāri ca sāmaññaphalāni, nibbānañca, ayaṃ asamayavimokkho’’ti (paṭi. ma. 1.213) evaṃ vutte navalokuttaradhamme ārādheti sampādeti paṭilabhati. Lokiyasamāpattiyo hi appitappitakkhaṇeyeva paccanīkadhammehi vimuccanti, tasmā, ‘‘katamo samayavimokkho? Cattāri ca jhānāni catasso ca arūpāvacarasamāpattiyo, ayaṃ samayavimokkho’’ti evaṃ samayavimokkhoti vuttā. Lokuttaradhammā pana kālena kālaṃ vimuccanti, sakiṃ vimuttāni hi maggaphalāni vimuttāneva honti. Nibbānaṃ sabbakilesehi accantaṃ vimuttamevāti ime nava dhammā asamayavimokkhoti vuttā.

 

Akuppā cetovimuttīti arahattaphalavimutti. Ayamattho etassāti etadatthaṃ, arahattaphalatthamidaṃ brahmacariyaṃ. Ayaṃ etassa atthoti vuttaṃ hoti. Etaṃ sāranti etaṃ arahattaphalaṃ brahmacariyassa sāraṃ. Etaṃ pariyosānanti etaṃ arahattaphalaṃ brahmacariyassa pariyosānaṃ, esā koṭi, na ito paraṃ pattabbaṃ atthīti yathānusandhināva desanaṃ niṭṭhapesīti.

 

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

 

Mahāsāropamasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

 

-ooOoo-

 

 

Kinh số 30 [tóm tắt]

Tiểu Kinh Thí Dụ Lõi Cây

(Cūḷasāropama Sutta)

(M.i, 128)

 

Pingalokaccha hỏi đức Phật về nhất thiết trí của sáu ngoại đạo sư, và đức Phật thuyết giảng kinh này. Trước hết đức Phật đề cập đến năm hạng người đi tìm lõi cây. Có người chặt lấy cành lá rồi mang đi tưởng rằng lõi cây; có người chặt lấy vỏ ngoài rồi mang đi tưởng rằng lõi cây; có người chặt lấy võ trong rồi mang đi tưởng rằng lõi cây; có người chặt lấy giác cây rồi mang đi tưởng rằng lõi cây; có người chặt lấy lõi cây mang đi biết rằng đó là lõi cây, và người ấy đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu.

Cũng vậy, có năm hạng người tu hành Phạm hạnh. Hạng người đầu dừng lại ở lợi dưỡng, cung kính, danh vọng; hạng thứ hai dừng lại ở thành tựu giới đức; hạng thứ ba dừng lại ở thành tựu thiền định; hạng thứ tư dừng ở tri kiến; hạng thứ năm không dừng ở tri kiến, hoan hỷ nhưng không tự mãn, không do tri kiến này khen mình chê người, phát khởi ý muốn đạt được các pháp cao thượng hơn các pháp cao thượng này là bốn thiền bốn không, diệt thọ tưởng định, sau khi thấy với trí tuệ các lậu hoặc được đoạn trừ. Ví như một người đi tìm lõi cây, người ấy đạt được mục đích mà lõi cây có thể thành tựu. Như vậy Phạm hạnh này không phải vì mục đích lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, không phải vì mục đích thành tựu giới đức, thiền định, tri kiến. Chính tâm giải thoát bất động là mục đích của Phạm hạnh.

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

 

-ooOoo-

 

Kinh số 30 [dàn ý]

Tiểu Kinh Thí Dụ Lõi Cây

(Cūḷasāropama Sutta)

(M.i, 128)

 

A. Duyên khởi

 

Bà-la-môn Pingalakoccha đến hỏi Đức Phật về nhứt thiết trí của 6 ngoại đạo sư. Đức Phật khuyên để một bên vấn đề ấy và thuyết giảng kinh này.

 

B. Chánh kinh:

 

I. Có 5 hạng người đi tìm lõi cây:

 

1. Hạng chặt cành lá đem về.

 

2. Hạng chặt vỏ ngoài đem về.

 

3. Hạng chặt vỏ trong đem về.

 

4. Hạng chặt giác cây đem về.

 

5. Hạng chặt lõi cây đem về.

 

 

II. Có 5 hạng người xuất gia tương đương với 5 hạng người đi tìm lõi cây ở trên:

 

1. Hạng tự mãn với lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng.

 

2. Hạng tự mãn với giới đức.

 

3. Hạng tự mãn với thiền định.

 

4. Hạng tự mãn với thành tựu tri kiến.

 

5. Hạng thành tựu 4 thiền, 4 không, diệt thọ tưởng định và đoạn tận các lậu hoặc.

 

III. Mục đích của Phạm hạnh không phải vì lợi ích lợi dưỡng tôn kính danh vọng, thành tựu giới đức, thành tựu thiền định, thành tựu tri kiến. Mục đích phạm hạnh là tâm giải thoát bất động.

 

 

C. Kết luận:

 

Lời tán thán của Bà-la-môn Pingalakoccha xin quy y Thế Tôn.

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

 

-ooOoo-

 

Kinh số 29 [toát yếu]

Đại Kinh Thí Dụ Lõi Cây

(Mahāsāropama Sutta)

(M.i, 192)

(Đại Kinh & Tiểu Kinh)

 

I. TOÁT YẾU

 

Mahāsāropama, Cūlasāropama Sutta - the greater and shorter discourse on the simile of the heartwood.

 

These two discourses emphasize that the proper goal of the holy life is the unshakable deliverance of the mind, to which all other benefits are subsidiary.

 

Đại kinh và Tiểu kinh Thí dụ lõi cây

Cả hai kinh này nhấn mạnh rằng mục đích chính của đời sống phạm hạnh là tâm giải thoát bất động, đối với mục đích này thì tất cả những lợi lạc khác chỉ là cặn bã.

 

II. TÓM TẮT

 

Hai bản kinh cùng có nội dung như sau. Người ta có thể vì thấy khổ sinh tử nên phát tâm xuất gia tìm cách chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này, như người vào rừng tìm lõi cây.

 

Nhưng có người, sau khi xuất gia, vì danh dự lợi dưỡng và sự tôn kính của người đời, đâm ra tự mãn, tham đắm, tự cho đã đạt mục đích. Người này ví như kẻ thay vì tìm lõi cây, lại đem về cành lá.

 

Có người xuất gia dù được danh dự lợi dưỡng cung kính cũng không phóng dật, sống có giới hạnh. Do thành tựu giới đức, vị ấy khen mình chê người, trở nên phóng dật: như người tìm lõi cây mà chỉ đem về vỏ ngoài.

 

Hạng thứ ba là người sau khi thành tựu giới, tập thiền định, do thành tựu thiền định, đâm ra tự mãn, khen mình chê người, trở nên phóng dật. Vị này giống như người đi rừng cốt lấy lõi cây nhưng chỉ đem về vỏ trong.

 

Hạng thứ tư không vì thành tựu thiền định mà phóng dật, nên có được tri kiến, và do tri kiến nên khen mình chê người: hạng này như người đi rừng chỉ đem về giác cây.

 

Hạng thứ năm nhờ có tri kiến nhưng không phóng dật, mà thành tựu giải thoát tạm thời và giải thoát vĩnh viễn. Tâm giải thoát bất động này chính là lõi cây, là mục tiêu của đời sống phạm hạnh.

 

 

 

 

III. CHÚ GIẢI

 

Tri kiến theo Luận giải là thiên nhãn, khả năng thấy được những sắc vi tế mà mắt thường không thể trông thấy.

 

"Thành tựu thiền định" là điều kiện để đạt tri kiến; tri kiến là căn bản để đắc 4 thiền 4 định và chứng diệt thọ tưởng - - gọi là thời giải thoát, và lậu tận, gọi là phi thời giải thoát.

 

Thời giải thoát, samayavimokkha: Giải thoát tạm thời, là bốn thiền, bốn định vô sắc và diệt định.

 

Phi thời giải thoát, asamayavimokkha, là bốn đạo bốn quả và Niết-bàn.

