Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; TT Tuệ Siêu
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
4.4 Quán Pháp - Quán Thất Giác Chi
ĐẠI Ý
Giác chi-bojjhaṅga - nghĩa là thành tố của tuệ giác. Bảy chi phần nầy đặc biệt quan trọng với người tu tứ niệm xứ vì đó là những pháp vừa là thành quả vừa là quá trình của thiền quán.
Thất giác chi gồm có:
Niệm giác chi - satisambojjhaṅga – hay yếu tố tỉnh giác bén nhạy với thực tại, căn bản của người tu thiền quán.
Trạch pháp giác chi -dhammavicayasambojjhaṅga - yếu tố tinh tế phân biệt tốt xấu, lợi và bất lợi trong đời sống nội tại.
Cần giác chi – vīriyasambojjha - Yếu tố dõng mãnh trong quyết định cái gì nên hay không nên.
Hỷ giác chi - pītisambojjhaṅga - yếu tố hân hoan tạo nên sự thoải mái và phấn khởi đối với sự tu tập.
Tịnh giác chi hay khinh an giác chi - passaddhisambojjhaṅga - yếu tố nhẹ nhàng nhu nhuyến trong sự tiến thủ đối với đời sống tu tập.
Định giác chi - samādhisambojjhaṅga - yếu tố an trụ bền chặt đối với đề mục niệm.
Xả giác chi - upekkhāsambojjhaṅga - yếu tố điềm đạm quân bình thuần thục nội tại.
bảy yếu tố nầy kết hợp tạo nêu tuệ giác.
CHÁNH KINH
385. “puna caparaṁ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu. kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu? idha, bhikkhave, bhikkhu santaṁ vā ajjhattaṁ satisambojjhaṅgaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ satisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ satisambojjhaṅgaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ satisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa satisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa satisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
16. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.
Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, nội tâm có Niệm Giác chi, biết rõ rằng: "Nội tâm có Niệm Giác chi", hay nội tâm không có Niệm Giác chi, biết rõ rằng: "Nội tâm không có Niệm Giác chi"; và với Niệm Giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy, và với Niệm Giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy biết rõ như vậy.
“santaṁ vā ajjhattaṁ dhammavicayasambojjhaṅgaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ dhammavicayasambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ dhammavicayasambojjhaṅgaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ dhammavicayasambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa dhammavicayasambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa dhammavicayasambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
“santaṁ vā ajjhattaṁ vīriyasambojjhaṅgaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ vīriyasambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ vīriyasambojjhaṅgaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ vīriyasambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa vīriyasambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa vīriyasambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
“santaṁ vā ajjhattaṁ pītisambojjhaṅgaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ pītisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ pītisambojjhaṅgaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ pītisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa pītisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa pītisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
“santaṁ vā ajjhattaṁ passaddhisambojjhaṅgaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ passaddhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ passaddhisambojjhaṅgaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ passaddhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa passaddhisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa passaddhisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
“santaṁ vā ajjhattaṁ samādhisambojjhaṅgaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ samādhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, asantaṁ vā ajjhattaṁ samādhisambojjhaṅgaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ samādhisambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa samādhisambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa samādhisambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
“santaṁ vā ajjhattaṁ upekkhāsambojjhaṅgaṁ ‘atthi me ajjhattaṁ upekkhāsambojjhaṅgo’ti pajānāti , asantaṁ vā ajjhattaṁ upekkhāsambojjhaṅgaṁ ‘natthi me ajjhattaṁ upekkhāsambojjhaṅgo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa upekkhāsambojjhaṅgassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa upekkhāsambojjhaṅgassa bhāvanāya pāripūrī hoti tañca pajānāti.
Hay nội tâm có Trạch pháp Giác chi...
Hay nội tâm có Tinh tấn Giác chi...
Hay nội tâm có Hỷ Giác chi...
Hay nội tâm có Khinh an Giác chi...
Hay nội tâm có Ðịnh Giác chi...
Hay nội tâm có Xả Giác chi; biết rõ rằng: "Nội tâm có Xả Giác chi"; hay nội tâm không có Xả Giác chi, biết rõ rằng: "Nội tâm không có Xả Giác chi." Và với Xả Giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy biết rõ như vậy; và với Xả Giác chi đã sanh nay được tu tập viên thành, vị ấy biết rõ như vậy.
“iti ajjhattaṁ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati. samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati ‘atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati sattasu bojjhaṅgesu.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây"; vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.
TỪ VỰNG
Niệm giác chi - satisambojjhaṅga – hay yếu tố tỉnh giác bén nhạy với thực tại, căn bản của người tu thiền quán.
Trạch pháp giác chi -dhammavicayasambojjhaṅga - yếu tố tinh tế phân biệt tốt xấu, lợi và bất lợi trong đời sống nội tại.
Cần giác chi – vīriyasambojjha - Yếu tố dõng mãnh trong quyết định cái gì nên hay không nên.
Hỷ giác chi - pītisambojjhaṅga - yếu tố hân hoan tạo nên sự thoải mái và phấn khởi đối với sự tu tập.
Tịnh giác chi hay khinh an giác chi - passaddhisambojjhaṅga - yếu tố nhẹ nhàng nhu nhuyến trong sự tiến thủ đối với đời sống tu tập.
Định giác chi - samādhisambojjhaṅga - yếu tố an trụ bền chặt đối với đề mục niệm.
Xả giác chi - upekkhāsambojjhaṅga - yếu tố điềm đạm quân bình thuần thục nội tại.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Tinh tấn dựa trên sự phân biệt (trạch pháp) khác biệt gì với tinh tấn không có cơ sở là trạch pháp? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 3. Sự hân hoan dựa trên cần giác chi khác biệt gì với sự hân hoan không y cứ trên cần giác chi? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 4. Sự khinh an do hỷ giác chi phải chăng đồng nghĩa với câu “đã ưa thích thì thoải mái”? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 5. Định giác chi sanh khởi nhờ khinh an giác chi phải chăng có thể hiểu đại khái là ít xáo trộn thì dễ tập trung lâu? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 6. Tại sao thuần thục trong định trong sự tu tập khiến tâm điềm đạm, quân bình? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 7. Tuệ giác do bảy giác chi tạo thành mang ý nghĩa đặc biệt gì so với cái hiểu thường thức?
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment