Friday, August 21, 2020

Trung Bộ Kinh - 25. Kinh Bẫy Mồi - Thứ Sáu, ngày 21 tháng 8, 2020

 Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ  Pháp Tín

GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY  21/8/2020 

25. Kinh Bẫy Mồi (Nivāpa Sutta) 

Tên kinh lấy từ thí dụ trong bài kinh mà trong đó người thợ săn dùng bẫy mồi để dụ bắt những con nai. Dụ ngôn nầy để chỉ cho những cạm bẫy mà một người tu tập có thể vướng phải.

 Đây là một pháp thoại được Đức Thế Tôn giảng cho Tăng chúng trong sinh hoạt hằng ngày tại chùa Jetavana, Sāvatthi. Nội dung bài kinh mang một thí dụ về bốn đàn nai đối với bẫy mồi của thợ săn.

 129. Dụ ngôn loài nai và mồi bẫy của thợ săn

 Nai là loài ưa thích sống giữa lằn ranh của rừng rậm hoang dã và xóm làng. Những con nai thường có khả năng thích nghi rất tốt và rất khôn ngoan để đối phó với những cách săn bắt khác nhau của con người.Trong bài kinh nầy Đức Phật dùng bốn đàn nai để làm thí dụ:

Như vầy tôi nghe.

 Một thời Thế Tôn ở Sāvatthī, tại Jetavana, vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". --"Bạch Thế Tôn", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

 -- Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi khi gieo đồ mồi cho đàn nai không nghĩ rằng: "Ta gieo đồ mồi này cho đoàn nai ăn để đàn ấy được sống lâu, được tốt đẹp thêm và được nuôi dưỡng lâu dài hơn". Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi khi gieo đồ mồi cho đàn nai nghĩ rằng: "Ta gieo đồ mồi này cho đàn nai, để đàn này xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn. Sau khi xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, chúng trở thành mê loạn; do mê loạn, chúng trở thành phóng dật; do phóng dật chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn, giữa các đồ mồi này".

 Đàn nai mê ăn mồi nên dễ dàng sa vào bẫy

 Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai đầu tiên xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi này do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Chư Tỷ-kheo, như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.

 Đàn nai biết mồi là nguy hiểm nên trốn sâu vào rừng rơi vào tình trạng đói kém nghiêm trọng nên cuối cùng trở lại tìm thức ăn và bị thơ săn bắt

 Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ hai suy nghĩ như sau: "Ðàn nai đầu tiên này xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi này do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy, đàn nai đầu tiên không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú". Rồi đàn nai ấy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Cuối tháng mùa hạ, cỏ nước khan hiếm, thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu. Vì thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu, sức lực của chúng bị kiệt quệ. Vì sức lực bị kiệt quệ, đàn nai ấy trở lại các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi. Vì chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy đàn nai thứ hai không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.

 Đàn nai thứ ba học được kinh nghiệm đau thương của hai đàn nai trước đi tìm nơi ẩn trú nhưng vì thỉnh thoảng phải đi tìm thức ăn nhưng mê ăn đến độ quên mình nên cuối cùng bị thợ săn phát hiện rồi cũng bị bắt

 Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ ba suy nghĩ như sau: "Ðàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy, đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Còn đàn nai thứ hai này suy nghĩ như sau: "Ðàn nai đầu tiên này xâm nhập, tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các món ăn bẫy mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú". Rồi đàn nai ấy hoàn toàn từ bỏ các món ăn bẫy mồi, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Cuối tháng mùa hạ, cỏ nước khan hiếm, thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu. Vì thân hình đàn nai ấy trở thành hết sức gầy yếu, sức lực của chúng bị kiệt quệ. Vì sức lực bị kiệt quệ, đàn nai ấy trở lại các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Chúng ở đây xâm nhập tham đắm ăn các đồ mồi. Vì chúng ở đây xâm nhập tham đắm ăn các đồ mồi, nên trở thành mê loạn. Do mê loạn, chúng trở thành phóng dật. Do phóng dật, chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Như vậy đàn nai thứ hai không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Nay chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ta sẽ ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi". Rồi chúng làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, nên chúng không mê loạn. Do không mê loạn, chúng không phóng dật. Do không phóng dật, chúng không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi.

 -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và quyến thuộc người thợ săn bẫy mồi suy nghĩ như sau: "Ðàn nai thứ ba này thật tinh khôn, xảo quyệt. Ðàn nai thứ ba này thật có thần lực và ma quái. Chúng ăn các đồ mồi được gieo ra này, mà chúng ta không được biết đường đi lối về của chúng. Vậy chúng ta hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này, với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng ta có thể thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn". Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những người quyến thuộc người thợ săn bẫy mồi thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba, chỗ chúng đi để lấy đồ ăn. Như vậy này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ ba này không thoát được như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.

 Đàn nai thứ tư tinh khôn biết tìm nơi ẩn núp khó tìm; ăn thì ăn nhưng chẳng say đắm thức ăn đến mức quên mình; không để lại dấu vết những chỗ đến đi khiến thợ săn bó tay không làm gì được

 Ở đây, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ tư suy nghĩ như sau: "Ðàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Còn đàn nai thứ hai này suy nghĩ như sau: "Ðàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy đoàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy... (như trên)...". Như vậy đàn nai thứ hai này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Ðàn nai thứ ba suy nghĩ như sau: "Ðàn nai đầu tiên xâm nhập tham đắm, ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... (như trên)... Như vậy đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Còn đàn thứ hai này suy nghĩ như sau: "Ðàn nai đầu tiên này xâm nhập tham đắm ăn các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi... Như vậy, đàn nai đầu tiên này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy... (như trên)...". Như vậy đàn nai thứ hai này không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm chúng ta sẽ ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm, ăn các món ăn, chúng ta sẽ không mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những vị bị làm theo ý người ta muốn giữa những đồ mồi của người thợ săn bẫy mỗi". Rồi chúng làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Sau khi làm chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi ấy do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng không mê loạn. Do không mê loạn, chúng không phóng dật. Do không phóng dật, chúng không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa những đồ mồi này của người thợ săn bẫy mồi. Ở đây, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy suy nghĩ như sau: "Ðàn nai thứ ba này thật tinh khôn, xảo quyệt. Ðàn nai thứ ba này thật có thần lực và ma quái. Chúng ăn các đồ mồi được gieo ra mà chúng ta không được biết đường đi lối về của chúng. Vậy chúng ta hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng ta có thể thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn". Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ ba, chỗ chúng đi để lấy đồ ăn. Như vậy đàn nai thứ ba ấy đã không thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp, tại một nơi mà người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp tại đó xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ta sẽ ăn các đồ mồi do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi". Rồi đàn nai thứ tư làm một chỗ ẩn nấp tại một nơi mà người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp tại đó xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi do người thợ săn bẫy mồi gieo ra. Vì không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, chúng không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, chúng không trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn giữa các đồ mồi của người thợ săn bẫy mồi.

 Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy suy nghĩ như sau: "Ðàn nai thứ tư này thật tinh khôn, xảo quyệt. Ðàn nai thứ tư này thật có thần lực và ma quái. Và chúng ăn các đồ mồi được gieo ra mà chúng ta không biết được đường đi lối về của chúng. Vậy chúng ta hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng ta có thể thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ tư này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn". Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Nhưng này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy đã không thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ tư này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn và những quyến thuộc của người ấy lại suy nghĩ như sau: "Nếu chúng ta đánh phá đàn nai thứ tư này, chúng bị đánh phá sẽ đánh phá các đàn nai khác; các đàn nai khác bị đánh phá sẽ đánh phá các đàn nai khác nữa. Như vậy toàn thể đàn nai sẽ từ bỏ các đồ mồi được gieo này. Vậy chúng ta chớ có can thiệp vào đàn nai thứ tư". Này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không can thiệp vào đàn nai thứ tư. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ tư đã thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi.

Trong bài kinh nầy Đức Phật dùng bốn đàn nai để làm thí dụ:

 a.       Đàn nai mê ăn mồi nên dễ dàng sa vào bẫy

b.       Đàn nai biết mồi là nguy hiểm nên trốn sâu vào rừng rơi vào tình trạng đói kém nghiêm trọng nên cuối cùng trở lại tìm thức ăn và bị thơ săn bắt.

 c.       Đàn nai thứ ba học được kinh nghiệm đau thương của hai đàn nai trước đi tìm nơi ẩn trú nhưng vì thỉnh thoảng phải đi tìm thức ăn nhưng mê ăn đến độ quên mình nên cuối cùng bị thợ săn phát hiện rồi cũng bị bắt.

 d.       Đàn nai thứ tư tinh khôn biết tìm nơi ẩn núp khó tìm; ăn thì ăn nhưng chẳng say đắm thức ăn đến mức quên mình; không để lại dấu vết những chỗ đến đi khiến thợ săn bó tay không làm gì được.

 130. Bốn hạng sa môn ở đời

 Đức Phật giảng rõ về ý nghĩa của những tình tiết trong dụ ngôn:

Này các Tỷ-kheo, tỷ dụ này được Ta dùng để giải thích ý nghĩa. Và ý nghĩa ở đây là như sau: Chư Tỷ- kheo, đồ mồi đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng. Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi đồng nghĩa với Ác ma. Chư Tỷ-kheo, các quyến thuộc của người thợ săn bẫy mồi đồng nghĩa với quyến thuộc của Ác ma. Chư Tỷ-kheo, các đàn nai đồng nghĩa với các Sa-môn, Bà-la-môn.

 Đàn nai mê ăn mồi nên dễ dàng sa vào bẫy chỉ chonhững sa môn, bà la môn hay người tu tập lợi dưỡng. Do lợi dưỡng nên dể dàng bị uế nhiễm bởi trần cảnh. Từ đó phóng dật và rơi vào vòng cương toả của ác ma.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, nên trở thành mê loạn; vì mê loạn, họ trở thành phóng dật; vì phóng dật, họ trở thành những người bị làm theo ý Ác ma muốn giữa các đồ mồi này và giữa các vật dụng thế gian. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà- la-môn đầu tiên này không thoát được như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói hạng Sa-môn, Bà- la-môn đầu tiên này giống như đàn nai đầu tiên trong thí dụ.

 Đàn nai biết mồi là nguy hiểm nên trốn sâu vào rừng rơi vào tình trạng đói kém nghiêm trọng nên cuối cùng trở lại tìm thức ăn và bị thơ săn bắt để chỉ cho những người khổ hạnh ép xác. Ở giai đoạn đầu có vẻ như thượng sách nhưng vì sự hành xác không mang lại giải thoát đích thực mà trái lại khi bỏ cuộc thì lao mình vào sự hưởng thụ dục lạc rồi sa đoạ.

 Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: "Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra, và các vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, nên trở thành mê loạn; vì mê loạn, họ trở thành phóng dật; vì phóng dật, họ trở thành những người bị làm theo ý Ác ma muốn giữa các đồ mồi ấy và giữa các vật dụng thế gian. Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy, chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi và các vật dụng thế gian, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú". Họ hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi, các vật dụng thế gian, từ bỏ các vật dụng đáng sợ hãi, đi sâu vào rừng và an trú. Ở đây, họ trở thành những người ăn cỏ lúa, ăn lúa tắc, những người ăn gạo lức, những người ăn hột cải Nivara, những người ăn da vụn, những người ăn trấu, những người ăn nước bột gạo, những người ăn hột vừng, những người ăn cỏ, những người ăn phân bò, những người ăn trái cây, những người ăn rễ cây trong rừng, những người ăn trái cây rụng để sống.

 Cuối tháng mùa hạ, cỏ nước trở thành khan hiếm, thân hình của hạng Sa-môn, Bà-la-môn ấy trở thành hết sức gầy yếu. Vì thân hình hạng Sa-môn, Bà-la-môn ấy trở thành hết sức gầy yếu, nên sức lực tinh tấn của họ bị kiệt quệ. Vì sức lực tinh tấn bị kiệt quệ, nên tâm giải thoát bị kiệt quệ. Vì tâm giải thoát bị kiệt quệ, họ trở lui lại các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Ở đây, họ xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn. Do ở đây xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, chúng trở thành mê loạn. Do mê loan họ trở thành phóng dật. Do phóng dật, họ trở thành những người bị làm theo ý Ác ma muốn giữa các đồ mồi này và giữa các vật dụng thế gian. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai này giống như đàn nai thứ hai trong ví dụ này.

 Đàn nai thứ ba học được kinh nghiệm đau thương của hai đàn nai trước đi tìm nơi ẩn trú nhưng vì thỉnh thoảng phải đi tìm thức ăn nhưng mê ăn đến độ quên mình nên cuối cùng bị thợ săn phát hiện rồi cũng bị bắt ám chỉ cho những người tu tập tương đối có trình độ nhưng rơi vào kiến chấp, khao khát tri thức, đam mê triết lý để rồi cuối cùng không làm được điều quan trọng của đời sống phạm hạnh là đoạn tận kiết sử , thành tựu chánh trí.

 Này các Tỷ-kheo, ở đây hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba suy nghĩ như sau: "Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi được Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian... (như trên)... Như vậy hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: "Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra, và các vật dụng thế gian... (như trên)... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu tiên này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy hoàn toàn từ bỏ các đồ mồi... (như trên)... chúng ta từ bỏ hoàn toàn các đồ mồi... (như trên)..."... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà- la-môn thứ hai này cũng không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Ở đây, sau khi làm một chỗ ẩn nấp xong, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ta sẽ ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Do không xâm nhập, không tham đắm ăn các món ăn, chúng ta sẽ không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta sẽ không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta sẽ không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn, giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian." Hạng Sa-môn, Bà-la-môn này làm chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi do Ác ma gieo ra và giữa các vật dụng thế gian. Sau khi làm chỗ ẩn nấp ở đây xong, họ không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Không xâm nhập, không tham đắm, họ không ăn các đồ mồi nên không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, họ không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, họ không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian. Nhưng rồi họ có những tà kiến như sau: "Thế giới là thường còn; thế giới là không thường còn; thế giới là hữu biên; thế giới là vô biên; mạng sống và thân thể là một; mạng sống và thân thể là khác; Như Lai sau khi chết có tồn tại; Như Lai sau khi chết không tồn tại; Như Lai sau khi chết có tồn tại và không tồn tại; Như Lai sau khi chết không tồn tại và không không tồn tại". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba này đã không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba này giống như đàn nai thứ ba trong ví dụ này.

 Đàn nai thứ tư tinh khôn biết tìm nơi ẩn núp khó tìm; ăn thì ăn nhưng chẳng say đắm thức ăn đến mức quên mình; không để lại dấu vết những chỗ đến đi khiến thợ săn bó tay không làm gì được dùng để chỉ cho những bậc tu hành tu tập chỉ quán vượt qua tất cả giai đoạn của hành trình cuối cùng chứng đắc cả hai tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Đên đi giữa cuộc đời không để lại dấu vết và ác ma không tìm bắt được.

 Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư suy nghĩ như sau: "Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ nhất xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi của Ác ma và các vật dụng thế gian... như vậy, hạng Sa- môn, Bà-la-môn này không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai suy nghĩ như sau: "Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ nhất... (như trên)... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ nhất không thoát được như ý lực của Ác ma. Vậy, chúng ta hãy từ bỏ hoàn toàn các món ăn bẫy mồi... (như trên)...". Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Hạng Sa- môn, Bà-la-môn thứ ba suy nghĩ như sau : "...(như trên)... Như vậy, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba không thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Vậy chúng ta hãy làm chỗ ẩn nấp tại một nơi mà Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp ở đấy xong, chúng ta sẽ không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ ăn nên chúng ta không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, chúng ta không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, chúng ta không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn, giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian". Rồi họ làm chỗ ẩn nấp tại một nơi mà Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được. Làm chỗ ẩn nấp ở đấy xong, họ không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian. Không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian, nên họ không trở thành mê loạn. Do không mê loạn, họ không trở thành phóng dật. Do không phóng dật, họ không trở thành những người bị làm theo Ác ma muốn giữa các đồ mồi và các vật dụng thế gian. Như vậy, này các Tỷ-kheo, hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư đã thoát khỏi như ý lực của Ác ma. Này các Tỷ-kheo, Ta nói hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư này giống như đàn nai thứ tư trong ví dụ này.

 Này các Tỷ-kheo, sao gọi là Ác ma và Ác ma quyến thuộc không thể đến được? Ở đây, này các Tỷ- kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về.

 Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Như vậy gọi là vị Tỷ-kheo làm Ác ma mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về.

 Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về.

 Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)...đường đi lối về.

 Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Như vậy gọi là Tỷ- kheo...(như trên)... đường đi lối về.

 Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Như vậy, gọi là vị Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về.

 Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có một vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Như vậy gọi là Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về.

 Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy gọi là vị Tỷ-kheo... (như trên)... đường đi lối về.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt lên mọi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng (định), sau khi thấy (mọi vật) với trí tuệ, các lậu hoặc được diệt trừ. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Tỷ-kheo làm Ác mà mù mắt, đoạn tuyệt mắt của Ác ma, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về. Vị ấy đã vượt khỏi tham trước ở đời.

 Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. 

Bốn hạng sa môn nêu trong bài kinh với các thí dụ là:

 1.     Những sa môn, bà la môn hay người tu tập lợi dưỡng. Do lợi dưỡng nên dể dàng bị uế nhiễm bởi trần cảnh.

 2.     Những người khổ hạnh ép xác. Ở giai đoạn đầu có vẻ như thượng sách nhưng vì sự hành xác không mang lại giải thoát đích thực mà trái lại khi bỏ cuộc thì lao mình vào sự hưởng thụ dục lạc rồi sa đoạ.

 3.     Những người tu tập tương đối có trình độ nhưng rơi vào kiến chấp, khao khát tri thức, đam mê triết lý để rồi cuối cùng không làm được điều quan trọng của đời sống phạm hạnh là đoạn tận kiết sử , thành tựu chánh trí.

 4.     Những bậc tu hành tu tập chỉ quán vượt qua tất cả giai đoạn của hành trình cuối cùng chứng đắc cả hai tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Đên đi giữa cuộc đời không để lại dấu vết và ác ma không tìm bắt được.

Năm loại ma được đề cập trong kinh điển là:

 1. Phiền não ma (Kilesamāra).

 2. Ngũ uẩn ma (Khandhamāra).

 3. Sở hành ma (Abhisaṅkhāramāra).

 4. Thiên ma (Devaputtamāra).

 5. Tử thần ma (Maccumāra) bao gồm cả hai khái niệm.

 Ác ma trong bài kinh nầy trong cách nói rộng có thể bao gồm cả năm loại ma nói trên.

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Phân đoạn & chú thích: Tỳ Kheo Giác Đẳng

 

-ooOoo-


Kinh số 25 [tóm tắt]

Kinh Bẫy Mồi

(Nivāpa Sutta)

(M.i, 151)

 

Đức Phật dùng ví dụ người thợ săn gieo bẫy mồi để bắt đàn nai. Ba đàn nai đầu sa cơ bị bắt, chỉ còn đàn nai thứ tư là thoát khỏi bẫy mồi. Cũng vậy, các hàng Sa-môn, Bà- la-môn, đối với bẫy mồi do Ác ma gieo ra, nếu không khéo thời cũng như ba đàn nai trước, và cần phải biết cách tránh né tu hành mới được như đàn nai thứ tư, thoát ra khỏi Ác ma.

 

Đàn nai đầu xâm nhập tham đắm, ăn các bẫy mồi do thợ săn gieo ra, trở thành mê loạn phóng dật và bị người thợ săn bắt được.

 

Đàn nai thứ hai học được kinh nghiệm của đàn nai đầu, liền bỏ các đồ mồi, đi sâu vào rừng để an trú. Nhưng đến mùa hạ, cỏ nước khan hiếm, đàn nai bị đói, sức lực kiệt quệ, liền trở lại chỗ có gieo bẫy mồi, xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi, do tham đắm nên phóng dật, do phóng dật nên rơi vào tay người thợ săn.

 

Đàn nai thứ ba học được kinh nghiệm của hai đàn nai đầu, làm một chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi, không xâm nhập, không tham đắm ăn các đồ ăn bẫy mồi, do vậy không có mê loạn nên không phóng dật và nhờ vậy khỏi rơi vào tay người thợ săn. Người thợ săn biết đàn nai thứ ba này rất khôn ngoan, nên bao vây các đồ ăn bẫy mồi với những cây cột to lớn và những cây bẫy sập mọi nơi, thấy được chỗ đàn nai thứ ba và như vậy bắt được đàn nai thứ ba.

 

Đàn nai thứ tư học được kinh nghiệm của ba đàn nai trước, làm một chỗ ẩn nấp tại một nơi mà người thợ săn không thể đến được, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ ăn bẫy mồi, không trở thành mê loạn, không phóng dật, chúng thoát khỏi người thợ săn. Các người thợ săn không dám đánh phá đàn nai thứ tư vì sợ bị động rừng và nhờ vậy cuối cùng, đàn nai thứ tư được an toàn.

 

Đồ mồi là đồng nghĩa với năm dục tăng trưởng. Thợ săn là đồng nghĩa với Ác ma.

 

Đàn nai là đồng nghĩa với các Sa-môn, Bà-la-môn.

 

Hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu xâm nhập tham đắm ăn các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian, trở thành mê loạn, phóng dật, nên rơi vào trong tay của Ác ma.

 

Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ hai, học được kinh nghiệm của hạng Sa-môn, Bà-la- môn đầu, từ bỏ các đồ mồi, đi vào rừng sâu để an trú. Chúng trở thành những người ăn cỏ lúa, ăn lúa tắc, ăn gạo lứt, ăn trấu.... Đến cuối tháng mùa hạ, cỏ nước khan hiếm, chúng trở thành ốm yếu, gầy mòn, sức lực kiệt quệ. Do vậy chúng trở lại chỗ các đồ mồi do Ác ma gieo ra, xâm nhập, tham đắm ăn các đồ mồi, trở thành mê loạn, phóng dật và cuối cùng rơi vào tay Ác ma.

 

Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ ba, học được bài học kinh nghiệm của hai hạng người đầu, làm chỗ ẩn nấp gần các đồ mồi do Ác ma gieo ra và các vật dụng thế gian, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi, không trở thành mê loạn, phóng dật, nên thoát được Ác ma. Nhưng rồi chúng khởi lên các tà kiến như thế giới là thường còn.... Do vậy, cuối cùng chúng không thoát khỏi bàn tay Ác ma.

 

Hạng Sa-môn, Bà-la-môn thứ tư, học được bài học kinh nghiệm của ba hạng Sa-môn, Bà-la-môn đầu, làm một chỗ ẩn nấp mà Ác ma không đến được, không xâm nhập, không tham đắm, chúng ăn các đồ mồi, chúng không có mê loạn, không có phóng dật, nên thoát được bàn tay của Ác ma.

 

Rồi đức Phật giải thích thế nào là Ác ma, Ác ma quyến thuộc không thể đến được, tức là chứng Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, bốn không và diệt thọ tưởng định với trí tuệ đoạn trừ các lậu hoặc. Như vậy là làm Ác ma mù mắt, không còn dấu tích, khiến Ác ma không thấy đường đi lối về.

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

 

-ooOoo-

 

 

 

 

 

 

Kinh số 25 [dàn ý]

Kinh Bẫy Mồi

(Nivāpa Sutta)

(M.i, 151)

 

A. Duyên khởi:

 

Đức Phật gọi các Tỷ-kheo và thuyết giảng.

 

B. Chánh kinh:

 

I. Thế Tôn dùng ví dụ các người thợ săn, gieo các bẫy mồi và thái độ của 4 đoàn nai đối với các bẫy mồi

 

1. Mục đích của các người thợ săn khi gieo các bẫy mồi.

 

2. Thái độ của đoàn nai thứ nhất: Xâm nhập ăn các đồ mồi, say đắm phóng dật và trở thành nạn nhân của thợ săn.

 

3. Thái độ đoàn nai thứ hai: Rút kinh nghiệm đoàn nai đầu, chạy vào rừng tránh các bẫy mồi, sau vì đói khát phải đi đến các bẫy mồi, xâm nhập, say đắm, phóng dật và trở thành nạn nhân.

 

4. Thái độ đoàn nai thứ ba: Học được kinh nghiệm của hai đoàn nai đầu, không xâm nhập, không chạy trốn vào rừng, ẩn núp gần các đồ mồi, không xâm nhập, không say đắm ăn các đồ mồi. Nhưng các người thợ săn tìm được chỗ ẩn núp của đoàn nai và cuối cùng đoàn nai ấy cũng trở thành nạn nhân của người thợ săn.

5.Thái độ đoàn nai thứ tư: Học được kinh nghiệm của ba đoàn nai đầu, không xâm nhập, không chạy trốn vào rừng, làm một chỗ ẩn núp mà các người thợ săn không tìm ra tông tích dấu vết, ăn các đồ mồi nhưng không xâm nhập, không say đắm, nên thoát khỏi các người thợ săn.

 

II. Đức Phật giải thích ví dụ

 

1. Đồ mồi là 5 dục trưởng dưỡng, người thợ săn là ác ma. Các đoàn nai là đồng nghĩa với các samôn, Bà-la-môn.

 

2. Thái độ của 4 hạng Sa-môn, Bà-la-môn, đối với các dục trưởng dưỡng.

 

III. Thế Tôn giải thích thế nào là ác ma, ác ma quyến thuộc không thể đến được.

 

Có hành thiền, chứng được 4 thiền, 4 không, diệt thọ tưởng định, thời ác ma không thể đến được.

 

C. Kết luận:

 

Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

Biên soạn: Hoà Thượng Thích Minh Châu

 

-ooOoo-

 

Kinh số 25 [toát yếu]

Kinh Bẫy Mồi

(Nivāpa Sutta)

(M.i, 151)

 

I. TOÁT YẾU

 

Nivāpa Sutta - the bait.

 

The Buddha uses the analogy of deer trappers to make known to the Bhikkhus the obstacles that confront them in their effort to escape from Mara's control.

 

Miếng mồi.

 

Phật dùng ví dụ những thợ bẫy nai để hiển thị cho tỳ kheo những chướng ngại họ gặp phải trong khi nỗ lực thoát khỏi sự khống chế của ma vương.

 

II. TÓM TẮT

 

Thợ săn nai đặt mồi ngon cho nai đến không phải vì thương gì bầy nai, mà vì muốn hại. Cũng như thế là cạm bẫy ngũ dục mà ác ma [thiên ma] đặt để dụ người tu hành.

 

Phật đưa ra hình ảnh bốn đàn nai.Đàn thứ nhất tham ăn sa ngay vào mồi, nên bị kẻ giăng bẫy tóm trọn.

 

Đàn thứ hai tránh vào rừng sâu, thiếu cỏ nước một thời gian dài không chịu nổi, trở ra vì đói khát tham ăn không coi chừng nên cũng sa vào cạm bẫy như đàn nai đầu. Đàn thứ ba, rút kinh nghiệm làm một chỗ nấp gần nơi giăng mồi để đến ăn một cách chừng mực rồi rút về chỗ ẩn. Người giăng bẫy không bắt được đàn nai, ra sức bao vây cuối cùng cũng tìm được nơi ẩn náu của chúng. Đến lượt bầy nai thứ tư, làm một chỗ nấp mà thợ săn không thể nào đến được, đến ăn mồi vừa phải rồi rút đi an toàn.

 

Đàn thứ nhất dụ cho những sa môn bà-la-môn tham đắm ngũ dục thế gian, bị ác ma tóm. Đàn thứ hai là sa môn bà-la-môn do tu khổ hạnh ép xác quá độ nên kiệt sức, không còn tinh tấn; do không còn tinh tấn, tâm giải thoát cũng bị kiệt quệ; do tâm giải thoát bị kiệt quệ, họ cũng sa vào thế lực ác ma như đàn đầu tiên. Đàn thứ ba dụ cho sa môn bà-la-môn không bị phóng dật theo ngũ dục như hai đàn trước, nhưng lại có tà kiến về thế giới thường vô thường, hữu biên vô biên, Như Lai có, không tồn tại sau khi chết v.v. Tà kiến ấy ví như "một chỗ nấp mà thợ săn có thể tìm thấy". Như vậy họ cũng không thoát khỏi thế lực ác ma. Đàn thứ tư dụ cho tỳ kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú bốn thiền, bốn định vô sắc, Diệt thọ tưởng, khiến ác ma không tìm thấy được đường đi lối về của mình vì vị ấy không còn tham đắm bất cứ gì trên đời

 

III. CHÚ GIẢI

 

Tám định - 4 thiền, 4 định - ở đây là căn bản cho tuệ. Khi tỳ kheo ở trong định này, ma vương không biết được tâm hành vị ấy. Tuy nhiên sự thoát khỏi ma lực ấy chỉ có tính cách giai đoạn. Vị tỳ kheo chứng Diệt thọ tưởng, sạch lậu hoặc, vì không những tạm thời, mà vĩnh viễn giải thoát ảnh hưởng của ma; ma không thể đến gần vị ấy.

 

IV. PHÁP SỐ

 

Bốn thiền

 

Bốn không hay bốn vô sắc định

 

Năm dục trưởng dưỡng

 

Chín định thứ đệ, gồm bốn thiền bốn định và Diệt thọ tưởng.

 

V. KỆ TỤNG

 

Khi thợ săn đặt mồi

Không vì thương đàn nai

Cốt làm chúng mê loạn

Vì miếng mồi ngon này.

 

Ác ma cũng giăng bẫy

Đặt mồi thơm ngũ dục

Mê loạn người tu hành

Cho vướng vào ma lực.

 

Đàn nai đầu tiên đến

Tham đắm các thức ăn

Sa ngay vào cạm bẫy

Làm mồi cho thợ săn.

 

Đàn nai khác thấy vậy

Sợ bỏ vào rừng sâu

 Đến nơi không cỏ nước

Đói khát lại âu sầu.

 

Thân hình càng tiều tụy

Nai ra tìm thức ăn
Vì tham lam quá độ
Sa vào bẫy thợ săn.

 

Đàn nai thứ ba đến

Làm chỗ nấp gần mồi

Ra ăn vừa đủ sống

Vào ẩn nấp đợi thời.

Thợ săn lùng kiếm được

Chỗ ẩn nấp đàn nai
Gài bẫy giăng cùng khắp

Bắt trọn ổ không sai.

 

Chỉ đàn nai cuối cùng

Mới quả thực tinh khôn

Mồi ăn vừa đủ sống

Vào rừng sâu tẩu bôn.

 

Nai đi đâu về đâu
Thợ săn nào biết được

Đường đi không dấu vết

Đàn nai thoát khổ sầu.

 

Có hạng tu ham dục

Như đàn nai tham ăn

Bị ác ma tóm bẫy
Mồi ngũ dục bủa giăng.

 

Có hạng do khổ hạnh

Khiến thân tâm kiệt sức

Trở lại tham năm dục

Không thoát bẫy ác ma.

 

Hạng ba không hưởng lạc

Cũng không quá ép xác

Nhưng lại có tà kiến

Cũng gần với ác ma.

 

Ly dục trú bốn thiền
Và bốn định vô sắc
Cùng định Diệt thọ tưởng

Diệt trừ hết lậu hoặc.

 

Tỳ kheo thứ tư này

Làm ác ma mù mắt

Không ai tìm thấy được

Dấu vết của vị này.

 

Dịch giả: Hoà Thượng Thích Minh Châu

Tóm tắt & chú giải: Thích Nữ Trí Hải

 

-ooOoo-

 

25. Nivāpasuttaṃ [Mūla]

 

261. Evaṃ   me sutaṃ : ekaṃ samayaṃ Bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi : ''bhikkhavoti. ''Bhadanteti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca : ''na , bhikkhave, nevāpiko nivāpaṃ nivapati migajātānaṃ : 'imaṃ me nivāpaṃ nivuttaṃ migajātā paribhuñjantā dīghāyukā vaṇṇavanto ciraṃ dīghamaddhānaṃ yāpentūti. Evañca kho, bhikkhave, nevāpiko nivāpaṃ nivapati migajātānaṃ : 'imaṃ me nivāpaṃ nivuttaṃ migajātā anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjissanti, anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṃ āpajjissanti, mattā samānā pamādaṃ āpajjissanti, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā bhavissanti imasmiṃ nivāpeti.

 

]262. ''Tatra, bhikkhave, paṭhamā migajātā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṃsu, te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṃ āpajjiṃsu, mattā samānā pamādaṃ āpajjiṃsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṃ nevāpikassa amusmiṃ nivāpe. Evañhi te, bhikkhave, paṭhamā migajātā na parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā.

 

263. ''Tatra, bhikkhave, dutiyā migajātā evaṃ samacintesuṃ : 'ye kho  te paṭhamā migajātā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṃsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṃ āpajjiṃsu, mattā samānā pamādaṃ āpajjiṃsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā  ahesuṃ nevāpikassa amusmiṃ nivāpe. Evañhi te paṭhamā migajātā na parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yaṃnūna mayaṃ sabbaso nivāpabhojanā paṭivirameyyāma, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmāti. Te sabbaso nivāpabhojanā paṭiviramiṃsu, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni  ajjhogāhetvā vihariṃsu. Tesaṃ gimhānaṃ pacchime māse, tiṇodakasaṅkhaye, adhimattakasimānaṃ patto kāyo hoti. Tesaṃ adhimattakasimānaṃ pattakāyānaṃ balavīriyaṃ parihāyi. Balavīriye parihīne tameva nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa paccāgamiṃsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṃsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṃ āpajjiṃsu, mattā samānā pamādaṃ āpajjiṃsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṃ nevāpikassa amusmiṃ nivāpe. Evañhi te, bhikkhave, dutiyāpi migajātā na parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā.

 

264. ''Tatra , bhikkhave, tatiyā migajātā evaṃ samacintesuṃ : 'ye kho te paṭhamā migajātā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa - pe - evañhi te paṭhamā migajātā na parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yepi te dutiyā migajātā evaṃ samacintesuṃ : ye kho te paṭhamā migajātā  amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa - pe - evañhi te paṭhamā migajātā na parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yaṃnūna mayaṃ sabbaso nivāpabhojanā paṭivirameyyāma, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmāti. Te sabbaso nivāpabhojanā paṭiviramiṃsu, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihariṃsu. Tesaṃ gimhānaṃ pacchime māse tiṇodakasaṅkhaye adhimattakasimānaṃ patto kāyo hoti. Tesaṃ adhimattakasimānaṃ pattakāyānaṃ balavīriyaṃ parihāyi. Balavīriye parihīne tameva nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa paccāgamiṃsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṃsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṃ āpajjiṃsu, mattā samānā pamādaṃ āpajjiṃsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṃ nevāpikassa amusmiṃ nivāpe. Evañhi te dutiyāpi migajātā na parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yaṃnūna mayaṃ amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa upanissāya  āsayaṃ kappeyyāma. Tatrāsayaṃ kappetvā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjissāma, ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṃ āpajjissāma, amattā samānā na pamādaṃ āpajjissāma, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā bhavissāma nevāpikassa amusmiṃ nivāpeti. Te amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa upanissāya āsayaṃ kappayiṃsu. Tatrāsayaṃ kappetvā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa ananupakhajja  amucchitā bhojanāni bhuñjiṃsu, te tattha ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṃ āpajjiṃsu, amattā samānā  na pamādaṃ āpajjiṃsu, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā ahesuṃ nevāpikassa amusmiṃ nivāpe. ''Tatra, bhikkhave, nevāpikassa ca nevāpikaparisāya ca etadahosi : 'saṭhāssunāmime tatiyā migajātā ketabino, iddhimantāssunāmime tatiyā migajātā parajanā imañca nāma nivāpaṃ nivuttaṃ paribhuñjanti, na ca nesaṃ  jānāma āgatiṃ vā gatiṃ vā. Yaṃnūna mayaṃ imaṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mahatīhi daṇḍavākarāhi [daṇḍavāgurāhi (syā.)] samantā sappadesaṃ anuparivāreyyāma : appeva nāma tatiyānaṃ migajātānaṃ āsayaṃ passeyyāma, yattha te gāhaṃ gaccheyyunti. Te amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mahatīhi daṇḍavākarāhi samantā sappadesaṃ anuparivāresuṃ. Addasaṃsu kho, bhikkhave, nevāpiko ca nevāpikaparisā ca tatiyānaṃ migajātānaṃ āsayaṃ, yattha te gāhaṃ agamaṃsu. Evañhi te, bhikkhave, tatiyāpi migajātā na parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā.

 

265. ''Tatra, bhikkhave, catutthā migajātā evaṃ samacintesuṃ : 'ye kho te paṭhamā migajātā - pe - evañhi te paṭhamā migajātā na parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yepi te dutiyā migajātā evaṃ samacintesuṃ 'ye kho te paṭhamā migajātā - pe - evañhi te paṭhamā migajātā na parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yaṃnūna mayaṃ  sabbaso nivāpabhojanā paṭivirameyyāma, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmāti. Te sabbaso nivāpabhojanā paṭiviramiṃsu - pe - evañhi te dutiyāpi migajātā na parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yepi te tatiyā migajātā evaṃ samacintesuṃ 'ye kho te paṭhamā  migajātā - pe - evañhi te paṭhamā migajātā na parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yepi te dutiyā migajātā evaṃ samacintesuṃ 'ye kho te paṭhamā migajātā - pe - evañhi te paṭhamā migajātā na parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yaṃnūna mayaṃ sabbaso nivāpabhojanā paṭivirameyyāma, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmāti. Te sabbaso nivāpabhojanā paṭiviramiṃsu - pe - evañhi te dutiyāpi migajātā na parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yaṃnūna mayaṃ amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa upanissāya āsayaṃ kappeyyāma, tatrāsayaṃ kappetvā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjissāma, ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṃ āpajjissāma, amattā  samānā na pamādaṃ āpajjissāma, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā bhavissāma nevāpikassa  amusmiṃ nivāpeti. Te amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa upanissāya āsayaṃ kappayiṃsu, tatrāsayaṃ kappetvā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjiṃsu, te tattha ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṃ āpajjiṃsu, amattā samānā na pamādaṃ āpajjiṃsu, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā ahesuṃ nevāpikassa amusmiṃ nivāpe. ''Tatra nevāpikassa ca nevāpikaparisāya ca etadahosi : 'saṭhāssunāmime tatiyā migajātā ketabino, iddhimantāssunāmime tatiyā  migajātā parajanā, imañca nāma nivāpaṃ nivuttaṃ paribhuñjanti. Na ca nesaṃ jānāma āgatiṃ vā gatiṃ vā. Yaṃnūna mayaṃ imaṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mahatīti  daṇḍavākarāhi samantā sappadesaṃ anuparivāreyyāma, appeva nāma tatiyānaṃ migajātānaṃ āsayaṃ passeyyāma, yattha te gāhaṃ gaccheyyunti. Te amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mahatīti daṇḍavākarāhi samantā sappadesaṃ anuparivāresuṃ. Addasaṃsu kho nevāpiko ca nevāpikaparisā ca tatiyānaṃ migajātānaṃ āsayaṃ, yattha te gāhaṃ agamaṃsu. Evañhi te tatiyāpi migajātā na parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā. Yaṃnūna mayaṃ yattha agati nevāpikassa ca nevāpikaparisāya ca tatrāsayaṃ kappeyyāma, tatrāsayaṃ kappetvā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjissāma, ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṃ āpajjissāma, amattā samānā na pamādaṃ āpajjissāma, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā  bhavissāma nevāpikassa amusmiṃ nivāpeti. Te yattha agati nevāpikassa ca nevāpikaparisāya ca tatrāsayaṃ kappayiṃsu. Tatrāsayaṃ kappetvā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ nevāpikassa ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjiṃsu, te tattha ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṃ āpajjiṃsu, amattā samānā na pamādaṃ āpajjiṃsu, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā ahesuṃ nevāpikassa amusmiṃ nivāpe. ''Tatra, bhikkhave, nevāpikassa ca nevāpikaparisāya ca etadahosi : 'saṭhāssunāmime catutthā migajātā ketabino, iddhimantāssunāmime catutthā migajātā parajanā. Imañca nāma nivāpaṃ nivuttaṃ paribhuñjanti, na ca nesaṃ jānāma āgatiṃ vā gatiṃ vā. Yaṃnūna mayaṃ imaṃ nivāpaṃ  nivuttaṃ mahatīhi daṇḍavākarāhi samantā sappadesaṃ anuparivāreyyāma, appeva nāma catutthānaṃ migajātānaṃ āsayaṃ passeyyāma yattha te gāhaṃ gaccheyyunti. Te  amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mahatīhi daṇḍavākarāhi samantā sappadesaṃ anuparivāresuṃ. Neva kho, bhikkhave, addasaṃsu nevāpiko ca nevāpikaparisā ca catutthānaṃ migajātānaṃ āsayaṃ, yattha te gāhaṃ gaccheyyuṃ. Tatra, bhikkhave, nevāpikassa ca nevāpikaparisāya ca etadahosi : 'sace kho mayaṃ catutthe migajāte ghaṭṭessāma, te ghaṭṭitā aññe ghaṭṭissanti te ghaṭṭitā aññe ghaṭṭissanti. Evaṃ imaṃ nivāpaṃ nivuttaṃ sabbaso migajātā parimuñcissanti. Yaṃnūna mayaṃ catutthe migajāte ajjhupekkheyyāmāti. Ajjhupekkhiṃsu kho, bhikkhave, nevāpiko ca nevāpikaparisā ca catutthe migajāte. Evañhi te, bhikkhave, catutthā migajātā parimucciṃsu nevāpikassa iddhānubhāvā.

 

266. ''Upamā kho me ayaṃ, bhikkhave, katā atthassa viññāpanāya. Ayaṃ cevettha attho : nivāpoti kho, bhikkhave, pañcannetaṃ kāmaguṇānaṃ adhivacanaṃ. Nevāpikoti kho, bhikkhave, mārassetaṃ pāpimato adhivacanaṃ. Nevāpikaparisāti kho, bhikkhave, māraparisāyetaṃ adhivacanaṃ. Migajātāti kho, bhikkhave, samaṇabrāhmaṇānametaṃ adhivacanaṃ.

 

267. ''Tatra, bhikkhave, paṭhamā samaṇabrāhmaṇā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa amūni ca lokāmisāni anupakhajja mucchitā  bhojanāni bhuñjiṃsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṃ āpajjiṃsu, mattā samānā pamādaṃ āpajjiṃsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṃ mārassa amusmiṃ nivāpe amusmiñca lokāmise . Evañhi te, bhikkhave, paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṃsu mārassa iddhānubhāvā. Seyyathāpi te, bhikkhave, paṭhamā migajātā tathūpame ahaṃ ime paṭhame samaṇabrāhmaṇe vadāmi.

 

268. ''Tatra, bhikkhave, dutiyā samaṇabrāhmaṇā evaṃ samacintesuṃ : 'ye kho te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa amūni ca lokāmisāni anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṃsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṃ āpajjiṃsu, mattā samānā pamādaṃ  āpajjiṃsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṃ mārassa amusmiṃ nivāpe amusmiñca lokāmise. Evañhi te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṃsu  mārassa iddhānubhāvā. Yaṃnūna mayaṃ sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭivirameyyāma, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmāti. Te sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭiviramiṃsu, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmāti. Te sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭiviramiṃsu, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihariṃsu. Te tattha sākabhakkhāpi ahesuṃ, sāmākabhakkhāpi ahesuṃ, nīvārabhakkhāpi ahesuṃ, daddulabhakkhāpi ahesuṃ, haṭabhakkhāpi ahesuṃ, kaṇabhakkhāpi ahesuṃ, ācāmabhakkhāpi ahesuṃ, piññākabhakkhāpi ahesuṃ, tiṇabhakkhāpi ahesuṃ, gomayabhakkhāpi ahesuṃ, vanamūlaphalāhārā yāpesuṃ pavattaphalabhojī. ''Tesaṃ gimhānaṃ pacchime māse, tiṇodakasaṅkhaye, adhimattakasimānaṃ patto kāyo hoti. Tesaṃ adhimattakasimānaṃ  pattakāyānaṃ balavīriyaṃ parihāyi. Balavīriye parihīne cetovimutti parihāyi. Cetovimuttiyā parihīnāya tameva nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa paccāgamiṃsu tāni ca lokāmisāni. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṃsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṃ āpajjiṃsu, mattā samānā pamādaṃ āpajjiṃsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṃ mārassa amusmiṃ nivāpe amusmiñca lokāmise. Evañhi te, bhikkhave, dutiyāpi samaṇabrāhmaṇā na parimucciṃsu mārassa  iddhānubhāvā. Seyyathāpi te, bhikkhave, dutiyā migajātā tathūpame ahaṃ ime dutiye samaṇabrāhmaṇe vadāmi.

 

269. ''Tatra, bhikkhave, tatiyā samaṇabrāhmaṇā evaṃ samacintesuṃ : 'ye kho te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa amūni ca lokāmisāni - pe - . Evañhi te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṃsu mārassa iddhānubhāvā. Yepi te dutiyā samaṇabrāhmaṇā evaṃ samacintesuṃ : 'ye kho te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa amūni ca lokāmisāni - pe - . Evañhi te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṃsu mārassa iddhānubhāvā. Yaṃnūna mayaṃ sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭivirameyyāma, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmāti. Te sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā  paṭiviramiṃsu. Bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihariṃsu. Te tattha sākabhakkhāpi ahesuṃ - pe - pavattaphalabhojī. Tesaṃ gimhānaṃ  pacchime māse tiṇodakasaṅkhaye adhimattakasimānaṃ  patto kāyo hoti. Tesaṃ adhimattakasimānaṃ pattakāyānaṃ balavīriyaṃ parihāyi, balavīriye parihīne cetovimutti parihāyi, cetovimuttiyā parihīnāya tameva nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa paccāgamiṃsu tāni ca lokāmisāni. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjiṃsu. Te tattha anupakhajja mucchitā bhojanāni bhuñjamānā madaṃ āpajjiṃsu, mattā samānā pamādaṃ āpajjiṃsu, pamattā samānā yathākāmakaraṇīyā ahesuṃ mārassa amusmiṃ nivāpe amusmiñca lokāmise. Evañhi te dutiyāpi samaṇabrāhmaṇā na parimucciṃsu mārassa iddhānubhāvā. Yaṃnūna mayaṃ amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa amūni ca lokāmisāni upanissāya āsayaṃ kappeyyāma, tatrāsayaṃ kappetvā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa amūni ca lokāmisāni ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjissāma, ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṃ āpajjissāma, amattā samānā na pamādaṃ āpajjissāma, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā bhavissāma mārassa amusmiṃ nivāpe amusmiñca lokāmiseti. ''Te amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa amūni ca lokāmisāni upanissāya āsayaṃ kappayiṃsu. Tatrāsayaṃ kappetvā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa amūni ca lokāmisāni ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjiṃsu. Te tattha ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṃ āpajjiṃsu, amattā samānā na pamādaṃ āpajjiṃsu, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā ahesuṃ mārassa amusmiṃ nivāpe amusmiñca lokāmise . Api ca kho evaṃdiṭṭhikā ahesuṃ : sassato loko itipi, asassato loko itipi antavā loko itipi, anantavā loko itipi taṃ jīvaṃ taṃ sarīraṃ itipi, aññaṃ jīvaṃ aññaṃ sarīraṃ itipi hoti tathāgato paraṃ maraṇā itipi, na hoti tathāgato paraṃ maraṇā itipi, hoti ca na ca hoti tathāgato paraṃ maraṇā itipi, neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā itipi . Evañhi te, bhikkhave, tatiyāpi samaṇabrāhmaṇā  na parimucciṃsu mārassa iddhānubhāvā. Seyyathāpi te, bhikkhave, tatiyā migajātā tathūpame ahaṃ ime tatiye samaṇabrāhmaṇe vadāmi.

 

270. ''Tatra, bhikkhave, catutthā samaṇabrāhmaṇā evaṃ samacintesuṃ : 'ye kho te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa - pe - . Evañhi te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṃsu  mārassa iddhānubhāvā. Yepi te dutiyā samaṇabrāhmaṇā evaṃ samacintesuṃ : 'ye kho te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā - pe - . Evañhi te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṃsu mārassa iddhānubhāvā. Yaṃnūna mayaṃ sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭivirameyyāma bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmāti. Te sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭiviramiṃsu - pe - . Evañhi te dutiyāpi samaṇabrāhmaṇā na parimucciṃsu mārassa iddhānubhāvā. Yepi te tatiyā samaṇabrāhmaṇā evaṃ samacintesuṃ ye kho te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā  - pe - . Evañhi te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṃsu mārassa iddhānubhāvā. Yepi te dutiyā samaṇabrāhmaṇā evaṃ samacintesuṃ ye kho te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā - pe - . Evañhi te paṭhamā samaṇabrāhmaṇā na parimucciṃsu mārassa iddhānubhāvā. Yaṃnūna mayaṃ sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭivirameyyāma, bhayabhogā paṭiviratā araññāyatanāni ajjhogāhetvā vihareyyāmāti. Te sabbaso nivāpabhojanā lokāmisā paṭiviramiṃsu - pe - . Evañhi te dutiyāpi samaṇabrāhmaṇā na parimucciṃsu mārassa iddhānubhāvā. Yaṃnūna mayaṃ amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa amūni ca lokāmisāni upanissāya āsayaṃ kappeyyāma. Tatrāsayaṃ kappetvā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa amūni ca lokāmisāni ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjissāma, ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṃ āpajjissāma, amattā samānā na pamādaṃ āpajjissāma, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā bhavissāma mārassa amusmiṃ nivāpe amusmiñca lokāmiseti.

''Te amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa amūni ca lokāmisāni upanissāya āsayaṃ kappayiṃsu. Tatrāsayaṃ kappetvā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa amūni ca lokāmisāni ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjiṃsu. Te tattha ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṃ āpajjiṃsu. Amattā samānā  na pamādaṃ āpajjiṃsu. Appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā ahesuṃ mārassa amusmiṃ nivāpe amusmiñca lokāmise. Api ca kho evaṃdiṭṭhikā ahesuṃ sassato loko itipi - pe - neva hoti na na hoti tathāgato paraṃ maraṇā itipi. Evañhi te tatiyāpi samaṇabrāhmaṇā na parimucciṃsu mārassa iddhānubhāvā. Yaṃnūna mayaṃ yattha agati mārassa ca māraparisāya ca tatrāsayaṃ kappeyāma. Tatrāsayaṃ kappetvā amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa amūni  ca lokāmisāni ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjissāma, ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṃ āpajjissāma, amattā samānā na pamādaṃ āpajjissāma, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā bhavissāma mārassa amusmiṃ nivāpe amusmiñca lokāmiseti. ''Te  yattha agati mārassa ca māraparisāya ca tatrāsayaṃ kappayiṃsu. Tatrāsayaṃ kappetvā amuṃ nivāpaṃ  nivuttaṃ mārassa amūni ca lokāmisāni ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjiṃsu, te tattha ananupakhajja amucchitā bhojanāni bhuñjamānā na madaṃ āpajjiṃsu, amattā samānā na pamādaṃ āpajjiṃsu, appamattā samānā na yathākāmakaraṇīyā ahesuṃ mārassa amusmiṃ nivāpe amusmiñca lokāmise. Evañhi te, bhikkhave, catutthā samaṇabrāhmaṇā parimucciṃsu mārassa iddhānubhāvā. Seyyathāpi te, bhikkhave, catutthā migajātā tathūpame ahaṃ ime catutthe samaṇabrāhmaṇe vadāmi.

 

271. ''Kathañca, bhikkhave, agati mārassa ca māraparisāya ca? idha, bhikkhave, bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu andhamakāsi māraṃ, apadaṃ vadhitvā māracakkhuṃ adassanaṃ gato pāpimato. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ vuccati, bhikkhave - pe - pāpimato. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno, sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti  'upekkhako satimā sukhavihārīti tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ vuccati, bhikkhave - pe - pāpimato. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā, pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā, adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ  upasampajja viharati. Ayaṃ vuccati, bhikkhave - pe - pāpimato. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu sabbaso rūpasaññānaṃ samatikkamā paṭighasaññānaṃ atthaṅgamā  nānattasaññānaṃ amanasikārā 'ananto ākāsoti ākāsānañcāyatanaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ vuccati, bhikkhave - pe - pāpimato. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu sabbaso ākāsānañcāyatanaṃ samatikkamma 'anantaṃ viññāṇanti viññāṇañcāyatanaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ vuccati, bhikkhave - pe - pāpimato. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu sabbaso viññāṇañcāyatanaṃ samatikkamma  'natthi kiñcīti ākiñcaññāyatanaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ vuccati, bhikkhave - pe - pāpimato. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu sabbaso ākiñcaññāyatanaṃ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ vuccati, bhikkhave - pe - pāpimato. ''Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṃ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṃ upasampajja viharati. Paññāya cassa disvā āsavā parikkhīṇā honti. Ayaṃ vuccati, bhikkhave, bhikkhu andhamakāsi māraṃ, apadaṃ vadhitvā māracakkhuṃ adassanaṃ gato pāpimato tiṇṇo loke visattikanti. Idamavoca Bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

 

Nivāpasuttaṃ niṭṭhitaṃ pañcamaṃ.

 

-ooOoo-

 

25. Nivāpasuttavaṇṇanā [Atthakathā]

 

261. Evaṃ me sutanti nivāpasuttaṃ. Tattha nevāpikoti yo migānaṃ gahaṇatthāya araññe tiṇabījāni vapati ‘‘idaṃ tiṇaṃ khādituṃ āgate mige sukhaṃ gaṇhissāmī’’ti. Nivāpanti vappaṃ. Nivuttanti vapitaṃ. Migajātāti migaghaṭā. Anupakhajjāti anupavisitvā. Mucchitāti taṇhāmucchanāya mucchitā, taṇhāya hadayaṃ pavisitvā mucchanākāraṃ pāpitāti attho. Madaṃ āpajjissantīti mānamadaṃ āpajjissanti. Pamādanti vissaṭṭhasatibhāvaṃ. Yathākāmakaraṇīyā bhavissantīti yathā icchissāma, tathā kātabbā bhavissanti. Imasmiṃ nivāpeti imasmiṃ nivāpaṭṭhāne. Ekaṃ kira nivāpatiṇaṃ nāma atthi nidāghabhaddakaṃ, taṃ yathā yathā nidāgho hoti, tathā tathā nīvāravanaṃ viya meghamālā viya ca ekagghanaṃ hoti, taṃ luddakā ekasmiṃ udakaphāsukaṭṭhāne kasitvā vapitvā vatiṃ katvā dvāraṃ yojetvā rakkhanti. Atha yadā mahānidāghe sabbatiṇāni sukkhāni honti, jivhātemanamattampi udakaṃ dullabhaṃ hoti, tadā migajātā sukkhatiṇāni ceva purāṇapaṇṇāni ca khādantā kampamānā viya vicarantā nivāpatiṇassa gandhaṃ ghāyitvā vadhabandhanādīni agaṇayitvā vatiṃ ajjhottharantā pavisanti. Tesañhi nivāpatiṇaṃ ativiya piyaṃ hoti manāpaṃ. Nevāpiko te disvā dve tīṇi divasāni pamatto viya hoti, dvāraṃ vivaritvā tiṭṭhati. Antonivāpaṭṭhāne tahiṃ tahiṃ udakaāvāṭakāpi honti, migā vivaṭadvārena pavisitvā khāditamattakaṃ pivitamattakameva katvā pakkamanti, punadivase kiñci na karontīti kaṇṇe cālayamānā khāditvā pivitvā ataramānā gacchanti, punadivase koci kiñci kattā natthīti yāvadatthaṃ khāditvā pivitvā maṇḍalagumbaṃ pavisitvā nipajjanti. Luddakā tesaṃ pamattabhāvaṃ jānitvā dvāraṃ pidhāya samparivāretvā koṭito paṭṭhāya koṭṭetvā gacchanti, evaṃ te tasmiṃ nivāpe nevāpikassa yathākāmakaraṇīyā bhavanti.

262. Tatra, bhikkhaveti, bhikkhave, tesu migajātesu. Paṭhamā migajātāti, migajātā paṭhamadutiyā nāma natthi. Bhagavā pana āgatapaṭipāṭivasena kappetvā paṭhamā, dutiyā, tatiyā, catutthāti nāmaṃ āropetvā dassesi. Iddhānubhāvāti yathākāmaṃ kattabbabhāvato; vasībhāvoyeva hi ettha iddhīti ca ānubhāvoti ca adhippeto.

 

263. Bhayabhogāti bhayena bhogato. Balavīriyanti aparāparaṃ sañcaraṇavāyodhātu, sā parihāyīti attho.

 

264. Upanissāya āsayaṃ kappeyyāmāti anto nipajjitvā khādantānampi bhayameva, bāhirato āgantvā khādantānampi bhayameva, mayaṃ pana amuṃ nivāpaṭṭhānaṃ nissāya ekamante āsayaṃ kappeyyāmāti cintayiṃsu. Upanissāya āsayaṃ kappayiṃsūti luddakā nāma na sabbakālaṃ appamattā honti. Mayaṃ tattha tattha maṇḍalagumbesu ceva vatipādesu ca nipajjitvā etesu mukhadhovanatthaṃ vā āhārakiccakaraṇatthaṃ vā pakkantesu nivāpavatthuṃ pavisitvā khāditamattaṃ katvā amhākaṃ vasanaṭṭhānaṃ pavisissāmāti nivāpavatthuṃ upanissāya gahanesu gumbavatipādādīsu āsayaṃ kappayiṃsu. Bhuñjiṃsūti vuttanayena luddakānaṃ pamādakālaṃ ñatvā sīghaṃ sīghaṃ pavisitvā bhuñjiṃsu. Ketabinoti sikkhitakerāṭikā. Iddhimantāti iddhimanto viya. Parajanāti yakkhā. Ime na migajātāti. Āgatiṃ vā gatiṃ vāti iminā nāma ṭhānena āgacchanti, amutra gacchantīti idaṃ nesaṃ na jānāma. Daṇḍavākarāhīti daṇḍavākarajālehi. Samantā sappadesaṃ anuparivāresunti atimāyāvino ete, na dūraṃ gamissanti, santikeyeva nipannā bhavissantīti nivāpakkhettassa samantā sappadesaṃ mahantaṃ okāsaṃ anuparivāresuṃ. Addasaṃsūti evaṃ parivāretvā vākarajālaṃ samantato cāletvā olokentā addasaṃsu. Yattha teti yasmiṃ ṭhāne te gāhaṃ agamaṃsu, taṃ ṭhānaṃ addasaṃsūti attho.

 

265. Yaṃnūna mayaṃ yattha agatīti te kira evaṃ cintayiṃsu – ‘‘anto nipajjitvā anto khādantānampi bhayameva, bāhirato āgantvā khādantānampi santike vasitvā khādantānampi bhayameva, tepi hi vākarajālena parikkhipitvā gahitāyevā’’ti, tena tesaṃ etadahosi – ‘‘yaṃnūna mayaṃ yattha nevāpikassa ca nevāpikaparisāya ca agati avisayo, tattha tattha seyyaṃ kappeyyāmā’’ti. Aññe ghaṭṭessantīti tato tato dūrataravāsino aññe ghaṭṭessanti. Te ghaṭṭitā aññeti tepi ghaṭṭitā aññe tato dūrataravāsino ghaṭṭessanti. Evaṃ imaṃ nivāpaṃ nivuttaṃ sabbaso migajātā parimuccissantīti evaṃ imaṃ amhehi nivuttaṃ nivāpaṃ sabbe migaghaṭā migasaṅghā vissajjessanti pariccajissanti. Ajjhupekkheyyāmāti tesaṃ gahaṇe abyāvaṭā bhaveyyāmāti; yathā tathā āgacchantesu hi taruṇapotako vā mahallako vā dubbalo vā yūthaparihīno vā sakkā honti laddhuṃ, anāgacchantesu kiñci natthi. Ajjhupekkhiṃsu kho, bhikkhaveti evaṃ cintetvā abyāvaṭāva ahesuṃ.

 

266. Amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassa amūni ca lokāmisānīti ettha nivāpoti vā lokāmisānīti vā vaṭṭāmisabhūtānaṃ pañcannaṃ kāmaguṇānametaṃ adhivacanaṃ. Māro na ca bījāni viya kāmaguṇe vapento āhiṇḍati, kāmaguṇagiddhānaṃ pana upari vasaṃ vatteti, tasmā kāmaguṇā mārassa nivāpā nāma honti. Tena vuttaṃ – ‘‘amuṃ nivāpaṃ nivuttaṃ mārassā’’ti. Na parimucciṃsu mārassa iddhānubhāvāti mārassa vasaṃ gatā ahesuṃ, yathākāmakaraṇīyā. Ayaṃ saputtabhariyapabbajjāya āgataupamā.

 

267. Cetovimutti parihāyīti ettha cetovimutti nāma araññe vasissāmāti uppannaajjhāsayo; so parihāyīti attho. Tathūpame ahaṃ ime dutiyeti ayaṃ brāhmaṇadhammikapabbajjāya upamā. Brāhmaṇā hi aṭṭhacattālīsavassāni komārabrahmacariyaṃ caritvā vaṭṭupacchedabhayena paveṇiṃ ghaṭayissāmāti dhanaṃ pariyesitvā bhariyaṃ gahetvā agāramajjhe vasantā ekasmiṃ putte jāte ‘‘amhākaṃ putto jāto vaṭṭaṃ na ucchinnaṃ paveṇi ghaṭitā’’ti puna nikkhamitvā pabbajanti vā tameva vā sa’kalattavāsaṃ vasanti.

 

268. Evañhi te, bhikkhave, tatiyāpi samaṇabrāhmaṇā na parimucciṃsūti purimā viya tepi mārassa iddhānubhāvā na mucciṃsu; yathākāmakaraṇīyāva ahesuṃ. Kiṃ pana te akaṃsūti? Gāmanigamarājadhāniyo osaritvā tesu tesu ārāmauyyānaṭṭhānesu assamaṃ māpetvā nivasantā kuladārake hatthiassarathasippādīni nānappakārāni sippāni sikkhāpesuṃ. Iti te vākarajālena tatiyā migajātā viya mārassa pāpimato diṭṭhijālena parikkhipitvā yathākāmakaraṇīyā ahesuṃ.

 

269. Tathūpame ahaṃ ime catuttheti ayaṃ imassa sāsanassa upamā āhaṭā.

 

270. Andhamakāsi māranti na mārassa akkhīni bhindi. Vipassanāpādakajjhānaṃ samāpannassa pana bhikkhuno imaṃ nāma ārammaṇaṃ nissāya cittaṃ vattatīti māro passituṃ na sakkoti. Tena vuttaṃ – ‘‘andhamakāsi māra’’nti. Apadaṃ vadhitvā māracakkhunti teneva pariyāyena yathā mārassa cakkhu apadaṃ hoti nippadaṃ, appatiṭṭhaṃ, nirārammaṇaṃ, evaṃ vadhitvāti attho. Adassanaṃ gato pāpimatoti teneva pariyāyena mārassa pāpimato adassanaṃ gato. Na hi so attano maṃsacakkhunā tassa vipassanāpādakajjhānaṃ samāpannassa bhikkhuno ñāṇasarīraṃ daṭṭhuṃ sakkoti. Paññāya cassa disvā āsavā parikkhīṇā hontīti maggapaññāya cattāri ariyasaccāni disvā cattāro āsavā parikkhīṇā honti. Tiṇṇo loke visattikanti loke sattavisattabhāvena visattikāti evaṃ saṅkhaṃ gataṃ. Atha vā ‘‘visattikāti kenaṭṭhena visattikā? Visatāti visattikā visaṭāti visattikā, vipulāti visattikā, visālāti visattikā, visamāti visattikā, visakkatīti visattikā, visaṃ haratīti visattikā, visaṃvādikāti visattikā, visamūlāti visattikā, visaphalāti visattikā, visaparibhogāti visattikā, visālā vā pana sā taṇhā rūpe sadde gandhe rase phoṭṭhabbe’’ti (mahāni. 3; cūḷani. mettagūmāṇavapucchāniddesa 22, khaggavisāṇasuttaniddesa 124) visattikā. Evaṃ visattikāti saṅkhaṃ gataṃ taṇhaṃ tiṇṇo nittiṇṇo uttiṇṇo. Tena vuccati – ‘‘tiṇṇo loke visattika’’nti.

 

Papañcasūdaniyā majjhimanikāyaṭṭhakathāya

 

Nivāpasuttavaṇṇanā niṭṭhitā.

 

-ooOoo-




II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành


      Thảo luận 1. Ba hạng sa môn đầu tiên giống như ba đàn nai không thoát được hiểm hoạ. Đức Phật có tán thán gì đối với ba hạng tu sĩ nầy? - TT Pháp Đăng 

      Thảo luận 2. Chúng ta thường nghe ba lối sống của sa môn là lợi dưỡng, khổ hạnh, trung đạo.Trong bài kinh này còn nói đến lối sống khác như đàn nai thứ ba. Xin nói rõ về lối sống nầy? - ĐĐ Pháp Tín 

      Thảo luận 3. Ác ma trong bài kinh này là một cách nói ví von hay là một thực hữu? - DD Nguyên Thông 

      Thảo luận 4. Phải chăng "cái khéo" trong cuộc tu là nằm ở trí tuệ khôn ngoan? - TT Pháp Đăng 

       Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận

 III Trắc Nghiệm


No comments:

Post a Comment