 

Tâm giải thoát bất động là quả vị A-la-hán. Như vậy, "phi thời giải thoát" có nghĩa rộng hơn là tâm "giải thoát bất động", được xem là mục đích duy nhất của đời sống phạm hạnh.

 

IV. PHÁP SỐ

Bốn thiền, Bốn định.

 

V. KỆ TỤNG

 

Nhân Đề bà đạt đa
Bỏ tăng đoàn của Phật

Lập riêng chúng xuất gia

Thế Tôn dạy đại chúng:

Kẻ từ bỏ gia đình
Muốn thoát khổ sinh tử

Như người tìm lõi cây

Khó đạt mục đích mình.

Hoặc tự mãn lợi danh

Mà trở thành phóng dật

Như lá cành vụn vặt

Lầm tưởng là lõi cây.

Hoặc khi thành tựu Giới

Tự xem không ai bằng

Như kẻ kiếm lõi cây
Chỉ đem về lớp vỏ.

Có người tiến tu lên

Khiến tâm được định tĩnh

Lại khen mình chê người

Không đạt được cốt lõi.

Có người nhờ định tâm

Đạt tri kiến sáng suốt

Hoan hỷ sinh kiêu căng

Lõi cây chưa tìm được.

Không tự mãn tri kiến

Chứng bốn thiền, bốn không

Đạt tạm thời giải thoát
Vị ấy còn mất mát.

Không tham đắm tri kiến

Tâm giải thoát bất động

Đây chính thực lõi cây

Mục đích phạm hạnh này.

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

 

-ooOoo-

 

30. Cūḷasāropamasuttaṃ [Mūla]

 

312. Evaṃ    me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho piṅgalakoccho brāhmaṇo yena  Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinno kho piṅgalakoccho brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca : ''yeme, bho gotama, samaṇabrāhmaṇā saṅghino gaṇino gaṇācariyā ñātā yasassino titthakarā sādhusammatā, bahujanassa, seyyathidaṃ : pūraṇo kassapo, makkhali gosālo, ajito kesakambalo, pakudho kaccāyano, sañcayo [sañjayo (sī. syā. pī. ka.)] belaṭṭhaputto, nigaṇṭho nāṭaputto, sabbete sakāya paṭiññāya abbhaññaṃsu sabbeva nābbhaññaṃsu, udāhu ekacce abbhaññaṃsu ekacce nābbhaññaṃsūti? ''alaṃ, brāhmaṇa, tiṭṭhatetaṃ : sabbete sakāya paṭiññāya abbhaññaṃsu sabbeva nābbhaññaṃsu, udāhu ekacce abbhaññaṃsu ekacce nābbhaññaṃsūti. Dhammaṃ te, brāhmaṇa, desessāmi, taṃ suṇāhi, sādhukaṃ manasi karohi, bhāsissāmīti. ''Evaṃ, bhoti kho piṅgalakoccho brāhmaṇo bhagavato paccassosi. Bhagavā etadavoca :

 

313. ''Seyyathāpi, brāhmaṇa, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ atikkamma phegguṃ atikkamma tacaṃ  atikkamma papaṭikaṃ, sākhāpalāsaṃ chetvā ādāya pakkameyya 'sāranti maññamāno. Tamenaṃ cakkhumā puriso disvā evaṃ vadeyya : 'na vatāyaṃ bhavaṃ puriso aññāsi sāraṃ, na aññāsi phegguṃ, na aññāsi tacaṃ, na aññāsi papaṭikaṃ, na aññāsi sākhāpalāsaṃ. Tathā hayaṃ bhavaṃ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ atikkamma phegguṃ atikkamma tacaṃ atikkamma papaṭikaṃ, sākhāpalāsaṃ chetvā ādāya pakkanto 'sāranti maññamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṃ tañcassa atthaṃ nānubhavissatīti.

 

314. ''Seyyathāpi vā pana, brāhmaṇa, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno  mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ atikkamma phegguṃ atikkamma tacaṃ , papaṭikaṃ chetvā ādāya  pakkameyya 'sāranti maññamāno. Tamenaṃ cakkhumā puriso disvā evaṃ vadeyya : 'na vatāyaṃ bhavaṃ puriso aññāsi sāraṃ, na aññāsi phegguṃ, na aññāsi tacaṃ, na aññāsi papaṭikaṃ, na aññāsi sākhāpalāsaṃ. Tathā hayaṃ bhavaṃ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ atikkamma phegguṃ atikkamma tacaṃ papaṭikaṃ chetvā ādāya pakkanto 'sāranti maññamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṃ tañcassa atthaṃ nānubhavissatīti.

 

315. ''Seyyathāpi vā pana, brāhmaṇa, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato  sāravato atikkammeva sāraṃ atikkamma phegguṃ, tacaṃ chetvā ādāya pakkameyya 'sāranti maññamāno. Tamenaṃ cakkhumā puriso disvā evaṃ vadeyya : 'na vatāyaṃ bhavaṃ puriso aññāsi sāraṃ, na aññāsi phegguṃ, na aññāsi tacaṃ, na aññāsi papaṭikaṃ, na aññāsi sākhāpalāsaṃ. Tathā hayaṃ bhavaṃ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ atikkamma phegguṃ, tacaṃ chetvā ādāya pakkanto 'sāranti maññamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṃ tañcassa atthaṃ nānubhavissatīti.

 

316. ''Seyyathāpi vā pana, brāhmaṇa, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ, phegguṃ chetvā ādāya pakkameyya 'sāranti maññamāno. Tamenaṃ cakkhumā puriso disvā evaṃ vadeyya : 'na vatāyaṃ bhavaṃ puriso aññāsi sāraṃ, na aññāsi phegguṃ, na aññāsi tacaṃ, na aññāsi papaṭikaṃ, na aññāsi sākhāpalāsaṃ. Tathā hayaṃ bhavaṃ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ, phegguṃ chetvā ādāya pakkanto 'sāranti maññamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṃ tañcassa atthaṃ nānubhavissatīti.

 

317. ''Seyyathāpi vā pana, brāhmaṇa, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno  mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato sāraññeva  chetvā ādāya pakkameyya 'sāranti jānamāno. Tamenaṃ cakkhumā puriso disvā evaṃ vadeyya : 'aññāsi vatāyaṃ bhavaṃ puriso sāraṃ, aññāsi phegguṃ, aññāsi tacaṃ, aññāsi papaṭikaṃ, aññāsi sākhāpalāsaṃ. Tathā hayaṃ bhavaṃ puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato sāraññeva chetvā ādāya  pakkanto 'sāranti jānamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṃ tañcassa atthaṃ anubhavissatīti.

 

318. ''Evameva kho, brāhmaṇa, idhekacco puggalo saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : 'otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti. So evaṃ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena attamano hoti paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena attānukkaṃseti, paraṃ vambheti : 'ahamasmi lābhasakkārasilokavā, ime panaññe bhikkhū appaññātā appesakkhāti. Lābhasakkārasilokena ca ye aññe dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca tesaṃ dhammānaṃ sacchikiriyāya na chandaṃ janeti, na vāyamati, olīnavuttiko ca hoti sāthaliko. Seyyathāpi so, brāhmaṇa, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ atikkamma phegguṃ atikkamma tacaṃ atikkamma papaṭikaṃ, sākhāpalāsaṃ chetvā  ādāya pakkanto 'sāranti maññamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṃ tañcassa atthaṃ nānubhavissati. Tathūpamāhaṃ, brāhmaṇa, imaṃ puggalaṃ vadāmi.

 

319. ''Idha pana, brāhmaṇa, ekacco puggalo saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : 'otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti. So evaṃ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na  attamano hoti na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Lābhasakkārasilokena ca ye aññe dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca tesaṃ dhammānaṃ sacchikiriyāya chandaṃ janeti, vāyamati , anolīnavuttiko ca hoti asāthaliko. So sīlasampadaṃ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti, paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya attānukkaṃseti, paraṃ vambheti : 'ahamasmi sīlavā kalyāṇadhammo, ime panaññe bhikkhū dussīlā pāpadhammāti. Sīlasampadāya ca ye aññe dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca tesaṃ dhammānaṃ  sacchikiriyāya na chandaṃ janeti, na vāyamati, olīnavuttiko ca hoti sāthaliko. Seyyathāpi so, brāhmaṇa, puriso sāratthiko sāragavesī  sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ atikkamma phegguṃ atikkamma tacaṃ, papaṭikaṃ chetvā ādāya pakkanto 'sāranti maññamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṃ, tañcassa atthaṃ nānubhavissati. Tathūpamāhaṃ, brāhmaṇa, imaṃ puggalaṃ vadāmi.

 

320. ''Idha pana, brāhmaṇa, ekacco puggalo saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : 'otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi, dukkhotiṇṇo dukkhapareto, appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti. So evaṃ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti, na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Lābhasakkārasilokena ca ye aññe dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca tesaṃ dhammānaṃ sacchikiriyāya chandaṃ janeti, vāyamati, anolīnavuttiko ca hoti asāthaliko. So sīlasampadaṃ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Sīlasampadāya ca ye aññe dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca tesaṃ dhammānaṃ sacchikiriyāya chandaṃ janeti, vāyamati, anolīnavuttiko ca hoti asāthaliko . So samādhisampadaṃ ārādheti. So tāya samādhisampadāya attamano hoti, paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya attānukkaṃseti, paraṃ vambheti : 'ahamasmi samāhito ekaggacitto, ime panaññe bhikkhū  asamāhitā vibbhantacittāti. Samādhisampadāya ca ye aññe dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca, tesaṃ dhammānaṃ sacchikiriyāya na chandaṃ janeti, na vāyamati, olīnavuttiko ca hoti sāthaliko. Seyyathāpi so, brāhmaṇa, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ atikkamma phegguṃ, tacaṃ chetvā ādāya pakkanto 'sāranti maññamāno. Yañcassa  sārena sārakaraṇīyaṃ tañcassa atthaṃ nānubhavissati. Tathūpamāhaṃ, brāhmaṇa, imaṃ puggalaṃ vadāmi.

 

321. ''Idha pana, brāhmaṇa, ekacco puggalo saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : 'otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena - pe -  antakiriyā paññāyethāti. So evaṃ pabbajito samāno lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Lābhasakkārasilokena ca ye aññe dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca tesaṃ dhammānaṃ sacchikiriyāya chandaṃ janeti, vāyamati, anolīnavuttiko ca hoti asāthaliko. So sīlasampadaṃ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Sīlasampadāya ca ye aññe dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca tesaṃ dhammānaṃ sacchikiriyāya chandaṃ janeti, vāyamati, anolīnavuttiko ca hoti asāthaliko. So samādhisampadaṃ ārādheti. So tāya samādhisampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Samādhisampadāya ca ye aññe dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca tesaṃ dhammānaṃ  sacchikiriyāya chandaṃ janeti, vāyamati, anolīnavuttiko ca hoti asāthaliko. So ñāṇadassanaṃ ārādheti. So tena ñāṇadassanena attamano hoti, paripuṇṇasaṅkappo . So tena ñāṇadassanena attānukkaṃseti, paraṃ vambheti : 'ahamasmi jānaṃ passaṃ viharāmi, ime panaññe bhikkhū ajānaṃ apassaṃ viharantīti. ñĀṇadassanena ca ye aññe dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca tesaṃ dhammānaṃ sacchikiriyāya na chandaṃ janeti, na vāyamati, olīnavuttiko ca hoti sāthaliko. Seyyathāpi so, brāhmaṇa, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva sāraṃ, phegguṃ chetvā ādāya pakkanto 'sāranti maññamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṃ tañcassa atthaṃ nānubhavissati. Tathūpamāhaṃ, brāhmaṇa, imaṃ puggalaṃ vadāmi.

 

322. ''Idha pana, brāhmaṇa, ekacco puggalo saddhā agārasmā anagāriyaṃ pabbajito hoti : 'otiṇṇomhi jātiyā jarāya maraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi , dukkhotiṇṇo dukkhapareto , appeva nāma imassa kevalassa dukkhakkhandhassa antakiriyā paññāyethāti. So evaṃ pabbajito samāno  lābhasakkārasilokaṃ abhinibbatteti. So tena lābhasakkārasilokena na attamano hoti, na paripuṇṇasaṅkappo. So tena lābhasakkārasilokena na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Lābhasakkārasilokena ca ye aññe dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca tesaṃ dhammānaṃ sacchikiriyāya chandaṃ janeti, vāyamati, anolīnavuttiko ca hoti asāthaliko. So sīlasampadaṃ ārādheti. So tāya sīlasampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya sīlasampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Sīlasampadāya ca ye aññe dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca tesaṃ dhammānaṃ sacchikiriyāya chandaṃ janeti, vāyamati, anolīnavuttiko ca hoti asāthaliko. So samādhisampadaṃ ārādheti. So tāya samādhisampadāya attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tāya samādhisampadāya na attānukkaṃseti, na paraṃ vambheti. Samādhisampadāya ca ye aññe dhammā uttaritarā ca paṇītatarā ca tesaṃ dhammānaṃ sacchikiriyāya chandaṃ janeti, vāyamati, anolīnavuttiko ca hoti asāthaliko. So ñāṇadassanaṃ ārādheti. So tena ñāṇadassanena attamano hoti, no ca kho paripuṇṇasaṅkappo. So tena ñāṇadassanena na attānukkaṃseti, na  paraṃ vambheti. ñĀṇadassanena ca ye aññe dhammā uttaritarā ca paṇītatarā  ca tesaṃ dhammānaṃ sacchikiriyāya chandaṃ janeti, vāyamati, anolīnavuttiko ca hoti asāthaliko.

 

323. ''Katame ca, brāhmaṇa, dhammā ñāṇadassanena uttaritarā ca paṇītatarā ca? idha, brāhmaṇa, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ayampi kho, brāhmaṇa, dhammo ñāṇadassanena uttaritaro ca paṇītataro ca. ''Puna caparaṃ, brāhmaṇa, bhikkhu vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ayampi kho, brāhmaṇa, dhammo ñāṇadassanena uttaritaro ca paṇītataro ca. ''Puna caparaṃ, brāhmaṇa, bhikkhu pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati, sato ca sampajāno  sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti, yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti : 'upekkhako satimā sukhavihārīti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ayampi kho , brāhmaṇa, dhammo ñāṇadassanena uttaritaro ca paṇītataro ca. ''Puna caparaṃ, brāhmaṇa, bhikkhu sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ayampi kho, brāhmaṇa, dhammo ñāṇadassanena uttaritaro ca paṇītataro ca.

 

''Puna caparaṃ, brāhmaṇa, bhikkhu sabbaso rūpasaññānaṃ samatikkamā paṭighasaññānaṃ atthaṅgamā nānattasaññānaṃ amanasikārā 'ananto ākāsoti ākāsānañcāyatanaṃ upasampajja viharati. Ayampi kho, brāhmaṇa, dhammo ñāṇadassanena uttaritaro ca paṇītataro ca. ''Puna caparaṃ, brāhmaṇa, bhikkhu sabbaso ākāsānañcāyatanaṃ samatikkamma 'anantaṃ viññāṇanti viññāṇañcāyatanaṃ upasampajja viharati. Ayampi kho, brāhmaṇa, dhammo ñāṇadassanena uttaritaro ca paṇītataro ca. ''Puna caparaṃ, brāhmaṇa, bhikkhu sabbaso viññāṇañcāyatanaṃ samatikkamma 'natthi kiñcīti ākiñcaññāyatanaṃ upasampajja viharati. Ayampi kho, brāhmaṇa, dhammo ñāṇadassanena uttaritaro ca paṇītataro ca. ''Puna  caparaṃ, brāhmaṇa, bhikkhu sabbaso ākiñcaññāyatanaṃ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṃ upasampajja viharati. Ayampi kho, brāhmaṇa, dhammo ñāṇadassanena uttaritaro ca  paṇītataro ca. ''Puna caparaṃ, brāhmaṇa, bhikkhu sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṃ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṃ upasampajja viharati, paññāya cassa disvā āsavā parikkhīṇā honti. Ayampi kho, brāhmaṇa, dhammo ñāṇadassanena uttaritaro ca paṇītataro ca. Ime kho, brāhmaṇa, dhammā ñāṇadassanena uttaritarā ca paṇītatarā ca.

