Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; TT Giác Đẳng
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
1.6 Quán thân - Quán Tứ Đại
ĐẠI Ý
Theo Phật Pháp thì dù tâm thể hay vật thể đều là sự kết cấu của nhiều thành tố. Vật chất, theo ngôn ngữ thời Đức Phật, được hiện hữu với bốn nguyên tố:
Địa đại – pathavì - gồm thể rắn hay mềm (đối tượng của xúc giác), chiếm hữu không gian.
Thuỷ đại - thể loãng có đặc tính quến tụ tạo thành những hình dạng
Hoả đại - nhiệt lượng dù nóng hay lạnh
Phong đại - chuyển dịch, di động
Đất, nước, lửa, gió theo cách nói thông thường là những hiện tượng vật chất riêng biệt.
Nói theo bản thể thì một hạt bụi hay giọt nước thì vẫn có cả bốn nguyên tố địa đại, hoả đại, thuỷ đại và phong đại dù là một thiên thể to lớn hay một nguyên tử.
Riêng trong bài kinh Đại Tứ Niệm Xứ nầy thì hành giả nhận diện tứ đại theo bốn hiện tượng: thể rắn, chất loãng, hơi ấm và khí vận hành (như trong văn hoá Tây phương nói về bốn hiện tượng vật lý solid, liquid, plasma và gas)
Hành giả tu tập có thể lấy những thành phần của cơ thể để nhận diện tứ đại:
Điạ đại bao gồm tóc, lông, móng, răng, da, thịt, xương..
Thủy đại bao gồm mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, nước mắt …
Hoả đại gồm chất ấm của thân như nhiệt lượng của thân, hơi ấm tiêu hoá…
Phong đại gồm hơi, khí vận hành trong châu thân.
Khi nói về bản thể pháp thì tứ đại không thể tách riêng nhưng trong bài kinh nầy là những hiện tượng riêng biệt. Điều hoà thì thân thể khoẻ mạnh. Tứ đại bất hoà (xí thạnh) thì xáo trộn, đau bệnh. Tứ đại vốn vô chừng, bất toàn và không theo quyền lực nào.
Hành giả quán tứ đại cần nhìn tứ đại ngay trên chính thân thể (nội thân hay ngoại thân). Những hiện tượng nầy có tự tánh riêng. Cần được nhận thức như bản chất tự nhiên: “pháp hữu vi vốn là vậy”. Tùy theo căn tánh hay túc duyên những hiện tướng có thể rõ với người nầy, mờ nhạt với người kia và đôi khi có tác động lớn đến khả năng lãnh hội xuyên qua chánh niệm.
CHÁNH KINH
378. “puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṁ yathāṭhitaṁ yathāpaṇihitaṁ dhātuso paccavekkhati — ‘atthi imasmiṁ kāye pathavīdhātu āpodhātu tejodhātu vāyodhātū’ti.
6. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo quán sát thân này về vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại."
“seyyathāpi , bhikkhave, dakkho goghātako vā goghātakantevāsī vā gāviṁ vadhitvā catumahāpathe bilaso vibhajitvā nisinno assa, evameva kho, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṁ yathāṭhitaṁ yathāpaṇihitaṁ dhātuso paccavekkhati — ‘atthi imasmiṁ kāye pathavīdhātu āpodhātu tejodhātu vāyodhātū’ti.
Này các Tỷ kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đồ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy này các Tỷ kheo, vị Tỷ kheo quán sát thân nay về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại."
Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân.
TỪ VỰNG
pathavīdhātu -địa giới. Gồm thể rắn hay mềm (đối tượng của xúc giác), chiếm hữu không gian.
āpodhātu - thuỷ giới. Thể loãng có đặc tính quến tụ tạo thành những hình dạng
tejodhātu - hoả giới. Nhiệt lượng dù nóng hay lạnh
vāyodhātū – Phong giới. Chuyển dịch, di động
yathāṭhitaṁ yathāpaṇihitaṁ dhātuso paccavekkhati - nhận thức các giới dù ở vị trí nào, chức năng nào
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Phải chăng quán tứ đại qua tứ niệm xứ là những hiện tượng vật chất có thể cảm nhận qua thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Xin giải thích tại sao dù là một hòn núi hay một hạt bụi đều cấu thành bởi bốn đại? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 3.Sự bất chừng của tứ đại được hành giả tu tập thiền quán ghi nhận thế nào để được liên tục? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Với thí dụ được Đức Phật dạy: Này các Tỷ kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đồ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy này các Tỷ kheo, vị Tỷ kheo quán sát thân nay về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại." cho chúng ta gợi ý gì về sự tu tập quán tứ đại? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Với thí dụ được Đức Phật dạy: Này các Tỷ kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đồ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy này các Tỷ kheo, vị Tỷ kheo quán sát thân nay về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại." cho chúng ta gợi ý gì về sự tu tập quán tứ đại? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Tại sao chánh niệm về bốn đại có thể “nhận thức mà không cần triết lý” ? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5. Bài học “tứ đại bất hoà” có tác dụng gì với người tu Phật? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment