19. Kinh Song Tầm
(Dvedhāvitakka Sutta)
Tầm – vitakkha – trong
Phật học có nghĩa là hướng tâm, suy nghĩ, tư duy. Song tầm có nghĩa là hai
trạng tháng suy tư đối lập chứ không phải là đồng hành. Gọi là Kinh Song Tầm vì
đó là nội dung pháp thoại Đức Thế Tôn kể lại kinh nghiệm bản thân của Ngài
trước khi thành đạo về tư duy nội tại.
Đây là một trong nhiều
pháp thoại hằng ngày được Đức Phật dạy cho chư tỳ kheo tại chùa Kỳ Viên, Xá Vệ.
Nói đến đời sống nội tâm, Đức Phật thường đề cập đến sự hướng tâm, suy nghĩ mà
trong thuật ngữ Phật học gọi là suy tầm – vitakka. Trước khi thành đạo, Đức Bồ
Tát có nhiều trắc nghiệm nội tại mà sau nầy chính Ngài, Đức Phật, đã kể lại như
những kinh nghiệm thực tế quý báu. Mặc dù trong Tam Tạng có rất nhiều đoạn kể
lại sự tu tập trãi nghiệm của Bậc Đạo Sư trước thành đạo nhưng rất tiếc đây là
những chi tiết ít khi được quan tâm bởi người Phật tử Việt Nam ngoài sử kiện tu
khổ hạnh.
093. Hai khuynh hướng
nội tại
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế
Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapiṇḍika
(Cấp Cô Ðộc). Tại đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Chư
Tỷ-kheo". --"Thưa vâng", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
-- Chư Tỷ-kheo,
trước khi Ta giác ngộ, khi chưa thành Chánh Giác và còn là Bồ-tát,
Ta suy nghĩ như sau: "Ta sống suy tư và chia hai suy tầm". Chư
Tỷ-kheo, phàm có dục tầm nào, sân tầm nào, hại tầm nào, Ta phân
thành phần thứ nhất; phàm có ly dục tầm nào, vô sân tầm nào, vô
hại tầm nào, Ta phân thành phần thứ hai.
Tầm – vitakkha –
là sự hướng tâm, suy nghĩ, tư duy. Một hiện tượng rất dễ nắm bắt, nhận diện bởi
hành giả tu tập. Nhiều người khi nói đến tu tập tâm ý cảm thấy rất mơ hồ vì
tánh cách trừu tượng của tâm. Với người tu tập thì điểm cần lưu quán sát là Ý
HƯỚNG nội tại. Thí dụ trong giai đoạn nào đó tâm thường nghĩ tới những hưởng
thụ dục lạc hay bận tâm với những phiền hà, thù oán với tha nhân. Hành giả từ
đó hiểu được suy tầm của tâm đang trong trạng thái nào.
094. Phân biệt
cách suy tư của bản thân
Có thể phân biệt
bằng cách nhìn vào hệ quả của tư duy:
Chư Tỷ-kheo,
rồi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Khi dục tầm khởi
lên, Ta tuệ tri: "Dục tầm này khởi lên nơi Ta, và dục tầm này
đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, diệt trí
tuệ, dự phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn". Chư
Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm này đưa đến tự hại", dục
tầm được biến mất, Chư Tỷ-kheo, khi ta suy tư: "Dục tầm đưa
đến hại người", dục tầm được biến mất. Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy
tư: "Dục tầm đưa đến hại cả hai", dục tầm được biến mất.
Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Dục tầm diệt trí tuệ, dự phần vào
phiền não, không đưa đến Niết-bàn", dục tầm được biến mất. Chư
Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận dục tầm.
Chư Tỷ-kheo,
trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, sân tầm khởi
lên... (như trên)... hại tầm khởi lên. Ta tuệ tri: "Hại tầm này
khởi lên nơi Ta, và hại tầm này đưa đến tự hại, đưa đến hại
người, đưa đến hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não,
không đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, khi Ta suy tư: "Hại
tầm này đưa đến tự hại"... "Hại tầm diệt trí tuệ, dự
phần vào phiền não, không đưa đến Niết-bàn", hại tầm biến
mất. Chư Tỷ-kheo, như vậy Ta tiếp tục trừ bỏ, xả ly và đoạn tận
hại tầm.
Chư Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều vấn đề gì, thời tâm sanh khuynh hướng
đối vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về
dục tầm, vị ấy từ bỏ ly dục tầm. Khi tâm đã nặng về dục tầm,
thời tâm vị ấy có khuynh hướng về dục tầm. Chư Tỷ-kheo, nếu
Tỷ-kheo suy tư quán sát nhiều về sân tầm... (như trên)... về hại
tầm, vị ấy từ bỏ vô hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về hại tầm
thời tâm vị ấy có khuynh hướng về hại tầm.
Chư Tỷ-kheo,
ví như vào cuối tháng mùa mưa, về mùa thu, khi lúa đã trổ hạt,
một người mục đồng chăn giữ bò, cầm roi đánh các con bò bên này,
đánh bên kia, chế ngự chúng, ngăn chận chúng. Vì sao vậy? Chư
Tỷ-kheo, vì người mục đồng thấy do nhân duyên này, đưa đến sự
chết, sự tù tội, sự đánh đập hay sự trách móc. Chư Tỷ-kheo, cũng
vậy, Ta đã thấy sự nguy hại, sự hạ liệt, sự uế nhiễm của các pháp
bất thiện, và thấy sự viễn ly, sự lợi ích, sự thanh tịnh của các
thiện pháp.
Chư Tỷ-kheo,
trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi ly
dục tầm khởi lên, Ta tuệ tri như vầy: "Ly dục tầm này khởi lên
nơi Ta và ly dục tầm này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại
người, không đưa đến hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự
phần vào phiền não, đưa đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, nếu ban
đêm Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm) không phải từ nhân duyên
ấy Ta thấy sợ hãi. Chư Tỷ-kheo, nếu ban ngày Ta suy tư, quán sát
(về ly dục tầm), không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Chư
Tỷ-kheo, nếu ban đêm, ban ngày, Ta suy tư, quán sát (về ly dục tầm),
không phải từ nhân duyên ấy Ta thấy sợ hãi. Và Ta suy tư, quán sát
quá lâu, thân ta có thể mệt mỏi; khi thân mệt mỏi thì tâm bị dao
động; khi tâm bị dao động thì tâm rất khó được định tĩnh. Chư
Tỷ-kheo, rồi tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được
nhất tâm, khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao
động.
Chư Tỷ-kheo,
trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khi
vô sân tầm khởi lên... (như trên)... vô hại tầm khởi lên. Ta tuệ
tri như vậy: "Vô hại tầm này khởi lên nơi Ta và vô hại tầm
này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến
hại cả hai, tăng trưởng trí tuệ, không dự phần vào phiền não, đưa
đến Niết-bàn". Chư Tỷ-kheo, nếu ban đêm... không phải từ nhân
duyên ấy, mà Ta thấy sợ hãi. Và nếu Ta suy tư, quán sát quá lâu,
thân Ta có thể mệt mỏi; khi thân Ta mệt mỏi thì tâm bị dao động,
khi tâm bị dao động, tâm rất khó được định tĩnh. Chư Tỷ-kheo, rồi
tự nội thân Ta trấn an tâm, trấn tịnh tâm, khiến được nhất tâm,
khiến thành định tĩnh. Vì sao vậy? Vì để tâm Ta khỏi dao động.
094. Khởi niệm dẫn
đến thiên nặng
Từ suy tư đưa đến
đặt nặng, từ đặt nặng đưa đến khuynh hướng thiên về:
Chư Tỷ-kheo,
nếu vị Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vấn đề gì thời tâm sanh
khuynh hướng đối với vấn đề ấy. Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư,
quán sát nhiều về ly dục tầm, vị ấy từ bỏ dục tầm. Khi tâm đã
đặt nặng về ly dục tầm, tâm vị ấy có khuynh hướng về ly dục tầm.
Chư Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về vô sân tầm...
(như trên)... nếu Tỷ-kheo suy tư, quán sát nhiều về bất hại tầm,
vị ấy từ bỏ hại tầm. Khi tâm đã đặt nặng về bất hại tầm, thời
tâm vị ấy có khuynh hướng về bất hại tầm.
Chư Tỷ-kheo,
ví như vào cuối tháng hè, khi tất cả lúa gạo đã cất vào kho thóc,
một người mục đồng chăn giữ các con bò. Khi người mục đồng ở
dưới gốc cây hay ở ngoài trời, người ấy có thể nghĩ đến có việc
cần phải làm, và người ấy nghĩ: "Ðây là những con bò".
Chư Tỷ-kheo, cũng vậy ở đây, có việc cần phải làm, và Ta nghĩ:
"Ðây là những pháp".
Chư Tỷ-kheo, Ta
phát tâm dõng mãnh, tinh tấn, không có tiêu cực, niệm không tán
loạn được an trú, thân được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm
được định tĩnh nhất tâm.
Bất thiện tầm là
ba thứ suy tầm:
a. Dục tầm hay hướng tâm tầm cầu dục lạc
b. Sân tầm hay hướng tâm theo những bất mãn,
bực tức
c. Hại tầm hay hướng tâm theo những suy tính
oán thù.
Thiện tầm là ba
suy tầm đối lập với bất thiện tầm:
a. Ly dục tầm là tư duy về sự từ bỏ, không
dính mắc
b. Ly sân tầm là tư duy về sự hoà ái hay từ
tâm
c. Ly hại tầm là suy tư với sự cảm thông nỗi
khổ của chúng sanh hay bi tâm
095. Từ nhận thức
về song tầm đến chứng đạt tam minh của Đức Bồ Tát
Thấy được khuynh
hướng tư duy là thấy được mấu chốt của sự chuyển hoá:
Chư Tỷ-kheo, Ta
ly dục, ly ác, bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một
trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ,
Ta chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh,
không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm
tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm
lạc trú, Ta chứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ
ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ,
không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định
tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ
sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến
túc mạng trí. Ta nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai
đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi
đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một
ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp,
nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên
như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, các món
ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như
thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ này. Tại
chỗ này, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như
thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi
thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ này, Ta được sanh ra
ở đây". Như vậy Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với
các nét đại cương và các chi tiết.
Chư Tỷ-kheo,
trong đêm canh đầu Ta chứng được minh thứ nhất, vô minh diệt, minh
sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật,
nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định
tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ
sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến
sanh tử trí về chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân,
thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh
người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may
mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh làm
những ác hạnh về thân, ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý, phỉ
báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến.
Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ,
ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào thành tựu những
thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói, thành tựu
những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh
kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi thân
hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời
này. Như vậy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, Ta thấy sự sống
chết của chúng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ
cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh,
đều do hạnh nghiệp của họ.
Chư Tỷ-kheo,
trong đêm canh giữa, Ta chứng được minh thứ hai, vô minh diệt, minh
sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật,
nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định
tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ
sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến
lậu tận trí. Ta thắng tri như thật: "Ðây là khổ", thắng tri
như thật: "Ðây là nguyên nhân của khổ", thắng tri như
thật: "Ðây là khổ diệt", thắng tri như thật: "Ðây là
con đường đưa đến khổ diệt", thắng tri như thật: "Ðây là
những lậu hoặc", thắng tri như thật: "Ðây là nguyên nhân
các lậu hoặc", thắng tri như thật: "Ðây là các lậu hoặc
diệt", thắng tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến các
lậu hoặc diệt".
Nhờ biết như
vậy, nhờ thấy như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi
hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát
như vậy, khởi lên trí hiểu biết: Ta đã giải thoát. Ta đã thắng tri:
"Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không
còn trở lui trạng thái này nữa".
Chư Tỷ-kheo,
trong đêm canh ba, Ta chứng được minh thứ ba, vô minh diệt, minh sanh;
bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật nhiệt
tâm tinh cần.
096. Lời kêu gọi
của Đức Từ Phụ
Từ cái nhìn của
Bậc Đại Giác khởi lên đại bi tâm đối với hậu tấn:
Chư Tỷ-kheo,
giống như trong khu rừng rậm rạp có một hồ nước lớn thâm sâu, và
một đoàn nai lớn sống gần một bên. Có một người đến, không muốn
chúng được lợi ích, không muốn chúng được hạnh phúc, không muốn
chúng được an ổn khỏi các ách nạn. Nếu có con đường nào được
yên ổn, được an toàn, đưa đến hoan hỷ, người ấy sẽ chận đóng con
đường này lại, sẽ mở con đường nguy hiểm, sẽ đặt con mồi đực, sẽ
đặt con mồi cái. Chư Tỷ-kheo, như vậy, sau một thời gian đoàn nai
lớn ấy gặp ách nạn và hao mòn dần. Chư Tỷ-kheo, có một người
đến, muốn đoàn nai ấy được lợi ích, muốn chúng được hạnh phúc,
muốn chúng được an ổn khỏi các ách nạn. Nếu có con đường nào
được yên ổn, được an toàn, người ấy sẽ mở con đường này, sẽ
đóng con đường nguy hiểm lại, sẽ đem con mồi đực đi, sẽ hủy bỏ con
mồi cái. Chư Tỷ-kheo, như vậy đoàn nai lớn ấy sau một thời gian sẽ
được tăng trưởng, hưng thịnh, thành mãn.
Chư Tỷ-kheo, Ta
nói ví dụ ấy để giải thích ý nghĩa như sau: Chư Tỷ-kheo, hồ nước
lớn, thâm sâu chỉ cho các dục. Chư Tỷ-kheo, đoàn nai lớn chỉ cho
các loài hữu tình. Chư Tỷ-kheo, con người không muốn chúng được
lợi ích, không muốn chúng được hạnh phúc, không muốn chúng được
an ổn khỏi các ách nạn chỉ cho ác ma. Chư Tỷ-kheo, con đường nguy
hiểm chỉ cho con đường tà đạo có tám ngành, tức là tà tri kiến,
tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà
định. Chư Tỷ-kheo, con mồi đực chỉ cho hỷ và tham. Chư Tỷ-kheo, con
mồi cái chỉ cho vô minh. Chư Tỷ-kheo, còn người muốn chúng được
lợi ích, muốn chúng được hạnh phúc, muốn chúng được an ổn khỏi
các ách nạn chỉ cho Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Con
đường yên ổn, an toàn, đưa đến hoan hỷ chỉ cho con đường Thánh đạo
Tám ngành, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh
nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Chư Tỷ-kheo,
như vậy Ta mở con đường yên ổn, an toàn, đưa đến hoan hỷ, Ta đóng
con đường nguy hiểm, Ta mang đi con mồi đực, Ta hủy bỏ con mồi cái. Chư
Tỷ-kheo, những gì vị Ðạo Sư cần phải làm cho các đệ tử vì lòng
thương tưởng họ, những điều ấy Ta đã làm, vì lòng thương tưởng
các Người. Chư Tỷ-kheo, đây là các gốc cây, đây là các chỗ
trống. Hãy Thiền định, chớ có phóng dật, chớ có hối tiếc về sau.
Ðó là lời giáo huấn của Ta.
Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu
Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo
Giác Đẳng
-ooOoo-
Kinh số 19 [tóm tắt]
Kinh Song Tầm
(Dvedhāvitakka Sutta)
(M.i, 114)
Đức Phật nói lên cho các
Tỷ-kheo những kinh nghiệm của Ngài khi Ngài chưa thành Phật: cần
phải đối trị với hai loại tưởng như thế nào, một bên là dục tầm,
sân tầm, hại tầm, một bên là ly dục tầm, vô sân tầm, bất hại
tầm.
Rồi đức Phật diễn tả lại
những cảnh giới Thiền Ngài đã chứng được, ba minh Ngài đã đạt
được khi Ngài chứng Bồ-đề. Cuối cùng Ngài kể một ví dụ nói lên
lòng thương tưởng của Ngài đối với các đệ tử khi Ngài giới thiệu
pháp môn tu hành.
Đối với dục tầm, sân tầm,
hại tầm, khi chúng khởi lên, Ngài biết chúng khởi lên, chúng đưa
đến tự hại, hại người, hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào
phiền não, không đưa đến Niết-bàn. Khi nghĩ như vậy chúng biến
mất, nhờ vậy Ngài tiếp tục từ bỏ, xả ly, đoạn tận dục tầm, sân
tầm, hại tầm. Ngài kinh nghiệm khi nào Tỷ-kheo suy tư, quán sát
nhiều về vấn đề gì, tâm sanh khuynh hướng đối với vấn đề ấy. Nếu
suy tư, quán sát nhiều về dục tầm, sân tầm, hại tầm, thời vị ấy
từ bỏ ly dục tầm, vô sân tầm, hại tầm, và có khuynh hướng về dục
tầm, sân tầm, hại tầm. Ví như về mùa thu, khi lúa đã trổ hạt,
người chăn bò cần phải dùng roi chế ngự các con bò, vì nếu chúng
ăn lúa thời nó sẽ bị trách móc. Vì đức Phật thấy được sự nguy
hiểm, hạ liệt, phiền não của các pháp bất thiện, sự viễn ly, lợi
ích, tịnh hóa của các pháp thiện.
Còn đối với các tầm ly dục,
vô sân, bất hại, khi chúng khởi lên, đức Phật biết chúng khởi lên,
chúng không đưa đến tự hại, hại người, hại cả hai, tăng trưởng
trí tuệ, không dự phần vào phiền não (avighātapakkhiko), đưa
đến Niết-bàn. Nếu ban đêm, ban ngày suy tư các tầm ấy, thời không
thấy sợ hãi khởi lên, nhưng nếu suy tư quán sát quá lâu, thân có
thể trở thành mệt mỏi, tâm bị dao động (ūhata), khó được
thiền định. Rồi đức Phật tự trấn an tâm, trấn tịnh tâm, được nhất
tâm, định tĩnh để tâm khỏi bị chướng ngại. Khi Tỷ-kheo suy tư quán
sát nhiều về vấn đề gì, tâm sanh khuynh hướng đối với vấn đề ấy.
Nếu suy tư quán sát ly dục tầm, vô sân tầm, bất hại tầm, thời từ
bỏ dục tầm, sân tầm, hại tầm. Ví như vào cuối tháng hè, khi lúa
gạo đã cất vào kho, người chăn bò giữ bò, nó chỉ để ý đến các
con bò, không còn phải gìn giữ.
Rồi đức Phật thuật lại kinh
nghiệm Ngài chứng được ba minh. Cuối cùng đức Phật kể ví dụ một
đàn nai sống gần bên hồ nước thâm sâu, có người đến làm hại đàn
nai, chặn con đường an toàn, mở con đường nguy hiểm, dắt con mồi
đực, đặt con mồi cái. Như vậy sau một thời gian, đàn nai ấy bị hao
mòn dần. Nếu có người đến muốn đàn nai được hạnh phúc, nó mở con
đường an toàn, chặn đứng con đường nguy hiểm, đem con mồi đực đi,
hủy bỏ con mồi cái. Như vậy sau một thời gian, đàn nai được tăng
trưởng.
Ý nghĩa của ví dụ này như
sau: Hồ nước lớn chỉ cho dục vọng. Đàn nai chỉ cho loài hữu tình.
Còn người muốn đến làm hại chúng chỉ cho ác ma. Con đường nguy
hiểm chỉ cho tám tà đạo, con mồi đực chỉ cho hỷ và tham. Con mồi
cái chỉ cho vô minh. Con người muốn chúng hạnh phúc là Như Lai. Con
đường an toàn là tám chánh đạo.
Đức Phật kết luận những gì
bậc Đạo sư cần phải làm vì lòng thương các đệ tử, Ngài đã làm
cho các đệ tử, và Ngài khuyên các Tỷ-kheo ngồi thiền để không có
hối hận về sau.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 19 [dàn ý]
Kinh Song Tầm
(Dvedhāvitakka Sutta)
(M.i, 114)
A. Duyên khởi:
Thế Tôn gọi các
Tỷ-kheo và thuyết giảng.
B.
Chánh kinh:
Đức Phật nói lên
kinh nghiệm của Ngài đối với các tầm như thế nào khi Ngài chưa thành đạo và khi
Ngài thành đạo.
I. Ngài chia các
tầm hani loại:
Bất thiện tầm tức
là dục tầm, sân tầm, hại tầm. Thiện tầm tức là ly dục, vô sân, bất hại.
II. Đối với bất
thiện tầm:
a. Làm cho các bất
thiện tầm tiêu diệt.
b. Khi có khuynh
hướng đến bất thiện tầm, thì từ bỏ thiện tầm. Vậy cần phải thấy sự nguy hại của
bất thiện tầm. Ngài nêu ví dụ người chăn bò.
III. Đối với thiện
tầm:
1. Biết rằng các
thiện tầm không đưa đến tai hại, không đưa đến sợ hãi. Nếu quán sát quá lâu, han
mệt mỏi, tâm mệt mỏi, cần phải trấn an tâm để tâm được định tĩnh.
2. Nên quán sát
nhiều về thiện tầm, thời có khuynh hướng về thiện tầm. Ngài nêu ví dụ người
chăn bò.
3. Tu thiền và
chứng được 3 minh.
IV. Thế Tôn kể một
ví dụ nói đến vai trò của Ngài trong trách nhiệm của một bậc đạo sư đối với các
đệ tử.
C. Kết
luận:
Các Tỷ-kheo hoan
hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu
-ooOoo-
Kinh số 19 [toát yếu]
Kinh Song Tầm
(Dvedhāvitakka Sutta)
(M.i, 114)
I. Toát yếu
Dvedhāvitakka Sutta - two kinds
of thought.
With reference to his own
struggle for enlightenment, the Buddha explains the way to overcome unwholesome
thoughts and replace them by wholesome thoughts.
Hai loại tư duy.
Nhắc lại thời Ngài còn phấn
đấu để đạt giác ngộ, Phật giải thích cách vượt qua những tư duy
bất thiện và thay thế chúng bằng những tư tưởng tốt lành.
II. Tóm tắt
Lúc còn tu tập, Phật phân
loại các tư tưởng khởi lên thành hai nhóm. Một nhóm đưa đến hại
mình, hại người, hại cả hai, diệt trí tuệ, dự phần vào phiền não:
đó là những tư duy liên hệ đến dục, sân và hại. Khi tuệ tri như
vậy, các tư duy ấy được Ngài từ bỏ, đoạn tận. Một nhóm không đưa
đến hại mình, hại người, hại cả hai; tăng trưởng trí tuệ, không
dự phần vào phiền não, đưa đến Niết-bàn: đó là những tư duy liên
hệ đến ly dục, vô sân và bất hại. Khi an trú với những tầm này,
dù cả ngày đêm Ngài cũng không thấy sợ hãi. Nhờ Ngài dũng mãnh
tinh tấn như vậy, nên được định tĩnh nhất tâm, chứng bốn thiền cho
đến ba minh, thành Phật.
III. Chú giải
Sự chia hai suy tầm này
chỉ xảy ra trong thời gian Bồ-tát tu tập sáu năm khổ hạnh.
Vô sân và bất hại cũng có thể hiểu là từ và
bi.
IV. Pháp số
Ba pháp dự phần vào phiền
não: dục,
sân và hại. Ba pháp đưa đến an tịnh: ly dục, vô sân, bất
hại.
Ba minh
Bốn thiền
Tám chánh đạo
V. Kệ tụng
A. Hai loại tư duy
Lúc hãy còn tu tập
Sống nhiệt tâm, tinh cần
Phật phân loại tư duy
Gồm có hai thành phần:
Một phần những tư duy
Liên hệ dục, sân, hại
Phần kia ly dục tầm
Vô sân, bất hại tầm.
Biết rõ tầm tư duy
Liên hệ dục, sân, hại
Làm hại cả mình, người
Các tầm ấy tan biến.
Các tư duy ngược lại
Không làm hại mình người
Nhờ tuệ tri như trên
Đoạn tận dục, sân, hại.
Tâm khinh an, định tĩnh
Ngài tinh tấn thiền định
Chứng bốn thiền, ba minh
Đạt vô thượng an ổn.
B. Ví dụ bầy nai
Bên hồ nước sâu rộng
Có bầy nai tung tăng
Một người ác đến gần
Đặt mồi cái mồi đực
Đóng con đường an ổn
Mở con đường hiểm nguy
Đàn nai gặp ách nạn
Càng ngày càng suy vi.
Lại có một người khác
Thương tưởng đến đàn nai
Mong hạnh phúc cho chúng
Mong chúng thoát nạn tai
Người ấy đến nơi này
Hủy mồi cái mồi đực
Mở con đường an toàn
Đóng con đường nguy nan.
"Hồ nước" chỉ các đục
"Đàn nai" dụ hữu tình
Ác ma "người muốn hại"
"Mồi cái" chỉ vô minh
"Mồi đực" là tham ái
"Đường hiểm" tức tám tà
Ác ma luôn mời mọc
Và đặt các con mồi.
"Đường an" là tám chính
Được Như Lai mở ra
Cùng hủy các con mồi
Vô minh và tham ái.
19.
Dvedhāvitakkasuttaṃ [Mūla]
206. Evaṃ me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā
sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā
bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ.
Bhagavā etadavoca : ''pubbeva me, bhikkhave, sambodhā anabhisambuddhassa
bodhisattasseva sato etadahosi : 'yaṃnūnāhaṃ dvidhā katvā dvidhā katvā vitakke
vihareyyanti. So kho ahaṃ, bhikkhave, yo cāyaṃ kāmavitakko yo ca byāpādavitakko
yo ca vihiṃsāvitakko : imaṃ ekaṃ bhāgamakāsiṃ
yo cāyaṃ nekkhammavitakko yo ca abyāpādavitakko yo ca avihiṃsāvitakko :
imaṃ dutiyaṃ bhāgamakāsiṃ.
207. ''Tassa mayhaṃ, bhikkhave,
evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato uppajjati kāmavitakko. So evaṃ pajānāmi : 'uppanno kho
me ayaṃ kāmavitakko. So ca kho attabyābādhāyapi saṃvattati, parabyābādhāyapi saṃvattati,
ubhayabyābādhāyapi saṃvattati, paññānirodhiko vighātapakkhiko anibbānasaṃvattaniko
[anibbānasaṃvattanikoti (?)]. 'Attabyābādhāya saṃvattatītipi me, bhikkhave, paṭisañcikkhato
abbhatthaṃ gacchati 'parabyābādhāya saṃvattatītipi me, bhikkhave, paṭisañcikkhato
abbhatthaṃ gacchati 'ubhayabyābādhāya saṃvattatītipi me, bhikkhave, paṭisañcikkhato
abbhatthaṃ gacchati 'paññānirodhiko
vighātapakkhiko anibbānasaṃvattanikotipi me, bhikkhave, paṭisañcikkhato
abbhatthaṃ gacchati. So kho ahaṃ, bhikkhave, uppannuppannaṃ kāmavitakkaṃ
pajahameva [atītakālikakiriyāpadāniyeva] vinodameva
[atītakālikakiriyāpadāniyeva] byantameva [byanteva (sī. syā. pī.)] naṃ akāsiṃ.
208. ''Tassa mayhaṃ, bhikkhave,
evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato uppajjati byāpādavitakko - pe -
uppajjati vihiṃsāvitakko. So evaṃ pajānāmi : 'uppanno kho me ayaṃ vihiṃsāvitakko.
So ca kho attabyābādhāyapi saṃvattati, parabyābādhāyapi saṃvattati, ubhayabyābādhāyapi saṃvattati,
paññānirodhiko vighātapakkhiko anibbānasaṃvattaniko. 'Attabyābādhāya saṃvattatītipi
me, bhikkhave, paṭisañcikkhato abbhatthaṃ gacchati 'parabyābādhāya saṃvattatītipi
me, bhikkhave, paṭisañcikkhato abbhatthaṃ gacchati 'ubhayabyābādhāya saṃvattatītipi
me, bhikkhave, paṭisañcikkhato abbhatthaṃ gacchati 'paññānirodhiko
vighātapakkhiko anibbānasaṃvattanikotipi me, bhikkhave, paṭisañcikkhato
abbhatthaṃ gacchati. So kho ahaṃ, bhikkhave, uppannuppannaṃ vihiṃsāvitakkaṃ
pajahameva vinodameva byantameva naṃ akāsiṃ. ''Yaññadeva, bhikkhave, bhikkhu
bahulamanuvitakketi anuvicāreti, tathā tathā nati hoti cetaso. Kāmavitakkaṃ ce,
bhikkhave, bhikkhu bahulamanuvitakketi
anuvicāreti, pahāsi nekkhammavitakkaṃ, kāmavitakkaṃ bahulamakāsi, tassa taṃ kāmavitakkāya cittaṃ namati. Byāpādavitakkaṃ
ce, bhikkhave - pe - vihiṃsāvitakkaṃ ce, bhikkhave, bhikkhu bahulamanuvitakketi
anuvicāreti, pahāsi avihiṃsāvitakkaṃ, vihiṃsāvitakkaṃ bahulamakāsi, tassa taṃ
vihiṃsāvitakkāya cittaṃ namati. Seyyathāpi, bhikkhave, vassānaṃ pacchime māse
saradasamaye kiṭṭhasambādhe gopālako gāvo rakkheyya. So tā gāvo tato tato daṇḍena
ākoṭeyya paṭikoṭeyya sannirundheyya sannivāreyya. Taṃ kissa hetu? passati hi
so, bhikkhave, gopālako tatonidānaṃ vadhaṃ vā bandhanaṃ vā jāniṃ vā garahaṃ vā.
Evameva kho ahaṃ, bhikkhave, addasaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ ādīnavaṃ okāraṃ saṃkilesaṃ,
kusalānaṃ dhammānaṃ nekkhamme ānisaṃsaṃ vodānapakkhaṃ.
209. ''Tassa mayhaṃ, bhikkhave, evaṃ appamattassa ātāpino
pahitattassa viharato uppajjati nekkhammavitakko. So evaṃ pajānāmi : 'uppanno
kho me ayaṃ nekkhammavitakko. So ca kho nevattabyābādhāya saṃvattati, na
parabyābādhāya saṃvattati, na ubhayabyābādhāya saṃvattati, paññāvuddhiko
avighātapakkhiko nibbānasaṃvattaniko. Rattiṃ cepi naṃ, bhikkhave, anuvitakkeyyaṃ
anuvicāreyyaṃ, neva tatonidānaṃ bhayaṃ samanupassāmi. Divasaṃ cepi naṃ,
bhikkhave, anuvitakkeyyaṃ anuvicāreyyaṃ, neva tatonidānaṃ bhayaṃ samanupassāmi.
Rattindivaṃ cepi naṃ, bhikkhave, anuvitakkeyyaṃ anuvicāreyyaṃ, neva tatonidānaṃ
bhayaṃ samanupassāmi. Api ca kho me aticiraṃ anuvitakkayato anuvicārayato kāyo
kilameyya . Kāye kilante [kilamante (ka.)] cittaṃ ūhaññeyya. Ūhate citte ārā cittaṃ
samādhimhāti. So kho ahaṃ, bhikkhave, ajjhattameva cittaṃ saṇṭhapemi
sannisādemi ekodiṃ karomi [ekodi karomi (pī.)] samādahāmi. Taṃ kissa hetu? 'mā
me cittaṃ ūhaññīti [ugghāṭīti (syā. ka.), ūhanīti (pī.)].
210. ''Tassa mayhaṃ, bhikkhave,
evaṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato uppajjati abyāpādavitakko - pe
- uppajjati avihiṃsāvitakko. So evaṃ pajānāmi : 'uppanno kho me ayaṃ avihiṃsāvitakko.
So ca kho nevattabyābādhāya saṃvattati, na parabyābādhāya saṃvattati, na
ubhayabyābādhāya saṃvattati,
paññāvuddhiko avighātapakkhiko nibbānasaṃvattaniko. Rattiṃ cepi naṃ, bhikkhave,
anuvitakkeyyaṃ anuvicāreyyaṃ, neva tatonidānaṃ bhayaṃ samanupassāmi. Divasaṃ
cepi naṃ, bhikkhave, anuvitakkeyyaṃ anuvicāreyyaṃ, neva tatonidānaṃ bhayaṃ
samanupassāmi. Rattindivaṃ cepi naṃ, bhikkhave, anuvitakkeyyaṃ anuvicāreyyaṃ,
neva tatonidānaṃ bhayaṃ samanupassāmi. Api ca kho me aticiraṃ anuvitakkayato
anuvicārayato kāyo kilameyya. Kāye kilante cittaṃ ūhaññeyya. Ūhate citte ārā
cittaṃ samādhimhāti. So kho ahaṃ, bhikkhave, ajjhattameva cittaṃ saṇṭhapemi,
sannisādemi, ekodiṃ karomi samādahāmi. Taṃ kissa hetu? 'mā me cittaṃ ūhaññīti.
''Yaññadeva, bhikkhave, bhikkhu bahulamanuvitakketi anuvicāreti, tathā tathā
nati hoti cetaso. Nekkhammavitakkañce, bhikkhave, bhikkhu bahulamanuvitakketi
anuvicāreti, pahāsi kāmavitakkaṃ,
nekkhammavitakkaṃ bahulamakāsi, tassaṃ taṃ nekkhammavitakkāya cittaṃ namati.
Abyāpādavitakkañce, bhikkhave - pe - avihiṃsāvitakkañce, bhikkhave, bhikkhu
bahulamanuvitakketi anuvicāreti, pahāsi vihiṃsāvitakkaṃ, avihiṃsāvitakkaṃ
bahulamakāsi, tassa taṃ avihiṃsāvitakkāya cittaṃ namati. Seyyathāpi, bhikkhave,
gimhānaṃ pacchime māse sabbasassesu gāmantasambhatesu gopālako gāvo rakkheyya ,
tassa rukkhamūlagatassa vā abbhokāsagatassa vā satikaraṇīyameva hoti : 'etā
[ete (ka.)] gāvoti. Evamevaṃ kho, bhikkhave, satikaraṇīyameva ahosi : 'ete
dhammāti.
211. ''Āraddhaṃ kho pana me,
bhikkhave, vīriyaṃ ahosi asallīnaṃ, upaṭṭhitā sati asammuṭṭhā , passaddho kāyo
asāraddho, samāhitaṃ cittaṃ ekaggaṃ. So kho ahaṃ, bhikkhave, vivicceva kāmehi
vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ
jhānaṃ upasampajja vihāsiṃ. Vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ
cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ
upasampajja vihāsiṃ. Pītiyā ca virāgā upekkhako ca vihāsiṃ sato ca sampajāno,
sukhañca kāyena paṭisaṃvedesiṃ, yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti 'upekkhako satimā sukhavihārīti, tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja
vihāsiṃ. Sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ
atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja
vihāsiṃ.
212. ''So evaṃ samāhite citte
parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite
āneñjappatte pubbenivāsānussatiñāṇāya cittaṃ abhininnāmesiṃ. So anekavihitaṃ
pubbenivāsaṃ anussarāmi. Seyyathidaṃ, ekampi jātiṃ - pe - iti sākāraṃ sauddesaṃ
anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussarāmi. Ayaṃ kho
me, bhikkhave, rattiyā paṭhame yāme paṭhamā vijjā adhigatā avijjā vihatā
vijjā uppannā tamo vihato āloko uppanno yathā taṃ appamattassa ātāpino
pahitattassa viharato.
213. ''So evaṃ samāhite citte
parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite
āneñjappatte sattānaṃ cutūpapātañāṇāya cittaṃ abhininnāmesiṃ. So dibbena
cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passāmi cavamāne upapajjamāne -
pe - ime vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā - pe - iti dibbena
cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passāmi cavamāne upapajjamāne
hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate, yathākammūpage satte pajānāmi. Ayaṃ
kho me, bhikkhave, rattiyā majjhime yāme dutiyā vijjā adhigatā avijjā vihatā
vijjā uppannā tamo vihato āloko uppanno yathā taṃ appamattassa ātāpino
pahitattassa viharato.
214. ''So evaṃ samāhite citte
parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite
āneñjappatte āsavānaṃ khayañāṇāya cittaṃ abhininnāmesiṃ. So 'idaṃ dukkhanti
yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, 'ayaṃ dukkhasamudayoti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, 'ayaṃ
dukkhanirodhoti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, 'ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadāti
yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ . 'Ime āsavāti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, 'ayaṃ
āsavasamudayoti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, 'ayaṃ
āsavanirodhoti yathābhūtaṃ abbhaññāsiṃ, 'ayaṃ āsavanirodhagāminī paṭipadāti yathābhūtaṃ
abbhaññāsiṃ. Tassa me evaṃ jānato evaṃ passato kāmāsavāpi cittaṃ vimuccittha,
bhavāsavāpi cittaṃ vimuccittha, avijjāsavāpi cittaṃ vimuccittha, vimuttasmiṃ
vimuttamiti ñāṇaṃ ahosi : 'khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ,
nāparaṃ itthattāyāti abbhaññāsiṃ. Ayaṃ kho me, bhikkhave, rattiyā pacchime yāme
tatiyā vijjā adhigatā avijjā vihatā vijjā uppannā tamo vihato āloko uppanno
yathā taṃ appamattassa ātāpino pahitattassa viharato.
215. ''Seyyathāpi, bhikkhave,
araññe pavane mahantaṃ ninnaṃ pallalaṃ. Tamenaṃ mahāmigasaṅgho upanissāya
vihareyya. Tassa kocideva puriso uppajjeyya anatthakāmo ahitakāmo ayogakkhemakāmo.
So yvāssa maggo khemo sovatthiko pītigamanīyo taṃ maggaṃ pidaheyya, vivareyya
kummaggaṃ, odaheyya okacaraṃ, ṭhapeyya okacārikaṃ. Evañhi so, bhikkhave,
mahāmigasaṅgho aparena samayena
anayabyasanaṃ [anayabyasanaṃ tanuttaṃ (sī. syā. pī.)] āpajjeyya. Tasseva
kho pana, bhikkhave, mahato migasaṅghassa kocideva puriso uppajjeyya atthakāmo
hitakāmo yogakkhemakāmo. So yvāssa maggo khemo sovatthiko pītigamanīyo taṃ
maggaṃ vivareyya, pidaheyya kummaggaṃ, ūhaneyya okacaraṃ, nāseyya okacārikaṃ.
Evañhi so, bhikkhave, mahāmigasaṅgho aparena samayena vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ
āpajjeyya. ''Upamā kho me ayaṃ, bhikkhave, katā atthassa viññāpanāya . Ayaṃ
cevettha attho : mahantaṃ ninnaṃ pallalanti kho, bhikkhave, kāmānametaṃ
adhivacanaṃ. Mahāmigasaṅghoti kho, bhikkhave, sattānametaṃ adhivacanaṃ. Puriso
anatthakāmo ahitakāmo ayogakkhemakāmoti kho, bhikkhave, mārassetaṃ pāpimato
adhivacanaṃ. Kummaggoti kho, bhikkhave, aṭṭhaṅgikassetaṃ micchāmaggassa
adhivacanaṃ, seyyathidaṃ : micchādiṭṭhiyā micchāsaṅkappassa micchāvācāya
micchākammantassa micchāājīvassa micchāvāyāmassa micchāsatiyā micchāsamādhissa.
oKacaroti kho, bhikkhave, nandīrāgassetaṃ adhivacanaṃ. oKacārikāti kho, bhikkhave, avijjāyetaṃ adhivacanaṃ.
Puriso atthakāmo hitakāmo yogakkhemakāmoti kho, bhikkhave, tathāgatassetaṃ
adhivacanaṃ arahato sammāsambuddhassa. Khemo maggo sovatthiko pītigamanīyoti
kho , bhikkhave, ariyassetaṃ aṭṭhaṅgikassa maggassa adhivacanaṃ, seyyathidaṃ :
sammādiṭṭhiyā sammāsaṅkappassa sammāvācāya sammākammantassa sammāājīvassa
sammāvāyāmassa sammāsatiyā sammāsamādhissa. ''Iti kho, bhikkhave, vivaṭo mayā
khemo maggo sovatthiko pītigamanīyo, pihito kummaggo, ūhato okacaro, nāsitā
okacārikā. Yaṃ, bhikkhave, satthārā karaṇīyaṃ sāvakānaṃ hitesinā anukampakena
anukampaṃ upādāya, kataṃ vo taṃ mayā. Etāni, bhikkhave , rukkhamūlāni, etāni
suññāgārāni jhāyatha, bhikkhave, mā pamādattha mā pacchā vippaṭisārino
ahuvattha. Ayaṃ vo amhākaṃ anusāsanīti.
Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ
abhinandunti.
Dvedhāvitakkasuttaṃ niṭṭhitaṃ navamaṃ.
-ooOoo-
19.
Dvedhāvitakkasuttavaṇṇanā [Atthakathā]
206. Me sutanti dvedhāvitakkasuttaṃ.
Tattha dvidhā katvā dvidhā katvāti dve dve bhāge katvā. Kāmavitakkoti kāmapaṭisaṃyutto
vitakko. Byāpādavitakkoti byāpādapaṭisaṃyutto vitakko. Vihiṃsāvitakkoti vihiṃsāpaṭisaṃyutto
vitakko. Ekaṃ bhāganti ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷāriko vā sukhumo vā sabbo
pāyaṃ vitakko akusalapakkhikoyevāti tayopi kāmabyāpādavihiṃsāvitakke ekaṃ koṭṭhāsamakāsiṃ.
Kāmehi nissaṭo nekkhammapaṭisaṃyutto vitakko nekkhammavitakko nāma, so yāva paṭhamajjhānā
vaṭṭati. Abyāpādapaṭisaṃyutto vitakko abyāpādavitakko, so mettāpubbabhāgato paṭṭhāya
yāva paṭhamajjhānā vaṭṭati. Avihiṃsāpaṭisaṃyutto vitakko avihiṃsāvitakko, so
karuṇāpubbabhāgato paṭṭhāya yāva paṭhamajjhānā vaṭṭati. Dutiyaṃ bhāganti
sabbopāyaṃ kusalapakkhikoyevāti dutiyaṃ koṭṭhāsamakāsiṃ. Iminā bodhisattassa
vitakkaniggahaṇakālo kathito.
Bodhisattassa hi chabbassāni padhānaṃ padahantassa nekkhammavitakkādayo
puñjapuñjā mahānadiyaṃ oghā viya pavattiṃsu. Satisammosena pana sahasā
kāmavitakkādayo uppajjitvā kusalavāraṃ pacchinditvā sayaṃ akusalajavanavārā
hutvā tiṭṭhanti. Tato bodhisatto cintesi – ‘‘mayhaṃ ime kāmavitakkādayo
kusalavāraṃ pacchinditvā tiṭṭhanti, handāhaṃ ime vitakke dve bhāge katvā
viharāmī’’ti kāmavitakkādayo akusalapakkhikāti ekaṃ bhāgaṃ karoti
nekkhammavitakkādayo kusalapakkhikāti ekaṃ. Atha puna cintesi –
‘‘akusalapakkhato āgataṃ vitakkaṃ mantena kaṇhasappaṃ uppīḷetvā gaṇhanto viya
amittaṃ gīvāya akkamanto viya ca niggahessāmi, nāssa vaḍḍhituṃ dassāmi.
Kusalapakkhato āgataṃ vitakkaṃ meghasamaye meghaṃ viya sukhette sālakalyāṇipotakaṃ
viya ca sīghaṃ vaḍḍhessāmī’’ti. So tathā katvā akusalavitakke niggaṇhi,
kusalavitakke vaḍḍhesi. Evaṃ iminā bodhisattassa vitakkaniggahaṇanakālo
kathitoti veditabbo.
207. Idāni yathāssa te vitakkā
uppajjiṃsu, yathā ca ne niggahesi, taṃ dassento tassa mayhaṃ,
bhikkhavetiādimāha. Tattha appamattassāti satiyā avippavāse ṭhitassa. Ātāpinoti
ātāpavīriyavantassa. Pahitattassāti pesitacittassa. Uppajjati kāmavitakkoti
bodhisattassa chabbassāni padhānaṃ padahato rajjasukhaṃ vā ārabbha, pāsāde vā
nāṭakāni vā orodhe vā kiñcideva vā sampattiṃ ārabbha kāmavitakko nāma na
uppannapubbo. Dukkarakārikāya panassa āhārūpacchedena adhimattakasimānaṃ
pattassa etadahosi – ‘‘na sakkā āhārūpacchedena visesaṃ nibbattetuṃ, yaṃnūnāhaṃ
oḷārikaṃ āhāraṃ āhāreyya’’nti. So uruvelaṃ piṇḍāya pāvisi. Manussā –
‘‘mahāpuriso pubbe āharitvā dinnampi na gaṇhi, addhāssa idāni manoratho
matthakaṃ patto, tasmā sayameva āgato’’ti paṇītapaṇītaṃ āhāraṃ upahariṃsu.
Bodhisattassa attabhāvo nacirasseva pākatiko ahosi. Jarājiṇṇattabhāvo hi sappāyabhojanaṃ
labhitvāpi pākatiko na hoti. Bodhisatto pana daharo. Tenassa sappāyabhojanaṃ
bhuñjato attabhāvo na cirasseva pākatiko jāto, vippasannāni indriyāni,
parisuddho chavivaṇṇo, samuggatatārāgaṇaṃ viya nabhaṃ paripuṇṇadvattiṃsamahāpurisalakkhaṇappaṭimaṇḍitasarīraṃ
ahosi. So taṃ oloketvā ‘‘tāva kilanto nāma attabhāvo evaṃ paṭipākatiko jāto’’ti
cintetvā attano paññāmahantatāya evaṃ parittakampi vitakkaṃ gahetvā
kāmavitakkoti akāsi.
Paṇṇasālāya purato nisinno camarapasadagavayarohitamigādike magagaṇe manuññasaddaravane
moravanakukkuṭādike pakkhigaṇe nīluppalakumudakamalādisañchannāni pallalāni
nānākusumasañchannaviṭapā vanarājiyo maṇikkhandhanimmalajalapavāhañca nadiṃ
nerañjaraṃ passati. Tassa evaṃ hoti ‘‘sobhanā vatime migajātā pakkhigaṇā
pallalāni vanarājiyo nadī nerañjarā’’ti. So tampi evaṃ parittakaṃ vitakkaṃ
gahetvā kāmavitakkamakāsi, tenāha ‘‘uppajjati kāmavitakko’’ti.
Attabyābādhāyapīti attadukkhāyapi. Esevanayo sabbattha. Kiṃ pana
mahāsattassa ubhayadukkhāya saṃvattanakavitakko nāma atthīti? Natthi.
Apariññāyaṃ ṭhitassa pana vitakko yāva ubhayabyābādhāya saṃvattatīti etāni tīṇi
nāmāni labhati, tasmā evamāha. Paññānirodhikoti anuppannāya lokiyalokuttarāya
paññāya uppajjituṃ na deti, lokiyapaññaṃ pana aṭṭhasamāpattipañcābhiññāvasena
uppannampi samucchinditvā khipatīti paññānirodhiko. Vighātapakkhikoti dukkhakoṭṭhāsiko.
Asaṅkhataṃ nibbānaṃ nāma, taṃ paccakkhaṃ kātuṃ na detīti anibbānasaṃvattaniko.
Abbhatthaṃ gacchatīti khayaṃ natthibhāvaṃ gacchati. Udakapupphuḷako viya
nirujjhati. Pajahamevāti pajahimeva. Vinodamevāti nīharimeva. Byantameva naṃ
akāsinti vigatantaṃ nissesaṃ parivaṭumaṃ paricchinnameva naṃ akāsiṃ.
208. Byāpādavitakkoti na
bodhisattassa parūpaghātappaṭisaṃyutto nāma vitakko citte uppajjati, athassa
ativassaaccuṇhaatisītādīni pana paṭicca cittavipariṇāmabhāvo hoti, taṃ sandhāya
‘‘byāpādavitakko’’ti āha. Vihiṃsāvitakkoti na mahāsattassa paresaṃ
dukkhuppādanappaṭisaṃyutto vitakko uppajjati, citte pana uddhatākāro
anekaggatākāro hoti, taṃ gahetvā vihiṃsāvitakkamakāsi. Paṇṇasālādvāre nisinno hi
sīhabyagghādike vāḷamige sūkarādayo khuddamige vihiṃsante passati. Atha
bodhisatto imasmimpi nāma akutobhaye araññe imesaṃ tiracchānagatānaṃ
paccatthikā uppajjanti, balavanto dubbale khādanti, balavantakhāditā vattantīti
kāruññaṃ uppādeti. Aññepi biḷārādayo kukkuṭamūsikādīni khādante passati, gāmaṃ
piṇḍāya paviṭṭho manusse rājakammikehi upaddute vadhabandhādīni anubhavante
attano kasivaṇijjādīni kammāni katvā jīvituṃ na labhantīti kāruññaṃ uppādeti,
taṃ sandhāya ‘‘uppajjati vihiṃsāvitakko’’ti āha. Tathā tathāti tena tena
ākārena. Idaṃ vuttaṃ hoti – kāmavitakkādīsu yaṃ yaṃ vitakketi, yaṃ yaṃ vitakkaṃ
pavatteti, tena tene cassākārena kāmavitakkādibhāvo cetaso na hi hotīti. Pahāsi
nekkhammavitakkanti nekkhammavitakkaṃ pajahati. Bahulamakāsīti bahulaṃ karoti.
Tassa taṃ kāmavitakkāya cittanti tassa taṃ cittaṃ kāmavitakkatthāya. Yathā
kāmavitakkasampayuttaṃ hoti, evamevaṃ namatīti attho. Sesapadesupi eseva nayo.
Idāni atthadīpikaṃ upamaṃ dassento seyyathāpī tiādimāha. Tattha kiṭṭhasambādheti
sassasambādhe. Ākoṭeyyāti ujukaṃ piṭṭhiyaṃ pahareyya. Paṭikoṭeyyāti tiriyaṃ
phāsukāsu pahareyya. Sannirundheyyāti āvaritvā tiṭṭheyya. Sannivāreyyāti ito
cito ca gantuṃ na dadeyya. Tatonidānanti tena kāraṇena, evaṃ arakkhitānaṃ gunnaṃ
paresaṃ sassakhādanakāraṇenāti attho. Bālo hi gopāloko evaṃ gāvo arakkhamāno
‘‘ayaṃ amhākaṃ bhattavetanaṃ khādati, ujuṃ gāvo rakkhitumpi na sakkoti, kulehi
saddhiṃ veraṃ gaṇhāpetī’’ti gosāmikānampi santikā vadhādīni pāpuṇāti, kiṭṭhasāmikānampi.
Paṇḍito pana imāni cattāri bhayāni sampassanto gāvo sādhukaṃ rakkhati, taṃ
sandhāyetaṃ vuttaṃ. Ādīnavanti upaddavaṃ. Okāranti lāmakaṃ, khandhesu vā otāraṃ.
Saṃkilesanti kiliṭṭhabhāvaṃ. Nekkhammeti nekkhammamhi. Ānisaṃsanti
visuddhipakkhaṃ. Vodānapakkhanti idaṃ tasseva vevacanaṃ, kusalānaṃ dhammānaṃ
nekkhammamhi visuddhipakkhaṃ addasanti attho.
209. Nekkhammanti ca kāmehi nissaṭaṃ
sabbakusalaṃ, ekadhamme saṅgayhamāne nibbānameva. Tatridaṃ opammasaṃsandanaṃ –
kiṭṭhasambādhaṃ viya hi rūpādiārammaṇaṃ, kūṭagāvo viya kūṭacittaṃ, paṇḍitagopālako
viya bodhisatto, catubbidhabhayaṃ viya attaparūbhayabyābādhāya saṃvattanavitakko,
paṇḍitagopālakassa catubbidhaṃ bhayaṃ disvā kiṭṭhasambādhe appamādena gorakkhaṇaṃ
viya bodhisattassa chabbassāni padhānaṃ padahato attabyābādhādibhayaṃ disvā
rūpādīsu ārammaṇesu yathā kāmavitakkādayo na uppajjanti, evaṃ cittarakkhaṇaṃ.
Paññāvuddhikotiādīsu anuppannāya lokiyalokuttarapaññāya uppādāya, uppannāya ca
vuddhiyā saṃvattatīti paññāvuddhiko. Na dukkhakoṭṭhāsāya saṃvattatīti
avighātapakkhiko. Nibbānadhātusacchikiriyāya saṃvattatīti nibbānasaṃvattaniko.
Rattiṃ cepi naṃ, bhikkhave, anuvitakkeyyanti sakalarattiṃ cepi taṃ vitakkaṃ
pavatteyyaṃ. Tatonidānanti taṃmūlakaṃ. Ohaññeyyāti ugghātīyeyya, uddhaccāya saṃvatteyyāti
attho. Ārāti dūre. Samādhimhāti upacārasamādhitopi appanāsamādhitopi. So kho
ahaṃ, bhikkhave, ajjhattameva cittanti so ahaṃ, bhikkhave, mā me cittaṃ
samādhimhā dūre hotūti ajjhattameva cittaṃ saṇṭhapemi, gocarajjhatte ṭhapemīti
attho. Sannisādemīti tattheva ca naṃ sannisīdāpemi. Ekodiṃ karomīti ekaggaṃ
karomi. Samādahāmīti sammā ādahāmi, suṭṭhu āropemīti attho. Mā me cittaṃ
ūhaññīti mā mayhaṃ cittaṃ ugghātīyittha, mā uddhaccāya saṃvattatūti attho.
210. Uppajjati abyāpādavitakko…pe…
avihiṃsāvitakkoti ettha yo so imāya heṭṭhā vuttataruṇavipassanāya saddhiṃ
uppannavitakko kāmapaccanīkaṭṭhena nekkhammavitakkoti vutto. Soyeva
byāpādapaccanīkaṭṭhena abyāpādavitakkoti ca vihiṃsāpaccanīkaṭṭhena avihiṃsāvitakkoti
ca vutto.
Ettāvatā bodhisattassa samāpattiṃ nissāya vipassanāpaṭṭhapanakālo
kathito. Yassa hi samādhipi taruṇo, vipassanāpi. Tassa vipassanaṃ paṭṭhapetvā
aticiraṃ nisinnassa kāyo kilamati, anto aggi viya uṭṭhahati, kacchehi sedā
muccanti, matthakato usumavaṭṭi viya uṭṭhahati, cittaṃ haññati vihaññati
vipphandati. So puna samāpattiṃ samāpajjitvā taṃ paridametvā mudukaṃ katvā
samassāsetvā puna vipassanaṃ paṭṭhapeti. Tassa puna aticiraṃ nisinnassa tatheva
hoti. So puna samāpattiṃ samāpajjitvā tatheva karoti. Vipassanāya hi bahūpakārā
samāpatti.
Yathā yodhassa phalakakoṭṭhako nāma bahūpakāro hoti, so taṃ nissāya saṅgāmaṃ
pavisati, tattha hatthīhipi assehipi yodhehipi saddhiṃ kammaṃ katvā āvudhesu vā
khīṇesu bhuñjitukāmatādibhāve vā sati nivattitvā phalakakoṭṭhakaṃ pavisitvā
āvudhānipi gaṇhāti, vissamatipi, bhuñjatipi, pānīyampi pivati, sannāhampi paṭisannayhati,
taṃ taṃ katvā puna saṅgāmaṃ pavisati, tattha kammaṃ katvā puna uccārādipīḷito
vā kenacideva vā karaṇīyena phalakakoṭṭhakaṃ pavisati. Tattha santhambhitvā
puna saṅgāmaṃ pavisati, evaṃ yodhassa phalakakoṭṭhako viya vipassanāya
bahūpakārā samāpatti.
Samāpattiyā pana saṅgāmanittharaṇakayodhassa phalakakoṭṭhakatopi
vipassanā bahūpakāratarā. Kiñcāpi hi samāpattiṃ nissāya vipassanaṃ paṭṭhapeti,
vipassanā pana thāmajātā samāpattimpi rakkhati. Thāmajātaṃ karoti.