 

324. ''Seyyathāpi  so, brāhmaṇa, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato sāraṃyeva chetvā ādāya pakkanto 'sāranti jānamāno. Yañcassa sārena sārakaraṇīyaṃ tañcassa atthaṃ anubhavissati. Tathūpamāhaṃ, brāhmaṇa, imaṃ puggalaṃ vadāmi. ''Iti kho, brāhmaṇa, nayidaṃ brahmacariyaṃ lābhasakkārasilokānisaṃsaṃ, na sīlasampadānisaṃsaṃ, na samādhisampadānisaṃsaṃ, na ñāṇadassanānisaṃsaṃ. Yā ca kho ayaṃ , brāhmaṇa, akuppā cetovimutti : etadatthamidaṃ, brāhmaṇa, brahmacariyaṃ, etaṃ sāraṃ etaṃ pariyosānanti. Evaṃ vutte, piṅgalakoccho brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca : ''abhikkantaṃ, bho gotama, abhikkantaṃ, bho gotama - pe - upāsakaṃ maṃ bhavaṃ gotamo dhāretu ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gatanti.

Cūḷasāropamasuttaṃ niṭṭhitaṃ dasamaṃ.

Opammavaggo niṭṭhito tatiyo.

Tassuddānaṃ :

Moḷiyaphaggunariṭṭhañca  nāmo, andhavane kathipuṇṇaṃ nivāpo.

Rāsikaṇerumahāgajanāmo, sārūpamo [sāravaro (syā.), sāravano (ka.)] puna piṅgalakoccho..

 

-ooOoo-

 

30. Cūḷasāropamasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

 

312. Evaṃ me sutanti cūḷasāropamasuttaṃ. Tattha piṅgalakocchoti so brāhmaṇo piṅgaladhātuko. Kocchoti panassa nāmaṃ, tasmā ‘‘piṅgalakoccho’’ti vuccati. Saṅghinotiādīsu pabbajitasamūhasaṅkhāto saṅgho etesaṃ atthīti saṅghino. Sveva gaṇo etesaṃ atthīti gaṇino. Ācārasikkhāpanavasena tassa gaṇassa ācariyāti gaṇācariyā. Ñātāti paññātā pākaṭā. ‘‘Appicchā santuṭṭhā, appicchatāya vatthampi na nivāsentī’’tiādinā nayena samuggato yaso etesaṃ atthīti yasassino. Titthakarāti laddhikarā. Sādhusammatāti ime sādhu sundarā sappurisāti evaṃ sammatā. Bahujanassāti assutavato andhabālaputhujjanassa. Idāni te dassento seyyathidaṃ pūraṇotiādimāha. Tattha pūraṇoti tassa satthupaṭiññassa nāmaṃ. Kassapoti gottaṃ. So kira aññatarassa kulassa ekūnadāsasataṃ pūrayamāno jāto, tenassa ‘‘pūraṇo’’ti nāmaṃ akaṃsu. Maṅgaladāsattā cassa ‘‘dukkaṭa’’nti vattā natthi, akataṃ vā na katanti. ‘‘So kimahamettha vasāmī’’ti palāyi. Athassa corā vatthāni acchindiṃsu. So paṇṇena vā tiṇena vā paṭicchādetumpi ajānanto jātarūpeneva ekaṃ gāmaṃ pāvisi. Manussā taṃ disvā, ‘‘ayaṃ samaṇo arahā appiccho, natthi iminā sadiso’’ti pūvabhattādīni gahetvā upasaṅkamanti. So ‘‘mayhaṃ sāṭakaṃ anivatthabhāvena idaṃ uppanna’’nti tato paṭṭhāya sāṭakaṃ labhitvāpi na nivāsesi, tadeva pabbajjaṃ aggahesi. Tassa santike aññepi pañcasatā manussā pabbajiṃsu, taṃ sandhāyāha ‘‘pūraṇo kassapo’’ti.

