Sunday, October 28, 2018

Bài học. Chủ Nhật ngày 28 tháng 10, 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya


Giảng Sư; TT Tuệ Siêu

GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 28/10/2018 
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
 
4.3 Quán Pháp - Quán Nội Ngoại Xứ

ĐẠI Ý

Xứ - Àyatana – một thuật ngữ Phật học chỉ cho nơi tâm ý khởi sanh. Sáu nội xứ là sáu căn: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý. Sáu ngoại xứ là sáu cảnh:  Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Nhu cầu tự nhiên của sáu căn thường tạo nên cái nhìn chủ quan như “muốn ăn cái gì đó dù chưa biết ăn gì”; sự chi phối của ngoại cảnh là tác động khách quan như “tuy không muốn ăn như thấy thức ăn ngon quá nên cũng thèm ăn.” Tương tác giữa căn và cảnh tạo nên hiện tượng xúc, thọ .. và cả cuộc sống vận hành.
Người tu tập quán pháp theo nội và ngoại xứ cần nắm chính xác vai trò của căn và cảnh trong sinh hoạt hằng ngày và thấy được sự dính mắc trói buộc (kiết sử). Khả năng ghi nhận tinh tế nầy cho phép hành giả nhìn thấy cuộc sống là hiện tượng sanh diệt hơn là nhu cầu cần giải quyết. 
Nên lưu ý là cảnh dù xấu hay tốt đều có thể tạo nên trói buộc. Không thích cái xấu có thể là động lực đi tìm cái ngược lại. Phương thức ứng xử của hành giả vẫn luôn luôn là ghi nhận, biết rõ sanh diệt. Đơn giản như vậy. Ngài Silananda có dùng hình ảnh thí dụ về quán sát căn cảnh như người đi vào phiên chợ - nơi mà tự nhiên có người mua kẻ bán- biết là quan hệ hai chiều vốn là thường tình: không có gì phải đi xa hơn.
Sự bén nhạy đối với sáu nội và ngoại xứ là một kỹ năng mà tất cả người hành tứ niệm xứ phải có để ứng dụng trong lúc ngồi thiền hoặc kinh hành…., 
Ý xứ - manàyatanam ở đây nên được hiểu tổng quát là tất cả tâm ngoài năm giác quan biết ngoại cảnh. (thí dụ trong thời gian tu tập muốn làm thơ, hay suy tư ..)(Vi Diệu Pháp có nhiều chi tiết về  ý giới và ý thức giới nhưng không cần thiết cho sự tu tập chánh niệm(…)

CHÁNH KINH
384. “puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu. kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu?
15. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Sáu Nội Ngoại xứ.
Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Sáu Nội Ngoại xứ?
 “idha, bhikkhave, bhikkhu cakkhuñca pajānāti, rūpe ca pajānāti, yañca tadubhayaṁ paṭicca uppajjati saṁyojanaṁ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṁyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṁyojanassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṁyojanassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
 “sotañca pajānāti, sadde ca pajānāti, yañca tadubhayaṁ paṭicca uppajjati saṁyojanaṁ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṁyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṁyojanassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṁyojanassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
“ghānañca pajānāti, gandhe ca pajānāti, yañca tadubhayaṁ paṭicca uppajjati saṁyojanaṁ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṁyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṁyojanassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṁyojanassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
“jivhañca pajānāti, rase ca pajānāti, yañca tadubhayaṁ paṭicca uppajjati saṁyojanaṁ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṁyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti , yathā ca uppannassa saṁyojanassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṁyojanassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
 “kāyañca pajānāti, phoṭṭhabbe ca pajānāti, yañca tadubhayaṁ paṭicca uppajjati saṁyojanaṁ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṁyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṁyojanassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṁyojanassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.

 “manañca pajānāti, dhamme ca pajānāti, yañca tadubhayaṁ paṭicca uppajjati saṁyojanaṁ tañca pajānāti, yathā ca anuppannassa saṁyojanassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa saṁyojanassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa saṁyojanassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo biết rõ con mắt và biết rõ các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy biết rõ như vậy.
Biết rõ tai và biết rõ các tiếng... 
Biết rõ mũi và biết rõ các hương... 
Biết rõ lưỡi và biết rõ các vị... 
Biết rõ thân và biết rõ các xúc... 
Biết rõ ý và biết rõ các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy biết rõ như vậy.

 “iti ajjhattaṁ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati. samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati. ‘atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya, anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu. 
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp, đối với Sáu Nội Ngoại xứ.
TỪ VỰNG  
ajjhattikabāhira āyatana: nội ngoại xứ
cakkhàyatanam: Nhãn xứ, , , , , , , , , , , .
sotàyatanam, Nhĩ xứ
ghànàyatanam, Tỷ xứ
jivhàyatanam, Thiệt xứ
kàyàyatanam, Thân xứ
manàyatanam, Ý xứ
rùpàyatanam, Sắc xứ
saddàyatanam, Thanh xứ
gandhàyatanam, Hương xứ
rasàyatanam, Vị xứ
photthabbàyatanam, Xúc xứ
dhammàyatanam.Pháp xứ
saṁyojana; kiết sử, trói buộc


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment