Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; ĐĐ Huy Niệm & TT Giác Đẳng
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
1.2 Quán thân - niệm hơi thở
CHÁNH KINH
374. “kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati? idha, bhikkhave, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. so satova assasati, satova passasati. dīghaṃ vā assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto ‘dīghaṃ passasāmī’ti pajānāti. rassaṃ vā assasanto ‘rassaṃ assasāmī’ti pajānāti, rassaṃ vā passasanto ‘rassaṃ passasāmī’ti pajānāti. ‘sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati, ‘sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati. ‘passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī’ti sikkhati, ‘passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī’ti sikkhati.
2. Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán thân trên thân?
Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy biết rõ: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy biết rõ: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy biết rõ: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy biết rõ: "Tôi thở ra ngắn"; Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
“seyyathāpi, bhikkhave, dakkho bhamakāro vā bhamakārantevāsī vā dīghaṃ vā añchanto ‘dīghaṃ añchāmī’ti pajānāti, rassaṃ vā añchanto ‘rassaṃ añchāmī’ti pajānāti evameva kho, bhikkhave, bhikkhu dīghaṃ vā assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto ‘dīghaṃ passasāmī’ti pajānāti, rassaṃ vā assasanto ‘rassaṃ assasāmī’ti pajānāti, rassaṃ vā passasanto ‘rassaṃ passasāmī’ti pajānāti. ‘sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati,
‘sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati, ‘passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī’ti sikkhati, ‘passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī’ti sikkhati.
Này các tỷ kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay biết rõ thiện xảo, khi quay dài, biết rõ rằng: "Tôi quay dài"; hay khi quay ngắn, biết rõ rằng: "Tôi quay ngắn." Cũng vậy, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo thở vô dài, biết rõ: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài biết rõ: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, biết rõ: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, biết rõ: "Tôi thở ra ngắn"; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.
Như vậy, vị ấy sống, quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.
THẢO LUẬN
1. Phải chăng chỉ có pháp niệm hơi thở mới theo cách chọn nơi tu tập và tư thế ngồi: đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.(idha, bhikkhave, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā)?
2. Biết là “thở vào” hay phải có chủ ngữ “tôi thở vào” (passasāmi
3. Chữ biết (pajānāti) dùng để chỉ chánh niệm (sati) ở đây hàm ý gì?
4. Cảm giác toàn thân (sabbakāyapaṭisaṃvedī) chỉ cho trạng thái nào?
5. An tịnh thân hành (passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ) phải chăng chỉ cho hơi thở tự nhiên?
6. Quán thân trên ngoại thân (bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati) đối với hành giả là gì?
7. Tại sao Phật dạy sanh và diệt rồi cộng chung sanh diệt (samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati)?
8. Cụm từ “Vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời. (anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādi
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Phải chăng tu thiền ở chốn huyên náo mới là "tu cao"? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 2. Đến mức độ nào hành giả không còn cảm thấy vật lộn hay nhàm chán với hơi thở? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 3. Tại sao niệm hơi thở giúp hành giả tập sống trong hiện tại? - ĐĐ Pháp Tín
1. Phải chăng chỉ có pháp niệm hơi thở mới theo cách chọn nơi tu tập và tư thế ngồi: đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.(idha, bhikkhave, bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā)?
2. Biết là “thở vào” hay phải có chủ ngữ “tôi thở vào” (passasāmi
3. Chữ biết (pajānāti) dùng để chỉ chánh niệm (sati) ở đây hàm ý gì?
4. Cảm giác toàn thân (sabbakāyapaṭisaṃvedī) chỉ cho trạng thái nào?
5. An tịnh thân hành (passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ) phải chăng chỉ cho hơi thở tự nhiên?
6. Quán thân trên ngoại thân (bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati) đối với hành giả là gì?
7. Tại sao Phật dạy sanh và diệt rồi cộng chung sanh diệt (samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati)?
8. Cụm từ “Vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời. (anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādi
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment