Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; TT Pháp Đăng
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
2.1 Quán Thọ
ĐẠI Ý
Cảm thọ - vedanà là một đề tài lớn trong đời sống nội tâm. Nên phân biệt rõ cảm thọ với cảm xúc trong Phật học. Cảm thọ - trong Anh ngữ dịch là feeling – gần nghĩa với chữ ấn tượng (mental impression) hay cảm giác sơ khởi khi cảnh xuất hiện. Rất khác với cảm xúc - một thứ phản ứng tâm lý mà Anh ngữ gọi là emotion. Nói một cách thuần lý thì cảm thọ thuộc thọ uẩn, còn cảm xúc – hay phản ứng với cảnh - thuộc hành uẩn. Chư vị thánh nhân hoàn toàn giải thoát có thọ khổ nhưng không có cảm xúc khổ sở. (lấy thí dụ nhà có khách. Khách là người dễ thương là một chuyện mà phản ứng vui mừng của chủ nhà là chuyện khác.)
Ba cảm thọ được đề cập trong tứ niệm xứ là là cảm thọ dễ chịu, cảm thọ khó chịu và cảm thọ không nằm trong hai trạng thái dễ chịu hoặc khó chịu. Cảm thọ thứ ba là một đề tài tế nhị đối với hành giả vì không dễ nắm bắt nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới nội tâm.
Cũng nói về cảm thọ một lãnh vực khác được Đức Phật đề cập ở đây là cảm thọ bản năng, thường nhận thức qua thị dục vật chất được gọi với thuật ngữ sāmisa. Trái ngược lại là cảm thọ nirāmisa được hiểu bao gồm những vui khổ vốn là phó sản (by-product) của nỗ lực tu tập, của đời sống tinh thần. Cái khổ do thiếu cơm, khát nước thuộc về cảm thọ sàmisa. Cái khổ do kiên nhẫn hành thiền thuộc niràmisa. Trong bản dịch gọi là khổ thuộc vật chất và không thuộc vật chất. Rất khó tìm chữ dịch gọn tịnh xác cho thuật ngữ nầy. Muốn hiểu thêm điểm nầy nên đọc Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) bài kinh 137: Kinh Phân biệt sáu xứ (Salàyatanavibhanga sutta).
Cảm thọ là một trong những đối tượng của chánh niệm mà không một hành giả tu tập tứ niệm xứ nào không thể không biết đến. Tỉnh táo ghi nhận và phản ứng thiện xảo là bài học vở lòng căn bản cho tất cả thiền sinh.
CHÁNH KINH
380. “kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu vedanāsu vedanānupassī viharati? idha, bhikkhave, bhikkhu sukhaṁ vā vedanaṁ vedayamāno ‘sukhaṁ vedanaṁ vedayāmī’ti pajānāti . dukkhaṁ vā vedanaṁ vedayamāno ‘dukkhaṁ vedanaṁ vedayāmī’ti pajānāti. adukkhamasukhaṁ vā vedanaṁ vedayamāno ‘adukkhamasukhaṁ vedanaṁ vedayāmī’ti pajānāti. sāmisaṁ vā sukhaṁ vedanaṁ vedayamāno ‘sāmisaṁ sukhaṁ vedanaṁ vedayāmī’ti pajānāti, nirāmisaṁ vā sukhaṁ vedanaṁ vedayamāno ‘nirāmisaṁ sukhaṁ vedanaṁ vedayāmī’ti pajānāti. sāmisaṁ vā dukkhaṁ vedanaṁ vedayamāno ‘sāmisaṁ dukkhaṁ vedanaṁ vedayāmī’ti pajānāti, nirāmisaṁ vā dukkhaṁ vedanaṁ vedayamāno ‘nirāmisaṁ dukkhaṁ vedanaṁ vedayāmī’ti pajānāti. sāmisaṁ vā adukkhamasukhaṁ vedanaṁ vedayamāno ‘sāmisaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ vedayāmī’ti pajānāti, nirāmisaṁ vā adukkhamasukhaṁ vedanaṁ vedayamāno ‘nirāmisaṁ adukkhamasukhaṁ vedanaṁ vedayāmī’ti pajānāti.
11. Này các Tỷ kheo, như thế nào Tỷ kheo sống quán thọ trên các thọ?
Này các Tỷ kheo, ở nơi đây Tỷ kheo khi cảm giác lạc thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ"; khi cảm giác khổ thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ"; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ". Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất". Hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất". Hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất".
iti ajjhattaṁ vā vedanāsu vedanānupassī viharati, bahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati. samudayadhammānupassī vā vedanāsu viharati, vayadhammānupassī vā vedanāsu viharati, samudayavayadhammānupassī vā vedanāsu viharati. ‘atthi vedanā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. evampi kho, bhikkhave, bhikkhu vedanāsu vedanānupassī viharati.
Như vậy vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên cả các nội thọ, ngoại thọ. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các thọ; hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. "Có thọ đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thọ trên các thọ.
TỪ VỰNG
Vedanà : cảm thọ - cảm giác sơ khởi khi cảnh xuất hiện.
Sukha vedanà : lạc thọ
Dukkha vedanà: khổ thọ
Sàmisa vedanà: cảm thọ bản năng, thuộc tự nhiên
Niràmisa: cảm thọ do sự tu tập, hay nếp sống tinh thần.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Phải chăng trong tam tạng có rất nhiều bài kinh đề cập đến cảm thọ? và phải chăng cảm thọ dù vui khổ thì đối với người tu tập chỉ là trạng thái có sanh thì diệt và cảm thọ vui không thể là cứu cánh của người tu Phật? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Ajahn Mun dạy rằng người mới tu tập thường khởi ý nghĩ "tôi buồn, tôi vui" nhưng khi chánh niệm đã vững thì chỉ có cảm thọ vui, cảm thọ buồn. Câu nói đó nên được hiểu thế nào? - TT Pháp Tân
Thảo luận 4. Ngài thiền sư Pandita cũng nói là ngay cả đối với thọ xả hành giả cũng nên ghi nhận bằng chánh niệm mà không nên chấp thủ. Câu nói đó nên được hiểu thế nào? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 5. Nhiều người nghĩ rằng đối với thiện ác thì không thể có cảm giác thản nhiên. Xin giải rõ tâm thiện thọ xả và tâm tham thọ xả có chăng? Nếu có thì có thế nào? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment