Saturday, August 1, 2020

Trung Bộ Kinh - 18. Kinh Mật Hoàn - Thứ Bảy, ngày 1 tháng 8, 2020

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Tân

GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  1/8/2020 

18. Kinh Mật Hoàn

(Madhupiṇḍika Sutta) 



Mật hoàn có nghĩa là bánh mật, một loại bánh thơm ngon. Tên kinh không liên hệ gì với nội dung bài kinh. Một chi tiết cuối bài kinh là khi tôn giả Ananda nghe được ý nghĩa của những gì được nói Ngài rất hoan hỷ bày tỏ cảm tưởng như một người đang đói lả được ăn một cái bánh mật thật ngon. Đức Phật nhân đó dạy rằng: vậy cứ gọi là pháp môn bánh mật.

Bài kinh là một giai thoại có ba phân đoạn. Đầu tiên là một người thuộc hoàng tộc Thích Ca đến gặp tại Đại Lâm hỏi về một câu về tổng quan giáo pháp của Đức Phật. Đức Phật hiểu chủ tâm của vị nầy nên trả lời một câu tương đối khó hiểu. Sau đó Đức Phật thuật lại câu chuyện cho chư tỳ kheo nghe nguyên câu chuyện rồi Ngài đi vào hương thất. Cuối cùng chư tỳ kheo thỉnh cầu tôn giả Mahàkaccayana giải thích rộng rãi ý nghĩ lời Phật dạy. Lời giảng rộng của Tôn giả được Đức Thế Tôn xác nhận là phù hợp với ý của Phật.

 

091. Một câu hỏi lớn được trả lời một cách cô đọng

 

Dandapani Sakka là một hoàng thân dòng Thích Ca. Vị nầy là em ruột của Vua Thiện Giác, Hoàng Hậu Màyà và Di mẫu Mahàpajàpati Gotamì. Như vậy trên phương diện huyết thống vị nầy là cậu ruột của Đức Phật. Khi Devadatta (Đề Bà Đạt Đa), cháu gọi Dandapani bằng chú, chia rẽ Tăng Chúng với việc đứng ra lập giáo riêng thì Dandapani đứng về phía Devadatta.

Gọi là Dandapani vì vị nầy đi đâu cũng mang theo cây gậy bọc vàng ròng ở đầu gậy với thái độ của một vương gia quý tộc.

 Dandapani đến gặp Đức Phật muốn tranh luận về giáo thuyết. Thay vì trả lời về tổng quan giáo pháp Bậc Đạo Sư đã nói lên bản chất và hiện tượng của những tranh luận, hý luận, lý luận về tôn giáo, triết thuyết. Nhưng câu trả lời của Phật vượt ngoài tầm hiểu biết của vị nầy nên phản ứng bằng im lặng ra đi

Như vầy tôi nghe


Một thời, Thế Tôn sống giữa các vị dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở vườn Nigrodārāma.

 

Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, khi ăn xong, trên đường khất thực trở về, Thế Tôn đi đến Ðại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Ðại Lâm, Ngài ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây Beluvalaṭṭhika.

 

Có vị Gậy cầm tay (Daṇḍapāni) Sakka (Thích-ca), kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Ðại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalaṭṭhika chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy, đứng một bên. Gậy cầm tay Sakka nói với Thế Tôn: "Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?"

 

-- "Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, Māra và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời; các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy".

 

Khi nghe nói vậy, Gậy cầm tay Sakka lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.

 

Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến vườn Nigrodha, khi đến xong, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

 

-- Chư Tỷ-kheo, ở đây, Ta vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường khất thực trở về, Ta đi đến Ðại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Ðại Lâm, Ta ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây Beluvalaṭṭhika. Có vị Gậy cầm tay Sakka kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Ðại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalaṭṭhika chỗ Ta ở, khi đến xong, nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy. Ðứng một bên, Gậy cầm tay Sakka nói với Ta như sau: "Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?" Chư Tỷ-kheo, được nói vậy, Ta trả lời Gậy cầm tay Sakka: "Này Hiền giả, theo lời Ta dạy trong thế giới với chư Thiên, Māra, và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời. Các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy". Khi nghe nói vậy, Gậy cầm tay Sakka lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.

 

Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:

 

-- Nhưng bạch Thế Tôn, lời dạy ấy là gì mà Thế Tôn, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời? Các tưởng sẽ không ám ảnh Thế Tôn, vị đã sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu?

 

-- Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người. Nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn.

 

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi nói vậy, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy bước vào tịnh xá.

 

 

092. Một bâc thánh đại đệ tử quảng diễn lời dạy của Bậc Đạo Sư

 

Tôn giả Mahàkaccayàna sanh ở  Ujjenī kinh đô xứ Avanti, một trong bốn quốc độ rộng lớn cổ Ấn thời Đức Phật. Là một người bác lãm kinh Veda, trước khi xuất gia theo Phật tôn giả đã là quốc sư của vua  Candappajjota.  Tôn giả là một trong những đại đệ tử của Đức Phật với sở trường quảng diễn những gì được Phật dạy một cách tóm tắt. Ngài được biết là có tướng hảo quang minh và là tác giả của tập sách    Nettippakarana, một tác phẩm dạy về ngữ pháp Pàlì còn lưu lại tới ngày nay.

Sau khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy tóm tắt này cho chúng ta, không giải thích rộng rãi ý nghĩa, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn". Nay ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa". Rồi những Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Nay có Tôn giả Mahākaccāna (Ðại Ca-chiên-diên) là vị được Thế Tôn tán dương và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahākaccāna có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahākaccāna ở, sau khi đến, sẽ hỏi Tôn giả Mahākaccāna ý nghĩa này".

 

Rồi những Tỷ-kheo ấy đến chỗ Tôn giả Mahākaccāna ở, sau khi đến, nói lên những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao với Tôn giả Mahākaccāna rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ- kheo ấy thưa với Tôn giả Mahākaccāna:

 

-- "Này Hiền giả, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy tóm tắt này và không giải thích rõ ràng ý nghĩa, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn".

 

Này Hiền giả Mahākaccāna, khi Thế Tôn đi chưa bao lâu, chúng tôi suy nghĩ: "Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy vắn tắt này cho chúng ta... đã đi vào tịnh xá:" Do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn". Ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy mà Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt... không giải thích rõ ràng ý nghĩa?" Này Hiền giả Mahākaccāna, rồi chúng tôi suy nghĩ: "Nay Tôn giả Mahākaccāna được Thế Tôn tán thán và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Mahākaccāna có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahākaccāna ở, sau khi đến, chúng ta hỏi Tôn giả Mahākaccāna ý nghĩa này. Tôn giả Mahākaccāna sẽ giải thích cho".

 

-- Chư Hiền, cũng như một người ưa thích lõi cây, tìm tòi lõi cây, đi khắp mọi nơi tìm lõi cây, đến một cây to lớn, đứng thẳng và có lõi cây. Người này bỏ qua rễ, bỏ qua thân cây, nghĩ rằng phải tìm lõi cây ở nơi cành lá. Cũng vậy là hành động của chư Tôn giả, đứng trước mặt Thế Tôn, quý vị bỏ qua Thế Tôn, nghĩ rằng phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy, Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Brahma, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp Chủ, Như Lai. Quý vị phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho quý vị, quý vị hãy như vậy thọ trì.

 

-- Hiền giả Mahākaccāna, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy, Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Brahma, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp Chủ, Như Lai. Chúng tôi phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho chúng tôi, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Mahakaccana được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahākaccāna có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Mong Tôn giả Mahākaccāna hãy giải thích không có sự gì bất kính.

 

-- Vậy chư Hiền hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ giảng.

 

-- Thưa vâng, Hiền giả.

 

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahākaccāna. Tôn giả Mahākaccāna giảng như sau:

 

-- Chư Hiền, Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt lời dạy này... và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo bất cứ vì nhân duyên gì... không còn dư tàn". Chư Hiền, với lời dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Tôi hiểu ý nghĩa một cách đầy đủ như sau:

 

Chư Hiền, do nhơn con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại.

 

Chư Hiền, do nhơn lỗ tai và các tiếng, nhĩ thức khởi lên, do nhơn lỗ mũi và các hương, tỷ thức khởi lên, do nhơn lưỡi và các vị, thiệt thức khởi lên, do nhơn thân và xúc, thân thức khởi lên; do nhơn ý và các pháp, ý thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có các cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng. Những gì có tưởng thời có suy tầm. Những gì có suy tầm thời có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các pháp do ý thức nhận thức, quá khứ, tương lai, hiện tại.

 

Chư Hiền, sự kiện này xảy ra: khi nào có mắt, khi nào có sắc pháp, khi nào có nhãn thức, thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của xúc thời sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có thi thiết của thọ thời sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của tưởng, thời sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của suy tầm thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.

 

Sự kiện này xảy ra: khi nào có tai, khi nào có các tiếng, khi nào có nhĩ thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có lỗ mũi, khi nào có các hương, khi nào có tỷ thức... Sự kiện này xảy ra, khi nào có lưỡi, khi nào có các vị, khi nào có thiệt thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có thân, khi nào có các xúc, khi nào có thân thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có ý, khi nào có các pháp, khi nào có ý thức thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ.

 

Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có mắt, khi nào không có các sắc, khi nào không có nhãn thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của xúc, sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của thọ, sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của tưởng, sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của suy tầm, thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.

 

Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có tai, khi nào không có các tiếng... khi nào không có mũi, khi nào không có các hương... khi nào không có lưỡi, khi nào không có các vị... khi nào không có thân, khi nào không có các xúc ... Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có ý, khi nào không có các pháp, khi nào không có ý thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ...

 

Chư Hiền, Thế Tôn, sau khi nói lên lời dạy một cách vắn tắt... đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không dư tàn". Chư Hiền, đối với lời dạy Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt này, và nghĩa lý không được giải thích một cách rộng rãi, tôi đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Nếu quý vị muốn, hãy đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, hãy hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải đáp như thế nào, hãy như vậy thọ trì. 


Phạn ngữ  papañca là một danh từ rất khó dịch. Chữ Hán dịch là “điên đảo vọng tưởng” hay hý luận. Trong Anh ngữ người ta thường dịch với những chữ: self-reflexive thinking, reification, proliferation, exaggeration, elaboration, distortion. Cho những lý luận bất tận về quan kiến và giáo thuyết mà “càng nói thì càng xa, càng mất phương hướng” như câu chuyện người đi tìm dê từ ngã tư nầy tới ngã tư khác, càng đi càng nghi hoặc, càng mất phương hướng.

Có thể hiểu với những điểm sau:

 

a.     Người ta thường tranh luận về tư tưởng, giáo thuyết không phải vì muốn tìm ra lẽ thật hay chân lý mà chỉ vì bản năng thích bày tỏ quan điểm

b.     Bản năng đó xuất phát từ sự gặp gở giữa căn, cảnh và thức

c.      Từ sự hội tụ giữa căn, cảnh và thức sanh ra cảm thọ, rồi tưởng, rồi suy tầm dẫn đến điên đảo vọng tưởng.

d.     Tất cả nhận thức từ xúc, thọ, tưởng, suy tầm đều là phiến diện, hạn hẹp, đối đãi (thi thiết).

e.      Người tu Phật cần hiểu tánh tương đối trong sự nhận thức hay quan kiến của mình.

092. Lời xác chứng của Đấng Pháp Vương

 

Khi được nghe chư tỳ kheo thuật lại pháp được tôn giả Mahàkaccayana trình bày, Đức Phật chuẩn thuận và tôn giả Ananda nói lên lời tán thán.

 

Rồi những Tỷ-kheo ấy, hoan hỷ, tùy hỷ lời Tôn giả Mahākaccāna nói, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

 

-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn nói lên lời dạy này một cách vắn tắt cho chúng con... đã vào tịnh xá. "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn". Khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: "Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói cho chúng ta lời dạy tóm tắt này, không giải thích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn". Nay ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa?" Bạch Thế Tôn, và chúng con suy nghĩ: "Nay có Tôn giả Mahākaccāna là vị được Thế Tôn tán dương và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahākaccāna có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahākaccāna ở, sau khi đến sẽ hỏi Tôn giả Mahākaccāna ý nghĩa này". Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tôn giả Mahākaccāna ở, sau khi đến, chúng con hỏi Tôn giả Mahākaccāna ý nghĩa này. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Mahākaccāna đã giải thích ý nghĩa ấy cho chúng con với những phương pháp này, với những văn cú này, với những văn tự này.

 

-- Chư Tỷ-kheo, Tôn giả Mahākaccāna là bậc Hiền trí. Chư Tỷ-kheo, Tôn giả Mahākaccāna là bậc Ðại tuệ. Chư Tỷ-kheo, nếu các Người hỏi Ta ý nghĩa này, Ta cũng trả lời như Mahākaccāna đã trả lời. Như vậy là chính nghĩa lời dạy ấy, hãy như vậy thọ trì.

 

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, như một người bị đói lả và mệt mỏi, tìm được một bánh mật, cứ mỗi miếng vị ấy được nếm, cứ mỗi miếng vị ấy được thưởng thức vị ngọt thuần nhất. Bạch Thế Tôn, cũng vậy, Tỷ-kheo có tri thức biệt tài, cứ mỗi phần suy tư đến ý nghĩa pháp môn này với trí tuệ, cứ mỗi phần vị ấy được thưởng thức sự hoan hỷ, được thưởng thức sự thoải mái tâm trí. Bạch Thế Tôn, pháp môn này tên gọi là gì?

 

-- Do vậy, này Ānanda, pháp môn này được gọi là pháp môn bánh mật (Mật hoàn). Hãy như vậy thọ trì!

 

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ānanda hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn

 

-ooOoo-

 

Kinh số 18 [tóm tắt]

Kinh Mật Hoàn

(Madhupiṇḍika Sutta)

(M.i, 108)

 

Daṇḍapāni hỏi đức Phật đã thuyết những gì, đã nói những gì. Đức Phật trả lời, lời Ngài thuyết không đem lại một luận nào ở đời, và các tưởng không ám ảnh vị Bà- la-môn (đã đoạn lậu hoặc) sống không bị dục triền phược, với nghi ngờ đoạn diệt, với hối quá trừ diệt, không tham ái hữu và phi hữu.

 

Câu trả lời này làm Daṇḍapāni lắc đầu bỏ đi. Và được các Tỷ-kheo yêu cầu, đức Phật giải thích thêm. Do nhân duyên gì, các lý luận vọng tưởng (papancasannna) ám ảnh một người, nếu không có gì đáng hoan hỷ, đón mừng, chấp thủ thời như vậy là sự đoạn tận bảy tùy miên (tham, sân, kiến, nghi, mạn, hữu ái, vô minh), sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiến, tranh luận, sự tiêu diệt các ác bất thiện pháp.

Câu giải thích vắn tắt này chưa làm các Tỷ-kheo thỏa mãn, nên sau đó được Tôn giả Mahakaccāna giải thích thêm: Do nhân con mắt và sắc pháp, nhãn thức khởi lên; sự gặp gỡ của ba pháp là xúc; do xúc nên có cảm thọ, có tưởng, có suy tư, có hý luận, và do vậy có các hý luận vọng tưởng hiện hành đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức thuộc quá khứ, tương lai, hiện tại. Cũng vậy, đối với năm căn, năm trần còn lại. Có mắt, có sắc, có nhãn thức, thời có sự thi thiết của xúc; có thi thiết của xúc thời có thi thiết của thọ; có thi thiết của thọ thời có thi thiết của tưởng; có thi thiết của tưởng thời có thi thiết của suy tư; có thi thiết của suy tư thời có thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng. Cũng vậy, đối với năm căn, năm trần còn lại. Khi nào không có mắt, không có sắc, không có nhãn thức thời không có sự thi thiết của xúc... không có sự thi thiết của thọ... không có sự thi thiết của tưởng... không có sự thi thiết của suy tư... không có sự thi thiết của hý luận vọng tưởng ám ảnh.

 

Lời giải thích của Mahākaccāna là bậc đại tuệ, đã trả lời đúng đắn. Cuối cùng đức Phật đặt tên kinh này là Pháp Môn Bánh Mật, vì vị Tỷ-kheo tri thức, cứ mỗi lần suy tư đến pháp môn này được thưởng thức sự hoan hỷ, sự thoải mái tâm trí.

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

 

-ooOoo-

 

Kinh số 18 [dàn ý]

Kinh Mật Hoàn

(Madhupiṇḍika Sutta)

(M.i, 108)

 

A. Duyên khởi:

 

Daṇḍapāni hỏi Đức Phật, Ngài dạy những gì, quan điểm của Ngài thế nào. Đức Phật trả lời với bài kinh này.

 

B. Chánh kinh:

 

I. Câu trả lời của Đức Phật: Lời dạy của Đức Phật không đem đến một sự tranh luận bất cứ ở thế giới nào. Vị Bà-la-môn vượt qua các dục, không còn nghi ngờ, diệt các hối quá, không tham ái đối với hữu và phi hữu, sẽ không bị các tưởng ám ảnh chi phối.

 

II. Theo lời yêu cầu các Tỷ-kheo, Thế Tôn giải thích rộng hơn câu trả lời trên: Nếu do nguyên nhân gì, các hý luận vọng tưởng khởi lên cho một người, nếu ở đây không có sự hoan hỷ đón mừng, thời như vậy là sự đoạn tận 7 tuỳ miên, sự chấm dứt tranh luận, ly gián ngữ.

 

III. Theo lời các Tỷ-kheo yêu cầu, Tôn giả Mahkaccna giải thích rộng rãi câu trả lời của Đức Phật. Khi nào có sự tiếp xúc của 6 căn, 6 trần, 6 thức, thời có xúc, có thọ, có tưởng, có suy tư, có hý luận, vọng tưởng hiện khởi; khi nào không có sự thi thiết của 6 căn, 6 trần, 6 thức, thời không có sự thi thiết của xúc, thọ, tưởng, suy tư, của sự hiện hành hý luận vọng tưởng.

 

Do hý luận làm nhân, một số hý luận vọng tưởng hiện hữu cho một người trong các sắc pháp do nhãn căn nhận thức quá khứ, vị lai, hiện tại.

 

IV. Các Tỷ-kheo trình lời giải thích của Mahākaccāna lên Thế Tôn, và Thế Tôn xác chứng là đúng sự giải thích của Mahkaccna.

 

V. Tôn giả Ānanda lấy ví dụ bánh mật để tán thán vị ngọt của lời giảng của Thế Tôn và lời giải thích của Mahākaccāna và Đức Phật đặt tên cho kinh này là kinh Mật Hoàn.

 

C. Kết luận:

 

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

 

-ooOoo-

 

Kinh số 18 [dàn ý]

Kinh Mật Hoàn

(Madhupiṇḍika Sutta)

(M.i, 108)

I. Toát yếu

 

Madhupinkika Sutta - the honey ball.

 

The Buddha utters a deep but enigmatic statement about "the source through which perceptions and notions tinged by mental proliferation beset a man." This statement is elucidated by the venerable Mahākaccāna, whose explanation is praised by the Buddha.

 

Viên mật.

 

Phật thốt lên một lời phát biểu sâu sắc nhưng khó hiểu về "cái nguồn gốc từ đấy các nhận thức và quan niệm đầy thiên kiến ám ảnh một con người." Lời phát biểu ấy được tôn giả Đại Ca- chiên-diên làm sáng tỏ, và sự giải thích của tôn giả được Phật khen ngợi.

 

II. Tóm tắt

 

Gậy cầm tay, một người dòng Sakka, đến hỏi Phật có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì. Phật dạy, Ngài giảng cái thuyết "không tranh luận với bất cứ ai, vì các tưởng (nhận thức) không còn ám ảnh vị bà-la-môn sống không có tham dục, hoài nghi, trạo hối, không có tham ái đối với hữu hay phi hữu."

 

Khi nghe vậy, người kia không hiểu, tỏ vẻ bất mãn bỏ về. Các tỳ kheo xin Phật giải thích, Ngài dạy thêm: "Nếu một người không có thái độ hoan hỷ, đón mừng, chấp trước đối với những hý luận vọng tưởng, thì đấy là đoạn tận các tùy miên tham, sân, nghi, kiến, mạn, hữu tham, đoạn tận đấu tranh bằng lời, bằng gươm giáo; đoạn tận ly gián ngữ, vọng ngữ. Các bất thiện ấy được tiêu diệt không có dư tàn".

 

Tôn giả Ca-chiên-diên triển khai lời dạy vắn tắt của Phật như sau:

 

Do xúc - sự gặp gỡ giữa căn, trần, thức - có thọ; do thọ có tưởng; do tưởng có suy tầm; do suy tầm có hý luận khởi lên. Nhân hý luận ấy, một số vọng tưởng ám ảnh con người. Nếu không có xúc thì không có thọ; không có thọ thì không tưởng; không tưởng thì không suy tầm; không suy tầm thì không hý luận vọng tưởng. Không hý luận vọng tưởng thì không có đấu tranh, và các ác bất thiện pháp [tham, sân, si, mạn, nghi, kiến, hữu tham] được tiêu diệt không dư tàn.

 

III. Chú giải

 

Gậy cầm tay Dandapāni, có tên như vậy vì ông ta thường cầm gậy bịt vàng đi khắp nơi với vẻ tự cao. Ông theo cánh của Đề bà đạt đa, người phá tăng. Câu hỏi của ông có vẻ khiêu khích, câu trả lời của Phật phần đầu là để đối lại thái độ khiêu khích ấy.

 

Bà-la-môn nói trong câu này chỉ A-la-hán, hoặc chính bản thân Phật.

 

Hý luận vọng tưởng, papanca - sannā - sankhā, được dịch là "mental proliferation", thiên kiến. Luận giải nguồn gốc của hý luận vọng tưởng là tham (đối với sắc pháp), mạn ("tôi là") và kiến (chấp thường), qua đó tâm thức "trau chuốt" kinh nghiệm bằng cách giảng giải nó theo tiêu chuẩn "tôi" và "của tôi".

 

Tóm lại, Kinh này cốt hiển thị vòng sinh tử là 12 xứ - sáu căn tiếp xúc sáu trần. Nếu căn trần đừng ráp lại, thì hết sinh tử.

 

IV. Pháp số

 

Năm pháp: Nguồn gốc hý luận vọng tưởng là Xúc (căn trần thức gặp gỡ), thọ, tưởng, tầm, hý luận.

 

Sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.

Bảy tùy miên: tham, sân, kiến, nghi, mạn, hữu tham, vô minh.


Mười hai xứ: sáu căn và sáu trần. Mười tám giới: 6 căn, 6 trần, 6 thức.

 

V. Kệ tụng

 

A. Đoạn trừ tham, sân, nghi, trạo hối

 

Giáo lý của Phật dạy
Là không tranh với ai
Vị thánh đệ tử sống
Các tưởng không ám ảnh

Không bị dục trói buộc

Không nghi ngờ do dự

Mọi hối quá đoạn diệt

Không tham hữu, phi hữu.

 

B. Không chấp trước

 

Với hý luận vọng tưởng

Không đón mừng, hoan hỷ

Đoạn được các tùy miên

Tham, sân, kiến, nghi, mạn

Đoạn tham ưa các cõi

Và vô minh tùy miên

Cùng các bất thiện khác

Tiêu diệt không dư tàn.

 

C. Tôn giả Ca-chiên-diên khai diễn

 

Căn trần thức gặp gỡ

Sự gặp gỡ là xúc
Do xúc nên có thọ

Có thọ nên có tưởng

Tưởng đưa đến suy tầm

Suy tầm sinh "hý luận"

Hý luận sinh vọng tưởng

Ám ảnh tâm con người.

[Sinh tử vẫn dài dài

Vì căn trần xúc đối

Hai thứ đừng xáp lại

Sẽ chấm dứt luân hồi.]

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

 

-ooOoo-

 

18. Madhupiṇḍikasuttaṃ [Mūla]

 

199. Evaṃ   me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sakkesu viharati kapilavatthusmiṃ nigrodhārāme. Atha kho Bhagavā pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya kapilavatthuṃ piṇḍāya pāvisi. Kapilavatthusmiṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto yena mahāvanaṃ tenupasaṅkami divāvihārāya. Mahāvanaṃ ajjhogāhetvā beluvalaṭṭhikāya mūle divāvihāraṃ nisīdi. Daṇḍapāṇipi kho sakko jaṅghāvihāraṃ [jaṅghavihāraṃ (ka.)] anucaṅkamamāno anuvicaramāno yena mahāvanaṃ tenupasaṅkami. Mahāvanaṃ ajjhogāhetvā yena beluvalaṭṭhikā yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavatā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā daṇḍamolubbha ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho daṇḍapāṇi sakko bhagavantaṃ etadavoca : ''kiṃvādī samaṇo kimakkhāyīti? ''yathāvādī kho, āvuso, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya  sadevamanussāya na kenaci loke viggayha tiṭṭhati, yathā ca pana kāmehi visaṃyuttaṃ viharantaṃ taṃ brāhmaṇaṃ akathaṃkathiṃ chinnakukkuccaṃ bhavābhave vītataṇhaṃ saññā nānusenti : evaṃvādī kho ahaṃ, āvuso, evamakkhāyīti. ''Evaṃ vutte daṇḍapāṇi sakko sīsaṃ okampetvā , jivhaṃ nillāḷetvā, tivisākhaṃ nalāṭikaṃ  nalāṭe vuṭṭhāpetvā daṇḍamolubbha pakkāmi.

 

200. Atha kho Bhagavā sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yena nigrodhārāmo tenupasaṅkami upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Nisajja kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''idhāhaṃ, bhikkhave, pubbaṇhasamayaṃ nivāsetvā pattacīvaramādāya kapilavatthuṃ piṇḍāya pāvisiṃ. Kapilavatthusmiṃ piṇḍāya caritvā pacchābhattaṃ piṇḍapātapaṭikkanto yena mahāvanaṃ tenupasaṅkamiṃ divāvihārāya. Mahāvanaṃ ajjhogāhetvā beluvalaṭṭhikāya mūle divāvihāraṃ nisīdiṃ. Daṇḍapāṇipi kho, bhikkhave, sakko jaṅghāvihāraṃ anucaṅkamamāno anuvicaramāno yena mahāvanaṃ tenupasaṅkami. Mahāvanaṃ ajjhogāhetvā yena beluvalaṭṭhikā yenāhaṃ tenupasaṅkami upasaṅkamitvā mayā saddhiṃ sammodi. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā daṇḍamolubbha ekamantaṃ  aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhito kho, bhikkhave, daṇḍapāṇi sakko maṃ etadavoca : 'kiṃvādī samaṇo kimakkhāyīti? ''evaṃ vutte ahaṃ, bhikkhave, daṇḍapāṇiṃ sakkaṃ etadavocaṃ : yathāvādī kho, āvuso, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya na kenaci loke viggayha tiṭṭhati, yathā ca pana kāmehi visaṃyuttaṃ viharantaṃ taṃ brāhmaṇaṃ akathaṃkathiṃ chinnakukkuccaṃ bhavābhave vītataṇhaṃ saññā nānusenti : evaṃvādī kho ahaṃ, āvuso, evamakkhāyīti. ''Evaṃ vutte bhikkhave, daṇḍapāṇi sakko sīsaṃ  okampetvā, jivhaṃ nillāḷetvā, tivisākhaṃ nalāṭikaṃ nalāṭe vuṭṭhāpetvā daṇḍamolubbha pakkāmīti.

 

201. Evaṃ vutte aññataro bhikkhu bhagavantaṃ etadavoca : ''kiṃvādī pana, bhante, Bhagavā sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya na kenaci loke viggayha tiṭṭhati? kathañca pana, bhante, bhagavantaṃ kāmehi visaṃyuttaṃ viharantaṃ taṃ  brāhmaṇaṃ akathaṃkathiṃ chinnakukkuccaṃ bhavābhave vītataṇhaṃ saññā nānusentīti? ''yatonidānaṃ, bhikkhu, purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti. Ettha ce natthi abhinanditabbaṃ abhivaditabbaṃ ajjhositabbaṃ. Esevanto rāgānusayānaṃ, esevanto paṭighānusayānaṃ, esevanto diṭṭhānusayānaṃ , esevanto vicikicchānusayānaṃ, esevanto mānānusayānaṃ, esevanto bhavarāgānusayānaṃ, esevanto avijjānusayānaṃ, esevanto daṇḍādāna-satthādāna-kalaha-viggaha-vivāda-tuvaṃtuvaṃ-pesuñña-musāvādānaṃ. Etthete pāpakā akusalā dhammā aparisesā nirujjhantīti. Idamavoca Bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato uṭṭhāyāsanā vihāraṃ pāvisi.

 

202. Atha kho tesaṃ bhikkhūnaṃ acirapakkantassa bhagavato etadahosi : ''idaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā, vitthārena atthaṃ avibhajitvā, uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho : 'yatonidānaṃ, bhikkhu, purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti. Ettha ce natthtththi abhinanditabbaṃ  abhivaditabbaṃ ajjhositabbaṃ. Esevanto rāgānusayānaṃ - pe - etthete pāpakā akusalā dhammā aparisesā nirujjhantīti . Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyāti? atha kho tesaṃ bhikkhūnaṃ etadahosi : ''ayaṃ kho āyasmā mahākaccāno satthu ceva saṃvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ. Pahoti cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkameyyāma upasaṅkamitvā āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmāti. Atha kho te bhikkhū yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā āyasmatā mahākaccānena saddhiṃ sammodiṃsu. Sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etadavocuṃ : ''idaṃ kho no, āvuso kaccāna, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho : 'yatonidānaṃ, bhikkhu, purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti. Ettha ce natthi abhinanditabbaṃ abhivaditabbaṃ ajjhositabbaṃ. Esevanto  rāgānusayānaṃ - pe - etthete pāpakā akusalā dhammā aparisesā nirujjhantīti. Tesaṃ no, āvuso kaccāna, amhākaṃ acirapakkantassa bhagavato etadahosi : 'idaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho : ''yatonidānaṃ, bhikkhu, purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti. Ettha  ce natthi abhinanditabbaṃ abhivaditabbaṃ ajjhositabbaṃ. Esevanto rāgānusayānaṃ - pe - etthete pāpakā akusalā dhammā aparisesā nirujjhantīti. Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyāti? tesaṃ no, āvuso kaccāna, amhākaṃ etadahosi : 'ayaṃ kho āyasmā mahākaccāno satthu ceva saṃvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ, pahoti  cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṃkhittena  uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkameyyāma upasaṅkamitvā āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmāti. Vibhajatāyasmā mahākaccānoti.

 

203. ''Seyyathāpi, āvuso, puriso sāratthiko sāragavesī sārapariyesanaṃ caramāno mahato rukkhassa tiṭṭhato sāravato atikkammeva mūlaṃ, atikkamma khandhaṃ, sākhāpalāse sāraṃ pariyesitabbaṃ maññeyya evaṃsampadamidaṃ āyasmantānaṃ satthari sammukhībhūte, taṃ bhagavantaṃ atisitvā , amhe etamatthaṃ paṭipucchitabbaṃ maññatha. So hāvuso, Bhagavā jānaṃ jānāti, passaṃ passati, cakkhubhūto ñāṇabhūto dhammabhūto brahmabhūto, vattā pavattā, atthassa ninnetā, amatassa dātā, dhammassāmī tathāgato. So ceva panetassa kālo ahosi, yaṃ bhagavantaṃyeva etamatthaṃ paṭipuccheyyātha. Yathā vo Bhagavā byākareyya tathā naṃ dhāreyyāthāti. ''Addhāvuso kaccāna, Bhagavā jānaṃ jānāti, passaṃ passati, cakkhubhūto ñāṇabhūto dhammabhūto brahmabhūto, vattā pavattā, atthassa ninnetā, amatassa dātā, dhammassāmī tathāgato. So ceva panetassa kālo ahosi, yaṃ bhagavantaṃyeva etamatthaṃ paṭipuccheyyāma. Yathā no Bhagavā byākareyya tathā naṃ dhāreyyāma. Api cāyasmā mahākaccāno satthu ceva saṃvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ, pahoti  cāyasmā mahākaccāno imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ. Vibhajatāyasmā mahākaccāno agaruṃ katvāti [agarukatvā (sī.), agarukaritvā (syā. pī.)]. ''Tena hāvuso, suṇātha, sādhukaṃ manasikarotha, bhāsissāmīti. ''Evamāvusoti kho te bhikkhū āyasmato mahākaccānassa paccassosuṃ. Āyasmā mahākaccāno etadavoca :

 

204. ''Yaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho : 'yatonidānaṃ, bhikkhu, purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti . Ettha ce natthi abhinanditabbaṃ abhivaditabbaṃ ajjhositabbaṃ, esevanto rāgānusayānaṃ - pe - etthete pāpakā akusalā dhammā aparisesā nirujjhantīti, imassa kho ahaṃ, āvuso, bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmi : ''cakkhuñcāvuso, paṭicca rūpe ca uppajjati cakkhuviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā  vedanā, yaṃ vedeti taṃ sañjānāti , yaṃ sañjānāti taṃ vitakketi, yaṃ vitakketi taṃ papañceti, yaṃ papañceti tatonidānaṃ purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti atītānāgatapaccuppannesu cakkhuviññeyyesu rūpesu. Sotañcāvuso, paṭicca sadde ca uppajjati sotaviññāṇaṃ - pe - ghānañcāvuso, paṭicca gandhe ca uppajjati ghānaviññāṇaṃ - pe - jivhañcāvuso, paṭicca rase ca uppajjati jivhāviññāṇaṃ - pe - kāyañcāvuso, paṭicca phoṭṭhabbe ca uppajjati kāyaviññāṇaṃ - pe - manañcāvuso, paṭicca dhamme ca uppajjati manoviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā, yaṃ vedeti taṃ sañjānāti, yaṃ sañjānāti taṃ vitakketi, yaṃ vitakketi taṃ papañceti, yaṃ papañceti tatonidānaṃ purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti atītānāgatapaccuppannesu manoviññeyyesu dhammesu.

 

''So vatāvuso, cakkhusmiṃ sati rūpe sati cakkhuviññāṇe sati phassapaññattiṃ paññāpessatīti : ṭhānametaṃ vijjati. Phassapaññattiyā sati vedanāpaññattiṃ paññāpessatīti : ṭhānametaṃ vijjati. Vedanāpaññattiyā sati saññāpaññattiṃ paññāpessatīti : ṭhānametaṃ vijjati. Saññāpaññattiyā sati  vitakkapaññattiṃ paññāpessatīti : ṭhānametaṃ vijjati. Vitakkapaññattiyā sati papañcasaññāsaṅkhāsamudācaraṇapaññattiṃ paññāpessatīti : ṭhānametaṃ vijjati. So vatāvuso, sotasmiṃ sati sadde sati - pe -   ghānasmiṃ sati gandhe sati - pe - jivhāya sati rase sati - pe - kāyasmiṃ sati phoṭṭhabbe sati - pe - manasmiṃ sati dhamme sati manoviññāṇe sati phassapaññattiṃ paññāpessatīti : ṭhānametaṃ vijjati. Phassapaññattiyā sati vedanāpaññattiṃ paññāpessatīti : ṭhānametaṃ vijjati. Vedanāpaññattiyā sati saññāpaññattiṃ paññāpessatīti : ṭhānametaṃ vijjati. Saññāpaññattiyā sati vitakkapaññattiṃ paññāpessatīti : ṭhānametaṃ vijjati. Vitakkapaññattiyā sati papañcasaññāsaṅkhāsamudācaraṇapaññattiṃ paññāpessatīti : ṭhānametaṃ vijjati.

 

''So vatāvuso, cakkhusmiṃ asati rūpe asati cakkhuviññāṇe asati phassapaññattiṃ paññāpessatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Phassapaññattiyā asati vedanāpaññattiṃ paññāpessatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Vedanāpaññattiyā asati saññāpaññattiṃ paññāpessatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Saññāpaññattiyā asati vitakkapaññattiṃ paññāpessatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Vitakkapaññattiyā asati papañcasaññāsaṅkhāsamudācaraṇapaññattiṃ paññāpessatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. So vatāvuso, sotasmiṃ  asati sadde asati - pe - ghānasmiṃ asati gandhe asati - pe - jivhāya asati rase asati - pe - kāyasmiṃ asati phoṭṭhabbe asati - pe - manasmiṃ asati dhamme asati manoviññāṇe  asati phassapaññattiṃ paññāpessatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Phassapaññattiyā asati vedanāpaññattiṃ paññāpessatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Vedanāpaññattiyā asati saññāpaññattiṃ paññāpessatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Saññāpaññattiyā asati vitakkapaññattiṃ paññāpessatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Vitakkapaññattiyā asati papañcasaññāsaṅkhāsamudācaraṇapaññattiṃ paññāpessatīti : netaṃ ṭhānaṃ vijjati. ''Yaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena  uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho : 'yatonidānaṃ, bhikkhu, purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti ettha ce natthi abhinanditabbaṃ abhivaditabbaṃ ajjhositabbaṃ esevanto rāgānusayānaṃ - pe - etthete pāpakā akusalā dhammā aparisesā nirujjhantīti, imassa kho ahaṃ, āvuso, bhagavatā  saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa evaṃ vitthārena atthaṃ ājānāmi. Ākaṅkhamānā ca pana tumhe āyasmanto bhagavantaṃyeva upasaṅkamitvā etamatthaṃ paṭipuccheyyātha. Yathā no Bhagavā byākaroti tathā naṃ dhāreyyāthāti.

 

205. Atha kho te bhikkhū āyasmato mahākaccānassa bhāsitaṃ abhinanditvā anumoditvā uṭṭhāyāsanā yena Bhagavā tenupasaṅkamiṃsu upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdiṃsu. Ekamantaṃ nisinnā kho te bhikkhū bhagavantaṃ etadavocuṃ : ''yaṃ kho no, bhante, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho : 'yatonidānaṃ, bhikkhu, purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti. Ettha ce natthi abhinanditabbaṃ abhivaditabbaṃ ajjhositabbaṃ. Esevanto rāgānusayānaṃ - pe - etthete pāpakā akusalā dhammā aparisesā nirujjhantīti. Tesaṃ no, bhante, amhākaṃ acirapakkantassa bhagavato etadahosi : 'idaṃ kho no, āvuso, Bhagavā saṃkhittena uddesaṃ uddisitvā vitthārena atthaṃ avibhajitvā uṭṭhāyāsanā vihāraṃ paviṭṭho : ''yatonidānaṃ, bhikkhu, purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti. Ettha ce natthi abhinanditabbaṃ abhivaditabbaṃ ajjhositabbaṃ. Esevanto rāgānusayānaṃ, esevanto paṭighānusayānaṃ, esevanto diṭṭhānusayānaṃ, esevanto vicikicchānusayānaṃ, esevanto mānānusayānaṃ, esevanto bhavarāgānusayānaṃ , esevanto avijjānusayānaṃ, esevanto daṇḍādāna-satthādāna-kalaha-viggaha-vivādatuvaṃtuvaṃ-pesuñña-musāvādānaṃ. Etthete pāpakā akusalā dhammā aparisesā nirujjhantīti. Ko nu kho imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajeyyāti? tesaṃ no, bhante, amhākaṃ etadahosi : 'ayaṃ kho āyasmā mahākaccāno satthu ceva saṃvaṇṇito sambhāvito ca viññūnaṃ sabrahmacārīnaṃ, pahoti cāyasmā mahākaccāno  imassa bhagavatā saṃkhittena uddesassa uddiṭṭhassa vitthārena atthaṃ avibhattassa vitthārena atthaṃ vibhajituṃ, yaṃnūna mayaṃ yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkameyyāma upasaṅkamitvā āyasmantaṃ mahākaccānaṃ etamatthaṃ paṭipuccheyyāmāti. Atha kho mayaṃ, bhante, yenāyasmā mahākaccāno tenupasaṅkamimha upasaṅkamitvā āyasmantaṃ  mahākaccānaṃ  etamatthaṃ paṭipucchimha. Tesaṃ no, bhante, āyasmatā mahākaccānena imehi ākārehi imehi padehi imehi byañjanehi attho vibhattoti. ''Paṇḍito, bhikkhave, mahākaccāno mahāpañño, bhikkhave, mahākaccāno. Maṃ cepi tumhe, bhikkhave, etamatthaṃ paṭipuccheyyātha, ahampi taṃ evamevaṃ byākareyyaṃ yathā taṃ mahākaccānena byākataṃ. Eso cevetassa attho. Evañca [evemeva ca (ka.)] naṃ dhārethāti. Evaṃ vutte āyasmā ānando bhagavantaṃ etadavoca : ''seyyathāpi, bhante, puriso jighacchādubbalyapareto madhupiṇḍikaṃ adhigaccheyya, so yato yato sāyeyya, labhetheva sādurasaṃ asecanakaṃ. Evameva kho, bhante, cetaso bhikkhu dabbajātiko, yato yato imassa dhammapariyāyassa paññāya atthaṃ upaparikkheyya, labhetheva attamanataṃ, labhetheva cetaso pasādaṃ. Ko nāmo ayaṃ [ko nāmāyaṃ (syā.)], bhante, dhammapariyāyoti? ''tasmātiha tvaṃ, ānanda, imaṃ dhammapariyāyaṃ madhupiṇḍikapariyāyo tveva naṃ dhārehīti. Idamavoca  Bhagavā. Attamano āyasmā ānando bhagavato bhāsitaṃ abhinandīti.

 

Madhupiṇḍikasuttaṃ niṭṭhitaṃ aṭṭhamaṃ.

 

-ooOoo-

 

18. Madhupiṇḍikasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

 

199. Evaṃ me sutanti madhupiṇḍikasuttaṃ. Tattha mahāvananti himavantena saddhiṃ ekābaddhaṃ aropimaṃ jātivanaṃ, na yathā vesāliyaṃ ropitāropitamissakaṃ. Divāvihārāyāti divā paṭisallānatthāya. Beluvalaṭṭhikāyāti taruṇabeluvarukkhassa. Daṇḍapāṇīti na jarādubbalatāya daṇḍahattho. Ayañhi taruṇo paṭhamavaye ṭhito, daṇḍacittatāya pana suvaṇṇadaṇḍaṃ gahetvā vicarati, tasmā daṇḍapāṇīti vutto. Jaṅghāvihāranti jaṅghākilamathavinodanatthaṃ jaṅghācāraṃ. Anucaṅkamamāno anuvicaramānoti ārāmadassana-vanadassana-pabbatadassanādīnaṃ atthāya ito cito ca vicaramāno. Adhiccanikkhamano kiresa kadāci deva nikkhamitvā evaṃ vicarati. Daṇḍamolubbhāti daṇḍaṃ olumbhitvā gopālakadārako viya daṇḍaṃ purato ṭhapetvā daṇḍamatthake dve hatthe patiṭṭhāpetvā piṭṭhipāṇiṃ hanukena uppīḷetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi.

 

200. Kiṃvādīti kiṃdiṭṭhiko. Kimakkhāyīti kiṃ katheti. Ayaṃ rājā bhagavantaṃ avanditvā paṭisanthāramattakameva katvā pañhaṃ pucchati. Tampi na aññātukāmatāya, acittīkārena pucchati. Kasmā? Devadattassa pakkhiko kiresa. Devadatto attano santikaṃ āgacchamāne tathāgate bhindati. So kira evaṃ vadeti ‘‘samaṇo gotamo amhākaṃ kulena saddhiṃ verī, na no kulassa vuddhiṃ icchati. Bhaginīpi me cakkavattiparibhogā, taṃ pahāya ‘nassatesā’ti nikkhamitvā pabbaji. Bhāgineyyopi me cakkavattibījanti ñatvā amhākaṃ kulassa vaḍḍhiyā atussanto ‘nassateta’nti tampi daharakāleyeva pabbājesi. Ahaṃ pana tena vinā vattituṃ asakkonto anupabbajito. Evaṃ pabbajitampi maṃ pabbajitadivasato paṭṭhāya na ujukehi akkhīhi oloketi. Parisamajjhe bhāsantopi mahāpharasunā paharanto viya āpāyiko devadattotiādīni bhāsatī’’ti. Evaṃ ayampi rājā devadattena bhinno, tasmā evamakāsi.

 

Atha bhagavā yathā ayaṃ rājā mayā pañhe pucchite na kathetīti vattuṃ na labhati, yathā ca bhāsitassa atthaṃ na jānāti, evamassa kathessāmīti tassānucchavikaṃ kathento yathāvādī khotiādimāha.

