Wednesday, October 31, 2018

Bài học. Thứ Tư ngày 31 tháng 10, 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya


Giảng Sư; TT Pháp Đăng

GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 31/10/2018 
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
 
4.5 A. Quán Pháp - Quán Tứ Diệu Đế - Quán Khổ Tập Diệu Đế

ĐẠI Ý

Khổ tập diệu đếu là sự thật về nguyên nhân sanh khổ. 
Nguyên nhân của tất cả khổ đau chính là khát ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Đó là dục ái, hữu ái, vô hữu ái. (yāyaṁ taṇhā ponobbhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṁ — kāmataṇhā bhavataṇhā vibhavataṇhā). Đó là sức sống. Là động lực của tất cả sự truy cầu. Luôn khao khát. Có bao nhiêu cũng không đủ. Hưởng bao nhiêu cũng không bao giờ thoả mãn. Tiếp tục đuổi bắt và tiếp tục.
Đối với người tu tứ niệm xứ thì nguyên nhân của đau khổ không phải là lý giải mà là đối tượng để chánh niệm. Chính vì thế bài kinh nầy, Kinh Đại Niệm Xứ, có những chi tiết rất li chi về phương diện tâm lý. Hiểu một cách vĩ mô như A Tỳ Đàm thì không thể quán sát kịp nhưng một cái nhìn đại loại thì hành giả có thể nhận diện được “khát ái sanh khởi ở đâu, an trú ở đâu”
Sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là nơi sanh khởi và an trú của khát ái.
Sáu cảnh: sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp là nơi sanh khởi và an trú của khát ái.
Sáu thức: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, tri giác của ý
Sáu xúc (sự giao thao giữa căn, cảnh và thức): Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc)
Sáu thọ sanh từ sáu xúc: nhãn xúc sở sanh thọ, nhĩ xúc sở sanh thọ, tỷ xúc sở sanh thọ, thiệt xúc sở thanh thọ, thân xúc sở sanh thọ, ý xúc sở sanh thọ
Sáu tưởng (nhận thức do trãi nghiệm): sắc tưởng,  thanh tưởng,  hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng,  pháp tưởng
Sáu tư (chủ tâm, cân đo đong đếm): sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư,pháp tư
Sáu ái (dính mắc):  sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái,  pháp ái
Sáu tầm (hướng tâm):sắc tầm, thanh tầm, hương tầm, vị tầm, xúc tầm, pháp tầm 
Sáu tứ (gắn bó với cảnh):sắc tứ, thanh tứ, hương tứ, vị tứ, xúc tứ, pháp tứ 
Đối với tất cả chỉ ghi nhận mà không đi xa hay phản ứng gì thí dụ hành giả nghĩ tới một món an ngon (vị tầm) thì chỉ ghi nhận là vị tầm mà không đi xa hơn (tìm kiếm để thoả mãn).
CHÁNH KINH
400. “katamañca , bhikkhave, dukkhasamudayaṁ ariyasaccaṁ? yāyaṁ taṇhā ponobbhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṁ — kāmataṇhā bhavataṇhā vibhavataṇhā.
19. Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Như dục ái, hữu ái, vô hữu ái.
 “sā kho panesā, bhikkhave, taṇhā kattha uppajjamānā uppajjati, kattha nivisamānā nivisati? yaṁ loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā T.2.344 taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.
Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đâu, khi an trú thì an trú ở đâu? Ở đời, sắc gì thân ái, sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. 
“kiñca loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ? cakkhu loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. sotaṁ loke ... pe ... ghānaṁ loke... jivhā loke... kāyo loke... mano loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.
Ở đời cái tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
“rūpā loke... saddā loke... gandhā loke... rasā loke... phoṭṭhabbā loke... dhammā loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.
Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các hương... ở đời các vị... ở đời các cảm xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
“cakkhuviññāṇaṁ loke... sotaviññāṇaṁ loke... ghānaviññāṇaṁ loke... jivhāviññāṇaṁ loke... kāyaviññāṇaṁ loke... manoviññāṇaṁ loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.
Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời thân thức... ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
“cakkhusamphasso V.2.231 loke... sotasamphasso loke... ghānasamphasso loke... jivhāsamphasso P.2.309 loke... kāyasamphasso loke... manosamphasso loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.
Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
 “cakkhusamphassajā M.2.247 vedanā loke... sotasamphassajā vedanā loke... ghānasamphassajā vedanā loke... jivhāsamphassajā vedanā loke... kāyasamphassajā vedanā loke... manosamphassajā vedanā loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha T.2.345 nivisamānā nivisati.
Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở thanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ... ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
“rūpasaññā loke... saddasaññā loke... gandhasaññā loke... rasasaññā loke... phoṭṭhabbasaññā loke... dhammasaññā loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.
Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
“rūpasañcetanā loke... saddasañcetanā loke... gandhasañcetanā loke... rasasañcetanā loke... phoṭṭhabbasañcetanā loke... dhammasañcetanā loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.
Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
 “rūpataṇhā loke... saddataṇhā loke... gandhataṇhā loke... rasataṇhā loke... phoṭṭhabbataṇhā loke... dhammataṇhā loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.
Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đây.

“rūpavitakko loke... saddavitakko loke... gandhavitakko loke... rasavitakko loke... phoṭṭhabbavitakko loke... dhammavitakko loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati.
Ở đời sắc tầm ... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.
“rūpavicāro loke... saddavicāro loke... gandhavicāro loke... rasavicāro loke... phoṭṭhabbavicāro loke... dhammavicāro loke piyarūpaṁ sātarūpaṁ, etthesā taṇhā P.2.310 uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. idaṁ vuccati, bhikkhave, dukkhasamudayaṁ ariyasaccaṁ.
Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế.



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Khi hành giả nhìn thấy cuộc sống là một đắp đỗi liên hồi của các hiện tượng sanh diệt thì có tác dụng gì? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 2. Trong tiến trình xúc> thọ> tưởng> tư ... chúng ta có thể thay đổi phản ứng ái chấp của thói quen? - ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 3. Chánh niệm đối với các cảnh bất chợt xuất hiện có gọi là phóng tâm? - TT Pháp Đăng



 III Trắc Nghiệm 
Trắc nghiệm 1. Một người đang hành thiền bổng nhiên muốn tìm cách để có được một món ăn ưa thích. Trạng thái đó có thể ghi nhận là: 
A. Vị tưởng /
 B. Vị tầm /
 C. Vị xúc / 
D. Vị xúc sở sanh thọ

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: .D.

Trắc nghiệm 2. Một người đang hành thiền bổng thi hứng dâng trào miên man với thơ văn. Trạng thái đó có thể ghi nhận là:
 A. Sắc tư /
 B. Thanh tư/
 C. Xúc tư /
 Pháp tư

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 2: .D.

Trắc nghiệm 3. Một người đang hành thiền chợt nhớ về một bản nhạc hay đã từng nghe. Trạng thái đó có thể gọi là:
 A. Thinh tưởng / 
B. Thinh tư / 
C. Thinh xúc /
 D. Thinh tầm

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 3: .A

Trắc nghiệm 4. Một người đang hành thiền bổng thoãng một mùi hoa dạ lý trong lòng thấy thích thú lạ lùng. Trạng thái đó có thể gọi là: 
A. Hương tưởng / 
B. Tỷ xúc sở sanh thọ / 
C. Hương tầm / 
D. Hương tư

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 4 : . B

Trắc nghiệm 5. Một người hành thiền luôn nghĩ tới sự êm ái, thoải mái của toạ cụ đang ngồi. Trạng thái đó có thể ghi nhận là: 
A. Xúc tưởng / 
B. Xúc tứ /
 C. Xúc tầm / 
D. Xúc tư

TT Giác Đẳng cho trắc nghiệm 5: B

Tuesday, October 30, 2018

Bài học. Thứ Ba ngày 30 tháng 10, 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya


Giảng Sư; TT Tuệ Quyền

GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 30/10/2018 
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
 
4.5 A. Quán Pháp - Quán Tứ Diệu Đế - Quán Khổ Diệu Đế

ĐẠI Ý

Tứ diệu đế là bốn sự thật vi diệu.Gọi như vậy vì những sự lãnh hội bốn sự thật nầy có công năng “chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc.” Cũng gọi là thánh đế hay sự thật trong cái nhìn của các bậc thánh đức.
Tứ đế là tổng quan của giáo pháp Phật Đà được thí dụ như dấu chân voi đủ lớn để dung nạp dấu chân những loài thú rừng khác. Tứ đế cũng là nội dung chính của bài pháp đầu tiên của Đức Phật.
Đặc điểm khác biệt của kinh Đại Niệm Xứ so với kinh Niệm Xứ trong Trung Bộ Kinh là sự quảng diễn sâu rộng về tứ đế trong pháp quán niệm xứ. Đây là đoạn kinh mô tả tứ đế chi tiết nhất trong Tam Tạng giáo điển.
Phần thứ nhất, khổ diệu đế, được trình bày rộng rãi qua thứ tự:  sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, ghét phải gần, thương phải xa, muốn không được, và “nói chung là năm thủ uẩn”. (trong bản dịch thiếu hai đoạn nên có phần bổ túc). Đau bệnh không được nêu ở đây.
Đặc biệt của bài kinh nầy là mô tả những hiện tướng làm đối tượng của chánh niệm hơn là cảnh giới của tư duy. Những khúc mắc tâm lý như sầu, bi, khổ, ưu, ai được nhấn mạnh riêng biệt.
Hai đoạn tiếp theo (những buổi học kết tiếp)  là sự thật vi diệu về nhân sanh khổ và sự diệt khổ là những trình bày có thể làm ngạc nhiên nhiều người trong giới học Phật.

CHÁNH KINH
386. “puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati catūsu ariyasaccesu. kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati catūsu ariyasaccesu? idha, bhikkhave, bhikkhu ‘idaṁ dukkhan’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ dukkhasamudayo’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ dukkhanirodho’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṁ pajānāti.
17. Lại nữa này các Tỷ kheo, vị ấy sống quán pháp trên các pháp đối với Tứ Diệu Đế
Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Tứ Diệu Đế? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo như thật biết rõ: "Ðây là khổ"; như thật biết rõ: "Ðây là khổ tập"; như thật biết rõ: "Ðây là khổ diệt"; như thật biết rõ: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt".
387. “katamañca , bhikkhave, dukkhaṁ ariyasaccaṁ? jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, maraṇampi dukkhaṁ, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsāpi dukkhā, appiyehi sampayogopi dukkho, piyehi vippayogopi dukkho {appiyehi ... pe ... vippayogo dukkhotipāṭho ceva taṁniddeso ca katthaci na dissati, aṭṭhakathāyaṁpi taṁsaṁvaṇṇanā natthi}, yampicchaṁ na labhati tampi dukkhaṁ, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā {pañcupādānakkhandhāpi (ka.)} dukkhā.
18. Và này các Tỷ kheo, thế nào Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi. khổ, ưu, não là khổ, ghét phải gần, thương phải xa, muốn không được là khổ, tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.
388. “katamā ca, bhikkhave, jāti? yā tesaṁ tesaṁ sattānaṁ tamhi tamhi sattanikāye jāti sañjāti okkanti abhinibbatti khandhānaṁ pātubhāvo āyatanānaṁ paṭilābho, ayaṁ vuccati, bhikkhave, jāti.
Này các Tỷ kheo thế nào là sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của họ, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sanh.
389. “katamā ca, bhikkhave, jarā? yā tesaṁ tesaṁ sattānaṁ tamhi tamhi sattanikāye jarā jīraṇatā khaṇḍiccaṁ pāliccaṁ valittacatā āyuno saṁhāni indriyānaṁ paripāko, ayaṁ vuccati, bhikkhave, jarā.
Này các Tỷ kheo, thế nào là già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới hạn, sự niên lão, sự hủy hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này các Tỷ kheo, như vậy là già.
390. “katamañca, bhikkhave, maraṇaṁ? yaṁ {aṭṭhakathā oloketabbā} tesaṁ tesaṁ sattānaṁ tamhā tamhā sattanikāyā cuti cavanatā bhedo antaradhānaṁ maccu maraṇaṁ kālakiriyā khandhānaṁ bhedo kaḷevarassa nikkhepo jīvitindriyassupacchedo, idaṁ vuccati, bhikkhave, maraṇaṁ.
Này các Tỷ kheo, thế nào là chết? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là chết.
391. “katamo ca, bhikkhave, soko? yo kho, bhikkhave, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa soko socanā socitattaṁ antosoko antoparisoko, ayaṁ vuccati, bhikkhave, soko.
Này các Tỷ kheo, thế nào gọi là sầu? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu, sự sầu lo, sự sầu muộn, nội sầu, mọi khổ sầu của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sầu.
392. “katamo ca, bhikkhave, paridevo? yo kho, bhikkhave, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa ādevo paridevo ādevanā paridevanā ādevitattaṁ paridevitattaṁ, ayaṁ vuccati, bhikkhave paridevo.
Này các Tỷ kheo, thế nào là bi? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác ; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là bi.
393. “katamañca , bhikkhave, dukkhaṁ? yaṁ kho, bhikkhave, kāyikaṁ dukkhaṁ kāyikaṁ asātaṁ kāyasamphassajaṁ dukkhaṁ asātaṁ vedayitaṁ, idaṁ vuccati, bhikkhave, dukkhaṁ.
Này các Tỷ kheo, thế nào là khổ? Này các Tỷ kheo, sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là khổ.

394. “katamañca , bhikkhave, domanassaṁ? yaṁ kho, bhikkhave, cetasikaṁ dukkhaṁ cetasikaṁ asātaṁ manosamphassajaṁ dukkhaṁ asātaṁ vedayitaṁ, idaṁ vuccati, bhikkhave, domanassaṁ. 
Này các Tỷ kheo, thế nào là ưu? Này các Tỷ kheo, sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là ưu.
395. “katamo ca, bhikkhave, upāyāso? yo kho, bhikkhave, aññataraññatarena byasanena samannāgatassa aññataraññatarena dukkhadhammena phuṭṭhassa āyāso upāyāso āyāsitattaṁ upāyāsitattaṁ, ayaṁ vuccati, bhikkhave, upāyāso.
Này các Tỷ kheo, thế nào là não? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thất vọng, sự tuyệt vọng của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là não.
396. “katamo ca, bhikkhave, appiyehi sampayogo dukkho? idha yassa te honti aniṭṭhā akantā amanāpā rūpā saddā gandhā rasā phoṭṭhabbā dhammā, ye vā panassa te honti anatthakāmā ahitakāmā aphāsukakāmā ayogakkhemakāmā, yā tehi saddhiṁ saṅgati samāgamo samodhānaṁ missībhāvo, ayaṁ vuccati, bhikkhave, appiyehi sampayogo dukkho.
Này các Tỷ kheo, thế nào là  ghét phải gần? Ở đây có những sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp đáng ghê sợ, nhờm gớm, gây bực phiền; có những người thù nghịch muốn tạo điều bất lợi, muốn gây tổn thương, gây phiền não, gây đe dọan đối với mình. Sự gặp gỡ, chung chạ, kết nối đối với người hay vật không ưa thích gọi là ghét phải gần.
397. “katamo ca, bhikkhave, piyehi vippayogo dukkho? idha yassa te honti iṭṭhā kantā manāpā rūpā saddā gandhā rasā phoṭṭhabbā dhammā, ye vā panassa te honti atthakāmā hitakāmā phāsukakāmā yogakkhemakāmā mātā vā pitā vā bhātā vā bhaginī vā mittā vā amaccā vā ñātisālohitā vā, yā tehi saddhiṁ asaṅgati asamāgamo asamodhānaṁ amissībhāvo, ayaṁ vuccati, bhikkhave, piyehi vippayogo dukkho.
Này các Tỷ kheo, thế nào là  thương phải xa?Ở đây có những sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp khả lạc, khả ái, khả hỷ; có những người thân thương muốn tạo điều lợi ích, muốn giúp đỡ, an ủi, bảo vệ cho mình. Sự ngăn cách, vắng thiếu, chia lìa đối với người hay vật thân yêu gọi là thương phải xa.

398. “katamañca , bhikkhave, yampicchaṁ na labhati tampi dukkhaṁ? jātidhammānaṁ, bhikkhave, sattānaṁ evaṁ icchā uppajjati — ‘aho vata mayaṁ na jātidhammā assāma, na ca vata no jāti āgaccheyyā’ti. na kho panetaṁ icchāya pattabbaṁ, idampi yampicchaṁ na labhati tampi dukkhaṁ. jarādhammānaṁ, bhikkhave, sattānaṁ evaṁ icchā uppajjati — ‘aho vata mayaṁ na jarādhammā assāma, na ca vata no jarā āgaccheyyā’ti. na kho panetaṁ icchāya pattabbaṁ, idampi yampicchaṁ na labhati tampi dukkhaṁ. byādhidhammānaṁ, bhikkhave, sattānaṁ evaṁ icchā uppajjati ‘aho vata mayaṁ na byādhidhammā assāma, na ca vata no byādhi āgaccheyyā’ti. na kho panetaṁ icchāya pattabbaṁ, idampi yampicchaṁ na labhati tampi dukkhaṁ. maraṇadhammānaṁ, bhikkhave, sattānaṁ evaṁ icchā uppajjati ‘aho vata mayaṁ na maraṇadhammā assāma, na ca vata no maraṇaṁ āgaccheyyā’ti. na kho panetaṁ icchāya pattabbaṁ, idampi yampicchaṁ na labhati tampi dukkhaṁ. sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammānaṁ, bhikkhave, sattānaṁ evaṁ icchā uppajjati ‘aho vata mayaṁ na sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammā assāma, na ca vata no sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammā āgaccheyyun’ti. na kho panetaṁ icchāya pattabbaṁ, idampi yampicchaṁ na labhati tampi dukkhaṁ.
Này các Tỷ kheo, thế nào là cầu bất đắc khổ? Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ! Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối.. chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.
399. “katame ca, bhikkhave, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā? seyyathidaṁ — rūpupādānakkhandho, vedanupādānakkhandho, saññupādānakkhandho, saṅkhārupādānakkhandho, viññāṇupādānakkhandho. ime vuccanti, bhikkhave, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā. idaṁ vuccati, bhikkhave, dukkhaṁ ariyasaccaṁ.
Này các Tỷ kheo, như thế nào là tóm lại, Năm Thủ uẩn là khổ? Như Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn. Này các Tỷ kheo, như vậy tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.


ÌI Thảo Luận: TT Tuệ Siêu điều hành

Thảo luận 1. Tại sao Quán Khổ Đế được Đức Phật đưa vào Quán Pháp Niệm Xứ? Quán khổ như vậy có tác dụng như thế nào để có lợi ích cho sự tu tập?. Hành thiền mà quán Khổ Đế có làm mất chánh niệm hay không? - TT Pháp Tân

Thảo luận 2. Khi tu tập quán Khổ Đế có làm cho con người trở thành bi quan không? - TT Pháp Đăng




 III Trắc Nghiệm 

Monday, October 29, 2018

Bài học. Thứ Hai ngày 29 tháng 10, 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya


Giảng Sư; TT Tuệ Siêu

GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 29/10/2018 
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
 
4.4 Quán Pháp - Quán Thất Giác Chi

ĐẠI Ý

Giác chi-bojjhaṅga - nghĩa là thành tố của tuệ giác. Bảy chi phần nầy đặc biệt quan trọng với người tu tứ niệm xứ vì đó là những pháp vừa là thành quả vừa là quá trình của thiền quán. 
Thất giác chi gồm có:
Niệm giác chi - satisambojjhaṅga – hay yếu tố tỉnh giác bén nhạy với thực tại, căn bản của người tu thiền quán.
Trạch pháp  giác chi -dhammavicayasambojjhaṅga - yếu tố tinh tế phân biệt tốt xấu, lợi và bất lợi trong đời sống nội tại.
Cần giác chi – vīriyasambojjha - Yếu tố dõng mãnh trong quyết định cái gì nên hay không nên.
Hỷ giác chi - pītisambojjhaṅga - yếu tố hân hoan tạo nên sự thoải mái và phấn khởi đối với sự tu tập.
Tịnh giác chi hay khinh an giác chi - passaddhisambojjhaṅga - yếu tố nhẹ nhàng nhu nhuyến trong sự tiến thủ đối với đời sống tu tập.
Định giác chi - samādhisambojjhaṅga - yếu tố an trụ bền chặt đối với đề mục niệm.
Xả giác chi - upekkhāsambojjhaṅga - yếu tố điềm đạm quân bình thuần thục nội tại.
bảy yếu tố nầy kết hợp tạo nêu tuệ giác.
CHÁNH KINH

385. “puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu. kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu? idha, bhikkhave, bhikkhu santaṁ vā ajjhattaṁ satisambojjhaṅgaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ satisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ satisambojjhaṅgaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ satisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa satisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa satisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
16. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.
Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, nội tâm có Niệm Giác chi, biết rõ rằng: "Nội tâm có Niệm Giác chi", hay nội tâm không có Niệm Giác chi, biết rõ rằng: "Nội tâm  không có Niệm Giác chi"; và với Niệm Giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy, và với Niệm Giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy biết rõ như vậy.
 “santaṁ vā ajjhattaṁ dhammavicayasambojjhaṅgaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ dhammavicayasambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ dhammavicayasambojjhaṅgaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ dhammavicayasambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa dhammavicayasambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa dhammavicayasambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
 “santaṁ vā ajjhattaṁ vīriyasambojjhaṅgaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ vīriyasambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ vīriyasambojjhaṅgaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ vīriyasambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa vīriyasambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa vīriyasambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
 “santaṁ vā ajjhattaṁ pītisambojjhaṅgaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ pītisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ pītisambojjhaṅgaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ pītisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa pītisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa pītisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
 “santaṁ vā ajjhattaṁ passaddhisambojjhaṅgaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ passaddhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ passaddhisambojjhaṅgaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ passaddhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa passaddhisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa passaddhisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
“santaṁ vā ajjhattaṁ samādhisambojjhaṅgaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ samādhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ samādhisambojjhaṅgaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ samādhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa samādhisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa samādhisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
 “santaṁ vā ajjhattaṁ upekkhāsambojjhaṅgaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ upekkhāsambojjhaṅgo’ti pajānāti , asantaṁ vā ajjhattaṁ upekkhāsambojjhaṅgaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ upekkhāsambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa upekkhāsambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa upekkhāsambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
Hay nội tâm có Trạch pháp Giác chi...
Hay nội tâm có Tinh tấn Giác chi...
Hay nội tâm có Hỷ Giác chi...
Hay nội tâm có Khinh an Giác chi...
Hay nội tâm có Ðịnh Giác chi...
Hay nội tâm có Xả Giác chi; biết rõ rằng: "Nội tâm có Xả Giác chi"; hay nội tâm không có Xả Giác chi, biết rõ rằng: "Nội tâm không có Xả Giác chi." Và với Xả Giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với Xả Giác chi đã sanh nay được tu tập viên thành, vị ấy biết rõ như vậy.
“iti ajjhattaṁ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati. samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati ‘atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu. 
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây"; vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.

TỪ VỰNG  
Niệm giác chi - satisambojjhaṅga – hay yếu tố tỉnh giác bén nhạy với thực tại, căn bản của người tu thiền quán.
Trạch pháp  giác chi -dhammavicayasambojjhaṅga - yếu tố tinh tế phân biệt tốt xấu, lợi và bất lợi trong đời sống nội tại.
Cần giác chi – vīriyasambojjha - Yếu tố dõng mãnh trong quyết định cái gì nên hay không nên.
Hỷ giác chi - pītisambojjhaṅga - yếu tố hân hoan tạo nên sự thoải mái và phấn khởi đối với sự tu tập.
Tịnh giác chi hay khinh an giác chi - passaddhisambojjhaṅga - yếu tố nhẹ nhàng nhu nhuyến trong sự tiến thủ đối với đời sống tu tập.
Định giác chi - samādhisambojjhaṅga - yếu tố an trụ bền chặt đối với đề mục niệm.
Xả giác chi - upekkhāsambojjhaṅga - yếu tố điềm đạm quân bình thuần thục nội tại.



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Sự phân biệt thiện, bất thiện (trạch pháp) dựa trên niệm giác chi khác biệt gì với sự phân biệt không dựa trên chánh niệm? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Tinh tấn dựa trên sự phân biệt (trạch pháp) khác biệt gì với tinh tấn không có cơ sở là trạch pháp? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 3. Sự hân hoan dựa trên cần giác chi khác biệt gì với sự hân hoan không y cứ trên cần giác chi? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 4. Sự khinh an do hỷ giác chi phải chăng đồng nghĩa với câu “đã ưa thích thì thoải mái”? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 5. Định giác chi sanh khởi nhờ khinh an giác chi phải chăng có thể hiểu đại khái là ít xáo trộn thì dễ tập trung lâu? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 6. Tại sao thuần thục trong định trong sự tu tập khiến tâm điềm đạm, quân bình? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 7. Tuệ giác do bảy giác chi tạo thành mang ý nghĩa đặc biệt gì so với cái hiểu thường thức?



 III Trắc Nghiệm 

Sunday, October 28, 2018

Bài học. Chủ Nhật ngày 28 tháng 10, 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya


Giảng Sư; TT Tuệ Siêu

GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 28/10/2018 
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
 
4.3 Quán Pháp - Quán Nội Ngoại Xứ

ĐẠI Ý

Xứ - Àyatana – một thuật ngữ Phật học chỉ cho nơi tâm ý khởi sanh. Sáu nội xứ là sáu căn: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý. Sáu ngoại xứ là sáu cảnh:  Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Nhu cầu tự nhiên của sáu căn thường tạo nên cái nhìn chủ quan như “muốn ăn cái gì đó dù chưa biết ăn gì”; sự chi phối của ngoại cảnh là tác động khách quan như “tuy không muốn ăn như thấy thức ăn ngon quá nên cũng thèm ăn.” Tương tác giữa căn và cảnh tạo nên hiện tượng xúc, thọ .. và cả cuộc sống vận hành.
Người tu tập quán pháp theo nội và ngoại xứ cần nắm chính xác vai trò của căn và cảnh trong sinh hoạt hằng ngày và thấy được sự dính mắc trói buộc (kiết sử). Khả năng ghi nhận tinh tế nầy cho phép hành giả nhìn thấy cuộc sống là hiện tượng sanh diệt hơn là nhu cầu cần giải quyết. 
Nên lưu ý là cảnh dù xấu hay tốt đều có thể tạo nên trói buộc. Không thích cái xấu có thể là động lực đi tìm cái ngược lại. Phương thức ứng xử của hành giả vẫn luôn luôn là ghi nhận, biết rõ sanh diệt. Đơn giản như vậy. Ngài Silananda có dùng hình ảnh thí dụ về quán sát căn cảnh như người đi vào phiên chợ - nơi mà tự nhiên có người mua kẻ bán- biết là quan hệ hai chiều vốn là thường tình: không có gì phải đi xa hơn.
Sự bén nhạy đối với sáu nội và ngoại xứ là một kỹ năng mà tất cả người hành tứ niệm xứ phải có để ứng dụng trong lúc ngồi thiền hoặc kinh hành…., 
Ý xứ - manàyatanam ở đây nên được hiểu tổng quát là tất cả tâm ngoài năm giác quan biết ngoại cảnh. (thí dụ trong thời gian tu tập muốn làm thơ, hay suy tư ..)(Vi Diệu Pháp có nhiều chi tiết về  ý giới và ý thức giới nhưng không cần thiết cho sự tu tập chánh niệm(…)

CHÁNH KINH
384. “puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu. kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu?
15. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Sáu Nội Ngoại xứ.
Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Sáu Nội Ngoại xứ?
 “idha, bhikkhave, bhikkhu cakkhuñca pajānāti, rūpe ca pajānāti, yañca tadubhayaṁ paṭicca uppajjati saṁyojanaṁ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṁyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṁyojanassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṁyojanassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
 “sotañca pajānāti, sadde ca pajānāti, yañca tadubhayaṁ paṭicca uppajjati saṁyojanaṁ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṁyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṁyojanassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṁyojanassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
“ghānañca pajānāti, gandhe ca pajānāti, yañca tadubhayaṁ paṭicca uppajjati saṁyojanaṁ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṁyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṁyojanassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṁyojanassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
“jivhañca pajānāti, rase ca pajānāti, yañca tadubhayaṁ paṭicca uppajjati saṁyojanaṁ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṁyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti , yathā ca uppannassa saṁyojanassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṁyojanassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
 “kāyañca pajānāti, phoṭṭhabbe ca pajānāti, yañca tadubhayaṁ paṭicca uppajjati saṁyojanaṁ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṁyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṁyojanassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṁyojanassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.

 “manañca pajānāti, dhamme ca pajānāti, yañca tadubhayaṁ paṭicca uppajjati saṁyojanaṁ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṁyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṁyojanassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṁyojanassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo biết rõ con mắt và biết rõ các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy biết rõ như vậy.
Biết rõ tai và biết rõ các tiếng... 
Biết rõ mũi và biết rõ các hương... 
Biết rõ lưỡi và biết rõ các vị... 
Biết rõ thân và biết rõ các xúc... 
Biết rõ ý và biết rõ các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy biết rõ như vậy.

 “iti ajjhattaṁ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati. samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati. ‘atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya, anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu. 
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp, đối với Sáu Nội Ngoại xứ.
TỪ VỰNG  
ajjhattikabāhira āyatana: nội ngoại xứ
cakkhàyatanam: Nhãn xứ, , , , , , , , , , , .
sotàyatanam, Nhĩ xứ
ghànàyatanam, Tỷ xứ
jivhàyatanam, Thiệt xứ
kàyàyatanam, Thân xứ
manàyatanam, Ý xứ
rùpàyatanam, Sắc xứ
saddàyatanam, Thanh xứ
gandhàyatanam, Hương xứ
rasàyatanam, Vị xứ
photthabbàyatanam, Xúc xứ
dhammàyatanam.Pháp xứ
saṁyojana; kiết sử, trói buộc


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành



 III Trắc Nghiệm

Saturday, October 27, 2018

Bài học. Thứ Bảy ngày 27 tháng 10, 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya


Giảng Sư; TT Pháp Tân

GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 27/10/2018 
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
 
4.1 Quán Pháp - Quán Thủ Uẩn

ĐẠI Ý

Năm thủ uẩn - pañca upādānakkhandha không có nghĩa là năm sự chấp thủ mà là năm uẩn cho pháp thủ tạo thành. Năm uẩn là:
Sắc uẩn – rùpakhandha. Là thành phần vật chất của đời sống. Nói cách khác là xác thân.
Thọ uẩn -vedanàkhandha. Là tất cả cảm thọ khổ, lạc, ưu, hỷ, xả
Tưởng uẩn – saññākhandha. Là nhận thức do trãi nghiệm, kinh nghiệm, hấp thụ (như ý niệm learning trong tâm lý học Tây phương)
Hành uẩn - saṅkhārakhandha. Là ý chí, chủ tâm phân biệt, lựa chọn, tạo tác
Thức uẩn - viññāṇakhandha. Là cái biết của các giác quan tức thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và ý thức đối với cảnh pháp.
Hành giả quán pháp qua năm uẩn cần trang bị kiến văn về ngũ uẩn một cách căn bản. Đói, khát là hiện tượng thuộc về sắc uẩn. Vui buồn thuộc thọ uẩn.  Con chó không sợ mà sợ con chuột là do tưởng uẩn (…). Chủ chương cái nầy đúng cái kia sai là hành uẩn. Ngắm nhìn, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm thuộc về thức uẩn.
Tất cả những hiện tượng đó sanh diệt tiếp nối liên hồi. Thân tâm hay năm uẩn là sản phẩm của nghiệp quá khứ - và trước cũng là kết quả cả vô minh, ái và phiền não. Thói quen là biểu thị của sự chi phối từ quá khứ. Quan niệm đẹp xuất. Phức cảm buồn vui và bao nhiêu thức vốn do trùng trùng nhân duyên tạo thành. Hành giả không phản ứng bằng cảm xúc hay phê phán chỉ ghi nhận sự sanh diệt và “dùng những hiện tượng đó để nuôi dưỡng chánh niệm”

CHÁNH KINH
383. “puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu. kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu? idha, bhikkhave, bhikkhu ‘iti rūpaṁ, iti rūpassa samudayo, iti rūpassa atthaṅgamo; iti vedanā, iti vedanāya samudayo, iti vedanāya atthaṅgamo; iti saññā, iti saññāya samudayo, iti saññāya atthaṅgamo; iti saṅkhārā, saṅkhārānaṁ samudayo, iti saṅkhārānaṁ atthaṅgamo, iti viññāṇaṁ, iti viññāṇassa samudayo, iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti, 
Này các Tỷ kheo, Tỷ kheo quán sát: "Ðây là sắc, đây là sắc sanh, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ sanh, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng sanh, đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành sanh, đây là hành diệt. Ðây là thức, đây là thức sanh, đây là thức diệt".
 “iti ajjhattaṁ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati ‘atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu. 
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp, đối với năm triền cái.

TỪ VỰNG  
Pañca upādānakkhandha  - năm thủ uẩn là năm uẩn cho pháp thủ tạo thành
Sắc uẩn – rùpakhandha. Là thành phần vật chất của đời sống. Nói cách khác là xác thân.
Thọ uẩn -vedanàkhandha. Là tất cả cảm thọ khổ, lạc, ưu, hỷ, xả
Tưởng uẩn – saññākhandha. Là nhận thức do trãi nghiệm, kinh nghiệm, hấp thụ (như ý niệm learning trong tâm lý học Tây phương)
Hành uẩn - saṅkhārakhandha. Là ý chí, chủ tâm phân biệt, lựa chọn, tạo tác
Thức uẩn - viññāṇakhandha. Là cái biết của các giác quan tức thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và ý thức đối với cảnh pháp.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Thuật ngữ upādānakkhandha nên được hiểu là: A. Năm uẩn đối tượng của chấp thủ / B. chấp thủ đối với năm uẩn / C. Năm uẩn là thành phẩm của chấp thủ / D. Năm uẩn sẽ được tạo thành nên do chấp thủ. - TT Pháp Tân & TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Trong pháp quán niệm xứ có đề cập tới uẩn, xứ (giới), đế. Tại sao những pháp ấy đặc biệt quan trọng đối với A Tỳ Đàm (Vi Diệu Pháp) và thiền quán? - TT Pháp Tân

Thảo luận 3. Nhận diện sự sanh diệt đối với năm uẩn có tác dụng gì với chánh niệm? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 4 . Sắc uẩn thường được hiểu là xác thân. Vậy thì sắc uẩn sanh, sắc uẩn diệt nên hiểu thế nào? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 5. TT Giác Đẳng giải thích thêm về chữ uẩn  (pañcakhandha) 


 III Trắc Nghiệm