Yathā hi thale nāvampi nāvāya bhaṇḍampi sakaṭabhāraṃ karonti. Udakaṃ
patvā pana sakaṭampi sakaṭabhaṇḍampi yuttagoṇepi nāvābhāraṃ karonti. Nāvā
tiriyaṃ sotaṃ chinditvā sotthinā supaṭṭanaṃ gacchati, evamevaṃ kiñcāpi
samāpattiṃ nissāya vipassanaṃ paṭṭhapeti, vipassanā pana thāmajātā samāpattimpi
rakkhati, thāmajātaṃ karoti. Thalaṃ patvā sakaṭaṃ viya hi samāpatti. Udakaṃ
patvā nāvā viya vipassanā. Iti bodhisattassa ettāvatā samāpattiṃ nissāya
vipassanāpaṭṭhapanakālo kathitoti veditabbo.
Yaññadevātiādi kaṇhapakkhe vuttānusāreneva veditabbaṃ, idhāpi
atthadīpikaṃ upamaṃ dassetuṃ seyyathāpītiādimāha. Tattha gāmantasambhatesūti
gāmantaṃ āhaṭesu. Satikaraṇīyameva hotīti etā gāvoti satiuppādanamattameva
kātabbaṃ hoti. Ito cito ca gantvā ākoṭanādikiccaṃ natthi. Ete dhammāti ete
samathavipassanā dhammāti satuppādanamattameva kātabbaṃ hoti. Iminā
bodhisattassa samathavipassanānaṃ thāmajātakālo kathito. Tadā kirassa samāpattiṃ
appanatthāya nisinnassa aṭṭha samāpattiyo ekāvajjanena āpāthaṃ āgacchanti,
vipassanaṃ paṭṭhapetvā nisinno satta anupassanā ekappahāreneva āruḷho hoti.
215. Seyyathāpīti idha kiṃ
dasseti? Ayaṃ pāṭiyekko anusandhi, sattānañhi hitūpacāraṃ attano
satthubhāvasampadañca dassento bhagavā imaṃ desanaṃ ārabhi. Tattha araññeti aṭaviyaṃ.
Pavaneti vanasaṇḍe. Atthato hi idaṃ dvayaṃ ekameva, paṭhamassa pana dutiyaṃ
vevacanaṃ. Ayogakkhemakāmoti catūhi yogehi khemaṃ nibbhayaṭṭhānaṃ anicchanto
bhayameva icchanto. Sovatthikoti suvatthibhāvāvaho. Pītigamanīyoti tuṭṭhiṃ
gamanīyo. ‘‘Pītagamanīyo’’ti vā pāṭho. Pidaheyyāti sākhādīhi thakeyya.
Vivareyyāti visadamukhaṃ katvā vivaṭaṃ kareyya. Kummagganti
udakavanapabbatādīhi sanniruddhaṃ amaggaṃ. Odaheyya okacaranti tesaṃ oke
caramānaṃ viya ekaṃ dīpakamigaṃ ekasmiṃ ṭhāne ṭhapeyya. Okacārikanti
dīgharajjuyā bandhitaṃyeva migiṃ.
Migaluddako hi araññaṃ migānaṃ vasanaṭṭhānaṃ gantvā ‘‘idha vasanti,
iminā maggena nikkhamanti, ettha caranti, ettha pivanti, iminā maggena
pavisantī’’ti sallakkhetvā maggaṃ pidhāya kummaggaṃ vivaritvā okacarañca
okacārikañca ṭhapetvā sayaṃ paṭicchannaṭṭhāne sattiṃ gahetvā tiṭṭhati. Atha
sāyanhasamaye migā akutobhaye araññe caritvā pānīyaṃ pivitvā migapotakehi
saddhiṃ kīḷamānā vasanaṭṭhānasantikaṃ āgantvā okacarañca okacārikañca disvā
‘‘sahāyakā no āgatā bhavissantī’’ti nirāsaṅkā pavisanti, te maggaṃ pihitaṃ
disvā ‘‘nāyaṃ maggo, ayaṃ maggo bhavissatī’’ti kummaggaṃ paṭipajjanti.
Migaluddako na tāva kiñci karoti, paviṭṭhesu pana sabbapacchimaṃ saṇikaṃ
paharati. So uttasati, tato sabbe uttasitvā ‘‘bhayaṃ uppanna’’nti purato
olokentā udakena vā vanena vā pabbatena vā sanniruddhaṃ maggaṃ disvā ubhohi
passehi aṅgulisaṅkhalikaṃ viya gahanavanaṃ pavisituṃ asakkontā paviṭṭhamaggeneva
nikkhamituṃ ārabhanti. Luddako tesaṃ nivattanabhāvaṃ ñatvā ādito paṭṭhāya tiṃsampi
cattālīsampi mige ghāteti. Idaṃ sandhāya evañhi so, bhikkhave, mahāmigasaṅgho
aparena samayena anayabyasanaṃ āpajjeyyāti vuttaṃ.
‘‘Nandīrāgassetaṃ adhivacanaṃ, avijjāyetaṃ adhivacana’’nti ettha yasmā
ime sattā avijjāya aññāṇā hutvā nandīrāgena ābandhitvā rūpārammaṇādīni upanītā
vaṭṭadukkhasattiyā ghātaṃ labhanti. Tasmā bhagavā okacaraṃ nandīrāgoti,
okacārikaṃ avijjāti katvā dassesi.
Migaluddako hi ekadāpi tesaṃ sākhābhaṅgena sarīraṃ puñchitvā
manussagandhaṃ apanetvā okacaraṃ ekasmiṃ ṭhāne ṭhapetvā okacārikaṃ saha rajjuyā
vissajjetvā attānaṃ paṭicchādetvā sattiṃ ādāya okacarassa santike tiṭṭhati,
okacārikā migagaṇassa caraṇaṭṭhānābhimukhī gacchati. Taṃ disvā migā sīsāni
ukkhipitvā tiṭṭhanti, sāpi sīsaṃ ukkhipitvā tiṭṭhati, te ‘‘amhākaṃ samajātikā
aya’’nti gocaraṃ gaṇhanti. Sāpi tiṇāni khādantī viya saṇikaṃ upagacchati.
Āraññiko yūthapatimigo tassā vātaṃ labhitvā sakabhariyaṃ vissajjetvā
tadabhimukho hoti.
Sattānañhi navanavameva piyaṃ hoti. Okacārikā āraññikassa migassa
accāsannabhāvaṃ adatvā tadabhimukhīva pacchato paṭikkamitvā okacarassa santikaṃ
gacchati, yattha yatthassā rajju laggati, tattha tattha khurena paharitvā
moceti, āraññiko migo okacaraṃ disvā okacārikāya sammatto hutvā okacare usūyaṃ
katvā piṭṭhiṃ nāmetvā sīsaṃ kampento tiṭṭhati, tasmiṃ khaṇe sattiṃ jivhāya
lehantopi ‘‘kiṃ eta’’nti na jānāti, okacaropi sacassa uparibhāgena taṃ migaṃ
paharituṃ sukhaṃ hoti, piṭṭhiṃ nāmeti. Sacassa heṭṭhābhāgena paharituṃ sukhaṃ
hoti, hadayaṃ unnāmeti. Atha luddako āraññikaṃ migaṃ sattiyā paharitvā tattheva
ghātetvā maṃsaṃ ādāya gacchati. Evameva yathā so migo okacārikāya sammatto
okacare usūyaṃ katvā sattiṃ jivhāya lehantopi kiñci na jānāti, tathā ime sattā
avijjāya sammattā andhabhūtā kiñci ajānantā rūpādīsu nandīrāgaṃ upagamma vaṭṭadukkhasattiyā
vadhaṃ labhantīti bhagavā okacaraṃ nandīrāgoti, okacārikaṃ avijjāti katvā
dassesi.
Iti kho, bhikkhave, vivaṭo mayā khemo maggoti iti kho, bhikkhave, mayā
imesaṃ sattānaṃ hitacaraṇena sammāsambodhiṃ patvā ahaṃ buddhosmīti tuṇhībhūtena
anisīditvā dhammacakkappavattanato paṭṭhāya dhammaṃ desentena vivaṭo khemo
ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, pihito kummaggo, aññātakoṇḍaññādīnaṃ bhabbapuggalānaṃ
ūhato okacaro nandīrāgo dvedhā chetvā pātito, nāsitā okacārikā avijjā sabbena
sabbaṃ samugghātitāti attano hitūpacāraṃ dassesi. Sesaṃ sabbattha
uttānatthamevāti.
Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya
Dvedhāvitakkasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.
-ooOoo-
No comments:
Post a Comment