Saturday, October 27, 2018

Bài học. Thứ Bảy ngày 27 tháng 10, 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya


Giảng Sư; TT Pháp Tân

GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 27/10/2018 
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
 
4.1 Quán Pháp - Quán Thủ Uẩn

ĐẠI Ý

Năm thủ uẩn - pañca upādānakkhandha không có nghĩa là năm sự chấp thủ mà là năm uẩn cho pháp thủ tạo thành. Năm uẩn là:
Sắc uẩn – rùpakhandha. Là thành phần vật chất của đời sống. Nói cách khác là xác thân.
Thọ uẩn -vedanàkhandha. Là tất cả cảm thọ khổ, lạc, ưu, hỷ, xả
Tưởng uẩn – saññākhandha. Là nhận thức do trãi nghiệm, kinh nghiệm, hấp thụ (như ý niệm learning trong tâm lý học Tây phương)
Hành uẩn - saṅkhārakhandha. Là ý chí, chủ tâm phân biệt, lựa chọn, tạo tác
Thức uẩn - viññāṇakhandha. Là cái biết của các giác quan tức thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và ý thức đối với cảnh pháp.
Hành giả quán pháp qua năm uẩn cần trang bị kiến văn về ngũ uẩn một cách căn bản. Đói, khát là hiện tượng thuộc về sắc uẩn. Vui buồn thuộc thọ uẩn.  Con chó không sợ mà sợ con chuột là do tưởng uẩn (…). Chủ chương cái nầy đúng cái kia sai là hành uẩn. Ngắm nhìn, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm thuộc về thức uẩn.
Tất cả những hiện tượng đó sanh diệt tiếp nối liên hồi. Thân tâm hay năm uẩn là sản phẩm của nghiệp quá khứ - và trước cũng là kết quả cả vô minh, ái và phiền não. Thói quen là biểu thị của sự chi phối từ quá khứ. Quan niệm đẹp xuất. Phức cảm buồn vui và bao nhiêu thức vốn do trùng trùng nhân duyên tạo thành. Hành giả không phản ứng bằng cảm xúc hay phê phán chỉ ghi nhận sự sanh diệt và “dùng những hiện tượng đó để nuôi dưỡng chánh niệm”

CHÁNH KINH
383. “puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu. kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu? idha, bhikkhave, bhikkhu ‘iti rūpaṁ, iti rūpassa samudayo, iti rūpassa atthaṅgamo; iti vedanā, iti vedanāya samudayo, iti vedanāya atthaṅgamo; iti saññā, iti saññāya samudayo, iti saññāya atthaṅgamo; iti saṅkhārā, saṅkhārānaṁ samudayo, iti saṅkhārānaṁ atthaṅgamo, iti viññāṇaṁ, iti viññāṇassa samudayo, iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti, 
Này các Tỷ kheo, Tỷ kheo quán sát: "Ðây là sắc, đây là sắc sanh, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ sanh, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng sanh, đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành sanh, đây là hành diệt. Ðây là thức, đây là thức sanh, đây là thức diệt".
 “iti ajjhattaṁ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati ‘atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu. 
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp, đối với năm triền cái.

TỪ VỰNG  
Pañca upādānakkhandha  - năm thủ uẩn là năm uẩn cho pháp thủ tạo thành
Sắc uẩn – rùpakhandha. Là thành phần vật chất của đời sống. Nói cách khác là xác thân.
Thọ uẩn -vedanàkhandha. Là tất cả cảm thọ khổ, lạc, ưu, hỷ, xả
Tưởng uẩn – saññākhandha. Là nhận thức do trãi nghiệm, kinh nghiệm, hấp thụ (như ý niệm learning trong tâm lý học Tây phương)
Hành uẩn - saṅkhārakhandha. Là ý chí, chủ tâm phân biệt, lựa chọn, tạo tác
Thức uẩn - viññāṇakhandha. Là cái biết của các giác quan tức thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và ý thức đối với cảnh pháp.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Thuật ngữ upādānakkhandha nên được hiểu là: A. Năm uẩn đối tượng của chấp thủ / B. chấp thủ đối với năm uẩn / C. Năm uẩn là thành phẩm của chấp thủ / D. Năm uẩn sẽ được tạo thành nên do chấp thủ. - TT Pháp Tân & TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Trong pháp quán niệm xứ có đề cập tới uẩn, xứ (giới), đế. Tại sao những pháp ấy đặc biệt quan trọng đối với A Tỳ Đàm (Vi Diệu Pháp) và thiền quán? - TT Pháp Tân

Thảo luận 3. Nhận diện sự sanh diệt đối với năm uẩn có tác dụng gì với chánh niệm? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 4 . Sắc uẩn thường được hiểu là xác thân. Vậy thì sắc uẩn sanh, sắc uẩn diệt nên hiểu thế nào? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 5. TT Giác Đẳng giải thích thêm về chữ uẩn  (pañcakhandha) 


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment