Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; TT Tuệ Siêu
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
1.2 Quán thân - Quán các thành phần của thân thể
ĐẠI Ý
Đây là pháp niệm phổ thông trong pháp hành tứ niệm xứ. Hành giả cần được hướng dẫn tỉ mỉ đển có thể thực hành. Đa số con người đều ái luyến thân thể, từ đó sanh kiêu mạn dù là ngoại hình hay thể lực.
Trước hết thân thể của mỗi con người là một tổng hợp của nhiều cơ phận. Kinh Đại Tứ Niệm Xứ nêu lên 31 thứ (trong sớ giải có 32 cộng thêm “mattaluṅgaṃ - óc tiên khởi thì óc tính trong phần tủy - aṭṭhimiñjaṃ): kesā (tóc), lomā (lông), nakhā (móng), dantā (răng), taco (da), maṃsaṃ (thịt), nahāru (gân), aṭṭhi (xương), aṭṭhimiñjaṃ (tuỷ), vakkaṃ (thận), hadayaṃ (tim), yakanaṃ (gan), kilomakaṃ (hoành cách mô), pihakaṃ (dạ dày), papphāsaṃ (phổi), antaṃ (ruột giả), antaguṇaṃ (ruột non), udariyaṃ (vật thực chưa tiêu), karīsaṃ (phân), pittaṃ (mật), semhaṃ (đàm), pubbo (mủ), lohitaṃ (máu), sedo (mồ hôi), medo (mỡ), assu (nước mắt), vasā (mỡ lỏng), kheḷo (nước miếng), siṅghāṇikā (nước mũi), lasikā (nước nhớt khớp xương), muttaṃ (nước tiểu). Cái nhìn chia chẻ giúp hành giả thấy được tính giả hợp của thân, từ đó, giảm thiểu kiêu mạn.
Thứ đến, hành giả thực hành phần nầy cần kiến thức tổng quát về cơ thể. Thông thường thì được hướng dẫn rõ ràng bởi thiền sư. Mỗi thứ cần được học hiểu qua nhiều khía cạnh như: mô tả (vacasā), chức năng (manasā), màu sắc (vaṇṇato), hình dạng (saṇṭhānato), hướng sanh khởi hay lan toả (disāto), vị trí (okāsato), hạn định (paricchedato).
Sau cùng, phép niệm nầy cần vận dụng hai thứ là nhận diện và ấn tượng. Cả hai chỉ (samatha) và quán (vipassana) đều sử dụng những ấn tượng nầy , nhưng theo Ngài Tangpulu Sayadaw -một thiền sư được biết nhiều về sự hướng dẫn bất tịnh quán, thì pháp tu chỉ (samatha) tập trung vào một (như một người xử dụng chiếc xe hiệu nào đó khi ra đường thường chú ý vào xe hiệu đó) trong khi pháp quán (vipassana) nhận diện bất cứ cơ phận hay thể trược nào xuất hiện.
Cách nói về thân bất tịnh theo pháp học thường là dựa trên kiến văn. Ở đây đòi hỏi hai thứ: định hay sự tập trung liên tục và niệm là khả năng ghi nhận những gì đang xẩy ra trong hiện tại.
CHÁNH KINH
377. “puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā tacapariyantaṃ pūraṃ nānappakārassa asucino paccavekkhati — ‘atthi imasmiṃ kāye kesā lomā nakhā dantā taco, maṃsaṃ nhāru aṭṭhi aṭṭhimiñjaṃ vakkaṃ, hadayaṃ yakanaṃ kilomakaṃ pihakaṃ papphāsaṃ, antaṃ antaguṇaṃ udariyaṃ karīsaṃ , pittaṃ semhaṃ pubbo lohitaṃ sedo medo, assu vasā kheḷo siṅghāṇikā lasikā muttan’ti.
5. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: "Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu.
“seyyathāpi, bhikkhave, ubhatomukhā putoḷi pūrā nānāvihitassa dhaññassa, seyyathidaṃ sālīnaṃ vīhīnaṃ muggānaṃ māsānaṃ tilānaṃ taṇḍulānaṃ. tamenaṃ cakkhumā puriso muñcitvā paccavekkheyya — ‘ime sālī, ime vīhī ime muggā ime māsā ime tilā ime taṇḍulā’ti. evameva kho, bhikkhave, bhikkhu imameva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā tacapariyantaṃ pūraṃ nānappakārassa asucino paccavekkhati — ‘atthi imasmiṃ kāye kesā lomā nakhā dantā taco, maṃsaṃ nhāru aṭṭhi aṭṭhimiñjaṃ vakkaṃ, hadayaṃ yakanaṃ kilomakaṃ pihakaṃ papphāsaṃ, antaṃ antaguṇaṃ udariyaṃ karīsaṃ , pittaṃ semhaṃ pubbo lohitaṃ sedo medo, assu vasā kheḷo siṅghāṇikā lasikā muttan’ti.
Này các Tỷ kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quan sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu đỏ, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi." Cũng vậy, này các Tỷ kheo, một Tỷ kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: "Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu."
Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Sự ghê tởm bình thường như một người thấy máu thì sợ khác biệt gì với tâm thái một người tu quán thân ? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 3. Một người quán bất tịnh không ái luyến thân thể có nhất thiết là người không chăm sóc vệ sinh thân thể ? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Đối với những phiền não như tham muốn ăn uống ,nặng lòng với ngoại hình , ham muốn sắc dục .. thì pháp quan sát bất tịnh có thể được xem là "liều thuốc mạnh " chăng ? - ĐĐ Nguyên Thông
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment