Sunday, March 10, 2019

Bài học. Chủ Nhật ngày 10 tháng 3, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 10/3/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP BỐN CHI phần4.10

x) Bốn tinh cần: Chế ngự tinh cần, đoạn trừ tinh cần, tu tập tinh cần, hộ trì tinh cần.
Này các Hiền giả, thế nào là chế ngự tinh cần? Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo, khi mắt thấy sắc không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ-kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự chế ngự nhãn căn. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì vì ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ-kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự chế ngự ý căn. Này các Hiền giả, như vậy gọi là chế ngự tinh cần.
Này các Hiền giả, thế nào là đoạn trừ tinh cần? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo không chấp nhận dục tầm đã khởi lên, từ bỏ, đoạn trừ, tiêu diệt, không cho hiện hữu; không chấp nhận sân tầm đã khởi lên... không chấp nhận hại tầm đã khởi lên, từ bỏ, đoạn trừ, tiêu diệt, không cho hiện hữu. Này các Hiền giả, như vậy gọi là đoạn trừ tinh cần.
Này các Hiền giả, thế nào là tu tập tinh cần? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo tu tập Niệm Giác chi, pháp này y xả ly, y ly dục, y đoạn diệt, thành thục trong đoạn trừ; tu tập Trạch pháp Giác chi... tu tập Tinh tấn Giác chi... tu tập Hỷ Giác chi... tu tập Khinh an Giác chi... tu tập Ðịnh Giác chi... tu tập Xả Giác chi, pháp này y xả ly, y ly dục, y đoạn diệt, thành thục trong đoạn trừ. Này các Hiền giả, như vậy gọi là tu tập tinh cần.
Này các Hiền giả, thế nào là hộ trì tinh cần? Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ-kheo hộ trì định tướng tốt đẹp đã khởi lên, cốt tưởng, trùng hám tưởng, thanh ứ tưởng, đoạn hoại tưởng, trương bành tưởng. Này các Hiền giả, như vậy gọi là hộ trì tinh cần ( cattāri padhānāni. saṃvarapadhānaṃ pahānapadhānaṃ bhāvanāpadhānaṃ VAR anurakkhaṇāpadhānaṃ VAR. katamañcāvuso, saṃvarapadhānaṃ? idhāvuso, bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. yatvādhikaraṇamenaṃ cakkhundriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṃ, tassa saṃvarāya paṭipajjati, rakkhati cakkhundriyaṃ, cakkhundriye saṃvaraṃ āpajjati. sotena saddaṃ sutvā... ghānena gandhaṃ ghāyitvā... jivhāya rasaṃ sāyitvā... kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā... manasā dhammaṃ viññāya na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī. yatvādhikaraṇamenaṃ manindriyaṃ asaṃvutaṃ viharantaṃ abhijjhādomanassā pāpakā akusalā dhammā anvāssaveyyuṃ, tassa saṃvarāya paṭipajjati, rakkhati manindriyaṃ, manindriye saṃvaraṃ āpajjati. idaṃ vuccatāvuso, saṃvarapadhānaṃ.

♦ “katamañcāvuso, pahānapadhānaṃ? idhāvuso, bhikkhu uppannaṃ kāmavitakkaṃ nādhivāseti pajahati vinodeti byantiṃ karoti VAR anabhāvaṃ gameti. uppannaṃ byāpādavitakkaṃ ... pe ... uppannaṃ vihiṃsāvitakkaṃ... uppannuppanne pāpake akusale dhamme nādhivāseti pajahati vinodeti byantiṃ karoti anabhāvaṃ gameti. idaṃ vuccatāvuso, pahānapadhānaṃ.

♦ “katamañcāvuso, bhāvanāpadhānaṃ? idhāvuso, bhikkhu satisambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ. dhammavicayasambojjhaṅgaṃ bhāveti... vīriyasambojjhaṅgaṃ bhāveti... pītisambojjhaṅgaṃ bhāveti... passaddhisambojjhaṅgaṃ bhāveti... samādhisambojjhaṅgaṃ bhāveti... upekkhāsambojjhaṅgaṃ bhāveti vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ vossaggapariṇāmiṃ. idaṃ vuccatāvuso, bhāvanāpadhānaṃ.

♦ “katamañcāvuso, anurakkhaṇāpadhānaṃ? idhāvuso, bhikkhu uppannaṃ bhadrakaṃ VAR samādhinimittaṃ anurakkhati — aṭṭhikasaññaṃ, puḷuvakasaññaṃ VAR, vinīlakasaññaṃ, vicchiddakasaññaṃ, uddhumātakasaññaṃ. idaṃ vuccatāvuso, anurakkhaṇāpadhānaṃ).

Bốn tinh cần - cattāri padhānāni - ở đây là phần quan trọng trong pháp trợ bồ đề (bodhipakkhiya). Tứ chánh cần thường được nhận biết qua bốn chi pháp là thận cần (ngăn ngừa ác pháp chưa sanh), trừ cần (đoạn diệt ác pháp đã sanh), tu cần (làm sanh khởi thiện pháp chưa có), bảo cần (khai triển thiện pháp đã và đang có). Đoạn kinh nầy đi xa hơn với chi tiết: Thận cần là phòng hộ các căn, trừ cần là đoạn diệt ba tà tư duy, tu cần là là huân tập thất giác chi, bảo cần là gìn giữ những ấn chứng đã đạt được trong pháp quán niệm.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Theo đoạn kinh nầy thì “trừ cần là đoạn diệt ba tà tư duy” như vậy phải chăng các chi phần của bát chánh đạo được tu tập chung hơn là riêng lẽ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. Thế nào là ý nghĩa của câu “khi mắt thấy sắc “không nắm tướng chung, không nắm tướng riêng - na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī” ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Phải chăng theo bài kinh nầy thì thất giác chi là những pháp cần huân tu chứ không hẳn là kết quả của sự tu tập thí dụ tu tập khinh an giác chi chẳng hạn? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận và trắc nghiệm.


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Một người tu tập nhận ra là trong tâm khởi lên bực tức, oán thù với ai đó. Vì nầy tự nghĩ: nếu mình không dập tắt suy nghĩ nầy nếu không thì oán thù sẽ tăng vọt. Nghĩ vậy vị nầy gạt những ý nghĩ đó một bên để tập trung vào sự tu tập chánh niệm. Cố gắng đó nằm trong pháp nào sau đây? 
A. Thận cần / 
B. trừ cần / 
C. tu cần /
 D. bảo cần

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 1 :B

Trắc nghiệm 2. Hành giả tu tập đến tang nghi quán (nhà quàn) nhìn thấy di thể người chết. Nhìn thật kỹ và trở về nơi thiền tập quán sát: thân mình rồi sẽ như vậy. Vị nầy nỗ lực giữ lại ấn tượng về hình ảnh tử thi để tiếp tục tu tập. Cố gắng đó nằm trong pháp nào sau đây? 
A. Thận cần / 
B. trừ cần / 
C. tu cần / 
D. bảo cần

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 2 :C

Trắc nghiệm 3. Hành giả tu tập thấy rằng khi có sự hân hoan đối với Phật pháp, đối với sự thực hành thì việc thực hành dễ dàng hơn, trơn tru hơn nên vị nầy thường nghe pháp, thường quán giá trị của pháp để tâm hân hoan. Cố gắng đó nằm trong pháp nào sau đây? 
A. Thận cần / 
B. trừ cần / 
C. tu cần / 
D. bảo cần

_ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3: D

  Trắc nghiệm 4. Điều nào sau đây là đúng theo cách tu tập của người Phật tử?
 A. Không có cố gắng thì không có sự tu tập / 
B. Cố gắng không làm điều ác, cố gắng huân tu hạnh lành, cố gắng thanh tịnh tâm ý là sự nỗ lực toàn diện / 
C. Siêng năng đơn thuần không đủ phải có chánh niệm bén nhạy, trí tuệ phân biệt thiện ác mới gọi là chánh tinh tấn/
 D. Cả ba câu trên đều đúng


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4 : D

No comments:

Post a Comment