 

Tattha na kenaci loke viggayha tiṭṭhatīti loke kenaci saddhiṃ viggāhikakathaṃ na karoti na vivadati. Tathāgato hi lokena saddhiṃ na vivadati; loko pana tathāgatena saddhiṃ aniccanti vutte niccanti vadamāno, dukkhaṃ, anattā, asubhanti vutte subhanti vadamāno vivadati. Tenevāha ‘‘nāhaṃ, bhikkhave, lokena vivadāmi, lokova kho, bhikkhave, mayā vivadati, tathā na, bhikkhave, dhammavādī kenaci lokasmiṃ vivadati, adhammavādīva kho, bhikkhave, vivadatī’’ti (saṃ. ni. 3.94). Yathāti yena kāraṇena. Kāmehīti vatthukāmehipi kilesakāmehipi. Taṃ brāhmaṇanti taṃ khīṇāsavaṃ brāhmaṇaṃ. Akathaṃkathinti nibbicikicchaṃ. Chinnakukkuccanti vippaṭisārakukkuccassa ceva hatthapādakukkuccassa ca chinnattā chinnakukkuccaṃ. Bhavābhaveti punappunabbhave, hīnapaṇīte vā bhave, paṇīto hi bhavo vuddhippatto abhavoti vuccati. Saññāti kilesasaññā. Kilesāyeva vā idha saññānāmena vuttā, tasmā yena kāraṇena kāmehi visaṃyuttaṃ viharantaṃ taṃ loke ninnāvādiṃ khīṇāsavabrāhmaṇaṃ kilesasaññā nānusenti, tañca kāraṇaṃ ahaṃ vadāmīti ayamettha attho. Iti bhagavā attano khīṇāsavabhāvaṃ dīpeti. Nillāḷetvāti nīharitvā kīḷāpetvā. Tivisākhanti tisākhaṃ. Nalāṭikanti valibhaṅgaṃ nalāṭe tisso rājiyo dassento valibhaṅgaṃ vuṭṭhāpetvāti attho. Daṇḍamolubbhāti daṇḍaṃ uppīḷetvā. ‘‘Daṇḍamālubbhā’’tipi pāṭho, gahetvā pakkāmīti attho.

 

201. Aññataroti nāmena apākaṭo eko bhikkhu. So kira anusandhikusalo, bhagavatā yathā daṇḍapāṇī na jānāti, tathā mayā kathitanti vutte kinti nu kho bhagavatā aviññeyyaṃ katvā pañho kathitoti anusandhiṃ gahetvā dasabalaṃ yācitvā imaṃ pañhaṃ bhikkhusaṅghassa pākaṭaṃ karissāmīti uṭṭhāyāsanā ekaṃsaṃ uttarāsaṅgaṃ karitvā dasanakhasamujjalaṃ añjaliṃ paggayha kiṃvādī pana, bhante bhagavātiādimāha.

 

Yatonidānanti bhāvanapuṃsakaṃ etaṃ, yena kāraṇena yasmiṃ kāraṇe satīti attho. Papañcasaññāsaṅkhāti ettha saṅkhāti koṭṭhāso. Papañcasaññāti taṇhāmānadiṭṭhipapañcasampayuttā saññā, saññānāmena vā papañcāyeva vuttā. Tasmā papañcakoṭṭhāsāti ayamettha attho. Samudācarantīti pavattanti. Ettha ce natthi abhinanditabbanti yasmiṃ dvādasāyatanasaṅkhāte kāraṇe sati papañcasaññāsaṅkhā samudācaranti, ettha ekāyatanampi ce abhinanditabbaṃ abhivaditabbaṃ ajjhositabbaṃ natthīti attho. Tattha abhininditabbanti ahaṃ mamanti abhinanditabbaṃ. Abhivaditabbanti ahaṃ mamāti vattabbaṃ. Ajjhositabbanti ajjhositvā gilitvā pariniṭṭhapetvā gahetabbayuttaṃ. Etenettha taṇhādīnaṃyeva appavattiṃ katheti. Esevantoti ayaṃ abhinandanādīnaṃ natthibhāvova rāgānusayādīnaṃ anto. Eseva nayo sabbattha.

 

Daṇḍādānādīsu pana yāya cetanāya daṇḍaṃ ādiyati, sā daṇḍādānaṃ. Yāya satthaṃ ādiyati parāmasati, sā satthādānaṃ. Matthakappattaṃ kalahaṃ. Nānāgāhamattaṃ viggahaṃ. Nānāvādamattaṃ vivādaṃ. Tuvaṃ tuvanti evaṃ pavattaṃ tuvaṃ tuvaṃ. Piyasuññakaraṇaṃ pesuññaṃ. Ayathāsabhāvaṃ musāvādaṃ karoti, sā musāvādoti veditabbā. Ettheteti ettha dvādasasu āyatanesu ete kilesā. Kilesā hi uppajjamānāpi dvādasāyatanāni nissāya uppajjanti, nirujjhamānāpi dvādasasu āyatanesuyeva nirujjhanti. Evaṃ yatthuppannā, tattheva niruddhā honti. Svāyamattho samudayasaccapañhena dīpetabbo –

 

‘‘Sā kho panesā taṇhā kattha uppajjamānā uppajjati, kattha nivisamānā nivisatī’’ti vatvā – ‘‘yaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. Kiñca loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ? Cakkhu loke piyarūpaṃ sātarūpa’’ntiādinā (vibha. 203) nayena dvādasasuyeva āyatanesu tassā uppatti ca nirodho ca vutto. Yatheva ca taṇhā dvādasasu āyatanesu uppajjitvā nibbānaṃ āgamma niruddhāpi āyatanesu puna samudācārassa abhāvato āyatanesuyeva niruddhāti vuttā, evamimepi pāpakā akusalā dhammā āyatanesu nirujjhantīti veditabbā. Atha vā yvāyaṃ abhinandanādīnaṃ abhāvova rāgānusayādīnaṃ antoti vutto. Etthete rāgānusayādīnaṃ antoti laddhavohāre nibbāne pāpakā akusalā dhammā aparisesā nirujjhanti. Yañhi yattha natthi, taṃ tattha niruddhaṃ nāma hoti, svāyamattho nirodhapañhena dīpetabbo. Vuttañhetaṃ ‘‘dutiyaṃ jhānaṃ samāpannassa vitakkavicārā vacīsaṅkhārā paṭippassaddhā hontī’’tiādi (paṭi. ma. 1.83).

 

202. Satthu ceva saṃvaṇṇitoti satthārā ca pasaṃsito. Viññūnanti idampi karaṇatthe sāmivacanaṃ, paṇḍitehi sabrahmacārīhi ca sambhāvitoti attho. Pahotīti sakkoti.

 

203. Atikkammeva mūlaṃ atikkamma khandhanti sāro nāma mūle vā khandhe vā bhaveyya, tampi atikkamitvāti attho. Evaṃsampadanti evaṃsampattikaṃ, īdisanti attho. Atisitvāti atikkamitvā. Jānaṃ jānātīti jānitabbameva jānāti. Passaṃ passatīti passitabbameva passati. Yathā vā ekacco viparītaṃ gaṇhanto jānantopi na jānāti, passantopi na passati, na evaṃ bhagavā. Bhagavā pana jānanto jānātiyeva, passanto passatiyeva. Svāyaṃ dassanapariṇāyakaṭṭhena cakkhubhūto. Viditakaraṇaṭṭhena ñāṇabhūto. Aviparītasabhāvaṭṭhena pariyattidhammappavattanato vā hadayena cintetvā vācāya nicchāritadhammamayoti dhammabhūto. Seṭṭhaṭṭhena brahmabhūto. Atha vā cakkhu viya bhūtoti cakkhubhūtoti evametesu padesu attho veditabbo. Svāyaṃ dhammassa vattanato vattā. Pavattāpanato pavattā. Atthaṃ nīharitvā dassanasamatthatāya atthassa ninnetā. Amatādhigamāya paṭipattiṃ dadātīti amatassa dātā. Agaruṃ katvāti punappunaṃ āyācāpentopi hi garuṃ karoti nāma, attano sāvakapāramīñāṇe ṭhatvā sinerūpādato vālukaṃ uddharamāno viya dubbiññeyyaṃ katvā kathentopi garuṃ karotiyeva nāma. Evaṃ akatvā amhe punappunaṃ ayācāpetvā suviññeyyampi no katvā kathehīti vuttaṃ hoti.

 

204. Yaṃ kho no āvusoti ettha kiñcāpi ‘‘yaṃ kho vo’’ti vattabbaṃ siyā, te pana bhikkhū attanā saddhiṃ saṅgaṇhanto ‘‘yaṃ kho no’’ti āha. Yasmā vā uddesova tesaṃ uddiṭṭhova. Bhagavā pana therassāpi tesampi bhagavāva. Tasmā bhagavāti padaṃ sandhāyapi evamāha, yaṃ kho amhākaṃ bhagavā tumhākaṃ saṃkhittena uddesaṃ uddisitvāti attho.

 

Cakkhuñcāvusotiādīsu ayamattho, āvuso, nissayabhāvena cakkhupasādañca ārammaṇabhāvena catusamuṭṭhānikarūpe ca paṭicca cakkhuviññāṇaṃ nāma uppajjati. Tiṇṇaṃ saṅgati phassoti tesaṃ tiṇṇaṃ saṅgatiyā phasso nāma uppajjati. Taṃ phassaṃ paṭicca sahajātādivasena phassapaccayā vedanā uppajjati. Tāya vedanāya yaṃ ārammaṇaṃ vedeti, tadeva saññā sañjānāti, yaṃ saññā sañjānāti, tadeva ārammaṇaṃ vitakko vitakketi. Yaṃ vitakko vitakketi, tadevārammaṇaṃ papañco papañceti. Tatonidānanti etehi cakkhurūpādīhi kāraṇehi. Purisaṃ papañcasaññāsaṅkhā samudācarantīti taṃ apariññātakāraṇaṃ purisaṃ papañcakoṭṭhāsā abhibhavanti, tassa pavattantīti attho. Tattha phassavedanāsaññā cakkhuviññāṇena sahajātā honti. Vitakko cakkhuviññāṇānantarādīsu savitakkacittesu daṭṭhabbo. Papañcasaṅkhā javanena sahajātā honti. Yadi evaṃ kasmā atītānāgataggahaṇaṃ katanti? Tathā uppajjanato. Yatheva hi etarahi cakkhudvāriko papañco cakkhuñca rūpe ca phassavedanāsaññāvitakke ca paṭicca uppanno, evamevaṃ atītānāgatesupi cakkhuviññeyyesu rūpesu tassuppattiṃ dassento evamāha.

 

Sotañcāvusotiādīsupi eseva nayo. Chaṭṭhadvāre pana mananti bhavaṅgacittaṃ. Dhammeti tebhūmakadhammārammaṇaṃ. Manoviññāṇanti āvajjanaṃ vā javanaṃ vā. Āvajjane gahite phassavedanāsaññāvitakkā āvajjanasahajātā honti. Papañco javanasahajāto. Javane gahite sahāvajjanakaṃ bhavaṅga mano nāma hoti, tato phassādayo sabbepi javanena sahajātāva. Manodvāre pana yasmā atītādibhedaṃ sabbampi ārammaṇaṃ hoti, tasmā atītānāgatapaccuppannesūti idaṃ yuttameva.

 

Idāni vaṭṭaṃ dassento so vatāvusoti desanaṃ ārabhi. Phassapaññattiṃ paññapessatīti phasso nāma eko dhammo uppajjatīti evaṃ phassapaññattiṃ paññapessati, dassessatīti attho. Esa nayo sabbattha. Evaṃ imasmiṃ sati idaṃ hotīti dvādasāyatanavasena sakalaṃ vaṭṭaṃ dassetvā idāni dvādasāyatanapaṭikkhepavasena vivaṭṭaṃ dassento so vatāvuso cakkhusmiṃ asatīti desanaṃ ārabhi. Tattha vuttanayeneva attho veditabbo.

 

Evaṃ pañhaṃ vissajjetvā idāni sāvakena pañho kathitoti mā nikkaṅkhā ahuvattha, ayaṃ bhagavā sabbaññutañāṇatulaṃ gahetvā nisinno, icchamānā tameva upasaṅkamitvā nikkaṅkhā hothāti uyyojento ākaṅkhamānā ca panātiādimāha.

205. Imehi ākārehīti imehi kāraṇehi papañcuppattiyā pāṭiyekkakāraṇehi ceva vaṭṭavivaṭṭakāraṇehi ca. Imehi padehīti imehi akkharasampiṇḍanehi. Byañjanehīti pāṭiyekkaakkharehi. Paṇḍitoti paṇḍiccena samannāgato. Catūhi vā kāraṇehi paṇḍito dhātukusalo āyatanakusalo paccayākārakusalo kāraṇākāraṇakusaloti. Mahāpaññoti mahante atthe mahante dhamme mahantā niruttiyo mahantāni paṭibhānāni pariggahaṇasamatthāya mahāpaññāya samannāgato. Yathā taṃ mahākaccānenāti yathā mahākaccānena byākataṃ, taṃ sandhāya tanti vuttaṃ. Yathā mahākaccānena byākataṃ, ahampi taṃ evamevaṃ byākareyyenti attho.

 

Madhupiṇḍikanti mahantaṃ guḷapūvaṃ baddhasattuguḷakaṃ vā. Asecanakanti asecitabbakaṃ. Sappiphāṇitamadhusakkarādīsu idaṃ nāmettha mandaṃ idaṃ bahukanti na vattabbaṃ samayojitarasaṃ. Cetasoti cintakajātiko. Dabbajātikoti paṇḍitasabhāvo. Ko nāmo ayanti idaṃ thero atibhaddako ayaṃ dhammapariyāyo, dasabalassa sabbaññutaññāṇenevassa nāmaṃ gaṇhāpessāmīti cintetvā āha. Tasmāti yasmā madhupiṇḍiko viya madhuro, tasmā madhupiṇḍikapariyāyotveva naṃ dhārehīti vadati. Sesaṃ sabbattha uttānatthamevāti.

 

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

 

Madhupiṇḍikasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

 

-ooOoo-



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành




     Thảo luận 1. Khi sáu căn gặp sáu cảnh và sáu thức sanh khởi (xúc) theo Phật học là tâm biết cảnh thực tánh (cảnh chơn đế); xin giải thích tại sao từ đó trở thành thi thiết thậm chí ảo tưởng? - TT Pháp Đăng 

       Thảo luận 3. Người ta thường nói những nhận thức sai lầm là do thiếu cơ sở lý luận (logic) nhưng trong bài kinh nầy thì Đức Phật dạy điên đảo vọng tưởng là do xúc, thọ, tưởng... Chúng ta nên hiểu sao về sự khác biệt nầy? - TT Pháp Tân 

         Thảo luận  4: Tại sao nhận thức dựa trên sự đối đãi thường đi xa sự thật? - ĐĐ Nguyên Thông 

          Thảo luận 5. TT Giác Đẳng giải thích chữ papañca


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment