Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư; ĐĐ Huy Niệm
22. Đại kinh Niệm xứ (Mahàsatipatthana sutta)
3.1 Quán Tâm
ĐẠI Ý
Quán tâm là chánh niệm trạng thái nội tâm. Tâm thái có nhất thời có kéo dài đôi khi cả ngày hay cả tuần lễ hoặc lâu hơn nữa. Lúc đang niệm hơi thở hay đi kinh hành một trạng thái tâm sanh khởi, dù tốt hay không tốt, hành giả cẩn ghi nhận rõ rồi trở về với đề mục niệm. Có những trạng thái tâm kéo dài lâu như sự phiền muộn điều gì hay pháp khởi thiện tâm thì hành giả cần tỉnh táo ghi nhận rồi trở lại đề mục tu tập. Không khuếch tán, không chạy theo mà chỉ đơn giả ghi nhận.
Nhận diện trạng thái tâm ở giai đoạn đầu có phần khiến hành giả lúng túng vì đối diện với cả hai tốt và xấu ở chính mình. Không che đậy, không giải thích, không phê phán mà đơn thuần là ghi nhận “tham, sân, tán loạn…
Một điều khác cần tránh là đừng cố gắng giải quyết như giằng co hay ra lệnh: “Mình phải tốt, mình phải thế nầy, thế kia”. Chỉ lặng lặng nhìn bằng chánh niệm. Trong tầm nhìn của chánh niệm mọi tâm thái sẽ tự thuần hoá không cần cố gắng xua đuổi hay bám víu.
Một trạng thái thường chi phối hành giả là suy nghĩ mông lung vẫn vơ. Chỉ ghi nhận là “phóng tâm”. Không cần phải có thái độ gì khác.
Các vị thiền sư thường giảng rõ thế nào là tâm tham, tâm sân, tâm quảng đại, tâm cục bộ …Người có học A Tỳ Đàm thường có lợi điểm về phương diện nầy.
Cũng nói về cảm thọ một lãnh vực khác được Đức Phật đề cập ở đây là cảm thọ bản năng, thường nhận thức qua thị dục vật chất được gọi với thuật ngữ sāmisa. Trái ngược lại là cảm thọ nirāmisa được hiểu bao gồm những vui khổ vốn là phó sản (by-product) của nỗ lực tu tập, của đời sống tinh thần. Cái khổ do thiếu cơm, khát nước thuộc về cảm thọ sàmisa. Cái khổ do kiên nhẫn hành thiền thuộc niràmisa. Trong bản dịch gọi là khổ thuộc vật chất và không thuộc vật chất. Rất khó tìm chữ dịch gọn tịnh xác cho thuật ngữ nầy. Muốn hiểu thêm điểm nầy nên đọc Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) bài kinh 137: Kinh Phân biệt sáu xứ (Salàyatanavibhanga sutta).
Cảm thọ là một trong những đối tượng của chánh niệm mà không một hành giả tu tập tứ niệm xứ nào không thể không biết đến. Tỉnh táo ghi nhận và phản ứng thiện xảo là bài học vở lòng căn bản cho tất cả thiền sinh.
CHÁNH KINH
381. “kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu citte cittānupassī viharati? idha, bhikkhave, bhikkhu sarāgaṁ vā cittaṁ ‘sarāgaṁ cittan’ti pajānāti, vītarāgaṁ vā cittaṁ ‘vītarāgaṁ cittan’ti pajānāti. sadosaṁ vā cittaṁ ‘sadosaṁ cittan’ti pajānāti, vītadosaṁ vā cittaṁ ‘vītadosaṁ cittan’ti pajānāti. samohaṁ vā cittaṁ ‘samohaṁ cittan’ti pajānāti, vītamohaṁ vā cittaṁ ‘vītamohaṁ cittan’ti pajānāti. saṅkhittaṁ vā cittaṁ ‘saṅkhittaṁ cittan’ti pajānāti, vikkhittaṁ vā cittaṁ ‘vikkhittaṁ cittan’ti pajānāti. mahaggataṁ vā cittaṁ ‘mahaggataṁ cittan’ti pajānāti, amahaggataṁ vā cittaṁ ‘amahaggataṁ cittan’ti pajānāti. sauttaraṁ vā cittaṁ ‘sauttaraṁ cittan’ti pajānāti, anuttaraṁ vā cittaṁ ‘anuttaraṁ cittan’ti pajānāti. samāhitaṁ vā cittaṁ ‘samāhitaṁ cittan’ti pajānāti, asamāhitaṁ vā cittaṁ ‘asamāhitaṁ cittan’ti pajānāti. vimuttaṁ vā cittaṁ ‘vimuttaṁ cittan’ti pajānāti. avimuttaṁ vā cittaṁ ‘avimuttaṁ cittan’ti pajānāti.
12. Này các Tỷ kheo, như thế nào Tỷ kheo sống quán tâm trên tâm?
Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo: "Với tâm có tham, biết rằng tâm có tham"; hay "Với tâm không tham, biết rằng tâm không tham"; hay "Với tâm có sân, biết rằng tâm có sân"; hay "Với tâm không sân, biết rằng tâm không sân"; hay "Với tâm có si, biết rằng tâm có si"; hay "Với tâm không si, biết rằng tâm không si"; hay "Với tâm thâu nhiếp, biết rằng tâm được thâu nhiếp"; hay "Với tâm tán loạn, biết rằng tâm bị tán loạn"; hay "Với tâm quảng đại, biết rằng tâm được quảng đại"; hay "Với tâm không quảng đại, biết rằng tâm không được quảng đại"; hay "Với tâm hữu hạn, biết rằng tâm hữu hạn"; hay "Với tâm vô thượng, biết rằng tâm vô thượng"; hay "Với tâm có định, biết rằng tâm có định"; hay "Với tâm không định, biết rằng tâm không định"; hay "Với tâm giải thoát, biết rằng tâm có giải thoát"; hay "Với tâm không giải thoát, biết rằng tâm không giải thoát".
iti ajjhattaṁ vā citte cittānupassī viharati, bahiddhā vā citte cittānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā citte cittānupassī viharati. samudayadhammānupassī vā cittasmiṁ viharati, vayadhammānupassī vā cittasmiṁ viharati, samudayavayadhammānupassī vā cittasmiṁ viharati, ‘atthi cittan’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati . evampi kho, bhikkhave, bhikkhu citte cittānupassī viharati.
Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. "Có tâm đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy vị Tỷ kheo sống quán tâm trên tâm.
TỪ VỰNG
Cittānupassi: Quán tâm
Sarāga citta: Tâm tham dục
Vītarāga citta: Tâm ly tham
Sadosa citta: Tâm có sân
Vītadosa citta: Tâm không sân
Samoha citta: Tâm có si
Vītamoha citta: Tâm không si
saṅkhitta citta: Tâm thâu nhiếp
vikkhitta citta: Tâm tán loạn
Mahaggata citta: Tâm quảng đại
amahaggata citta: Tâm cục bộ
sauttara citta: Tâm tăng thượng
anuttara citta: Tâm tầm thường
samāhita citta: Tâm có định
asamāhita citta : Tâm không định
vimutta cittan: Tâm giải thoát
avimutta citta: Tâm không giải thoát
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
TK Giac Dang : anuttaranti rūpāvacaraṁ arūpāvacarañca. tatrāpi sauttaraṁ rūpāvacaraṁ, anuttaraṁ arūpāvacarameva.
Thảo luận 2. Mỗi khoảnh khắc chỉ có một tâm biết một cảnh thế thì tâm nào ghi nhận và tâm nào là đối tượng của ghi nhận? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Xin cho một thí dụ thế nào là tâm có si biết tâm si? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Khi tâm phiền não được nhận diện bằng chánh niệm thì phải chăng sẽ làm giảm thiểu lực chi phối của phiền não? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 5. Ý tưởng “tôi tốt, tôi xấu” khác biệt thế nào với ghi nhận của chánh niệm “tâm tốt, tâm xấu”? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 6. Một người thường ghi nhận nội tâm theo tâm quán niệm xứ đã đủ để gọi là hộ trì tâm chưa? Hay nên làm gì khác ngoài chánh niệm? - ĐĐ Huy Niệm
Thảo luận 7. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment