Friday, October 26, 2018

Bài học. Thứ Sáu ngày 26 tháng 10, 2018

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya


Giảng Sư; ĐĐ Pháp Tín

GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 26/10/2018 
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
 
4.1 Quán Pháp

ĐẠI Ý

Chữ Pháp trong Phật học có rất nhiều nghĩa. Một số các học giả vẫn có quan điểm khác biệt về  ý nghĩa của chữ Pháp trong pháp quán niệm xứ. Có vị hiểu đó là cảnh giới của tư duy (object of minds) tương tự như cảnh pháp trong sáu cảnh. Kỳ thật thì chữ pháp ở đây chỉ cho những đề tài pháp được Đức Phật giảng y cứ trên sự giác ngộ của Ngài như năm triền cái, thất giác chi, tứ diệu đế … những pháp ấy thường là đề tài của học hỏi và suy tư. Ở đây, trong pháp quán niệm xứ, thì những đề tài nầy được nhận thức ngay ở thân tâm trong hiện tại. Nhận thức năm triền cái qua suy luận rất khác với ghi nhận hiện tướng. (Một cách thú vị thì giống một khái niệm của thiền tông Bắc truyền: thấy được mặt mũi thật (bản lai diện mục))
Sở dĩ bài kinh nầy nầy gọi là Đại Kinh Niệm Xứ vì phần pháp quán niệm xứ dài hơn Kinh Niệm Xứ trong Trung Bộ Kinh. Những đề tài pháp để quán chiếu ở đây gồm có: năm triền cái, năm thủ uẩn, sáu nội ngoại xứ, thất giác chi, tứ diệu đế. 
Hành giả tu tập pháp quán niệm xứ , cần có kiến văn chính xác về các đề tài pháp rồi quan chánh niệm đối với thân tâm thấy được những pháp ấy trong thực tại. Ajahn Chah, vị thiền sư dạy nhiều về pháp quán niệm xứ, dạy rằng: “ở giai đoạn đầu tu tập chánh niệm thì tất cả những gì được ghi nhận tương đối rời rạc; một khi chánh niệm thuần thục và hành pháp quán niệm xứ thì hành giả có thể nhận ra sự liên hệ giữa các hiện tượng và có cái nhìn toàn diện, mạch lạc hơn về thế giới sanh diệt”.
Quán năm pháp cái là chánh niệm về năm phiền não ngăn ngại niệm và định. Biết rõ “tâm có tham” thuộc tâm quán niệm xứ. Biết rõ “tâm có tham và chính sự tham dục nầy ngăn ngại định” đó là pháp quán niệm xứ. Nói cách khác trong pháp quán niệm xứ không những chỉ nhận diện các pháp sanh khởi mà có thấy được ảnh hưởng và sự tương quan với những pháp khác. Năm phiền não ở đây là tham dục, sân hận, hôn thuỵ, trạo hối và nghi hoặc.
Tham dục ngăn ngại định hay khả năng tập trung. Sân hận ngăn ngại hỷ hay sự hân hoan thoải mái trong định niệm. Hôn thuỵ ngăn ngại tầm hay sự hướng tâm vào đề mục niệm. Trạo hối ngăn ngại lạc hay sự gội nhuần trong thiền. Nghi hoặc ngăn ngại tứ hay khả năng khắn khít với đề mục niệm.
Hành giả tu tập pháp quán niệm xứ về năm pháp cái cần nhận ra trạng thái và hệ quả của năm phiền não trên.

CHÁNH KINH
82. “kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati? idha, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu. kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu?
13. Này các Tỷ kheo, thế nào là vị Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái. Và này các Tỷ kheo, thế nào là vị Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái?
“idha, bhikkhave, bhikkhu santaṁ vā ajjhattaṁ kāmacchandaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ kāmacchando’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ kāmacchandaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ kāmacchando’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa kāmacchandassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa kāmacchandassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa kāmacchandassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, nội tâm có tham dục, biết rõ: "Nội tâm  có tham dục"; hay nội tâm không có tham dục, biết rõ rằng: "Nội tâm  không có tham dục". Và với tham dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy. Và với tham dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ như vậy. Và với tham dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy biết rõ như vậy.


“santaṁ vā ajjhattaṁ byāpādaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ byāpādo’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ byāpādaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ byāpādo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa byāpādassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa byāpādassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa byāpādassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
Hay nội tâm có sân hận, biết rõ rằng: "Nội tâm  có sân hận"; hay nội tâm không có sân hận, biết rõ rằng: "Nội tâm  không có sân hận." Và với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy. Và với sân hận đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ như vậy. Và với sân hận đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy biết rõ như vậy.

 “santaṁ vā ajjhattaṁ thinamiddhaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ thinamiddhan’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ thinamiddhaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ thinamiddhan’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa thinamiddhassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa thinamiddhassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa thinamiddhassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
Hay nội tâm có hôn trầm thụy miên, biết rõ rằng: "Nội tâm  có hôn trầm thụy miên"; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, biết rõ rằng: "Nội tâm  không có hôn trầm thụy miên". Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy. Và với hôn trầm thụy miên đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ như vậy. Và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy biết rõ như vậy.

 “santaṁ vā ajjhattaṁ uddhaccakukkuccaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ uddhaccakukkuccan’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ uddhaccakukkuccaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ uddhaccakukkuccan’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa uddhaccakukkuccassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa uddhaccakukkuccassa pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa uddhaccakukkuccassa āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
Hay nội tâm có trạo hối, biết rõ rằng: "Nội tâm  có trạo hối"; hay nội tâm không có trạo hối, biết rõ rằng: "Nội tâm  không có trạo hối". Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy. Và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ như vậy. Và với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy biết rõ như vậy.


“santaṁ vā ajjhattaṁ vicikicchaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ vicikicchā’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ vicikicchaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ vicikicchā’ti pajānāti, yathā ca anuppannāya vicikicchāya uppādo hoti tañca pajānāti, yathā M.2.239 ca uppannāya vicikicchāya pahānaṁ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnāya vicikicchāya āyatiṁ anuppādo hoti tañca pajānāti.
Hay nội tâm có nghi, biết rõ rằng: "Nội tâm  có nghi"; hay nội tâm không có nghi, biết rõ rằng: "Nội tâm  không có nghi." Và với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy. Và với nghi đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy biết rõ như vậy, và với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy biết rõ như vậy.
 “iti ajjhattaṁ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati ‘atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu. 

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp, đối với năm triền cái.

TỪ VỰNG 
dhammānupassi: Quán pháp
pañca nīvaraṇa: Năm pháp cái, năm pháp ngăn ngại
kāmacchanda: tham dục
byāpāda: sân hận
thinamiddha: hôn trầm thụy miên
uddhaccakukkucca: trạo hối
vicikiccha: nghi hoặc


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Sự ham muốn ở mức độ nào gọi là kàmachanda? - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 2. Sân tâm ở mức độ nào gọi là byàpàda? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Sự lười biếng có nằm trong thinamiddha chăng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Tại sao trạo cử và hối quá được nhập chung ở đây? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 5. Những nghi vấn trong sự tu học có xem là nghi hoặc chăng? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 6. Ngài Mahàsì dạy rằng “khi chánh niệm sự sanh diệt của các pháp ở thân và tâm hành giả sẽ thấy đa phần những hiện tượng sanh diệt không theo ý muốn. Điều nầy có ảnh hưởng lớn đến thái độ phản ứng thường có”. Câu nói đó có ý nghĩa gì với hành giả tu tập tứ niệm xứ? - TT Pháp Tân

Thảo luận 7. Khi có phiền não mà không biết là có phiền não như vậy có phải là thất niệm? - TT Tuệ Quyền


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment