Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
23. Kinh Gò Mối (Vammika Sutta)
Tên kinh lấy từ điểm đầu tiên của ẩn ngữ
đó là gò mối ban ngày phun khói, ban đêm chiếu sáng.
112. Ẩn ngữ từ Phạm thiên
Tôn giả Kumāra Kassapa nguyên là con nuôi của vua Pasenadi (Ba Tư Nặc). Mẹ ngài là một tỳ kheo ni lúc đi xuất gia không biết mình đã mang thai. Sau những thị phi ngộ nhận cuối cùng sự việc sáng tỏ nên nhà vua nhận nuôi đứa bé sơ sinh. Sau nầy đứa bé xuất gia được biết với tên Kumāra Kassapa. Ẩn ngữ nầy được nói khi vị nầy còn là một bậc thánh hữu học. Nhờ nghe lý giải của kinh từ Đức Phật, tôn giả Kumàra Kassapa y cứ vào đó khai triển tuệ giác chứng đạt quả vị A La Hán. Ngài được Đức Phật xác nhận là một thánh đệ tử đệ nhất biện tài (cittakathikānam)
Như vầy tôi
nghe.
Một thời Thế
Tôn ở Sāvatthī, tại Jetavana, vườn ông Anāthapiṇḍika. Lúc bấy giờ,
Tôn giả Kumāra Kassapa trú tại Andhavana. Rồi một vị Thiên, đêm đã
gần tàn, với hào quang rực rỡ chiếu sáng toàn thể Andhavana, đến
chỗ Tôn giả Kumāra Kassapa ở, sau khi đến, bèn đứng một bên. Sau khi
đứng một bên, vị Thiên ấy nói với Tôn giả Kumāra Kassapa:
"Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo! Gò mối này ban đêm phun khói, ban ngày chiếu sáng.
"Một
Bà-la-môn nói như sau: "Này kẻ trí, hãy cầm gươm và đào
lên". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một then cửa:
"Thưa Tôn giả, một then cửa".
"Vị
Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí, hãy lấy then cửa lên, cầm gươm
đào thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy con nhái:
"Thưa Tôn giả, một con nhái".
"Vị
Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí, hãy đem con nhái lên, cầm gươm
đào thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy con đường hai
ngã: "Thưa Tôn giả, một con đường hai ngã".
"Vị
Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí hãy lấy con đường hai ngã lên, cầm
gươm đào thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một đồ
lọc sữa: "Thưa Tôn giả, một đồ lọc sữa".
"Vị
Bà-la-môn nói: "Hãy lấy đồ lọc sữa lên, cầm gươm đào
thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một con rùa:
"Thưa Tôn giả, một con rùa".
"Vị
Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí, hãy lấy con rùa lên, cầm gươm
đào thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một con dao
phay: "Thưa Tôn giả, một con dao phay".
"Vị
Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí, hãy lấy con dao phay lên, cầm gươm
đào thêm". Người có trí cầm gươm đào lên, thấy một miếng
thịt: "Thưa Tôn giả một miếng thịt".
"Vị
Bà-la-môn nói: "Này kẻ trí, hãy lấy miếng thịt lên, cầm gươm
đào thêm".
Người có trí
cầm gươm đào lên, thấy con rắn hổ: "Thưa Tôn giả, con rắn
hổ".
"Vị
Bà-la-môn nói: "Hãy để con rắn hổ yên, chớ đụng chạm con rắn
hổ, hãy đảnh lễ con rắn hổ".
"Này
Tỷ-kheo, hãy đến chỗ Thế Tôn ở và hỏi những câu hỏi ấy. Thế Tôn
trả lời Tôn giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì. Này Tỷ-kheo, Ta
không thấy ai trên cõi đời, với chư Thiên, các Ma vương, với Phạm
thiên, các chúng Sa-môn và Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người có
thể hướng tâm để trả lời những câu hỏi ấy, trừ Như Lai, đệ tử
Như Lai hay những ai đã được nghe hai vị này".
Vị thiên ấy
nói như vậy. Sau khi nói xong như vậy, vị ấy biến mất ở nơi đây.
113. Lời giải mã của Đấng Thế Gian Giải
Ẩn ngữ đó nói đến những điểm lạ lùng mà
thoạt nghe như không liên quan gì nhau:
Rồi Tôn giả
Kumāra Kassapa, sau khi đêm ấy đã mãn, đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi
đến xong, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống
một bên, Tôn giả Kumārakassapa bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế
Tôn, đêm nay, một vị Thiên, đêm đã gần tàn, với hào quang rực rỡ
chiếu sáng toàn thể Andhavana, đến chỗ con ở, sau khi đến liền đứng
một bên. Khi đứng một bên, vị Thiên ấy nói với con: "Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo! Gò mối này, ban đêm phun khói, ban ngày chiếu sáng. Một vị
Bà-la-môn nói như sau: "Này kẻ trí, hãy cầm gươm đào
lên". Người có trí cầm gươm, đào lên thấy một then cửa...
(như trên)... đệ tử Như Lai hay những ai đã được nghe hai vị
này". Bạch Thế Tôn, vị Thiên ấy nói như vậy, nói xong liền
biến mất tại chỗ ấy.
Bạch Thế Tôn, gò mối là gì, cái gì phun khói ban đêm, cái gì chiếu sáng ban ngày, ai là Bà-la-môn, ai là người có trí, cái gì là cây gươm, cái gì là đào lên, cái gì là then cửa, cái gì là con nhái, cái gì là con đường hai ngã, cái gì là đồ lọc sữa, cái gì là con rùa, cái gì là con dao phay, cái gì là miếng thịt, cái gì là con rắn hổ?
--Này Tỷ-kheo,
gò mối là đồng nghĩa với cái thân do bốn đại thành, do cha mẹ sanh,
nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn
tuyệt, hoại diệt.
115. Cái gì thuộc về công việc ban ngày, ban đêm suy tầm, suy nghĩ, như vậy là ban đêm phun khói”. Và cái gì sau khi suy tầm, suy tư ban đêm, ban ngày đem ra thực hành, về thân, về lời nói, về ý, như vậy là ban ngày chói sáng.
Ban đêm suy nghĩ, ban ngày hành động đó là sự sống. Sự sống đó sinh động cần được quán sát. Sự hiểu rõ về thân tâm là nền tãng thắp sáng tuệ giác.
Này Tỷ-kheo,
cái gì thuộc về công việc ban ngày, ban đêm suy tầm, suy nghĩ, như
vậy là ban đêm phun khói.
Này Tỷ-kheo,
cái gì sau khi suy tầm, suy tư ban đêm, ban ngày đem ra thực hành, về
thân, về lời nói, về ý, như vậy là ban ngày chói sáng.
116. Bà-la-môn là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này Tỷ-kheo, người có trí là đồng nghĩa với Tỷ-kheo hữu học. Này Tỷ-kheo, cái gươm là đồng nghĩa với trí tuệ của bậc Thánh. Này Tỷ-kheo, đào lên là đồng nghĩa với tinh tấn, tinh cần.
Trong văn hoá Ấn, vị Phạm chí hay Bà la môn tiêu biểu cho hình ảnh của bậc hiền trí có khả năng hướng dẫn tinh thần cho người khác. Trong ẩn ngữ nầy chỉ cho Đức Phật; thanh gươm biểu trưng cho sự sắc bén có khả năng chặt đứt các kiết sử chính là trí tuệ; sự đào lên đồng nghĩa với sự tinh tấn nỗ lực tức sức mạnh đi tới tiếp tục và tiếp tục cho tới khi công thành quả mãn.
Này Tỷ-kheo,
Bà-la-môn là đồng nghĩa với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
Này Tỷ-kheo, người có trí là đồng nghĩa với Tỷ-kheo hữu học. Này
Tỷ-kheo, cái gươm là đồng nghĩa với trí tuệ của bậc Thánh. Này
Tỷ-kheo, đào lên là đồng nghĩa với tinh tấn, tinh cần.
No comments:
Post a Comment