 

Makkhalīti tassa nāmaṃ. Gosālāya jātattā gosāloti dutiyaṃ nāmaṃ. Taṃ kira sakaddamāya bhūmiyā telaghaṭaṃ gahetvā gacchantaṃ, ‘‘tāta, mā khalī’’ti sāmiko āha. So pamādena khalitvā patitvā sāmikassa bhayena palāyituṃ āraddho. Sāmiko upadhāvitvā sāṭakakaṇṇe aggahesi. Sopi sāṭakaṃ chaḍḍetvā acelako hutvā palāyi, sesaṃ pūraṇasadisameva.

 

Ajitoti tassa nāmaṃ. Kesakambalaṃ dhāretīti kesakambalo. Iti nāmadvayaṃ saṃsanditvā ‘‘ajito kesakambalo’’ti vuccati. Tattha kesakambalo nāma manussakesehi katakambalo, tato paṭikiṭṭhataraṃ vatthaṃ nāma natthi. Yathāha – ‘‘seyyathāpi, bhikkhave, yāni kānici tantāvutānaṃ vatthānaṃ, kesakambalo tesaṃ paṭikiṭṭho akkhāyati, kesakambalo, bhikkhave, sīte sīto uṇhe uṇho dubbaṇṇo duggandho dukkhasamphasso’’ti (a. ni. 3.138).

 

Pakudhoti tassa nāmaṃ. Kaccāyanoti gottaṃ. Iti nāmagottaṃ saṃsanditvā, ‘‘pakudho kaccāyano’’ti vuccati. Sītudakapaṭikkhittako esa, vaccaṃ katvāpi udakakiccaṃ na karoti, uṇhodakaṃ vā kañjiyaṃ vā labhitvā karoti, nadiṃ vā maggodakaṃ vā atikkamma, ‘‘sīlaṃ me bhinna’’nti vālikathūpaṃ katvā sīlaṃ adhiṭṭhāya gacchati, evarūpo nissirikaladdhiko esa.

 

Sañjayoti tassa nāmaṃ. Belaṭṭhassa puttoti belaṭṭhaputto. Amhākaṃ gaṇṭhanakileso palibujjhanakileso natthi, kilesagaṇṭharahitā mayanti evaṃ vāditāya laddhanāmavasena nigaṇṭho. Nāṭassa puttoti nāṭaputto. Abbhaññaṃsūti yathā tesaṃ paṭiññā, tatheva jāniṃsu. Idaṃ vuttaṃ hoti – sace nesaṃ sā paṭiññā niyyānikā sabbe abbhaññaṃsu. No ce, na abbhaññaṃsu. Tasmā kiṃ tesaṃ paṭiññā niyyānikā na niyyānikāti, ayametassa pañhassa attho. Atha bhagavā nesaṃ aniyyānikabhāvakathanena atthābhāvato alanti paṭikkhipitvā upamāya atthaṃ pavedento dhammameva desetuṃ, dhammaṃ, te brāhmaṇa, desessāmīti āha.

 

320. Tattha sacchikiriyāyāti sacchikaraṇatthaṃ. Na chandaṃ janetīti kattukamyatāchandaṃ na janayati. Na vāyamatīti vāyāmaṃ parakkamaṃ na karoti. Olīnavuttiko ca hotīti līnajjhāsayo hoti. Sāthalikoti sithilaggāhī, sāsanaṃ sithilaṃ katvā gaṇhāti, daḷhaṃ na gaṇhāti.

 

323. Idha, brāhmaṇa bhikkhu, vivicceva kāmehīti kathaṃ ime paṭhamajjhānādidhammā ñāṇadassanena uttaritarā jātāti? Nirodhapādakattā. Heṭṭhā paṭhamajjhānādidhammā hi vipassanāpādakā, idha nirodhapādakā, tasmā uttaritarā jātāti veditabbā. Iti bhagavā idampi suttaṃ yathānusandhināva niṭṭhapesi. Desanāvasāne brāhmaṇo saraṇesu patiṭṭhitoti.

 

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

 

Cūḷasāropamasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

 

Tatiyavaggavaṇṇanā niṭṭhitā.

 

-ooOoo-




II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành




 III Trắc Nghiệm


No comments:

Post a Comment